• Nhà Biên Khảo Văn Học TRẦN BÍCH SAN vừa qua đời
    Nhà biên khảo Trần Bích San, một tên tuổi quen thuộc trong làng văn học hải ngoại vừa qua đời tại thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana, Hoa Kỳ vào ngày Thứ Bảy 9 tháng 1, 2021 sau một cơn bạo bệnh. Ông cộng tác với nhà báo Hoàng Dược Thảo trong thành lập hệ thống báo Saigon Nhỏ từ những ngày đầu và là chủ biên tuần báo Saigon Nhỏ tại thành phố New Orleans từ năm 1987 đến năm 2016. Đây là một trong những ấn bản thành công nhất của hệ thống báo này. Ông cũng là người đã viết lời tựa cho tập truyện ngắn Tiểu Thư, Con Gái Nhà Ai của Hoàng Dược Thảo xuất bản năm 1995.
  • Hoàng Ngọc Nguyên, TẾT MẬU THÂN Ở WASHINGTON
    Trump ra lệnh xuất quân/ Biến cố nổi loạn ngày 6-1 tại Capitol Hill, thành trì của Quốc Hội Mỹ, của khối người cuồng Trump tấn công vào trụ sở của Thượng Viện và Hạ Viện nước Mỹ tại thủ đô đất nước có thể được so sánh với Tết Mậu Thân “tổng công kích, tồng khởi nghĩa” của Việt Cộng nhằm vào  Miền Nam của chúng ta năm 1968, tuy rằng có những tương đồng và khác biệt căn bản. Sự “nổi dậy” làm loạn của hai biến cố này đã được chủ mưu toan tính cẩn thận, và do đó cũng được biết trước chứ không phải bất ngờ. Sự nổi loạn không chỉ xảy ra ở Washington D.C. là trọng tâm của chiến dịch, mà còn ở nhiều nơi khác trên nước Mỹ. Trong cả hai biến cố, những kẻ bạo loạn chẳng được người dân ở đâu hưởng ứng mà chỉ tạo cơ hội cho công lý và lương tâm lên án. Trong biến cố Capitol Hill, địch đã tràn vào bên trong, gây nhiều tổn thất nghiêm trọng. Trong vụ Mậu Thân, Việt Cộng không vào được bên trong Dinh Độc Lập. Chủ mưu trong vụ Mậu Thân chính là kẻ địch ở Hà Nội, chủ mưu trong biến cố Capitol Hill chính là “kẻ nội thù” - tổng thống đương nhiệm của Mỹ đang mơ tưởng mình có thể là một lãnh tụ phát xít đầu tiên của nước Mỹ. Trong vụ Mậu Thân, người Miền Nam chúng ta đáng tiếc không quyết tâm trừng phạt kẻ thù. Trong vụ Capitol Hill, chắc chắn “nghi can chính phạm” Donald Trump sẽ phải trả giá – cho dù ông ta chỉ còn chừng 10 ngày nữa ngồi trong Tòa Bạch Ốc.
  • Hoàng Ngọc Nguyên: HÃY TỈNH TÁO!
    Cuộc sống đã đủ nghiệp chướng do “tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc”. Cuộc đời sống trước mắt thì ngày càng thu ngắn và ảm đạm.       Nghiệp chướng hận thù, ghét bỏ này là của người Mỹ da trắng.       Chúng ta đang ở trên đất nước tạm dung này, đừng thấy ách giữa đàng mà quàng vào cổ.        Di dân người Việt ở Mỹ còn “quá trẻ”, chưa có đủ sự cứng cáp trước thử thách này.Hãy tỉnh táo!
  • Hoàng Ngọc Nguyên: NGƯỜI VIỆT MẮC VÀO NGHIỆP CHƯỚNG!
    Đây là lần đầu tiên sau 30 năm một ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ thắng đưọc ở tiểu bang Georgia. Giới bình luận nay đang bàn đến lá phiếu của cử tri Mỹ gốc Á sau khi đạt đến kết luận chính sự liên kết giữa các nhóm người Mỹ gốc Á tại tiểu bang Georgia đã giúp ông Biden đạt được 16 phiếu cử tri đoàn ở tiểu bang vẫn được xem là Cộng Hòa này. Thắng lợi này phần nào đã có ý nghĩa quyết định cho chiến thắng cuối cùng của Biden, mặc dù nếu thua ở đây, ông cũng còn 290 phiếu so với 248 của Donald Trump. Ý nghĩa của thắng lợi ở Georgia là ở chỗ khoảng cách giữa Biden và Trump khơi rộng khiến cho Trump khó khăn hơn trong việc tìm cách “đảo ngược” kết quả bầu cử - một chuyện chưa người thua cuộc nào dám làm trước đây trong lịch sử nước Mỹ.
  • Tạp Ghi Hoàng Ngọc Nguyên, ĐỨC GIÁO HOÀNG VỚI TÌNH NGƯỜI  VÀ TRÒ ĐỜI
    Trong những ngày đầu tháng chạp này, thời tiết lạnh lùng khó tưởng. Có thể tương tự như mùa đông đầu tiên trên nước Mỹ chúng ta từng cảm nhận khi mới rời khỏi “Miền Nam mưa nắng hai mùa” để đến với “vùng đất của tự do và cơ hội”. Mặt trời chẳng hề ló dạng, nhìn vào thiên nhiên chỉ một màu xám ủ dột, bao giờ người ta cũng có cảm giác tuyết có thể đổ xuống bất cứ khi nào. Nếu không thấy cảnh tượng chung quanh người Mỹ nô nức đi mua sắm, trang hoàng cảnh trí để đón Giang Sinh, có lẽ chúng ta chẳng hiểu được những ngày Merry Christmas và Happy New year ấm cúng đang đến với mọi nhà.       Thế nhưng năm nay, một nỗi thê lương ảm đạm từ cảnh tượng bên ngoài đến tâm sự bên trong đã không có chỗ cho sự mong đợi ấm cúng. Thiên nhiên có lẽ cũng thế, vạn vật có lẽ cũng thế, cho dù người ta đang nói đến hiện tượng hâm nóng toàn cầu. Nhưng có vấn đề “thay đổi khí hậu” hay chăng chẳng phải là chuyện trưóc mắt để lo nghĩ. Trước mắt là mùa Giáng Sinh truyền thống đã quá quen thuộc bỗng dưng biến mất. Chúng ta không còn thấy cảnh tượng của phố phường, ở các siêu thị, cửa hàng, nhà hàng rộn ràng mong đợi. Chúng ta không thấy hàng xóm  giăng đèn, giăng hoa và dựng cây Giáng Sinh ... Và chúng ta đều hiểu sự khác biệt lớn nhất của năm nay so với bao nhiêu năm trước là chúng ta không còn mong đợi đón tiếp con cháu, và cũng không nghĩ đến thăm viếng ai trong mùa Giáng Sinh năm nay. A not-so merry-Christmas. Một Giáng Sinh lủi thủi, thê lương!
  • Hoàng Ngọc Nguyên, THÔNG ĐIỆP QUAN TRỌNG NHẤT
       Hôm thứ tư 2-12, khi ông chỉ còn tại chức 50 ngày, Tổng thống Trump đột nhiên đưa lên Facebook một bài diễn văn (hay điếu văn) ông đã thu sẵn trong một video, dài đến 46 phút. Ông nói ngay từ đầu đây là “thông điệp quan trọng nhất” của ông từ Tòa Bạch Ốc trong bốn năm qua. Quan trọng hơn cả thông điệp “Tình hình Liên bang” (State of the Union) các tổng thống Mỹ vẫn tường trình hàng năm vào đầu tháng hai. Người ta tưởng ông sẽ nói với quốc dân đồng bào hai trọng điểm của thời sự đất nước mà ai cũng lo lắng đêm ngày: đại dịch và đại suy thoái. Cùng trấn an người dân là ông đã sẵn sàng hòa dịu một cách “văn minh” (civilized), bàn giao êm thắm chính quyền cho Tổng thống tân cử Joe Biden. Chỉ có lạ là tại sao ông không phát biểu một cách long trọng, chính thức trên các hệ thống truyền thông đại chúng chính lưu với các nhân vật hàng đầu trong chính phủ đứng sau để chứng tỏ sự hỗ trợ và sẵn sàng hành động dù ông chỉ còn chưa đến 50 ngày: các bác sĩ hàng đầu trong công cuộc chống đại dịch hiện nay và các bộ trưởng ngân khố, chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang, Bộ trưởng Thương mại, chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế quốc gia...
  • BioNTech Và Công Nghệ MRNA Sẽ Làm Thay Đổi Thế Giới Như Thế Nào?
    Mất 10 tháng để BioNTech của Đức và đối tác Hoa Kỳ, Pfizer, phát triển loại vaccine đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Anh và chuẩn bị được tiêm cho hàng triệu người Mỹ, tạo một tiền lệ chưa từng có vì thường cần hơn ba năm để phương Tây chuẩn y một loại vaccine. Câu chuyện về loại vaccine Covid-19 đầu tiên được phép sử dụng ở phương Tây bắt đầu cách đây 30 năm ở một vùng nông thôn nước Đức, khi hai bác sĩ trẻ, con của những người nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ và lúc ấy đang yêu nhau, cùng cam kết phát minh một phương pháp điều trị ung thư mới.
  • Hoàng Ngọc Nguyên, “ALTERNATE” PRESIDENT
    Thứ hai 14-12 là một ngày lịch sử. Có thể đó là một câu mở đầu quen thuộc trong một năm ngày nào cũng có thể là ngày lịch sử. Nhưng nếu không gọi ngày 14-12 là một ngày lịch sử, cũng rất khó gọi nó cách nào khác, vì đúng  ngày đó là một ngày đáng nhớ.            Đó là ngày vaccine đầu tiên phòng ngừa coronavirus được nhanh chóng phân phối khắp nước Mỹ - cả trăm triệu liều Pfizer. Trong dân chúng, đương nhiên rất nhiều người “phấn khởi, hồ hởi”, nhưng cũng không thiếu người dè dặt - thuốc có hie7u qaủ không, có phản ứng gì nguy hiễm không. Người già luôn luôn là người bất an nhất, nhưng có lẽ rồi cũng phải“liều nhắm mắt đưa chân”.  Trong đợt đầu Pfizer chỉ cung cấp 100 triệu liều, vì Trump chỉ mua chừng đó. Nay ông muốn đặt mua thêm, nhưng Pfizer trả lời: “Còn lâu”, bởi vì họ còn kẹt trong hợp đồng với các nước khác. Tại sao ông “vụng tính”? Có thể vì Pfizer chẳng biết điều.
  • Nguyen Hoang, The Salt Lake Tribune Nov. 4, 2019: To a Vietnamese eye, Nixon and Trump seem alike
    Of all American presidents we Vietnamese Americans have some ideas about, Richard Nixon and Donald Trump may be the best known.Nixon undoubtedly had a criminal say in the fall of the Saigon regime in 1975. Trump should have gone to Vietnam during the war years, had he not had a “bone spur.” Owing to this, Trump is now the nicest American president Hanoi has ever known.In a few ways, Trump is comparable to Nixon. In the 1968 presidential election, Nixon sought help from South Vietnam’s President Nguyen Van Thieu to block Democratic candidate Hubert Humphrey’s effort to start early the peace talks with the Viet Cong. He did not do it personally, but sought the help from a Taiwanese-American, Anna Chenault, to transmit the message. In fact, “Tricky Dick” did not need to do this to defeat Humphrey, but he was too anxious to win at any price.
  • Hoàng Ngọc Nguyên, CHIẾN LƯỢC ĐỐI NGOẠI CỦA TT TRUMP: HUYỀN THOẠI VÀ THỰC TẾ
    Vấn đề chính là ông Trump không hiểu trật tự quốc tế là gì, an ninh quốc gia là gì, nhầm lẫn giữa chiến lược đối ngoai với sách lược an ninh quốc gia. Đồng thời ông chẳng thể đem chuyện kinh doanh lẫn lộn vào hai chuyện quốc gia đại sự này. Bởi thế ngưòi ta mới nói ông là người nguy hiểm cho đất nước khi phải quyết định những vấn đề sống còn mình không biết, chưa rõ.
  • Hoàng Ngọc Nguyên, TẠ ƠN TRONG ĐẠI DỊCH
    Lễ Tạ Ơn năm nay chắc chắn phải là một kỷ niệm khủng hoảng khắc sâu trong tâm trí người dân Mỹ, bởi vì người ta hẳn không thể nào quên được đại dịch COVID-19 năm 2020, một đại họa không thể nào tưởng được sẽ xảy đối với loài người. Nhất là vì hình ảnh “vĩ đại” của vị Tổng thống buông tay lái con thuyền nước Mỹ trong cơn bão tố đó vẫn tràn ngập trong thời ác mộng đó.
  • ​​​​​​​• Hoàng Ngọc Nguyên, NGA VÀ DO THÁI ĐỘC DIỄN Ở TRUNG ĐÔNG
    Ngay sau khi thất cử, Trump đã “dứt” (terminate) ngay Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper. Vài ngày sau đó, ông cũng “dứt” (ông không thể dùng chữ tao nhã hơn, như từ chức hay giải nhiệm) Chris Krebs, giám đốc Cơ quan An ninh Mạng. Những mục tiêu sắp đến của Trump có thể là Christopher Wray, giám đốc FBI, và bà Gina Haspel, giám đốc CIA (Cơ quan Tình báo Trung ương).Nhưng dĩ nhiên Trump phải có lý do. Mark Esper có tội đã cảnh cáo ông: không dùng quân đội để đàn áp phong trào của người da đen BLM. Krebs bị bay chức là vì công khai nói: “Không có bầu cử gian lận”. Ông Wray có tội không chịu điều tra cha con ông Biden. Bà Haspel thì nhấn mạnh mối đe dọa của Nga phá hoại bầu cử ở Mỹ cùng âm mưu của Putin đuổi Mỹ ra khỏi Afghanistan và Syria... Nhưng đặc biệt, ông Esper và bà Haspel đều báo động về sự đe dọa của Nga cùng chống lại việc rút quân Mỹ ra khỏi Trung Đông. 
  • Hoàng Ngọc Nguyên, SORE LOSER!
    Ngày thứ hai đầu tuần 23-11, tức gần ba tuần sau bầu cử, một nhóm gồm hơn 100 cựu quan chức an ninh quốc gia và cựu thành viên đảng Cộng hòa đã công bố lời kêu gọi các nhà lãnh đạo của Cộng Hòa hãy công khai yêu cầu ông Trump chịu thua và bàn giao chính quyền cho Tổng thống tân cử Joe Biden. “Chúng tôi tin rằng việc Tổng thống Trump từ chối thừa nhận cuộc bầu cử và cho phép chuyển đổi có trật tự đang tạo thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với tiến trình dân chủ của Mỹ và an ninh quốc gia của chúng ta,” lời kêu gọi của các cựu quan chức này viết. “Do đó, chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Hòa - đặc biệt những người trong Quốc hội - công khai yêu cầu Tổng thống Trump ngừng công kích chống dân chủ về tính toàn vẹn của cuộc bầu cử tổng thống”.
  • • Hoàng Ngọc Nguyên: Không Tiêu Diệt Được OBAMACARE!
     Sự thật thứ nhất, ít nhất hàng chục triệu người Mỹ đang cần, đang sống nhờ Obamacare. Bảo hiểm y tế Obamacare, hay tên khai sinh của nó là PPACA (Patient Protection and Affordable Care Act) là bảo hiểm dành cho người nghèo, có lợi tức thấp, không đủ tiền mua bảo hiểm y tế, trả bảo phí hàng tháng, một người mấy trăm, một gia đình (household) bốn người cũng cả $500/tháng, rồi trả thêm co-payment mỗi khi đi khám bệnh, và phải trà cho hết khoản “deductible” mấy ngàn công ty bảo hiểm mới chịu nhảy vào “tế độ”.Nước Mỹ có khoảng 43.1 triệu người (tương đương với 13.53% dân số) được thống kê ghi nhận sống dưới mức nghèo (poverty threshold) được liên bang nhìn nhận. Nhưng theo cách tính khác, được gọi là Supplemental Poverty Measure (Cách tính mở rộng), thì tỷ lệ này lên đến 14.3%. Và “được” xem là “nghèo tuyệt đối” (absolute poverty) hay cùng cực (extreme poverty) những người có thu nhập chưa đến một nửa mức “nghèo chuẩn” này. Khoảng 46% người  nghèo được xếp vào thành phần “nghèo tuyêt đối” - 20 triệu người sống chưa được hai đô la một ngày! Dĩ nhiên những người nghèo cơm không có mà ăn, áo quần không có mà mặc, nhà không có đề ở, làm sao có thể có tiền mua bào hiểm, cho dù cũng như mọi người họ có sức khỏe phảỉ lo, thậm chí phải lo hơn vì lâu nay cứ để luống, và sức khỏe ngưòi nghèo, nói chung, làm sao bì được với sức khỏe người giàu.
  • Hoàng Ngọc Nguyên, TỤI CON CÁM ƠN CÔ
    Những ngày sau bầu cử 3-11 chắc chắn sẽ không thể nào quên được đối với dân Mỹ.  Đó là những ngày người ta có thể  biết chắc lịch sử đã sang trang, tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ sẽ là ai. Cũng là những ngày mà đại dịch đã đạt đến một kỷ lục mới, mở ra một chương mới khiến cho người ta càng thêm mất ăn mất ngủ. Dĩ nhiên không có Tổng thống Donald Trump trong số những người này, mặc dù lẽ ra ông phải là người mất ăn mất ngủ nhiều nhất khi xét đến trách nhiệm là người lãnh đạo cao nhất của đất nước, và trách nhiệm cụ thể của ông trong việc để cho COVID-19 bùng phát hết đợt 1 đầu tháng ba đến đợt 2 hiện nay.
  • • Hoàng Ngọc Nguyên, NÓI KHÔNG CÙNG, CE N’EST QU’UN AU REVOIR
    Câu chuyện đã yên đâu! Nào ai dám sớm hân hoan, lạc quan cho rằng dân chủ Mỹ cuối cùng đã lên tiếng với một cuộc bầu cử mà người dân nô nức đi bầu trong an toàn và chính xác hiếm có. Bởi vì chúng ta đang chứng kiến ngay từ Nhà Trắng những động thái thiếu và đủ. Thiếu văn minh. Thiếu văn hóa, Thiếu giáo dục. Đủ ngang ngược, đủ vô tâm, đủ bất nhân. Bất kể liêm sĩ chính trị ở một người mà văn hóa, văn minh, giáo dục, ngay thực và sĩ khí có khả năng định đoạt vận nước. Tóm tắt, ông là người thua cuộc trong một cuộc chơi dân chủ. Nhưng  chính là vì tính ngang ngược của  bạo chúa Caligula mà ông vẫn tin mình là “con trời”, có khả năng đảo ngược những kết quả bầu cử dân chủ. “God’s son” thì muốn gì chẳng được. Ông từng nói thế với bao phụ nữ, và nay nói thế với “my fellow compatriots”. Chẳng ai ưa những chữ ông ưa dùng để chỉ những người lính bất hạnh: “losers”, “suckers”. Người ta đã nằm xuống, thế mà ông còn gọi là “thứ bại cuộc”, “kẻ dại khờ...”.
  • Thế Sự Thăng Trầm, Hoàng Ngọc Nguyên: PHƯỚC BẤT TRÙNG LAI
    Những ngày sau bầu cử 3-11 chắc chắn sẽ không thể nào quên được đối với dân Mỹ.  Đó là những ngày người ta có thể  biết chắc lịch sử đã sang trang, tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ sẽ là ai. Cũng là những ngày mà đại dịch đã đạt đến một kỷ lục mới, mở ra một chương mới khiến cho người ta càng thêm mất ăn mất ngủ. Dĩ nhiên không có Tổng thống Donald Trump trong số những người này, mặc dù lẽ ra ông phải là người mất ăn mất ngủ nhiều nhất khi xét đến trách nhiệm là người lãnh đạo cao nhất của đất nước, và trách nhiệm cụ thể của ông trong việc để cho COVID-19 bùng phát hết đợt 1 đầu tháng ba đến đợt 2 hiện nay.
  • • Thi Phương: Giám Định Tâm Thần
    Trong mùa tranh cử, ông Trump cứ la làng về việc: China will own the United Sates if Joe Biden is elected president. Bọn truyền thông thổ tả vừa phanh phui ra việc Bank Of China tức Ngân Hàng Quốc Gia của Trung Cộng là chủ nợ của cái Trump Tower ở New York. Nếu ông Biden mà đắc cử tổng thống thì chắc hắn là Bank of China sẽ không nhân nhượng nữa mà sẽ tịch thu cái Trump Tower mà ông Trump vẫn hãnh diện ở New York vì ông Trump đã không thanh toán tiền mượn nợ từ mấy năm nay. Do đó, câu nói trên của ông Trump nên sửa lại thành:  China will own the Trump Tower in New York if Joe Biden is elected president.​​​​​​​
  • Thế sự thăng trầm, Hoàng Ngọc Nguyên: THẾ GIỚI LẠC TRONG RỪNG
    Là tín đồ Thiên Chúa giáo hay chăng, chúng ta đều chia sẻ mối quan tâm, lo lắng sâu sắc của Đức Giáo Hoàng Francis  trước tình hình thế giới rã rời ngày nay. Sự phân hóa không chỉ thể hiện về mặt chủng tộc (chẳng riêng gì ở Mỹ, nơi nơi nổi lên phong trào white supremacy, người da trắng siêu đẳng), mà cả về mặt dân tộc và tôn giáo. Thực tế không chỉ là phong trào bài di dân Hồi giáo, hay ở Mỹ còn có thêm chuyện xây “Vạn Lý Trường Thành” ngăn chận “rợ Latino” (một cách dịch chữ shithole country), mà còn là chuyện phân hóa xã hội vì màu da, vì tôn giáo trong nội tình từng nước (rõ rệt nhất ở Mỹ) và âm mưu tái lập đế chế từ Nga đến Hoa, đồng thời là cuộc vận động khủng bố Hồi giáo toàn cầu.
  • Thế sự thăng trầm, Hoàng Ngọc Nguyên: CHỈ CÓ ĐỘC DIỄN MỚI YÊN
    Tấn kịch “Trump khắc phục Cô-Vy” không hẳn là một hài kịch cho dù đã làm nhiều khán giả lắc đầu cười nhẹ. Càng chắc chắn không phải là một bi kịch cho dù nhân vật chính là tổng thống, người lãnh đạo đứng đầu cả nước, nay bị coronavirus, bình thường có thể phải nằm giường ít nhất cả một tháng, chưa nói đến tuổi già sức yếu, nam hiểm nghèo hơn nữ, và bệnh mập, sống chết có số. Như thế mà chỉ mới ba ngày ông đã trỗi dậy. Không phải là hài kịch bởi vì những chuyện ông đã và đang làm khiến cho người ta lo lắng, không khỏi nhớ đến “the world’s most dangerous man” ểm nhất thế giới” – như cháu gái của ông là Mary Trump đã cảnh báo. Không phải là bi kịch bởi vì ông ở lại nhà thương Walter Reed chưa quá 72 giờ, sau đó trở lại Tòa Bạch Ốc và còn tuyên bố hàng loạt những điều nghe lạ lùng: “Tôi nay mạnh hơn trước nhiều”, “Chinavirus sẽ tự động biến mất, chúng ta dư sức trấn áp đại dịch này”, và “mức tử vong của đại dịch này cũng chỉ tương đương với nạn cúm bình thường (H1N1)” ... Và sau đó, ông lao vào “việc nước việc nhà” - mải miết vận động tranh cử bất kể lội dòng nước ngược.
Trần Kiêm Đoàn, HÒA HỢP HÒA GIẢI DÂN TỘC 50 NĂM SAU VỪA TẦM HAY ĐÃ MUỘN
Kỷ niệm 50 năm, ngày chấm dứt chiến tranh, Việt Nam thống nhất đất nước; nhưng dân Việt vẫn còn phân hóa theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Bởi vậy mới có vấn đề “Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc” đặt ra 50 năm sau như một vấn nạn dân tộc chưa có một giải pháp đồng thuận, vừa tầm hay một cách tiếp cận hài hòa cho cả hai phía thắng và thua, trong nước và ngoài nước.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top