• Trái Tim Nhân Hậu
    Nếu bạn đã có lần viếng thăm thành phố New Orleans xinh đẹp, chắc hẳn sẽ có ai đó hương dẫn bạn đến khu kinh doanh lâu đời của thành phố này, nơi tập trung các ngân hàng, cửa hiệu, khách sạn và sẽ chỉ cho bạn thấy một pho tượng được dựng vào năm 1884, đứng sừng sững tại quảng trường nhỏ ở đây. Pho tượng tạc hình một người phụ nữ đang ngồi trên cái ghế thấp, tay ôm một đứa bé đang ngả đầu vào người bà. 
  • Khi một Ông Tây Viết Về HÀ NỘI.
    Nếu không đi bộ thì anh đi xe. Thành phố này người ta dùng xe máy để đi và xe hơi để khoe, vì đi xe hơi có thể chậm hơn đi xe máy rất nhiều nhưng nhiều người vẫn mua với mục đích ra “oai”. Anh không nhớ “oai” dịch ra tiếng Anh như thế nào nhưng ở tiếng Việt, từ ấy rất quan trọng. Tuy “oai” không phải thức ăn, không phải nước uống, càng không phải quần áo nhưng nhiều người thà không ăn, thà không uống, thà không mặc quần áo chứ cương quyết không “oai”. Họ có khả năng dành dụm, tích cóp, phung phí bất tận cho “oai” chứ không cho bất cứ gì khác.
  • Phạm Bá: Khám phá THỦY ĐÀI 136 NĂM TUỔI ở Sài Gòn
    Thủy đài (đài trữ nước) cổ nhất tại Sài Gòn được người Pháp xây dựng năm 1886, tại Công trường Quốc tế, quận 3, hiện vẫn được bảo tồn nguyên trạng.Thủy đài này nằm trong khuôn viên Tổng công ty cấp nước Sài Gòn – Sawaco, được người Pháp xây năm 1886. Cách đó chừng 200 m, đài nước đầu tiên xây tại vị trí hồ Con Rùa trong giai đoạn 1878-1880, nhưng đã bị đập bỏ năm 1921. Hai công trình này khác nhau về kiến trúc.
  • Trúc Giang MN: Thiếu Lâm Tự ngày nay
    Đã từ lâu, Thiếu Lâm Tự hay chùa Thiếu Lâm đã đi vào đời sống xã hội Việt Nam, nhất là môn võ Thiếu Lâm, được nhiều người VN yêu thích và tập luyện. Võ Thiếu Lâm, cũng như các môn võ khác như Nhu đạo (Judo), Thái Cực Đạo (TaeKwando) hay quyền Anh, đã thuộc về văn hóa và tài sản của thế giới, chớ không còn ở trong phạm vi nước Trung Hoa, Nhật Bản hay Đại Hàn nữa. Võ Thiếu Lâm đã gắn liền với tên tuổi của những người lập ra và phổ biến nó.
  • Sân bay kỳ lạ nhất thế giới:  Đường băng cắt ngang... đường quốc lộ
    Là một trong những sân bay nguy hiểm nhất thế giới, nơi này thậm chí còn tận dụng vùng đất sát biển, chấp nhận xây  đường băng cắt ngang qua quốc lộ - nơi giao thông hàng ngày của các phương tiện công cộng.Sân bay Quốc tế Gibraltar thường xuyên có mặt trong danh sách “Những sân bay kỳ lạ nhất” hoặc “nguy hiểm nhất” thế giới. Sân bay này nằm trên vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc quyền quản lý của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Vùng đất này nằm sát biên giới Tây Ban Nha.
  • NHÀ HÁT OPÉRA GARNIER Ở PARIS
    Là một kiệt tác kiến trúc, một biểu tượng của Paris theo phong cách Haussmann, nhà hát Opéra Garnier (Palais Garnier) - sau gần 150 năm tồn tại - vẫn là một trong những công trình lộng lẫy, xa hoa nhất « Kinh Đô Ánh Sáng».
  • Georges-Eugène Haussmann, Người xây lại Paris
    Paris thường được mệnh danh là “kinh đô ánh sáng” (the City of Light). Tuy nhiên không phải lúc nào nó cũng lộng lẫy như vậy, bởi đến giữa thế kỷ 19, nơi này vẫn còn rất chật chội, bẩn thỉu và chết chóc.Nhờ tài năng của Georges-Eugène Haussmann (1809 – 1891) mà thành phố đã trở nên rộng lớn hơn, với nhiều đại lộ, cây xanh và mang phong cách như ngày nay.Haussmann sinh tại Paris năm 1809, từ nhỏ đã tỏ ra rất ham học và có năng khiếu nghệ thuật. Lớn lên, ông theo học cả ngành luật lẫn âm nhạc tại Nhạc viện Paris. Nhưng thay vì theo đuổi nghệ thuật, Haussmann đã chọn dấn thân trên con đường quan lộ và nắm giữ một số cương vị quan trọng kể từ năm 1831.
  • 10 hí viện độc đáo nhất thế giới
    Trên thế giới tồn tại những nhà hát có thiết kế độc đáo, thu hút du khách thưởng thức nghệ thuật.
  •   Lê Văn , Gà Quý Phái - Poulet de Bresse
    Những con gà  đó phải hội đủ 3 điều kiện.· Thứ nhất, bộ lông phải hoàn toàn trắng, không có lẫn màu sắc tạp nhạp nào khác.·Thứ hai, mào gà phải dựng đứng, to lớn, oai hùng và có màu đỏ tươi. . Và thứ ba, chân gà phải có màu xanh thẫm như nước biển, tức là gồm cả 3 màu xanh, trắng, đỏ, y hệt như lá cờ tam tài của nước Pháp vậy.
  • Xà phòng Syria “Aleppo” liệu có thể tồn tại?
    ​​​​​​​Nhắc đến Syria, điều đầu tiên người ta nghĩ đến là « cuộc nội chiến » kéo dài từ 7 năm qua. Hơn 350 ngàn người chết, đất nước hoang tàn, và một nền kinh tế lụn bại. Dù vậy, trong đống đổ nát đó, vẫn còn một ngành sản xuất đang « vật vã tìm sự sống » : ngành chế biến xà phòng Aleppo, có truyền thống từ hơn 3.000 năm lịch sử, một dòng sản phẩm biểu tượng của đất nước Trung Đông này.
  • HỒNG HẢI, Chuyện Xứ Lào
    Nhiều người hay đem những đức tính cao quý của người Nhật ra để so sánh, để thấy người Việt mình tệ biết chừng nào. Rồi nhiều người khác kêu rằng so sánh như vậy là khập khiễng. Khập khiễng vì nước Nhật giàu có và văn minh từ lâu, sao bì được.Không nói đâu xa xôi, sát bên nách mình thôi, nước Lào nè. Trời ơi, họ văn minh khủng khiếp. Chân đã đi nát mặt địa cầu nhưng nếu hỏi tui yêu quý dân tộc nào nhất, câu trả lời sẽ là Lào. Người Nhật văn minh vì đôi khi họ buộc phải gồng lên làm điều đó để thỏa mãn những chuẩn mực tối thiểu của một nền văn hóa khắt khe, dần dà thành bản tính đặc hữu giống nòi.​​​​​​​
  • Điều gì đã giúp Nam Hàn từ quốc gia nghèo đói cùng cực trở thành ‘con rồng’ thịnh vượng?
    Triều Tiên bị Nhật xâm chiếm 35 năm (từ 1910 đến 1945), đến năm 1950 chiến tranh Nam-Bắc bùng nổ và kéo dài đến năm 1953. Sau đó, bị phân chia thành hai quốc gia cho đến tận hôm nay. Là đất nước còn chia cắt duy nhất trên thế giới hiện nay, miền Bắc vẫn theo kinh tế kế hoạch tập trung, kém phát triển, còn Nam Hàn từ đổ nát của chiến tranh đã từng bước khôi phục và phát triển kinh tế để rồi có một sự nhảy vọt làm cho cả thế giới phải khâm phục.
  • “Chợ Tầu” quận 13 Paris: Từ vùng công nghiệp thành khu ẩm thực châu Á
    “Chợ Tầu” quận 13 Paris, cái tên không có gì lạ lẫm với nhiều người Việt sống tại Pháp, đặc biệt là ở Paris và vùng phụ cận. Ít nhất một lần, họ từng hòa mình trong cảnh nhộn nhịp khi đi chợ, tay bắt mặt mừng vô tình gặp người quen, hoặc chí ít một lần đã từng xuýt xoa mùi thơm của nước phở, hủ tiếu, bún bò Huế hay vịt quay Quảng Đông...
  • Bài học về sự khiêm nhường của người Nhật trong nghệ thuật thưởng thức trà đạo
    Xứ sở mặt trời mọc với nền văn hóa lâu đời đã mang đến thế giới một nét nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Nhật – nghệ thuật thưởng thức trà đạo. Người dâng trà và người uống trà đều mang dáng vẻ thành kính và nghi lễ trang trọng, những lễ tiết tưởng chừng nhỏ nhặt và phức tạp ấy, đã thể hiện tấm lòng thành giữa con người dành cho nhau.
  • HÀ NỘI hay HÀ LỘI: Nỗi Khổ Của Người Hà Nội
    Sống ở Hà Nội công nhận khổ thiệt. Mặc dù tôi chỉ là một du khách thôi nhưng tôi nghĩ tôi có thể thấu hiểu được những nỗi khổ của người dân đất Thủ Đô này. Đừng hiểu sai tôi nhé, Hà Nội là một thành phố thật xinh đẹp. Những nỗi khổ của nó được tạo ra bởi con người. Hay đúng hơn là một nhóm người. Sống ở Hà Nội có quá nhiều điều làm bạn mệt mỏi.
  • NHẬT BẢN NGÀY TUYẾT RƠI VẺ ĐẸP LẠNH GIÁ CỦA MÙA ĐÔNG NHẬT BẢN
    Khí hậu Nhật Bản: Trừ vùng á nhiệt đới Okinawa, hầu hết các vùng của Nhật Bản có tuyết rơi vào mùa đông. Gió mùa đông bắc thổi từ lục địa châu Á tới bị chắn bởi hệ thống núi đồi chạy dọc nước Nhật gây ra tuyết rơi nhiều từ Hokkaido tới trung tâm Honshu. Ở vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Niigata và Fukushima hay vùng núi của khu vựcHokuriku (Bắc Lục), chuyện tuyết rơi dày 3 mét là bình thường. Tỉnh Niigata là một trong những nơi có nhiều tuyết nhất thế giới với kỉ lục tuyết dày 8mét.
  • Những “Mùa Trồng Cây” ở Đà Lạt thập niên 1950
    Mỹ từ “thành phố trong rừng” dành cho Đà Lạt có từ các bản quy hoạch và những quy tắc quản lý điền thổ, các quy định xây dựng, chỉnh trang, kiến trúc, sang nhượng bất động sản thời Pháp thuộc. Ngoài điều ấy ra, nỗ lực để gìn giữ một nề nếp sống gắn với thiên nhiên, qua từng thời kỳ đã có những chương trình cụ thể. Ví dụ, chỉ nhắc đến khoảng hai năm 1957-1958, Thị trưởng Đà Lạt Trần Văn Phước đã có những nỗ lực cải thiện mỹ quan qua Mùa Trồng Cây.
  • Thế Giới Sinh Viên Thu Nhỏ Trong Ký Túc Xá Quốc tế Paris
    Cité International Universitaire de Paris (CIUP), Ký túc xá Quốc tế Paris, hay vẫn được sinh viên Việt gọi tắt là “Cité”, nằm trong quận 14, đối diện với công viên xinh đẹp Montsouris. Quần thể rộng 34 ha hiện là nơi ở của khoảng 12.000 sinh viên và nghiên cứu sinh Pháp và từ 140 nước trên thế giới, trong đó có khoảng 43 sinh viên Việt Nam theo thống kê năm 2013.
  • Ngôi làng trong mơ ở Đức, Nhật, Hà Lan: Tự sản xuất thực phẩm sạch và xử lý chất thải hiệu quả
    Làng sinh thái được hiểu là một cộng đồng nhỏ thống nhất vì một mục đích chung, dựa trên các giá trị sinh thái và tôn trọng nguyên tắc “không lấy của đất đai nhiều hơn cái mà ta có thể trả lại cho nó”.Làng sinh thái đặt mục tiêu xây dựng một tương lai bền vững, thực hiện một phương thức sống tập thể sinh thái và công bằng. Các cư dân của làng sinh thái xác định mục tiêu tôn trọng con người, xây dựng nền kinh tế nhân văn, tôn trọng môi trường, dùng các công nghệ không gây ô nhiễm, các vật liệu sạch, năng lượng tái tạo được và tái sử dụng chất thải…Làng sinh thái đặt mục tiêu xây dựng một tương lai bền vững, thực hiện một phương thức sống tập thể sinh thái và công bằng.
  • Hậu quả COVID-19: NHỮNG SIÊU DU THUYỀN đối mặt với PHÁ SẢN
    Bão khó quật ngã những gã khổng lồ trên biển này, nhưng bão COVID-19 thì có thể. Nguồn ảnh: AP/ Khi ngừng hoạt động hoàn toàn  vẫn đòi hỏi khoảng 40 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu. Việc ngừng hẳn hoạt động thì việc tái khởi động trở nên khó khăn và tốn kém. Khi đó, người ta sẽ phải kiểm tra từng ngóc ngách trên thành phố nổi khổng lồ này để đảm bảo không rò rỉ khí gas hay nấm mốc. Khối lượng đầu việc khổng lồ này khiến cho công tác chuẩn bị cho một con tàu ngừng hẳn trở lại biển có thể kéo dài tới nhiều tháng. Một phương án tiêu cực hơn nữa là tắt toàn bộ, chỉ để một số thiết bị khẩn cấp, đội cứu hỏa và đội an ninh túc trực trên tàu. Điều này sẽ biến khối tài sản trị giá cả tỷ USD trở thành thành phố ma theo đúng nghĩa. Không khí chứa muối biển có thể phá hủy những con tàu nhanh đến mức người ta chưa thể hình dung ra được. Và đó sẽ là một cái chết chậm chạp và đau đớn đối với những siêu tàu mà chỉ vài tháng trước đó còn được mệnh danh là niềm kiêu hãnh trên biển cả.
Kiều Mỹ Duyên, Trao Đi Yêu Thương, Nhận Lại Hạnh Phúc
   Ảnh chup Các em cô nhi tại chùa Hoa Long Cổ Tự ở quận 9, Sài Gòn, ngày 10/12/2024. Một người làm việc thiện, 2 người làm việc thiện, trăm người làm việc thiện, ngàn người làm việc thiện, của ít lòng nhiều, người có khả năng khiêm tốn thì làm theo sức của mình, không có tiền thì làm việc bằng thì giờ, công sức của mình: đến chùa, viện mồ côi, nấu nướng, trồng bắp, trồng rau, nuôi gà vịt, heo, hay dạy học, dạy cho trẻ con mồ côi, cũng là làm việc thiện. ​​​​​​​          Trong xã hội, mọi người thương nhau, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Người Thượng không có kiến thức, người thiểu số bệnh cùi rất nhiều. Người Kinh dạy cho người Thượng ở sạch sẽ, biết tắm rửa hàng ngày thì đỡ bệnh tật. Thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau, dạy bảo lẫn nhau, thì đỡ bệnh tật hơn.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top