• Trịnh Khải Hoàng, TÀ ÁO NOEL
    Buổi chiều trời âm u rồi chuyển dần đến cơn mưa lớn. Tôi cố tình không khép vội cánh cửa sổ, để mặc những bụi mưa bay tạt vào phòng làm lấm ướt bức tranh vẽ bỏ dỡ cùng dăm quyển sách trên bàn ..., Vẫn lười biếng, tôi thu mình dưới lớp chăn ấm quấn đến tận cổ nằm nghe mưa rơi đều trên mái ngói. Tôi thích và yêu mưa vô cùng! Mưa ở đâu? Từ miền núi đồi hoang vu xa lạ, ngang bao bao cánh đồng mang theo tan tác hơi lạnh của cây cỏ gãy đổ khiến tôi xao xuyến tâm hồn ...! Tôi tự hỏi có bao nhiêu khách bộ hành dừng chân trú mưa dưới mái hiên nhà người, hoặc những hàng cây ven đường ... có cô bé Mitsuko tôi mến không? Ngoài đường phố chắc tiêu điều biết mấy! .
  • Vũ Lưu Xuân, ​​​​​​​ĐÔI MẮT 
    Bố cục bức tranh như thế nào, đó là điều khiến tôi băn khoăn suốt đoạn đường dài, vắng vẻ và ánh sáng bị che khuất bởi những vòm cây. Tôi hình dung ra một khuôn mặt cam đành, lạc lõng, dưới vỏ bọc hoàn toàn vô cảm, bất cần, lãng đãng lẩn khuất giữa các gam màu tím, đan xen với vàng đất, xanh lam, hòa sắc thể hiện chiều kích thứ tư của những dằn vặt nội tâm.
  • Nguyễn Đại Thuật, MỘT NGƯỜI ANH
    Gia đình tôi được đi định cư ở Pháp đã được tám năm. Vào năm thứ ba tôi nhận được tin về Tân từ một người bạn cùng xóm đang sống ở Việt-nam. Trong thư người bạn viết : ”Tân mới được ra khỏi tù cải-tạo, bịnh rất nặng phải vào nhà thương để mổ. Anh em bạn bè ai cũng khổ, có đóng góp giúp Tân nhưng chẳng được bao nhiêu, nên có ý-kiến nhờ người bạn viết thư yêu cầu tôi giúp Tân tài chánh để trang trải chi phí bịnh-viện; họ nghĩ tôi sống ở nước ngoài nên kinh-tế có thể khá hơn."
  • Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích, Mùa Giáng Sinh
    Là một phi công trẻ, bô trai, hào hoa nên Huy được giới nữ sinh xếp vào loại “người yêu lý tưởng”. Anh có chiều cao vô địch trong nhóm phi công, vì thế bạn bè thường gọi anh là “Huy Bamboo”. Huy còn là tay chơi đàn dương cầm nổi đình đám trong các buổi trình diễn văn nghệ do đơn vị Không quân tổ chức.         
  • Truyện Nguyễn Thị Thanh Dương, CHIẾC LÁ TÌNH MÙA THU
    Tôi thức dậy, trời đã sáng từ lâu. Ðêm, trước khi ngủ, tôi thích cuốn blind lên khung cửa, vì phòng ngủ trên lầu, để khi thức dậy tôi có thể nhìn ra thấy núi và mây xa xa.Tôi vẫn còn cảm giác mệt, đầu hơi choáng váng dù cả ngày hôm qua đã uống mấy lần thuốc cảm. Thời tiết xứ núi lạ lùng, mỗi lần chuyển mùa hay đổi gió tôi hay bị cảm. Mẹ tôi bảo con gái 17 tuổi bẻ gẫy sừng trâu, mà tôi thì yếu đuối nhỏ nhoi.
  • Phạm Thanh Phúc:TÌNH NGHĨA PHU THÊ
       Tiếng đọc kinh đều đều khi trầm khi bổng của hai ông thầy tụng kinh ở chùa Phước Hoa được mời đến ban chiều cộng với tiếng gõ mỏ lốc cốc giật cục từng đoạn, tiếng chuông buông thong thả sau một hồi dài đã làm cho không khí buổi khuya vốn ảm đạm, buồn tẻ, lại càng thêm ảm đạm hơn, nhất là dưới ánh đèn leo lét hiu hắt, và bên cạnh đó là chiếc quan tài sơn son thiếp vàng im lặng nằm trơ vơ trên hai thân đòn gỗ nhỏ. Không có ai ngồi cạnh quan tài vào giờ ấy. Hai giờ sáng.
  • Giao Thanh Phạm, NHỮNG GIỌT MƯA TRÊN VÙNG ĐẤT KHÔ CẰN
    Năm 1980 tôi bỏ vợ và cô con gái mới 13 tháng để đi vượt biên một mình. Chẳng biết vì may mắn ra sao mà tôi chỉ mất có hơn 4 tháng thì qua tới Mỹ. Cứ nghĩ, vào thời điểm ấy, chắc chẳng bao giờ còn gặp lại được vợ con. Thế là tôi nhắm mắt bắt đầu cuộc đời mới.
  • Con Bu
    Lúc qua ở bên Tây, thỉnh thoảng tôi về thăm mẹ ở tỉnh xa. Mẹ nuôi chó. Thấy mẹ cưng quy chó, tôi cũng phải nể nang nó ra mặt. Tôi mạnh dạn đưa tay vuốt ve đầu nó nói vài ba câu xã giao cho ra vẻ có tình (để làm vui lòng mẹ). Nhưng tôi nói tiếng Việt nó chẳng hiểu gì cứ sủa gâu gâu. Mẹ bảo phải nói tiếng Tây. Tôi chột dạ, lỡ nói không đúng văn phạm, chắc nó chẳng hiểu. 
  • Trần Thị Diệu Tâm, Hột Xoàn
    Trong đời sống đơn sơ tầm thường giản dị ở chốn bếp núc, người đàn bà như chị biết rất nhiều loại ngũ cốc, nôm na là biết nhiều loại hột. Kể sao cho xiết, nhưng thật tình mà nói, chị chỉ thích có mỗi một thứ, loại hột này không có khả năng nẩy mầm cho cây cho trái, nhưng có khả năng làm sảng khoái tâm hồn chị.Đó là hột xoàn.
  • Nguyễn Thị Thanh Dương, Nhà có cối xay bột nước
    Cái cối xay bột nước lắp ráp xong chị Bông đã xay thử đậu nành rồi xay gạo thấy cả hai đều thành bột mềm nhuyễn đúng ý . Coi như chị đã “khai trương” cái cối xay bột nước của mình mặc dù khi lắp cối xong ông thợ cối đã xay thử bột nọ bột kia rồiHôm ấy cả nhà chị được ăn món bánh xèo chiên ròn và uống sữa đậu nành nấu với lá dứa vừa thơm vừa béo thật ngon. Bây giờ chị mới dám nghĩ đến treo bảng hiệu, chị định ghi là : Xay bột nước, gía rẻ?
  • Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích, TÌM CHỒNG
    Tháng 12 năm 1946 ,Việt Minh tuyên cáo “Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp”.  Họ phát động phong trào “Tiêu thổ kháng chiến, vườn không nhà trống”.  Kêu gọi toàn dân triệt hạ tất cả nhà cửa, vườn tược, bỏ thành thị tản cư đến vùng nông thôn. Quốc lộ Một, đoạn đường từ Quảng Ngãi ra đến phía Nam dòng sông Hội An hoàn toàn bị cắt đứt.  Anh Thân chồng chị Lưu bị kẹt ngoài Huế kể từ ngày tháng đó.  Chị trông ngóng tin tức mỏi mòn.  Một năm, hai năm rồi bảy năm chị chờ đợi.
  • Phạm Thành Châu, Lời tỏ tình
    Sau khi chiếm được nam Việt Nam, năm 1975, Cộng Sản miền Bắc lùa số lớn công chức, quân nhân, đảng viên các đảng phái quốc gia, các nhà tu hành của các tôn giáo miền Nam, ra Bắc “khổ sai biệt xứ”. Liên Xô có Xi-bê-ri thì Việt Nam có vùng núi non Tây Bắc khắc nghiệt, tuy không lạnh bằng Xi-bê-ri nhưng cũng đủ cho tù chết dần. Chết vì lạnh, vì đói, vì lao động kiệt sức và vì bịnh mà không có thuốc chữa.Thông thường, tù phải tự đốn cây, cắt tranh làm lán cho mình ở, phải phá rừng, làm rẫy trồng trọt khoai củ nuôi thân. Nhà nước Cộng Sản không phải tốn phí nuôi tù cải tạo. Ban ngày tù vào rừng lao động, chiều về, vào lán, cán bộ coi tù khóa cửa lại, sáng hôm sau, mở cửa cho tù đi lao động tiếp.
  • Hoàng Mai, MỐI TÌNH ẢO ẢNH
    Tôi đến nhà Duyên đúng 11 giờ trưa. Đã hơn 1 năm nay, sau khi Hải, chồng Duyên, mất. Duyên không mời tiếp bạn bè đến nhà. Thế mà cách đây 1 tuần, Duyên gọi điện thoại mời tôi   lại nhà ăn cơm trưa.Tôi rất mừng vì bắt được liên lạc lại với bạn.Vẫn căn nhà xinh xắn với lối đi vào trồng đầy hoa hồng. Đang bắt đầu là mùa xuân. cây lilas giữa sân đã nở hoa tim tím, hương thơm phảng phất dịu dàng .Duyên nhỏ hơn tôi 10 tuổi, dầu là bạn nhau nhưng Duyên lúc nào cũng xem tôi như một người chị. Thỉnh thoảng goi điện thọại tâm sự trao đổi, chuyện bếp  núc nhà cửa, gia đình con cái. Hoặc khi có sale quần áo thích hợp thì lúc nào cũng cho nhau biết ngay.Thoáng găp 1-2 lần ở chợ, trông Duyên tiều tụy xuống sắc rõ rệt. Tôi hỏi thăm thì Duyên chỉ bảo em không được khoẻ. Tôi thấy thương tâm cho người bạn còn trẻ mà đã góa bụa, cô đơn.
  • Phan, Còn không em những hàng me…
    Tôi nhớ xa xưa lắm, năm tôi mười lăm, mười sáu tuổi. Một trưa hè tôi đạp xe về vùng quê thăm người bạn học. Tôi với nó đi tắm sông. Chỉ băng qua cánh đồng cỏ tranh không lớn đã tới sông rộng. Nhưng tôi thấy từng đàn tép bạc lội từng đàn, từng đàn dọc theo những bụi dừa nước ở ven sông. Tôi bảo cô em gái của bạn đang ngồi chơi trên bờ sông xem chúng tôi bơi đua… “Em về nhà lấy cái lưới ra đây cho anh. Tụi anh lưới tép bạc về ăn. Tép nhiều quá!”Cô em đem ra sông cho chúng cái mùng cá nhân của lính ngày xưa vì cái lưới rách rồi. “Ông nội chưa có rảnh để vá lưới…” Vậy mà chúng tôi cũng lưới được cả rổ tép bạc. Tưởng cô em sợ nắng bỏ về. Đâu ngờ chúng tôi về lại nhà, cô em đã bắc cái ghế đẩu cao để thắp nhang trên trang thờ. Em đã hái được một rổ lớn đọt lá me non của cây me thấp nhất ngoài vườn… Năm đó cô em mới mười bốn mà giỏi ghê. Loáng cái đã chia rổ tép ra làm hai, một nửa nấu canh chua lá me non; một nửa tép rang với mỡ, nước mắm, muối, tiêu, chút đường… mà ngon đáo để.
  • Truyện  Tiểu Tử, Con Mén
    Trong khai sanh nó tên là Loan. Ở nhà gọi nó là con Mén, vì hồi sanh nó ra nó chỉ cân được có hai kí lô tư. Bà nội nó bồng nó trên tay, nhỏ xíu như một con mèo. Bà cười văng cốt trầu: "Đu họ nó! Thứ gì mà như con chí mén!" Từ đó, gọi nó là con Mén luôn. Nó bú sữa mẹ, nhưng vì nhà nghèo nên má nó không đủ sữa, dặm thêm cho nó bằng nước cháo, cho nên nó không mụ mẫm như phần đông các trẻ nít khác. Nó cứ đèo đèo, lớn chậm và ốm tong ốm teo.Bà nội nó cưng nó lắm. Bởi vì ba má nó chỉ sanh có con trai, một dọc ba đứa, phá phách đánh lộn tối ngày. Bà nội nó thèm có một đứa cháu gái, nhẹ nhàng dễ sai dễ bảo hơn. Bà thường nói: "Có đứa cháu gái để tao có đi đâu nó theo nó xách giỏ trầu". Một ước mơ rất tầm thường nói lên nét bình dị mộc mạc của tâm hồn các bà mẹ quê. Giống như mái nhà tranh chỉ cần có bụi chuối sau hè, có ao bèo trước ngõ … Giống như con rạch nhỏ, chỉ cần đều đặn có nước lớn nước ròng …Con Mén có thân hình ốm o xấu xí, nhưng lại có đôi mắt sáng, linh động, với cái miệng nhỏ chu chu cũng dễ thương. Bà nội nó nói: "Cái ngữ này lớn lên rồi phải biết. Nó hỗn dàng trời!". Nói như vậy chớ bà ưa nhìn nó ngủ sau khi bú, nhả vú ra rồi mà miệng vẫn còn nút nút.
  • Tràm Cà Mau: BẦU BÍ MỘT GIÀN
    LGT: Đay là truyện ngắn hóm hỉnh với nhiều tình tiết cười ra nước mắt. Gia đình anh Phàn cũng như hàng triệu người Việt tị nạn khác, rời quê hương đến vùng đất tự do để có cuộc sống xứng đáng với số phận con người: được tự do, được yêu thương, được tôn trọng và được quý mến.Tuy nhiên, vì phải sống nhiều năm dưới sự cai trị, giáo dục nhồi sọ của cộng sản, và chịu ảnh hưởng của chiến tranh nên anh Phàn và gia đình có lối hành xử không thích hợp trong một xã hội văn minh. Bởi những hệ lụy của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, anh Phàn và gia đình luôn nghi ngờ lòng tốt của người đồng hương và các cơ quan từ thiện. Tất cả tình tiết trong truyện đã diễn ra trong khung cảnh cười ra nước mắt.
  • Phúc An: Bàn tay của vợ
    Tôi vắt óc nhưng không tài nào nhớ nổi lần cuối cùng mình nắm đôi tay ấy là khi nào… Có lẽ là trong tuần trăng mật cách nay đã mười tám năm.Trước đây, nếu có ai nói rằng, cuộc đời con người ta có thể thay đổi vì một chuyện tình cờ thì tôi chẳng bao giờ tin, cho đến khi điều đó xảy ra với chính mình.Đúng vào ngày này năm ngoái, sau cuộc họp giao ban buổi sáng, công ty tôi tổ chức chúc mừng chị em nhân ngày của một nửa thế giới. Hôm đó, chẳng hẹn mà tất cả chị em đều chưng diện rất đẹp.
  • Nguyễn Thị Hữu Duyên, Bé Khoai Mì
    Căn nhà của cặp vợ chồng người Mỹ trắng đối diện nhà Hà vừa đăng bảng bán được ba tuần thì đã có người mua. Gia đình chủ mới dọn đến mấy hôm rồi, sự có mặt của họ làm xáo trộn đời sống đang an bình của Hà. Vẫn biết quả đất tròn nhưng chẳng lẽ nó nhỏ như vậy sao?Hôm qua đi làm về Hà nghe Hợp bảo gia đình mới bên kia chỉ có ba người, một người đàn ông ngồi xe lăn chắc cũng trên sáu mươi tuổi, một phụ nữ còn trẻ, xinh đẹp khoảng ngoài ba mươi và một bé gái độ ba bốn tuổi.Hà nhìn chồng nhíu mày: "Vậy họ là cha con ông cháu hay chồng già vợ trẻ, con mọn?""Làm sao biết được, hôm nào mình sang thăm rồi sẽ biết."
  • Tràm Cà Mau, Hạt Tình Hồi Sinh
    Trên máy bay về Mỹ, ngồi bên cạnh mụ Ty, ông Thu thấy tình thương dạt dào rộn lên trong tim. Nhìn mụ Ty ngồi dựa ngửa đang lơ mơ ngủ, ông thấy mụ đẹp hơn cả “con Ty” mười bốn tuổi ngày xưa có cái răng khểnh. Ông hứng khởi, hát nho nhỏ bản nhạc Suối Mơ của Văn Cao: “… từng hẹn mùa xưa xây nhà bên suối, nghe suối róc rách trôi, hoa lừng hương ngát, đàn nai đùa trong khóm lá vàng tươi…”
  • Dung Sàigòn & Võ Hà Anh: Một thoáng đi qua 
    Tôi không đoán nổi Hưng đang buồn hay đang vui – đang thấy tiếc nuối một kỷ niệm đẹp đã vội rời xa hay đang bằng lòng thoải mái vì vừa gặp lại khuôn mặt mình và người con gái mình yêu trong suốt tuổi học trò nhỏ dại bây giờ đã đổi thay tất cả. Mỗi người là một cuộc sống mới khác nhau mà vẫn còn kỷ niệm của nhau. Kỷ niệm thì bao giờ chẳng đẹp, chẳng đáng yêu, đáng mến nhỉ?
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top