• Nhạc Bồ Đào Nha:  Fado
    Trong mấy đứa con mồ côi của gia đình âm nhạc, flamenco (Tây Ban Nha), tango (Á Căn Đình), gypsy (Đông Âu), blues (Hoa Kỳ)…thì fado (Bồ Đào Nha) là hẩm hiu nhất.Gọi là mồ côi vì chúng không có nguồn gốc rõ ràng, thường xuất phát từ đường phố, quán rượu, tiệm nhẩy, bến tầu….những nơi hạ lưu, tứ chiếng giang hồ.. than vãn về thân phận, nhung nhớ, thống khổ…. Rồi dần dần chúng phát triển, len lỏi vào chốn thượng lưu, gia đình, salon, rạp hát… trở thành phổ biến, được thế giới ưa chuộng, nhất là nhờ được quảng bá do các phương tiện truyền thông hiện đại radio, băng đĩa, TV, CD, DVD, youtube…
  • Đặng Phú Phong, Chuyện cái áo tơi- nghèo rớt mồng tơi
    “Nghèo rớt mồng tơi” không phải là nghèo đến không có lá mồng tơi để nấu canh; hoặc như anh chàng hàng xóm cách cô hàng xòm “cái giậu mồng tơi xanh dờn” kia của ông thi sĩ Nguyễn Bính. Nói gọn cho nó đúng phép thì “ mồng tơi” ở đây chính thị là cái mồng của Áo-tơi-lá chứ không hề là chiếc lá mồng tơi nấu canh giải nhiệt, hay làm hàng giậu chia cách chàng nàng.
  • Phạm Đức Thân, CHẾT là Phải
    Người là sinh vật duy nhất biết mình sớm muộn sẽ chết, khiến cho luôn luôn có cảm giác lo âu, sợ sệt về cái chết sau cùng này, vì chết là chấm hết, mất tất cả. Sợ chết ảnh hưởng lớn đến văn hóa, văn minh và các huyễn tưởng, tin tuởng về cái chết được thấy biểu hiện rõ trong văn học cũng như tôn giáo. Sợ chết này là sợ mình chết (thanatophobia) chứ không phải sợ khi nhìn thấy xác chết, cảnh chết chóc (necrophobia).
  • Đặng Ngọc Thuận, CHẾT VÌ SUY THẬN
    Theo nhiều người Việt Nam, thận là cơ quan chủ yếu của dục tính. Suy thận khiến con người không làm tình được nữa. Thêm vào đấy, vì vị trí của cặp thận ở ‘’đâu đấy’’ sau lưng nên nếu bạn hay bị mỏi lưng mà đi khám một ông lang ta thì ông ta sẽ long trọng bắt mạch bạn một hồi rồi nghiêm trang tuyên bố bạn bị yếu thận song uống vài thang thuốc của ổng là hết ngay. Nếu quả thật như vậy thì số tôi còn nhiều may mắn lắm. Song chức năng của thận hoàn toàn không dính dáng gì với dục tính và chứng đau lưng cả. Dục tính do não bộ điều hòa cùng với những nội tố do các cơ quan sinh dục tiết ra. Còn đau lưng thì đa số nguyên nhân do lão hóa xương sống bị loãng, không còn cứng cát như thời trai trẻ, thậm chí có nốt cột sống còn bị ép xẹp xuống khiến con người ta càng già lưng càng còng và người càng lùn đi. Thời trai tráng đã qua đi hồi nào không hay. 
  • Salman Rushdie: Cervantes và Shakespeare: những người mở cuộc chơi của văn chương hiện đại
    Ngày 23-4-2016, thế giới kỷ niệm 400 năm ngày mất của William Shakespeare và Miguel de Cervantes Saavedra, hai tượng đài văn chương kỳ vĩ của thời Phục hưng và đồng thời là những điển phạm bất tử của văn chương nhân loại. Trong dịp này, Nhà xuất bản And Other Stories tại Anh đã ra mắt tuyển tập Lunatics, Lovers and Poets: Twelve Stories After Cervantes and Shakespeare (Những kẻ điên, những tình nhân và những thi sĩ: 12 câu chuyện sau Cervantes và Shakespeare). Tuyển tập giới thiệu 12 tác phẩm chưa từng công bố của 12 tác giả lấy cảm hứng từ di sản văn chương của Cervantes và Shakespeare. Cuốn sách có lời giới thiệu của Salman Rushdie – tác giả có thể được xem là người kế thừa sáng tạo bậc nhất ảnh hưởng của hai văn hào này. Bài viết dưới đây chính là lời giới thiệu cho cuốn sách nói trên. 
  • Tiểu Tử, CON MẸ HÀNG XÓM
      Hắn tên là Cui, Đặng văn Cui. Thứ ba, nên người ta gọi là Ba Cui. Và vì nước da hắn ngâm ngâm, nên sau này khi đi lính quốc gia, bạn đồng đội đặt cho hắn biệt danh “Cui Đen”. Không phải để phân biệt với thằng Cui khác, mà là để cho dễ nhớ ! Bởi vì tiếng “Cui” một mình vừa cộc lốc, tối nghĩa, vừa khó nhớ nữa!Hồi đó  cái thời còn là lính quốc gia,  hắn đánh giặc hăng lắm. Khi lâm trận, mặt nào địch bắn rát nhứt là có Cui Đen phóng tới. Làm như hắn không biết sợ là gì. Vậy mà suốt cuộc đời “binh nghiệp” của hắn, chưa bao giờ hắn bị thương ! Bạn đồng đội nói: “Chắc thằng Cui Đen nó có vô bùa !”.
  • Ngô Thế Vinh: In Retrospect OF FATHER AND SON – STEINBECK IN THE VIETNAM WAR
    Born on 02/27/1902 in Salinas, Central California. He grew up in the lush rural valley called the “Salad Bowl” watered by the Salinas River. After graduating from high school (1919), he had his heart set on becoming a writer and took courses in English literature and Creative writings at the well-known Stanford University near Palo Alto. In 1923, Steinbeck signed up for Biology courses at Hopkins Marine Station where he met Williams E. Ritter and became more interested in Ecology. In 1925, after 6 years, he left Stanford without a degree on account of his infrequent attendance record. Steinbeck decided to move to New York taking on all kinds of menial jobs to live and try his luck in journalism and writing but failed to have his first book published.
  • Hoàng Lan Chi, Hồi Ký Của Một Người Con Gái Đất Bắc Tại Sài Gòn Trước 75
    Tôi còn nhớ ruộng miền Nam nhiều nơi không chia bờ rõ rệt. Tôi còn nhớ cây trái Lái Thiêu không vạch lối ngăn rào. Tình hàng xóm là tất cả. Khi chia rào, ngăn lối là xúc phạm. Tự người dân quê biết đâu là đất là vườn của mình. Vào vườn Lái Thiêu cứ tha hồ ăn. Chỉ khi mua về mới phải trả tiền. Ôi sao ngày ấy người ta hiếu khách và cuộc sống thanh bình đẹp đẽ quá! Có phải là một phần nhỏ thiên đường nơi hạ giới chăng?…
  • Từ Thức, Một Giai Thoại Nhỏ, Một Bài Học Lớn
    - Văn phòng giám đốc đại học Harvard, một ngày cuối thế kỷ 19. Một cặp vợ chồng rụt rè xin gặp ông giám đốc. Cô thư ký nhìn vẻ quê mùa của hai người khách, chiếc quần sờn gấu của ông và bộ quần áo bình dân của bà, trả lời: ông giám đốc rất bận, chỉ tiếp khách có hẹn. Đúng ra, ông chỉ quen tiếp những trí thức danh tiếng, những người gia thế, có vai vế trong xã hội.Hai người khách nhất định xin được ở lại chờ, vì có chuyện muốn nói. Xế chiều, ông giám đốc Harvard mới hết khách, xách cặp ra về. Cặp vợ chồng xin được thưa chuyện vài phút.Ông bà cho hay người con trai duy nhất của họ, sinh viên năm đầu của trường, vừa chết vì bệnh thương hàn, và muốn dựng một cái gì để tưởng nhớ đứa con. Ông khách nói: chúng tôi không muốn xây mộ bia. Chúng tôi muốn nhân danh con, xây tặng một giảng đường, hay một nhà nội trú.Ông giám đốc nhìn bộ quần áo bình dân, vẻ quê mùa của khách, mỉm cười: ông có biết xây một giảng đường tốn hàng trăm ngàn Mỹ kim?Bà khách nhìn chồng, nhỏ nhẹ: Nếu chỉ có vậy, tại sao mình không dựng luôn một trường đại học?Hai ông bà ra về. Ít lâu sau, trường đại học Stanford ra đời và trở thành một 3 đại học uy tín nhất thế giới. Ông giám đốc Harvard không biết mình vừa tiếp hai vợ chồng tỉ phú Stanford, vua xe lửa, sau này trở thành Thống đốc California
  • KIỀU MỸ DUYÊN, TẠ ƠN
    Xin tạ ơn tất cả quý vị có lòng nhân hậu, tận tình giúp đỡ để tuyển tập Kiều Mỹ Duyên- HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG được ra đời. Tuyển tập này không phải là của tôi, mà là của quý vị. Tuyển tập ra đời với lòng thương yêu của quý vị. Ở Mỹ, ngày nào tôi cũng viết, tuần nào cũng viết, nhưng nếu không có sự khuyến khích và giúp đỡ của quý vị thì tuyển tập này không bao giờ ra đời.          Tôi cũng không quên tạ ơn bằng hữu trong ngành truyền thông, báo chí, truyền hình, truyền thanh, các trang mạng, báo mạng giới thiệu tuyển tập HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG một cách nồng hậu. Một điều thật cảm động là các độc giả dễ thương của tôi mặc dù chưa thấy HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG nhưng đã đặt mua trước khi tuyển tập được xuất bản.
  • Tiểu Tử, CON SỐ 3
    Trong mấy con số từ 1 đến 10 con số 3 là đặc biệt nhứt, vì nó lúc nào cũng thấy có mặt trong cuộc sống hằng ngày.Đây ví dụ, bà Hai cúng Phật : Bàn thờ Phật được gọi là “Ngôi tam bảo” , trên bàn thờ có bộ ba “lư hương và hai chân đèn” , có ba chung nước , bà Hai xá ba xá rồi lấy ba chung nước đem đi lau rồi cho nước mới vào mang lại đặt lên bàn Phật , thắp ba cây nhang, chắp vào hai bàn tay xá ba lần mới cắm nhang vào lư hương , xong là xá ba xá, mới gõ ba tiếng chuông rồi quỳ xuống lạy ba lạy , đứng lên xá ba xá hướng về bốn hướng .Đó : chỉ việc cúng Phật mà đã có biết bao nhiêu lần ba?
  • PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I., NGÔN NGỮ VÀ CHỮ VIẾT
    Dân tộc nào trên thế giới cũng có tiếng nói của mình dù trình độ phát triển chênh lệch nhau. Có tiếng nói không có nghĩa là có chữ viết. Các bộ lạc ở Phi Châu, Nam Mỹ, Nam Á, Đông Nam Á không có chữ viết nhưng họ có tiếng nói. Chữ quốc ngữ của Việt Nam - dù chưa đầy 200 tuổi- đã giúp cho người Việt Nam ở ba miền Bắc- Trung- Nam đọc được và hiểu được dễ dàng. Mọi sáng kiến rút ngắn thời gian học chữ quốc ngữ để 100% người Việt Nam đều đọc, viết chữ quốc ngữ dễ dàng và toàn dân có thể hiểu nhau qua những bài viết bằng chữ quốc ngữ là điều cần quan tâm hơn là chuyện vẽ rắn thêm chân vừa thiếu sáng tạo vừa gây nhiều phức tạp tai hại không lường cho đất nước và dân tộc.
  • Lâm Văn Bé, Chưa Đi Chưa Biết
    Chưa đi chưa biết Bến Tre,Nếu đi sẽ thấy cá mè như nhau.Toàn là mặt lợn đầu trâu,Cướp nhà, cướp đất, đè đầu dân oan.Chưa đi chưa biết Bà Đen,Nếu đi sẽ thấy chúng hèn đáng khinh.Tàu xâm lăng thì làm thinh,Dân đen phản đối, tội hình phạt ngay.
  • • NGÔ THẾ VINH, CỦA CHA VÀ CON STEINBECK GIỮA CHIẾN TRANH VIỆT NAM
    JOHN STEINBECK, NOBEL VĂN CHƯƠNG 1962      Sinh ngày 27/02/1902 tại Salinas, miền trung California. Sống và lớn lên trong một vùng thung lũng đồng quê xanh tươi, còn được gọi là “Salad Bowl” với dòng sông Salinas. Xong trung học (1919), có ước vọng viết văn, Steinbeck ghi tên học môn Văn chương Anh và cả lớp Viết văn / Creative writings tại Đại học danh tiếng Stanford, Palo Alto. Năm 1923, Steinbeck ghi tên học thêm môn Sinh Học / Biology tại Hopkins Marine Station, tại đây Steinbeck quen biết với William E. Ritter và quan tâm nhiều hơn tới Môi sinh / Ecology. Do theo học thất thường, ông rời Stanford 6 năm sau (1925) và không có một học vị nào. Steinbeck quyết định sang New York lập nghiệp, ông làm đủ loại công việc lao động tay chân để kiếm sống và tập sự làm báo, viết văn nhưng không thành công, không nhà xuất bản nào nhận in cuốn sách đầu tay của ông.
  • Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời (1950-2021)
    Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp vừa qua đời ở Hà Nội ngày 20-3-2021. Có thể nói với tác phẩm đầu tay phát hành tại hải ngoại vào thập niên 80 của thế kỷ 20, Tướng Hồi Hưu, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã xác định được tài năng và nhân cách của ông trong độc giả người Việt Tự Do không cộng sản khắp nơi.Nguyễn Huy Thiệp đến với văn chương muộn, lúc đã 40 tuổi, những truyện ngắn của ông mới bắt đầu khởi đăng trên báo Vǎn nghệ của Hội Nhà vǎn Việt Nam vào nǎm 1986 nhưng những dũ kiện, những nhận xét mới mẻ, táo bạo của ông lần đầu tiên ww cho người đọc được tiếp cận với mặt trái của chế độ cộng sản tại miền bắc trong giai đoạn chính quyền CS còn bưng bít mọi sự thật, sự phổ biến lại vô cùng khó khăn vì chúng ta chưa có mạng xã hội như hiện nay. Nếu tập truyện Tướng Hồi Hưu là mm cái tát đầu tiên đau điếng cho đảng Cộng Sản VN thì tập truyện ngắn Không Có Vua ấn hành vào năm 1987 là một giọt nước làm tràn ly. Báo chí và các văn nô nhà nước lđã ớn tiếng gay gắt, cho rằng nhà văn có những khuynh hướng thấp hèn, phản động. Nhưng phản ứng của người đọc thì lại khác. Tác phẩm của ông lại được đón nhận như là một ngòi bút tiêu biểu cho trí thức VN dưới chế độ CS: một người có trách nhiệm với dân tộc, chứ kk phải là những văn nô viết theo chỉ thị của nhà nước để được an thân
  • Đặng Ngọc Thuận, XÉM CHẾT
    Tục ngữ có câu `` Sống chết có số ``. Tôi năm nay đã gần 88 tuổi nghiệm lại thấy câu tục ngữ ấy quá đúng. Quả thật trong đời tôi nhiều lần xém chết và có tới 3 lần tưởng như chắc chắn bỏ mạng mà không biết có một bàn tay mầu nhiệm nào đã tránh cho tôi thoát chết trong gang tấc. Hồi tôi mới 12 tuổi đang theo cấp trung học thì quân đội Pháp đánh chiếm Hà Nội khiến gia đình tôi phải tản cư ra ngoài ``hậu phương`` có nghĩa đơn giản là đồng quê, làng mạc. Những ngày phiên chợ, tôi thường xách giỏ theo mẹ đi mua bán thật là đông vui. Có biết đâu làm thế là chạy giặc hóa ra lại làm mồi cho giặc. Quả thật, sau khi Hà Nội bị chiếm đóng thì thành phố này coi như một thành phố chết, trống rỗng vắng tanh vì dân chúng tản cư gần như toàn bộ. Thay vì tìm cách lấy lòng dân như quân đội Mỹ sau này, bộ tham mưu Pháp lại nghĩ ra quỷ kế cho máy bay đi bắn giết dân lành một cách vô tội vạ, nhất là ở những chỗ đông người tụ họp như chợ búa, bến đò …
  • ĐÔI MẮT Truyen Tagore, Đặng Lệ Khánh dịch
    Hồi tôi còn là một cô vợ trẻ, tôi bị sẩy một cháu lúc lọt lòng mà chính tôi cũng suýt vong mạng kỳ đó. Phải rất lâu sau sức khỏe tôi mới hồi phục lại, nhưng mắt tôi càng lúc càng yếu dần. Chồng tôi lúc bấy giờ đang là sinh viên y khoa. Anh chẳng bỏ dịp để dùng tôi làm thí nghiệm kiến thức của anh nên anh tự mình chữa cho tôi. Anh hai của tôi lúc ấy đang sửa soạn thi ra trường Luật. Một ngày nọ, anh đến thăm tôi và lo sợ cho tình trạng của tôi. Anh cật vấn chồng tôi: “ Chú làm cái gì vậy? Chú sẽ làm hỏng mắt của Kumo mất thôi. Chú nên đem Kumo đến một bác sĩ nhãn khoa thật giỏi ngay lập tức. ”
  • Tạ Quang Khôi, THỊT CHÓ
    Thuở ấu thơ, tôi sống trong một ngôi làng trù phú ven sông Hồng. Bố Mẹ tôi ra tỉnh buôn bán, để anh chị em chúng tôi sống vớI môt bà cô ruột tạI quê nhà. Cô tôi không lấy chồng, dù hồI trẻ cô cũng có nhiều ngườI nhòm ngó, mốI lái. Mẹ tôi cho biết cô quyết tâm ở vậy để hầu hạ bà nộI tôi mù lòa từ ngày ông nộI tôi qua đời. Cuộc sống của anh chị em tôi trong ngôi làng nhỏ này thật yên bình và đầy tràn hạnh phúc. Chúng tôi cũng được đi học. Trường học chỉ là một gian nhỏ trong ngôi đình làng, thế mà cũng gồm đủ cả ba lớp : Năm (cours Enfantin), Tư (cours Préparatoire) và Ba (cours Élémentaire). Trường do một thầy hương sư phụ trách. Những ai học hết lớp ba và thi đỗ sơ học yếu lược, sẽ lên huyện để tiếp tục học. Anh và chị tôi không lên huyện mà lên thẳng tỉnh vớI bố mẹ tôi.
  • Hồ Quý Ly và Thành Nhà Hồ
    Hồ Quý Ly trước có tên là Lê Quý Ly, biểu tự Lý Nguyên. Ông sinh năm Ất Hợi (1335), quê ở Đại Lại, Vĩnh Lộc (nay là xã Hà Đông, huyện Hà Trung, Thanh Hóa). Tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật, vốn là người Chiết Giang bên Trung Hoa, thời Hậu Hán (947-950), sang sinh sống ở Châu Diễn (tức vùng Diễn Châu, Nghệ An). Đến thời loạn mười hai sứ quân, họ Hồ dời vào hương Bào Đột (nay là xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, Nghệ An) và trở thành một trại chủ. Đến thời Lý, trong họ có người lấy Nguyệt Đích công chúa, sinh ra Nguyệt Đoan công chúa. Đời cháu thứ 12 của Hồ Hưng Dật là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Hồ Liêm làm con nuôi của Tuyên úy Lê Huấn rồi lấy họ Lê làm họ của mình. Hồ Quý Ly là cháu 4 đời của Lê Huấn, khi lên làm vua thì đổi lại họ Hồ.
  • Đặng Ngọc Thuận, Đói sữa
    Mẹ tôi sanh đẻ tổng cộng đến 12 lần, suông sẻ được 11 đứa con trai và 1 cô con gái duy nhất cả nhà quý mến như cành vàng lá ngọc, không những vì chị tôi xinh đẹp mà tính tình còn vô cùng nết na hiền hậu. Thế nhưng chị mất rất sớm, năm chị 17 tuổi giữa độ xuân xanh biết bao nhiêu thanh niên say mê ngấm ngầm theo đuổi. Chị bị lao phổi ở cái thời chúng ta đâu có thuốc men chan chứa như bây giờ. Các ông bác sĩ chỉ biết cách ly người bệnh cho khỏi lây lan khiến cuôc sống của chị tôi càng kín cổng cao tường, nét xanh xao thân hình ốm o càng tăng vẻ đẹp quý phái của chị. Rồi trong một thời gian ngắn ngủi, chị phải vĩnh viễn ra đi, an nghỉ ngàn thu giữa nơi phong cảnh tĩnh mịch của nghĩa trang Quảng Thiện, nằm giữa hai tỉnh Hà-Nội và Hà Đông.
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top