• Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh, Bí mật các Kim Tự Tháp
    Cách đây vài ngàn năm, không biết từ ngàn năm nào, có một nhóm rất đông người hành tinh lạc xuống trẩn gian (trái đất), họ sống rãi rác khăp bề mặt trái đất gần đường xích đạo và để lại những dấu ấn của họ cho chúng ta đến tận ngày nay, các Kim Tự Tháp.
  • Giới thiệu sách mới phát hành: Lê Chiều Giang, KHÔNG ĐỨNG MÃI TRONG TRANH
    Nhớ về Hội Họa Sĩ TrẻTôi nhỏ xíu, tôi bé xíu.Cũng chẳng có nghĩa những bóng lớn của Hội Họa Sĩ Trẻ đó đã che hết dáng tôi, cô học trò xinh xinh, chen chân, nhón gót xem tranh trong những chiều trốn lễ, bỏ nhà thờ…Tôi mượt mà, tóc bay và mắt ướt, tôi thơ mộng như những thiếu nữ trong tranh.Tôi nhìn thấp thoáng chút yêu kiều, thời của những Chagall, Pissarro, Cezanne, Matisse… Và ngay cả rất xa xưa, Rembrandt.
  • Thi sĩ Nhất Tuấn qua đời
    Thi sĩ Nhất Tuấn tức trung tá VNCH Phạm Hậu đã qua đời vào khuya Thứ Bảy, ngày 31 tháng 7 năm 2021 tại thành phố Bothell, Washington. Hưởng thọ 86 tuổi.Thi sĩ Nhất Tuấn là tác giả của nhiều bài thơ được phổ thành ca khúc như bài “Cầu Nguyện” được nhạc sĩ Phạm Duy chọn phổ nhạc đổi tựa thành “Con Quỳ Lạy Chúa Trên Trời”, như Mimosa Thôi Nở được nhạc sĩ Đan Thọ chọn phổ nhạc và giữ nguyên tên gốc vào năm 1956. Bài thơ “Hoa Học Trò” của nhà thơ Nhất Tuấn được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc thành bài hát Hoa Học Trò. Bài thơ “‘Trẫm’ Nhớ Ái Khanh Không” sáng tác năm 1964 được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc thành ca khúc “Chủ Nhật Này ‘Trẫm’ Nhớ Ái Khanh Không”.
  • ĐẶNG NGỌC THUẬN, Trở về từ cõi chết vì suy thận
    Đến năm 87 tuổi thì mặc dầu bác sĩ gia đình đã cho uống thêm nhiều thứ thuốc hạ áp huyết khác, áp huyết của tôi vẫn có chiều hướng tăng dần (160-180) chứ không hạ bớt xuống hay ổn định được. Rồi thử máu thì mức créatinine (cặn bã của đồ ăn nhiều chất đạm) bình thường chỉ quanh quẩn ở mức 100 mmol/L đã tăng lên đến 300-400 mmol.Thế là tôi đã bị suy thận mãn tính rồi! Song cuộc sống hưu trí của tôi từ năm 74 tuổi vẫn bình thường cùng gia đình và bạn bè hội họp ăn uống, ca hát, nhảy múa, đánh bài … Đúng là hưởng thụ, vui sống sau gần 30 năm làm việc cật lực, không kể ngày đêm!
  • Nguyễn  Vy  Khanh, Văn Hóa Người Việt Qua Tên, Họ
    Bài viết sau đây là một số nghi vấn mà chúng tôi đã có dịp tìm hiểu, nghiên cứu từ năm 1977; nay cập nhật gởi đến bạn đọc như một đóng góp về một vấn đề liên hệ đến tập thể: họ tên, danh xưng, là căn bản của căn cước người Việt.
  • HÃY ĐỢI MỘT NĂM RƯỠI Truyện Matsumoto Seicho Phạm đức Thân dịch
    Matsumoto Seicho (1909 -1992) là nhà văn Nhật nổi tiếng viết truyện trinh thám, sánh ngang với Georges Simenon của Pháp. Ông bắt đầu viết lúc 40 tuổi khi đang làm việc ở một nhà in báo. Nổi tiếng năm 1952 khi được giải Akutagawa, và sau này thêm vài giải khác. Ông thích phân tích động cơ tác phong của con người và có tài dựng truyện nhiều kịch tính, khiến ông chuyên về truyện trinh thám, với gồm hơn 450 truyện. Ông là chủ tịch Hội Nhà Văn Trinh Thám Nhật từ 1963 đến 1971. Không ngoa khi bảo một tay ông đã làm thay đổi hướng đi của truyện trinh thám Nhật hiện đại.
  • “Mekong - Dòng Sông Nghẽn Mạch” hay Tiếng Gào Của Con Sông Sắp Chết!
    Từ những ngày còn trẻ chưa biết lo là gì tôi đã tình cờ đọc tập thơ “Ngày Sinh Của Rắn” của nhà thơ Phạm Công Thiện, mà trong đó không biết vì sao tôi cứ nhớ mãi câu thơ này, “Cửu Long ca từ Tây Tạng!” Cũng từ đó Sông Cửu Long không bao giờ ngừng chảy trong ký ức của tôi. Và bây giờ tôi nhận được cuốn “Mekong – Dòng Sông Nghẽn Mạch” của nhà văn Ngô Thế Vinh như một tình cờ kỳ lạ mà tôi có với dòng sông lịch sử này.
  • Nguyễn Ngọc Duy Hân, Bánh Mì
    Bánh mì thường được chế biến từ bột mì với men làm cho nổi xốp rồi nướng lên. Bánh mì đã được sản xuất từ lâu đời, khoảng 3,000 năm trước tại châu Âu người ta đã tìm được tinh bột trên các hòn đá, bào tử nấm men có mặt khắp nơi.Theo một tài liệu, người Ai Cập đã làm ra những chiếc bánh mì đầu tiên của thế giới. Họ xay lúa mì, thêm nước nhồi bột rồi đem nướng trên đá. Bánh mì lúc đó có hình tròn dẹp, thô cứng, sau đó họ phát hiện rằng nếu để bột nhồi lâu, bột phồng lên, nướng ra thành phẩm thơm ngon hơn, và kỹ thuật làm bánh mì phát triển mỗi ngày. Ngoài men nổi, một số nơi đã sử dụng bọt từ bia để sản xuất các loại bánh mì vị đặc biệt, ăn vào chắc là sẽ say xỉn vì chất bia.
  • TÌNH ĐỔI TỦ LẠNH truyện Zurab Lezhava, Phạm Đức Thân chuyển ngữ
    Zurab Lezhava (1960 - ) là nhà văn Georgia, viết văn tiếng Nga và tiếng bản xứ. Năm 1982, ông bị tù 16 năm vì chống lại công an Soviet. Thời gian này ông viết được nửa toàn bộ tác phẩm của mình (gồm 2 truyện dài và một số truyện ngắn).Kinh nghiệm sống, cảm nhận văn chương sắc bén, phong cách tự nhiên ông hấp dẫn độc giả bằng cái khác thường, trộn lẫn thực tế và tưởng tượng, mặt đen tối của con người (nghèo đói, vô luân, tham lam, ghen ghét, thiếu bao dung...) dưới chế độ cộng sản.
  • Đỗ Hồng Ngọc, Sách ở trên Đường
    Tôi mê Sách ở trên Đường nên sau này mê cả Đường Sách.Tuần nào gần như tôi cũng có mặt ở Đường Sách.Làm gì ư? Không làm gì cả. Chỉ để dòm, để ngửi, để nghe, để ngóng…
  • Nguyên Trí – Hồ Thanh Trước, Học và Hành… Việt Nam qua các thời đại
    Trong chúng ta ai cũng đã nghe danh từ «học» từ lúc nhỏ, khi ta vừa có nhận thức và sự hiểu biết đầu tiên trong cuộc đời làm người, «học» nó theo đuổi chúng ta suốt cuộc đời cho đến khi chúng ta rời bỏ thế giới Ta Bà.Học nghĩa là tiếp nhận những điều ta chưa biết; hoặc bổ túc, phát triển những kiến thức đã có trước, học không chỉ ở trường mà ở khắp nơi trong cuộc sống hằng ngày, «học ăn, học nói, học gói, học mở»; lúc nhỏ phải «tiên học lễ hậu học văn», rồi học chữ, học nghề, học làm người v.v…, về già tiếp tục học an lạc, học tu tập, học thiền định. «Ngọc bất trác, bất thành khí, nhân bất học, bất tri lý» (Ngọc không mài không thành ngọc quý, người không học không biết đạo lý), có học thì mới hành được, với kỹ thuật tân tiến hiện tại, ngay cả robot củng phải học, như Artificial Intelligence Robot thay thế hay giúp đỡ con người trong môt số ngành nghề nên củng phải «học» để tự «giải quyết một số vấn đề».
  • Bích Vân, Đà Lạt trong ký ức
    Không cần đến câu “khi yêu trái ấu cũng tròn”, cũng thấy giọng nói của người dân xứ lạnh sao dễ thương ấm áp vô cùng, đặc biệt là cách phát âm của những người gốc Huế đã sinh sống lâu năm tại Dalat. Nhẹ hơn giọng của những người “Huế rặt”, âm hưởng ngả về giọng Nam nhiều hơn nên … dễ nghe, nên lẽ dĩ nhiên dễ hiểu hơn, dễ “thân nhau” hơn.
  • Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Sài Gòn bây giờ
    Sài Gòn bây giờ không thấy có người đẹp nữa! Xưa ra đường cứ thấy người ta vừa chạy xe vừa… ngoái đầu lại để nhìn gái đẹp, phụ nữ xinh đẹp! Bây giờ hết rồi! Bây giờ ra đường người con gái nào cũng trùm kín mặt, mang vớ dài tay, găng tay kín mít, áo khoác sùm sụp, đầu đội mũ bảo hiểm, chỉ chừa hai con mắt lom lom qua kính bảo hộ.Ở trên cao nhìn xuống người người dày đặc, từng luồng từng luồng cuồn cuộn trôi đi, lâu lâu cụng mũ bảo hiểm một cái rồi mạnh ai nấy đi, cứ như đàn kiến…
  • Nguyễn Hải Hoành, PHẠM QUỲNH: NHÀ NGÔN NGỮ HỌC ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA
    Khoa học ngôn ngữ đến nước ta khá muộn. Trong các tác phẩm của Thượng Chi Phạm Quỳnh, chúng tôi chưa thấy ông dùng từ ngôn ngữ, chỉ thấy các từ quốc văn, quốc ngữ, quốc âm… Nhưng ông viết rất nhiều về tiếng nói và chữ viết của các dân tộc Việt, Hán, Pháp, tỏ ra có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực ngôn ngữ, đích thực là nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta. Điều đó không có gì lạ: ông vốn là người vô cùng yêu quý và giỏi sử dụng tiếng mẹ đẻ, cũng như giỏi chữ Hán và tiếng Pháp, là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử diễn thuyết bằng tiếng Pháp trước Viện Hàn lâm Pháp Quốc khi ông mới 30 tuổi.
  • Song Thao, THÁNG TƯ NGHĨ VỀ SÁCH SÀI GÒN CŨ
    Trong cuốn thơ “Đất Khách” xuất bản năm 1983, Thanh Nam có hai câu thơ: Một năm người có mười hai tháng / Ta trọn năm dài một Tháng Tư. Cái tháng tư day dứt đó là một khổ nạn. Cho cả người lẫn sách. Mùa thương khó của sách khởi đầu với những chiếc xe ba bánh của những “hồng vệ binh” khăn đỏ đi thu “văn hóa phẩm đồi trụy” về hỏa thiêu. “Đồi trụy” là một từ hàm hồ chỉ mọi sách in của miền Nam.
  • ÂM NHẠC NGỌT NGÀO, Truyện Robert Lloyd Fish, Phạm Đức Thân chuyển ngữ
    Robert Lloyd Fish (1912 - 1981) là kỹ sư, nhà văn Mỹ về trinh thám, hình sự, với hơn 30 tiểu thuyết, nhiều truyện ngắn, từng nhận 3 Giải Edgar Alan Poe. Khi làm việc ở Rio de Janeiro, Ba Tây, ông nghe đồn có tay buôn lậu đã đưa được 5 triệu dollar từ Bỉ vào Mỹ, gợi hứng cho ông khai sinh nhân vật buôn lậu Kek Huuygens, sinh ở Ba Lan, tên Hà Lan, thông hành Mỹ trong một số truyện.Sweet Music xuất hiện đầu tiên như là một truyện ngắn đầy đủ trong tiểu thuyết The Hochmann Miniatures (1967).
  • Hạo Nhiên Nguyễn tấn Ích: DIỆN KIẾN THI SĨ HÀ THƯỢNG NHÂN
    Hà Thượng Nhân là bút hiệu của nhà thơ Phạm Xuân Ninh, nguyên danh Hoàng Sĩ Trinh, quê ở Hà Thượng, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ông từng dạy học ở trường Dũng Lạc (Hà Nội) và trường Thiếu sinh quân (Liên khu IV) rồi theo kháng chiến nhưng đến năm 1952 thì ông về thành rồi di cư vào Nam. Ông gia nhập Quân đội Quốc gia Việt Nam, thăng đến cấp trung tá. Ông làm giám đốc Đài Phát thanh Quốc gia, chủ bút rồi chủ nhiệm nhật báo Tiền tuyến. Với nhật báo Tự do ông thường góp bài dưới bút hiệu Tiểu Nhã và phụ trách mục thơ châm biếm “Đàn ngang cung”. Bút hiệu khác của ông là Nam Phương Sóc trên báo Ngôn luận. Ông là thành viên của Trung tâm Văn bút Việt Nam.
  • ĐỖ HỒNG: Cần thay đổi Cách Xưng Hô dưới thời “Xã Nghĩa”
    Người Việt, theo truyền thống,  thường xem xã hội như là một đại gia đình, nên phải luôn cẩn trọng đoán biết tuổi tác và địa vị người mà mình giao tiếp để có cách xưng hô cho thích hợp, đúng phép. Thí dụ, khi gặp một người lớn tuổi cỡ bậc cha mẹ mình thì nên gọi họ là “chú, bác, cô, dì…” và xưng “con” hay “cháu” thì mới được xem là đúng phép xã giao.
  • Nguyễn Châu: TỪ “NHÂN VĂN GIAI PHẨM 1954” đến Vụ Án Văn Nghệ thời Đổi Mới 1988 ​​​​​​​
    TÁI DIỄN BI KỊCH  “NHÂN VĂN GIAI PHẨM SAU 1975: VỤ ÁN VĂN NGHỆ LANGBIAN Năm 1989”Khi Liên Xô phát động “đổi mới” thì tại Việt Nam, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Văn Linh cũng đưa ra chủ trương “đổi mới tư duy”, “nói thẳng, nói thật”, “cởi trói văn nghệ” vào cuối thập niên 1980. Lập tức nổi lên phong trào đả kích việc nhà cầm quyền Cộng sản không cho tự do tư tưởng, tự do ngôn luận.Tại Đại Hội Nhà Văn Cộng sản kỳ 4, ngày 20 tháng 10-1989, tại Hà Nội, nhà văn Dương Thu Hương đã đọc bài tham luận đả kích chế độ về kiềm chế tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và sáng tác. Từ  Đà Lạt, các nhà văn Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự trên đường ra Hà Nội dự Đại Hội Nhà Văn đã liên kết với các Hội Văn Học Nghệ Thuật khắp miền Trung trong mục tiêu tranh đấu đòi tự do ngôn luận và sáng tác.
  • Một bài thơ của người xưa: Lục Hối Minh, ​​​​​​​Sáu điều hối hận
    Một bài thơ với 6 câu thơ ngắn ngủi, nhưng lại ẩn chứa hàm nghĩa thâm sâu, thật đáng để người ngày nay học hỏi.Khấu Lai Công, tức Khấu Chuẩn (961 – 1023). Ông là tể tướng đời Tống, theo vua Chân Tông đi đánh Khiết Ðan (nước Liêu) được phong tước Lai Quốc Công nên gọi tắt là Khấu Lai Công. Ông nổi tiếng văn võ song toàn, giỏi làm thơ, phú.Có một câu chuyện về Khấu Chuẩn được lưu truyền trong các sách dạy làm người phương Đông: Khấu Chuẩn lúc nhỏ tính du đãng, vô phép, lại thích chơi chim, chơi chó. Bà mẹ quở phạt mà ông vẫn không chừa. Một hôm, ông bỏ học đi chơi, bà mẹ giận quá, cầm quả cân ném phải chân ông, máu chảy đầm đìa, phải chữa lâu ngày mới khỏi.
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top