-
Phạm Đức Thân: THỜI GIAN VÀ ĐỒNG HỒ
Thời gian là một phạm trù trừu tượng rộng lớn được bàn luận nhiều. Plato cho rằng thời gian phản ánh vĩnh cửu, là mặt thật của thực thể. Theo Kant thời gian là hình thức tiên nghiệm của cảm nhận mà ta phóng chiếu vào cái nhìn thế giới. Nhà vật lý nghĩ rằng thời gian là một chuỗi liên tục, trừu tượng nhưng đo lường được, có tính đồng nhất, và có thể chia nhỏ thành những đơn vi (vd. giây, phút, ngày, tháng, năm... ) Nó chỉ có một chiều (khác với không gian ba chiều) và theo hướng không thể đảo ngược "quá khứ - tương lai". Thời gian có tính đồng thời, nghĩa là tại một thời điểm nào đó có thể xẩy ra nhiều sự việc cùng lúc.
-
Mường Giang: Cuối Năm bàn chuyện Thời Gian
Ngay từ thời thượng cổ con người đã biết xếp đặt thời khóa biểu, để cuộc sống hằng ngày sao cho phù hợp với chuyển động của mặt trời, mặt trăng và mùa màng. Hiện phần lớn các cổ thư trên thế giới đã bị thất lạc và tiêu hũy nhưng nhờ sự khai quật qua khảo cổ, ta vẫn có thể biết được cách tính Ngày mùng một tháng Giêng theo lịch Trung Hoa cổ.Đây là cách mô phỏng theo sự chuyển động của năm hành tinh trong nhóm sao Pegasus, được sắp xếp như một chuổi ngọc. Rồi khi bình minh của một ngày đầu xuân ló dạng, mặt trời và mặt trăng cũng xen vào xếp hàng trong chùm sao đó.
-
Đinh Từ Thức, Sự Thật Về Vụ Án Galilei
Cho đến khi có dịp viếng thành phố Florence bên Ý, tôi đã tới vương cung thánh đường Santa Croce, nơi có mộ Galileo Galilei, rồi tìm hiểu thêm, mới vỡ lẽ những điều nghe nói từ trước về nhà bác học này, chỉ là thứ “đồ thuyết” mà thôi. Vì ông Galilei không bao giờ bị kết án tử hình, và không bao giờ phải lên giàn thiêu.Ðinh Từ Thức
-
Đuổi theo Cọp, vô tình phát hiện HANG ĐỘNG DI TÍCH PHẬT GIÁO tráng lệ nhất
Năm 1819, một người Anh tên John khi đi săn bắn tại một vùng rừng núi Ấn Độ,lúc ông đuổi chú hổ đến một hang động dưới thung lũng, ông tình cờ phát hiện một hang động rất kỳ lạ dưới vách núi.Tò mò nên ông từ bỏ theo đuổi con mồi mà tiến vào khám phá hang động.Ông phát hiện ra rất nhiều hình ảnh điêu khắc độc đáo về Phật giáo được khắc trên tường
-
Truyện Kawabata Yasunari, Phạm Đức Thân chuyển ngữ: CÁI NỐT RUỒI
"Hokuro no Tegami" (Cái Nốt Ruồi) là tác phẩm của Kawabata Yasunari (1899 - 1972, Nobel Văn Học 1068) ở thời kỳ hoàn toàn thành tựu và cho thấy ông nắm vững tâm lý phụ nữ, điểm nổi bật trong các tác phẩm của ông.Phạm Đức Thân dịch từ bản Engish "The Mole" của Edward Seidensticker
-
Ngô Thế Vinh: TƯỞNG NIỆM GIÁO SƯ Y KHOA HOÀNG TIẾN BẢO
TƯỞNG NIỆM 101 NĂM NGÀY SINH GIÁO SƯ Y KHOA HOÀNG TIẾN BẢO/ GS Hoàng Tiến Bảo sinh ngày 14/04/1920 tại Hà Nội. Quê nội làng Kim Lũ tỉnh Hà Đông, quê ngoại Làng Vẽ gần Hà Nội. Đi học từ năm 4 tuổi ở trường Trí Tri phố Hàng Đàn, lên trung học học trường Bờ Sông (École du Quai Clemenceau). Có năng khiếu về môn vẽ, và mơ ước trở thành giáo viên đi dạy học. Thuở thiếu thời, ông có một nếp sống lành mạnh, chơi thể thao chạy bộ, tập ném tạ, ném đĩa, ra hồ Tây bơi lội một mình. Ông đi hướng đạo vào tuổi tráng niên, tập quen chịu phong sương. Mẹ ông buôn bán, sau này mới theo đạo Thiên Chúa, tất cả anh chị em ông cùng được chịu phép rửa tội theo mẹ ở nhà thờ Các Thánh Tử Đạo ở Cửa Bắc. Trong tám anh chị em, ông là con trai cả, tuy là gia đình tân tòng nhưng sau này có được hai linh mục, một dì phước dòng Thánh Phaolô, và một sư huynh dòng La Salle.
-
NHÀ THƠ KIÊM THÊM vừa qua đời tại Nam California vì Covid-19
Chiều hôm nay 22-1-2021, tôi được báo tin là Kiêm Thêm đã qua đời lúc 1:00 PM tại bệnh viện Huntington ở Pasadena, miền Nam California vì Covid-19. Nếu viết về tiểu sử Kiêm Thêm có lẽ phải cần cả tập sách cho một chặng đời 80 năm từ đứa bé quê, sớm mồ côi cha ở quê hương làng Liễu Hạ đến giám đốc trung tâm UCV tại Hoa Kỳ. Nhưng thế đứng thăng trầm giữa đời thường chỉ là đua chen cơm áo. Dấu ấn đích thực của Kiêm Thêm để lại cho đời, cho Huế, cho Liễu Hạ và nhân gian là những dòng tâm bút thi ca. Kiêm Thêm, tên thật là Trần Kiêm Thêm, sinh ngày 6-1-1940 tại làng Liễu Cốc Hạ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Định cư tại Mỹ năm 1975. Thêm mất đi, để lại vợ (Đoàn Thanh Vân) và hai cháu (đều là bác sĩ) đã trưởng thành.
-
Phạm Đức Thân, Nhạc Phẩm “SUỐI MƠ” Là Tưởng Tượng?
Thật ra âm nhạc là để nghe, để thưởng ngoạn, nên ngoài tác giả, bản phổ, diễn viên, vai trò thính giả cũng rất quan trọng. Như đã trình bầy, hẳn là tác giả phải nghe sáng tác tưởng tượng trong đầu mới viết nên được bản phổ. Nhất là những bản tổng phổ phức tạp, dầy đặc (vd. của Hòa tấu Khúc, Giao Hưởng Khúc….) vì làm sao có sẵn đủ bao nhiêu nhạc cụ để thử trước. Nhạc sĩ, diễn viên chuyên nghiệp đúng nghĩa phải biết “đọc” bản phổ, nghĩa là nghe được trong đầu. Nhờ thế Beethoven dù điếc đặc mà vẫn sáng tác được nhạc.Có điều ít người biết rằng thính giả thực ra cũng có nghe trong đầu. Nếu nghe bằng tai thôi, thì chỉ nhận được những âm thanh. Nhờ có trí óc vận dụng, các âm thanh này mới thành lớp lang, đoạn nọ tiếp đoạn kia cho thành một bài nhạc hoàn chỉnh. Đúng như Leonard B. Meyer đã viết ” Âm nhạc được điều hướng, không phải tới các giác quan, mà qua các giác quan, để tới óc (Music is directed, not to the senses, but through the senses and to the mind).Vậy nếu bảo “Suối Mơ là tưởng tượng” thì cũng đúng trong chừng mực nào đó!
-
Danh ca Lệ Thu từ trần
Sau nhiều ngày chống chọi với Coronavirus, nữ danh ca Lệ Thu đã từ trần vào lúc 19g ngày 15.1.2021 (giờ Mỹ).Lệ Thu tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh ngày 16 tháng 7 năm 1943 tại Hải Phòng, nhưng trải qua thời thơ ấu ở Hà Đông.. Lệ Thu đến với nghề ca hát hết sức tình cờ vào năm 1959: trong một lần đến phòng trà Bồng Lai nghe nhạc, được sự khuyến khích của bạn bè, cô đã bước lên sân khấu hát ca khúc “Dang dở” (tức “Tà áo xanh”) của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn – Từ Linh. Ngay sau khi nghe cô hát, ông chủ phòng trà đã mời cô ký hợp đồng biểu diễn như lời kể của cô: “Lần sắp thi tú tài, nhân dịp sinh nhật một người bạn tổ chức trên sân thượng phòng trà Bồng Lai, mấy cô bạn trong nhóm của tôi thúc: “Ê Oanh, mày lên hát tặng con Liên một bài sinh nhật đi!”. Tôi liền đứng lên hát bài “Tà áo xanh” (Dang dở) của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Tự dưng giọng hát tôi lọt tai ông chủ phòng trà.
-
CHÍN TỶ DANH XƯNG CỦA THƯỢNG ĐẾ truyện Arthur C. Clark Phạm đứcThân dịch
Arthur C. Clark (1917 - 2008) là tác giả Anh nổi tiếng, viết truyện khoa học viễn tưởng, có nhiều tiên đoán khoa học rất đúng với thực tế sau đó (vd. du hành không gian, truyền thông vệ tinh....). Ông viết hàng trăm sách, truyện khoa học cũng như truyện bình thường. Nổi tiếng nhất là kịch bản phim 2001: A Space Odyssey (2001: Du Hành Không Gian) cộng viết với đạo diễn Stanley Kubrick, mà truyện ngắn liên hệ ông viết một mình, có tựa là The Sentinel. Ông được Nữ Hoàng Elizabeth II phong tước Hiệp Sĩ, và là tác giả khoa học viễn tưởng duy nhất được đề cử giải Nobel.
-
CÁI GÓI, Nguyên tác ”Tsutsumi” của Hoshi Shinichi, Quỳnh Chi dịch
Có triển lãm tranh của một họa sĩ tại phòng tranh nọ. Người họa sĩ đã luống tuổi ấy có tới, vì hôm ấy là ngày đầu tiên. Trông ông có vẻ trẻ hơn tuổi nhiều.Khách vào xem thành dòng người mãi không dứt. Chủ phòng tranh lộ vẻ vui mừng:-Thưa họa sĩ, cuộc triển lãm lần này cũng rất thành công. Ông hãy xem kìa. Khách vào xem ai cũng hết sức chăm chú nhìn vào các bức tranh.Nhà bình luận mỹ thuật đến xem, tiến đến bên cạnh họa sĩ và nói với ông rằng:-Thật là tuyệt diệu. Ông lại khai thác một lãnh vực mới đấy nhỉ.-Xin cảm ơn ông đã có lời khen tặng.
-
DUYÊN PHẬN Tác Giả: Fulton Oursler, Dịch Giả: Nguyễn Hiến Lê
(Wikipedia) Charles Fulton Oursler (22 tháng 1 năm 1893 - 24 tháng 5 năm 1952) là một nhà báo, nhà viết kịch, biên tập viên và nhà văn người Mỹ, tác giả của những tiểu thuyết bí ẩn trinh thám. Oursler sinh ra và lớn lên ở Baltimore, Maryland, con trai của một công nhân thành phố nghèo. Niềm đam mê thời thơ ấu của ông là đọc sách và làm ảo thuật sân khấu. Ông lớn lên trong một gia đình Báp-tít sùng đạo, nhưng năm 15 tuổi, ông tuyên bố mình là một người bất khả tri. Khi còn ở tuổi thiếu niên, ông đã nhận được một công việc của một phóng viên cho người Mỹ Baltimore. Ông đã làm việc tự do cho một loạt các ấn phẩm từ rất sớm. Truyện ngắn của ông xuất hiện trong The Black Cat, Detective Story Magazine, The Thrill Book, và đặc biệt là Mystery Magazine. Oursler đã viết một số tiểu thuyết. Chúng bao gồm Sandalwood (1925), Stepchild of the Moon (1926) và The World's Delight (1929). Ông cũng viết những câu chuyện trinh thám và các bài báo trên tạp chí dưới bút danh Anthony Abbot, cũng như một số vở kịch, nổi tiếng nhất trong số đó là The Spider (1928), đồng sáng tác với Lowell Brentano và sau đó quay hai lần, vào năm 1931 và 1945. Thành công lớn của vở kịch đã thu hút bốn bộ đồ đạo văn, được bảo vệ thành công bởi luật sư riêng của Oursler
-
Sơn Tùng, Viết về Lam Phương người nhạc sĩ yêu đời, yêu người, yêu nước
Ra đời dưới một ngôi sao xấu, đầu thai lầm thế kỷ, sinh bất phùng thời... Có ai đó đã viết về những năm tháng đầu đời của Nhạc sĩ Lam Phương như vậy.Thế rồi cậu bé thiếu may mắn Lâm Đình Phùng (tên thật của Lam Phương) phải rời quê nghèo ở Rạch Giá, lên Sài-Gòn tìm nơi nương tựa ở nhà một người thân để được cắp sách tới trường, và chỉ vài năm sau đã trở thành Nhạc sĩ Lam Phương, ở tuổi 15. Và, sau hơn 60 năm sáng tác, đã dâng hiến cho đời trên 200 nhạc phẩm.Dòng nhạc dồi dào, phong phú ấy đã được hàng triệu người nghe, ưa thích, trong suốt mấy thế hệ thính giả ở miền Nam Việt Nam, và đã đưa tên tuổi Lam Phương lên cao trong bộ môn âm nhạc Việt Nam.
-
R. K. Narayan, Trail of the Green Blazer, Phạm đức Thân dịch
R. K. Narayan (1906-2001) là nhà văn Ấn Độ hiện đại (viết truyện English) nổi tiếng nhât cùng với M. R. Anand và R. Rao. Tốt nghiệp đại học 1930, ông đi dạy có 5 ngày, bỏ ngang, chuyển sang viết văn. Nhưng lận đận mãi đến khi nhờ Graham Greene giúp đỡ mới in được tác phẩm đầu tay Swami and Friends (1935). Sau đó ông nổi tiếng, được S. Maugham, J. Updike... ngưỡng mộ, cũng như được nhiều giải thưởng. Năm 1982 là tác giả Ấn đầu tiên được làm hội viên danh dự của American Academy of Arts and Letters.
-
Ryoju by Inoue Yasushi, KHẨU SÚNG SĂN, PHẠM ĐỨC THÂN chuyển ngữ
Inoue Yasushi (1907-1991) viết báo, làm thơ trước khi xuất bản tác phẩm đầu tay "Khẩu Súng Săn" năm 1949, và nổi tiếng tức thời. Trong lời bạt của tác phẩm này in năm 1988, ông nhận xét: tuy truyện có chút vụng về của buổi đầu, nhưng nó biểu thị con người ông đầy đủ nhất, hơn cả 50 tiểu thuyết và 150 truyện ngắn ông viết sau này, "có một cái gì cơ bản mà tôi không thể thoát ra được" Thật vậy, tác phẩm tâm lý sâu sắc này, tuy là tác phẩm đầu tay, nhưng nó có đủ tính chất chừng mực, chững chạc, súc tích, trữ tình, chi tiết, và nhất là chất thơ (dẫu sao ông còn là thi sĩ) của một bực thầy.
-
Phạm Đức Thân, ĂN, CÁI KHOÁI THỨ NHẤT
Một hiện tượng phổ biến đang diễn ra hàng ngày trên thế giới là truyền thông (sách báo, phim ảnh, tv, youtube...) luôn luôn có đề cập đến tình yêu, tình dục, thực phẩm, gia chánh. Ngay cả kỹ nghệ du lịch được phát triển một phần cũng nhờ vào tính thích "món ngon, của lạ" của du khách, chứ không phải chỉ là thuần túy viếng danh lam thắng cảnh, thăm bảo tàng viện...Điều này cũng dễ hiểu, vì ăn uống để sống còn và làm tình để truyền giống là 2 nhu cầu sinh lý cơ bản của con người. Như Thánh Kinh (Sáng Thế Ký 1:28-29) đã viết: "...Hãy sinh con đẻ cái thật nhiều cho chật đất và hãy quản trị đất. Hãy cai quản loài cá trong biển, chim trên trời và các động vật trên đất....Này, ta đã cho các con mọi thứ cây sinh hạt giống, và các thứ cây ra trái có hột. Dùng những thứ đó mà làm thức ăn." Thực phẩm và tình dục còn được gắn liền với khoái cảm để khuyến khích con người sốt sắng chu toàn nhiệm vụ. Xã hội càng phát triển thì con người (nhất là phái nam) càng bị ám ảnh bởi ăn uống và làm tình, càng bị cám dỗ bởi tràn ngập chung quanh toàn là những quảng cáo kích thích, đề cao hưởng thụ. Ăn, ngủ, đ., ỉa từ lâu được coi như tứ khoái của cuộc đời.
-
truyện Nguyễn Hiền, phu xướng phụ tùy
Nhưng anh không ngờ việc quẳng pho tượng đi lại mang đến một đoạn kết anh không thể đoán trước được. Vợ anh tự dưng tin bức tượng bằng đồng đen thực, trong khi anh tỉnh ngộ, biết là của giả. Nhưng thôi, thú tội nhiều khi chỉ mang đến đay nghiến. Anh mỉm cười, nghĩ đến câu trong sách thánh hiền: phu xướng phụ tùy.Thì ra những hành động phá hoại có khi lại mang đến kết quả tốt đẹp không ngờ.
-
Mai Khanh RÉT NÀNG BÂN: Thương cái rét ngọt muộn màng
Tháng 3 xứ Bắc như Vũ Bằng ví, đẹp tựa cô gái nghiêng nước nghiêng thành. Vì nàng đẹp nên hay làm nũng, chẳng đau răng cũng nhăn mặt cho thêm xinh. Mới hôm qua còn nóng nực oi ả, sớm nay đã hanh hao cái lạnh của mùa đông tưởng như đã khuất nẻo. Cái rét cuối mùa còn vương lại như nỗi lưu luyến của mùa đông ấy thơ mộng đến nỗi mà người xưa gọi bằng tên một cô gái đẹp: rét nàng Bân.“Nàng Bân may áo cho chồng,May ba tháng ròng mới được cửa tay,Lạy trời cho cả heo may,Nàng Bân chết quách đêm nay cho rồi".
-
• Thiện Tâm: Chữ Vạn của nhà Phật
Không chỉ phổ biến trong một số tín ngưỡng phương Đông, chữ Vạn cũng từng là biểu tượng phổ biến trong văn hóa phương Tây. Hơn nữa, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra chữ Vạn đã từng là biểu tượng của các tín ngưỡng trong một số nền văn minh tiền sử đã bị hủy diệt.
-
KIỀU MỸ DUYÊN, NHÀ SÁCH TÚ QUỲNH GIÃ TỪ ĐỒNG HƯƠNG
Phan Hoàng Yến, chủ nhân nhà sách Tú Quỳnh, khuôn mặt buồn hiu hắt đi tới đi lui, niềm nở với khách hàng, nhưng không nở nổi nụ cười. Bình thường thì Yến hay cười với khách hàng, bây giờ thì nụ cười biến mất, có ai cười được khi cơ sở thương mại đã hơn 41 năm sắp đóng cửa vì không buôn bán được, trả tiền cho chủ phố đều đặn mà tiền thì không vào. Chồng Yến, ông Đặng Văn Thạnh, chiến sĩ của Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân đã ra đi vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Yến đã gầy, bây giờ gầy thêm, giọng nói ngày xưa nhỏ nhẹ, bây giờ gần như nói không ra tiếng. Khách hàng của nhà sách Tú Quỳnh đều là người lớn tuổi, độc giả đã từng gắn bó với tiệm sách này từ mấy chục năm qua, có nhiều người ra đi vĩnh viễn không bao giờ trở lại.
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều. Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.
Email: saigonweeklyonline@gmail.com
Thư từ bài vở: 702-389-5729
Quảng cáo: 702-630-0234
Hotline: 702-426-4404