Trannico, Góc Kỷ Niệm Của Bầy Diều Hâu Gẫy Cánh

GÓC KỶ NIỆM CỦA BẦY DIỀU HÂU GẪY CÁNH

TRANNICO




Như một thói quen cố hữu, những buổi sáng, tôi và bạn bè thường ghé quán Ngọc Lan để uống cà phê và trò chuyện. Đó là một cái quán nhỏ nằm ở góc đường El Cajon và Menlo. Quán thì rất bình thường và nằm khiêm nhường trong khu  vực có nhiều cơ sở thương mại của người Việt đang sống và sinh hoạt tại thành phố biển này. Thức ăn và thức uống ở đây cũng không có gì là đặc sắc cho lắm. Nhưng cái đặc biệt độc đáo của Ngọc Lan, là khi ngồi lại ở đây, chúng ta sẽ cảm nhận được cái tình của những người lính còn lại với nhau sau cuộc chiến.

Khách đến đây vào buổi sáng, đa số là những người lính cũ, trong đó có cả chúng tôi. Những câu chuyện trao đổi, thường là những kỷ niệm của một thời chinh chiến, trong đó cái tình đồng đội, sự gian lao, nỗi nhọc nhằn của những ngày chiến đấu bên nhau, thường được đề cập đến. Anh Dương, người chủ quán, cũng là một người lính khi xưa. Do đó, mỗi khi nói về đời lính, thì anh luôn là người hưởng ứng một cách nhiệt tình nhất. Cái chất lính hình như đã hằn chặt trong cuộc đời và ký ức của anh, vì vậy, khi có dịp, anh luôn nói một cách say sưa về những năm tháng chiến đấu của mình một cách rất tự hào và hãnh diện vì mình đã là một người lính VNCH trong thời gian chiến tranh, để bảo vệ miền Nam. Nhiều khi hăng say nói quá, anh bỏ luôn cả chuyện bán buôn. Đặc biệt khi nói về binh chủng Thiết giáp của anh, cái binh chủng mà chính anh và đồng đội đã chiến đấu và hy sinh thế nào, tôi thấy mắt của anh đã sáng rực và bừng lên như ánh lửa. Trong một không gian nào đó, hình như anh đang sống lại với những ngày tháng hiên ngang, hào hứng ngồi trên pháo tháp của chiến xa, để cùng đơn vị xung phong vào trận địa.

Cho xe vào parking xong, chưa bước ra khỏi xe, tôi đã nghe tiếng cười sảng khoái  và giòn tan của anh Lô, một đàn anh của chúng tôi, một con người mà sự ưu tư, muộn phiền không thể tìm thấy ở anh. Tiếng nói oang oang của anh đang vang lên rộn rã.
- Chúng mày thằng nào cũng cứ nhút nhát và rụt rè như thế này, thì còn cơm cháo cái con mẹ gì. Tao nói thiệt, không thằng nào dám ra tranh cử kỳ này, cứ để tao, thằng già này ra cho chúng mày mắc cỡ cả đám.

Anh Quy ngồi bên cạnh cũng bật cười mà nói:
- Thôi đi cha nội, để yên cho mấy thằng em mình nó làm việc. Tụi mình già ngáp rồi, tụi mình chỉ cần yểm trợ mấy thằng em, thì chắc chắn việc gì cũng xong.
- Anh cứ để tui hù tụi nó một chút cho tụi nó ngán chút chơi vậy mà. Chứ tui là Trưởng ban Bầu cử kỳ này, tui mà không kiếm được thằng nào hy sinh, thì tui cũng chết mẹ chứ giỡn sao. Tôi đã hứa trước Đại hội kỳ rồi là phải tổ chức bầu cử kỳ này ngon lành, lỡ mà không xong chắc tôi cũng phải trốn luôn, chứ làm sao mà trả lời với anh em mình đây.

Thì ra mấy huynh trưởng của tụi tôi đang thảo luận về việc chuẩn bị cho Đại Hội thường niên của Thủ Đức kỳ này vào đầu tháng 6 này. Và trong dịp này chúng tôi sẽ bầu lại Hội Trưởng Ban Chấp Hành mới. Công việc coi như rất đơn giản, nhưng cũng rất nhiêu khê. Từ hồi nào đến giờ, nói và phê bình thì ai cũng có thể phát ngôn một cách rất là thoải mái, vô tội vạ. Nhưng khi dám đứng ra nhận trách nhiệm và thực sự để làm việc, thì ai cũng thật nhiều ngần ngại, tính toán, rồi né tránh. Đây là công việc chung, mọi việc làm đều tự nguyện. Trách nhiệm thì nhiều, mà quyền lợi thì chẳng có gì cả. Đã vậy lại gặp mấy tay phá thối, không làm gì cả, nhưng tối ngày chỉ chực bắt lỗi, bắt phải, để làm nản lòng chiến sĩ. Đó là một hiện tượng chung ở các Hội đoàn và chúng tôi cũng không là ngoại lệ.

Khi thấy chúng tôi từ xe bước ra, anh Lô đã giơ tay ngoắc và không quên lời trách móc kèm theo:
- Mấy thằng này trốn ở đâu hôm nay mới thấy mặt. Hình như mấy chú mày gia nhập lực lượng người nhái hết rồi phải không? Tao gọi điện thoại mỏi mồm mà chẳng có thằng nào trả lời trả vốn gì hết.

Tôi vừa đưa tay chào các huynh trưởng, vừa cười vừa trả lời:
- Huynh trưởng cũng thông cảm cho tụi em, mấy hôm nay bận việc nhà quá. Phần thì con vợ của em nó đi Arizona chưa về, do đó em phải túc trực ở nhà lo cho mấy đứa nhỏ. Trời ơi, huynh trưởng biết không mấy đứa nhỏ quậy mát trời ông địa luôn vậy đó.
- Thôi đừng có xạo đi mày ơi! Mới hôm qua tao gặp con vợ mày đi chợ Viễn Đông chứ đâu. Nó gặp tao nó còn chào và hỏi thăm anh đi đâu đó.
- Ủa, vậy mà em còn tưởng nó còn ở Việt Nam cơ chứ. Thôi xin huynh trưởng tha cho em đi nghe huynh trưởng. Để em về coi lại xem sao.
Tôi vừa trả lời vừa tuôn ra nụ cười cầu tài cho qua cầu được êm xuôi với mấy ông anh của mình.

Rảo mắt nhìn quanh, tôi thấy hôm nay anh em hình như đầy đủ cả. Các đàn anh như anh Lô, anh Quy, anh Quang, anh Hùng, anh Ty, anh Trí. Hôm nay có cả Thần ve chai Hoàng Thành, Mùa thu chết Bá Hòe, Đại úy to mồm Duy Ân, người mãi cô đơn Phạm Hùng. Tất cả đang râm ran những câu chuyện chợt đến một cách sảng khoái. Tiếng nhừa nhựa của Hoàng Thành đang nói với Hai Hỷ:
- Ông cứ yên trí mà hy sinh thêm hai năm nữa cho tui. Thằng nào nó lạng quạng với anh em mình, ông để tôi xắt bỏ mẹ tụi nó. Ông tưởng tui cứ lo đi làm là tôi không quan tâm đến anh em mình hay sao? Vậy là ông coi thường thằng bạn của ông quá. Ông phải biết không thằng nào lợi dụng được tui đâu, với tinh thần Quân Đội là trên hết.
- Được rồi, được rồi mày ơi. Hay là tao đã hy sinh hai năm rồi, bây giờ tới lượt mày nghe Thành. Mày mà làm là không thằng nào dám chửi như tao đâu. Mày dân Thủy quân Lục chiến chứ đâu có phải dân bở như tao đâu.
Hoàng Thành cười lên hô hố và gân cổ lên nói:
- Ông cứ ngon, ông tuyên bố không dám làm đi, tui  làm cho ông coi. Bảo đảm không đẹp mắt không ăn tiền. Mấy thằng phá thối, nó dựng chuyện chửi ông nữa, Đ.M. tôi cắt d. tụi nó hết. Tụi nó cứ tưởng có phương tiện trong tay, rồi muốn chửi ai thì chửi hay sao.
Bá Hòe thấy Hoàng Thành  quá, bèn nhào vô ủng hộ tinh thần:
- Tao ủng hộ mày Thành. Chỉ có mấy thằng linh tinh lang tang, thủ cẳng, Ngụy quân tử, mới sợ mấy thằng báo đời đó, chứ tụi mình trên răng dưới lựu đạn, đâu có sợ thằng nào. Phải cho tụi nó biết thế nào là lễ độ. Không thể để cho tụi nó chà đạp sự hy sinh của những người lính đơn thuần như tụi mình.
Tiếng anh Hùng nhẹ nhàng bảo cả đám:
- Thôi đi mấy thằng em, tụi bay đừng quậy quá người ta tưởng thiệt người ta cười cho cả đám bây giờ. Từ hồi nào đến giờ, anh em mình có tiếng là đàng hoàng, việc nào ra việc đó, có việc gì cứ đóng cửa bảo nhau. Như kỳ này anh thấy thằng Hỷ đang làm rất được việc, lại có nhiều thiện chí và được anh em ủng hộ. Anh đề nghị em nên mạnh dạn để gánh vác thêm một nhiệm kỳ nữa. Đâu có ai cũng được ủng hộ như em đâu.
Hay Hỷ mặt mày méo xẹo, đưa tay lên gãi đầu lia lại, làm như hôm nay đầu mình có nhiều con chí đang đi du ngoạn một cách vô tổ chức:
- Anh nói vậy là cuộc đời em coi như lại bị tàn phá một cách tan nát rồi. Con vợ em nó đã hăm em rồi đó, kỳ này mà em đắc cử nữa là nó sẽ khăn gói quả mướp để về bên nhà bà già vợ em luôn và sẽ không bao giờ trở lại.
Duy Ân nãy giờ ngồi nghe ngóng, bây giờ mới to mồm lên tiếng:
- Ông đi chết đi! Anh em tín nhiệm mà ông không dám làm, vậy thì chết mẹ nó đi còn sướng hơn. Đừng có lo gì cả, con vợ ông nó dọa ông thôi. Nó mà đi thì tôi gả con em vợ tui cho ông. Ông không nghe huynh trưởng Trạng nói là làm chính trị thì phải lì mới được hay sao.
Hai Hỷ nhà ta cứ ngồi đực ra như là ông phỗng đá, trong bụng thì muốn bỏ của chạy lấy người, mà bên ngoài bạn bè kêu gọi quá, cũng lấy làm hãnh diện. Vì đâu phải ai cũng được tín nhiệm như mình và cái máu lính chợt trở dậy trong lòng. Chàng đứng lên giơ hai tay một cách mạnh dạn, không phải để đầu hàng mà là hứng chí tuyên bố:
- Đã chơi là phải chơi cho tới luôn. Anh em mà ủng hộ thì Hai Hỷ này sẽ tới luôn bác tài, xem có chết thằng khỉ gió nào không cho biết. Hồi xưa Việt Cộng nó bắt nhốt mấy lần đều không chết, mà bây giờ không lẽ chết vì phải làm Hội Trưởng hay sao. Nhưng mà thằng Bá Hòe và thằng Thành phải ủng hộ tao tối đa, chứ tụi bây bị mấy thằng âm binh ganh tỵ xui dại mà trở quẻ với tao, thì anh em chúng mình ba đứa bao nhiêu năm, coi như là đi tàu suốt đó các em.

Thế là cả bọn anh em chúng tôi đều cười vang rộn rã. Cười một cách hồn nhiên sảng khoái như những ngày mới vừa vào lính.
Anh em chúng tôi là như vậy đó, gặp nhau cười đùa vui vẻ, lúc chí chóe, ồn ào, đôi khi hục hặc, nhưng không bao giờ chúng tôi bỏ nhau. Cái tình lính đậm đà, tình đồng đội thương yêu, đã liên kết chúng tôi như một chất keo nguyên tử không thể tan rã. Trong những năm tháng chinh chiến ngày xưa, chúng tôi đã cùng sống chết với nhau trên những chiến trường khốc liệt, những giọt nước mắt của chúng tôi đã tuôn rơi, khi mà những bạn bè không may đã phải nằm xuống trên chiến hào đẫm máu anh em. Những thịt xương nào chúng tôi đã cống hiến cho quê hương, những dòng máu nào của chúng tôi đã tưới lên bờ cây, ngọn cỏ để bảo vệ màu cờ Tổ quốc tung bay. Rồi trong những trại giam nhục nhằn của kẻ thù, từng củ khoai, miếng cháo chia nhau, từng hơi thuốc nghĩa tình san sẻ. Từng cái dựa lưng nhau để tìm hơi  ấm trong cái lạnh chập chùng của mùa Đông xứ Bắc. Không lẽ bây giờ trong sự no đủ, tự do chúng tôi lại bỏ nhau sao? Đây là điều chúng tôi phải nhủ với lòng là không thể để xảy ra trong những ngày tháng cuối cùng của một kiếp người lưu lạc.

Tôi thường gọi cái góc nhỏ của quán Ngọc Lan là góc kỷ niệm của những con diều hâu gẫy cánh. Chúng tôi đó, những người lính ngày xưa, đã còn lại gì đâu, sau cuộc chiến đầy căm phẫn. Chúng tôi đã thua kẻ thù vì chúng tôi bị cưỡng bách phải thua. Máu của bạn bè, đồng đội của chúng tôi phải đổ xuống cho những gì mà người ta gọi là nhu cầu chiến lược. Đồng bào tôi bị đọa đầy, lầm than cho những gì gọi là sự thử nghiệm của Tự do. Những cánh tay của chúng tôi đã bị chặt xuống, như những đôi cánh của những con diều hâu bị bẻ gẫy, để không còn được bay cao trên bầu trời quê hương yêu dấu. Không còn lại gì, chỉ còn chăng là cái tình của những người lính với nhau, cái tình đồng đội không thể nào quên trong ký ức. Do đó chúng tôi thường tìm đến bên nhau để tìm về những tháng ngày xa xưa đầy kỷ niệm.
 
Chiều nay tôi lại đến quán Ngọc Lan một mình. Dù không một ai ở quanh tôi, nhưng tôi vẫn ngồi trong cái góc nhỏ đầy kỷ niệm, để tận hưởng cái hương vị diệu kỳ của cái tình lính đậm đà, cái tình bạn thân yêu khó thể nào quên. Tôi vẫn thấy hình ảnh của anh em tôi, bạn bè tôi như ở đâu đây. Những giọng nói tiếng cười của họ vẫn rộn rã trong trái tim tôi. Ngày mai đây tôi sẽ phải rời xa thành phố nầy để về một miền hoàn toàn xa lạ. Tôi đứng lên mà hình như nước mắt cứ rưng rưng và chân không muốn bước. Chuyến đi nào cũng đều phải có hành trang. Chuyến đi của tôi ngày mai cũng vậy. Nhưng cái hành trang quý nhất mà tôi mang theo, luôn nằm ở trong trái tim tôi. Đó là Ngọc Lan, Góc kỷ niệm của bầy diều hâu gãy cánh.

TRANICO

 




GÓC KỶ NIỆM
CỦA BẦY DIỀU HÂU GẪY CÁNH
TRANNICO
Như một thói quen cố hữu, những buổi sáng, tôi và bạn bè thường ghé quán Ngọc Lan để uống cà phê và trò chuyện. Đó là một cái quán nhỏ nằm ở góc đường El Cajon và Menlo. Quán thì rất bình thường và nằm khiêm nhường trong khu  vực có nhiều cơ sở thương mại của người Việt đang sống và sinh hoạt tại thành phố biển này. Thức ăn và thức uống ở đây cũng không có gì là đặc sắc cho lắm. Nhưng cái đặc biệt độc đáo của Ngọc Lan, là khi ngồi lại ở đây, chúng ta sẽ cảm nhận được cái tình của những người lính còn lại với nhau sau cuộc chiến.
Khách đến đây vào buổi sáng, đa số là những người lính cũ, trong đó có cả chúng tôi. Những câu chuyện trao đổi, thường là những kỷ niệm của một thời chinh chiến, trong đó cái tình đồng đội, sự gian lao, nỗi nhọc nhằn của những ngày chiến đấu bên nhau, thường được đề cập đến. Anh Dương, người chủ quán, cũng là một người lính khi xưa. Do đó, mỗi khi nói về đời lính, thì anh luôn là người hưởng ứng một cách nhiệt tình nhất. Cái chất lính hình như đã hằn chặt trong cuộc đời và ký ức của anh, vì vậy, khi có dịp, anh luôn nói một cách say sưa về những năm tháng chiến đấu của mình một cách rất tự hào và hãnh diện vì mình đã là một người lính VNCH trong thời gian chiến tranh, để bảo vệ miền Nam. Nhiều khi hăng say nói quá, anh bỏ luôn cả chuyện bán buôn. Đặc biệt khi nói về binh chủng Thiết giáp của anh, cái binh chủng mà chính anh và đồng đội đã chiến đấu và hy sinh thế nào, tôi thấy mắt của anh đã sáng rực và bừng lên như ánh lửa. Trong một không gian nào đó, hình như anh đang sống lại với những ngày tháng hiên ngang, hào hứng ngồi trên pháo tháp của chiến xa, để cùng đơn vị xung phong vào trận địa.
Cho xe vào parking xong, chưa bước ra khỏi xe, tôi đã nghe tiếng cười sảng khoái  và giòn tan của anh Lô, một đàn anh của chúng tôi, một con người mà sự ưu tư, muộn phiền không thể tìm thấy ở anh. Tiếng nói oang oang của anh đang vang lên rộn rã.
- Chúng mày thằng nào cũng cứ nhút nhát và rụt rè như thế này, thì còn cơm cháo cái con mẹ gì. Tao nói thiệt, không thằng nào dám ra tranh cử kỳ này, cứ để tao, thằng già này ra cho chúng mày mắc cỡ cả đám.
Anh Quy ngồi bên cạnh cũng bật cười mà nói:
- Thôi đi cha nội, để yên cho mấy thằng em mình nó làm việc. Tụi mình già ngáp rồi, tụi mình chỉ cần yểm trợ mấy thằng em, thì chắc chắn việc gì cũng xong.
- Anh cứ để tui hù tụi nó một chút cho tụi nó ngán chút chơi vậy mà. Chứ tui là Trưởng ban Bầu cử kỳ này, tui mà không kiếm được thằng nào hy sinh, thì tui cũng chết mẹ chứ giỡn sao. Tôi đã hứa trước Đại hội kỳ rồi là phải tổ chức bầu cử kỳ này ngon lành, lỡ mà không xong chắc tôi cũng phải trốn luôn, chứ làm sao mà trả lời với anh em mình đây.
Thì ra mấy huynh trưởng của tụi tôi đang thảo luận về việc chuẩn bị cho Đại Hội thường niên của Thủ Đức kỳ này vào đầu tháng 6 này. Và trong dịp này chúng tôi sẽ bầu lại Hội Trưởng Ban Chấp Hành mới. Công việc coi như rất đơn giản, nhưng cũng rất nhiêu khê. Từ hồi nào đến giờ, nói và phê bình thì ai cũng có thể phát ngôn một cách rất là thoải mái, vô tội vạ. Nhưng khi dám đứng ra nhận trách nhiệm và thực sự để làm việc, thì ai cũng thật nhiều ngần ngại, tính toán, rồi né tránh. Đây là công việc chung, mọi việc làm đều tự nguyện. Trách nhiệm thì nhiều, mà quyền lợi thì chẳng có gì cả. Đã vậy lại gặp mấy tay phá thối, không làm gì cả, nhưng tối ngày chỉ chực bắt lỗi, bắt phải, để làm nản lòng chiến sĩ. Đó là một hiện tượng chung ở các Hội đoàn và chúng tôi cũng không là ngoại lệ.
Khi thấy chúng tôi từ xe bước ra, anh Lô đã giơ tay ngoắc và không quên lời trách móc kèm theo:
- Mấy thằng này trốn ở đâu hôm nay mới thấy mặt. Hình như mấy chú mày gia nhập lực lượng người nhái hết rồi phải không? Tao gọi điện thoại mỏi mồm mà chẳng có thằng nào trả lời trả vốn gì hết.
Tôi vừa đưa tay chào các huynh trưởng, vừa cười vừa trả lời:
- Huynh trưởng cũng thông cảm cho tụi em, mấy hôm nay bận việc nhà quá. Phần thì con vợ của em nó đi Arizona chưa về, do đó em phải túc trực ở nhà lo cho mấy đứa nhỏ. Trời ơi, huynh trưởng biết không mấy đứa nhỏ quậy mát trời ông địa luôn vậy đó.
- Thôi đừng có xạo đi mày ơi! Mới hôm qua tao gặp con vợ mày đi chợ Viễn Đông chứ đâu. Nó gặp tao nó còn chào và hỏi thăm anh đi đâu đó.
- Ủa, vậy mà em còn tưởng nó còn ở Việt Nam cơ chứ. Thôi xin huynh trưởng tha cho em đi nghe huynh trưởng. Để em về coi lại xem sao.
Tôi vừa trả lời vừa tuôn ra nụ cười cầu tài cho qua cầu được êm xuôi với mấy ông anh của mình.
Rảo mắt nhìn quanh, tôi thấy hôm nay anh em hình như đầy đủ cả. Các đàn anh như anh Lô, anh Quy, anh Quang, anh Hùng, anh Ty, anh Trí. Hôm nay có cả Thần ve chai Hoàng Thành, Mùa thu chết Bá Hòe, Đại úy to mồm Duy Ân, người mãi cô đơn Phạm Hùng. Tất cả đang râm ran những câu chuyện chợt đến một cách sảng khoái. Tiếng nhừa nhựa của Hoàng Thành đang nói với Hai Hỷ:
- Ông cứ yên trí mà hy sinh thêm hai năm nữa cho tui. Thằng nào nó lạng quạng với anh em mình, ông để tôi xắt bỏ mẹ tụi nó. Ông tưởng tui cứ lo đi làm là tôi không quan tâm đến anh em mình hay sao? Vậy là ông coi thường thằng bạn của ông quá. Ông phải biết không thằng nào lợi dụng được tui đâu, với tinh thần Quân Đội là trên hết.
- Được rồi, được rồi mày ơi. Hay là tao đã hy sinh hai năm rồi, bây giờ tới lượt mày nghe Thành. Mày mà làm là không thằng nào dám chửi như tao đâu. Mày dân Thủy quân Lục chiến chứ đâu có phải dân bở như tao đâu.
Hoàng Thành cười lên hô hố và gân cổ lên nói:
- Ông cứ ngon, ông tuyên bố không dám làm đi, tui  làm cho ông coi. Bảo đảm không đẹp mắt không ăn tiền. Mấy thằng phá thối, nó dựng chuyện chửi ông nữa, Đ.M. tôi cắt d. tụi nó hết. Tụi nó cứ tưởng có phương tiện trong tay, rồi muốn chửi ai thì chửi hay sao.
Bá Hòe thấy Hoàng Thành  quá, bèn nhào vô ủng hộ tinh thần:
- Tao ủng hộ mày Thành. Chỉ có mấy thằng linh tinh lang tang, thủ cẳng, Ngụy quân tử, mới sợ mấy thằng báo đời đó, chứ tụi mình trên răng dưới lựu đạn, đâu có sợ thằng nào. Phải cho tụi nó biết thế nào là lễ độ. Không thể để cho tụi nó chà đạp sự hy sinh của những người lính đơn thuần như tụi mình.
Tiếng anh Hùng nhẹ nhàng bảo cả đám:
- Thôi đi mấy thằng em, tụi bay đừng quậy quá người ta tưởng thiệt người ta cười cho cả đám bây giờ. Từ hồi nào đến giờ, anh em mình có tiếng là đàng hoàng, việc nào ra việc đó, có việc gì cứ đóng cửa bảo nhau. Như kỳ này anh thấy thằng Hỷ đang làm rất được việc, lại có nhiều thiện chí và được anh em ủng hộ. Anh đề nghị em nên mạnh dạn để gánh vác thêm một nhiệm kỳ nữa. Đâu có ai cũng được ủng hộ như em đâu.
Hay Hỷ mặt mày méo xẹo, đưa tay lên gãi đầu lia lại, làm như hôm nay đầu mình có nhiều con chí đang đi du ngoạn một cách vô tổ chức:
- Anh nói vậy là cuộc đời em coi như lại bị tàn phá một cách tan nát rồi. Con vợ em nó đã hăm em rồi đó, kỳ này mà em đắc cử nữa là nó sẽ khăn gói quả mướp để về bên nhà bà già vợ em luôn và sẽ không bao giờ trở lại.
Duy Ân nãy giờ ngồi nghe ngóng, bây giờ mới to mồm lên tiếng:
- Ông đi chết đi! Anh em tín nhiệm mà ông không dám làm, vậy thì chết mẹ nó đi còn sướng hơn. Đừng có lo gì cả, con vợ ông nó dọa ông thôi. Nó mà đi thì tôi gả con em vợ tui cho ông. Ông không nghe huynh trưởng Trạng nói là làm chính trị thì phải lì mới được hay sao.
Hai Hỷ nhà ta cứ ngồi đực ra như là ông phỗng đá, trong bụng thì muốn bỏ của chạy lấy người, mà bên ngoài bạn bè kêu gọi quá, cũng lấy làm hãnh diện. Vì đâu phải ai cũng được tín nhiệm như mình và cái máu lính chợt trở dậy trong lòng. Chàng đứng lên giơ hai tay một cách mạnh dạn, không phải để đầu hàng mà là hứng chí tuyên bố:
- Đã chơi là phải chơi cho tới luôn. Anh em mà ủng hộ thì Hai Hỷ này sẽ tới luôn bác tài, xem có chết thằng khỉ gió nào không cho biết. Hồi xưa Việt Cộng nó bắt nhốt mấy lần đều không chết, mà bây giờ không lẽ chết vì phải làm Hội Trưởng hay sao. Nhưng mà thằng Bá Hòe và thằng Thành phải ủng hộ tao tối đa, chứ tụi bây bị mấy thằng âm binh ganh tỵ xui dại mà trở quẻ với tao, thì anh em chúng mình ba đứa bao nhiêu năm, coi như là đi tàu suốt đó các em.
Thế là cả bọn anh em chúng tôi đều cười vang rộn rã. Cười một cách hồn nhiên sảng khoái như những ngày mới vừa vào lính.
Anh em chúng tôi là như vậy đó, gặp nhau cười đùa vui vẻ, lúc chí chóe, ồn ào, đôi khi hục hặc, nhưng không bao giờ chúng tôi bỏ nhau. Cái tình lính đậm đà, tình đồng đội thương yêu, đã liên kết chúng tôi như một chất keo nguyên tử không thể tan rã. Trong những năm tháng chinh chiến ngày xưa, chúng tôi đã cùng sống chết với nhau trên những chiến trường khốc liệt, những giọt nước mắt của chúng tôi đã tuôn rơi, khi mà những bạn bè không may đã phải nằm xuống trên chiến hào đẫm máu anh em. Những thịt xương nào chúng tôi đã cống hiến cho quê hương, những dòng máu nào của chúng tôi đã tưới lên bờ cây, ngọn cỏ để bảo vệ màu cờ Tổ quốc tung bay. Rồi trong những trại giam nhục nhằn của kẻ thù, từng củ khoai, miếng cháo chia nhau, từng hơi thuốc nghĩa tình san sẻ. Từng cái dựa lưng nhau để tìm hơi  ấm trong cái lạnh chập chùng của mùa Đông xứ Bắc. Không lẽ bây giờ trong sự no đủ, tự do chúng tôi lại bỏ nhau sao? Đây là điều chúng tôi phải nhủ với lòng là không thể để xảy ra trong những ngày tháng cuối cùng của một kiếp người lưu lạc.
Tôi thường gọi cái góc nhỏ của quán Ngọc Lan là góc kỷ niệm của những con diều hâu gẫy cánh. Chúng tôi đó, những người lính ngày xưa, đã còn lại gì đâu, sau cuộc chiến đầy căm phẫn. Chúng tôi đã thua kẻ thù vì chúng tôi bị cưỡng bách phải thua. Máu của bạn bè, đồng đội của chúng tôi phải đổ xuống cho những gì mà người ta gọi là nhu cầu chiến lược. Đồng bào tôi bị đọa đầy, lầm than cho những gì gọi là sự thử nghiệm của Tự do. Những cánh tay của chúng tôi đã bị chặt xuống, như những đôi cánh của những con diều hâu bị bẻ gẫy, để không còn được bay cao trên bầu trời quê hương yêu dấu. Không còn lại gì, chỉ còn chăng là cái tình của những người lính với nhau, cái tình đồng đội không thể nào quên trong ký ức. Do đó chúng tôi thường tìm đến bên nhau để tìm về những tháng ngày xa xưa đầy kỷ niệm.
 Chiều nay tôi lại đến quán Ngọc Lan một mình. Dù không một ai ở quanh tôi, nhưng tôi vẫn ngồi trong cái góc nhỏ đầy kỷ niệm, để tận hưởng cái hương vị diệu kỳ của cái tình lính đậm đà, cái tình bạn thân yêu khó thể nào quên. Tôi vẫn thấy hình ảnh của anh em tôi, bạn bè tôi như ở đâu đây. Những giọng nói tiếng cười của họ vẫn rộn rã trong trái tim tôi. Ngày mai đây tôi sẽ phải rời xa thành phố nầy để về một miền hoàn toàn xa lạ. Tôi đứng lên mà hình như nước mắt cứ rưng rưng và chân không muốn bước. Chuyến đi nào cũng đều phải có hành trang. Chuyến đi của tôi ngày mai cũng vậy. Nhưng cái hành trang quý nhất mà tôi mang theo, luôn nằm ở trong trái tim tôi. Đó là Ngọc Lan, Góc kỷ niệm của bầy diều hâu gãy cánh.
TRANICO

 






    










    









GÓC KỶ NIỆM CỦA BẦY DIỀU HÂU GẪY CÁNH

TRANNICO
Như một thói quen cố hữu, những buổi sáng, tôi và bạn bè thường ghé quán Ngọc Lan để uống cà phê và trò chuyện. Đó là một cái quán nhỏ nằm ở góc đường El Cajon và Menlo. Quán thì rất bình thường và nằm khiêm nhường trong khu  vực có nhiều cơ sở thương mại của người Việt đang sống và sinh hoạt tại thành phố biển này. Thức ăn và thức uống ở đây cũng không có gì là đặc sắc cho lắm. Nhưng cái đặc biệt độc đáo của Ngọc Lan, là khi ngồi lại ở đây, chúng ta sẽ cảm nhận được cái tình của những người lính còn lại với nhau sau cuộc chiến.
Khách đến đây vào buổi sáng, đa số là những người lính cũ, trong đó có cả chúng tôi. Những câu chuyện trao đổi, thường là những kỷ niệm của một thời chinh chiến, trong đó cái tình đồng đội, sự gian lao, nỗi nhọc nhằn của những ngày chiến đấu bên nhau, thường được đề cập đến. Anh Dương, người chủ quán, cũng là một người lính khi xưa. Do đó, mỗi khi nói về đời lính, thì anh luôn là người hưởng ứng một cách nhiệt tình nhất. Cái chất lính hình như đã hằn chặt trong cuộc đời và ký ức của anh, vì vậy, khi có dịp, anh luôn nói một cách say sưa về những năm tháng chiến đấu của mình một cách rất tự hào và hãnh diện vì mình đã là một người lính VNCH trong thời gian chiến tranh, để bảo vệ miền Nam. Nhiều khi hăng say nói quá, anh bỏ luôn cả chuyện bán buôn. Đặc biệt khi nói về binh chủng Thiết giáp của anh, cái binh chủng mà chính anh và đồng đội đã chiến đấu và hy sinh thế nào, tôi thấy mắt của anh đã sáng rực và bừng lên như ánh lửa. Trong một không gian nào đó, hình như anh đang sống lại với những ngày tháng hiên ngang, hào hứng ngồi trên pháo tháp của chiến xa, để cùng đơn vị xung phong vào trận địa.
Cho xe vào parking xong, chưa bước ra khỏi xe, tôi đã nghe tiếng cười sảng khoái  và giòn tan của anh Lô, một đàn anh của chúng tôi, một con người mà sự ưu tư, muộn phiền không thể tìm thấy ở anh. Tiếng nói oang oang của anh đang vang lên rộn rã.
- Chúng mày thằng nào cũng cứ nhút nhát và rụt rè như thế này, thì còn cơm cháo cái con mẹ gì. Tao nói thiệt, không thằng nào dám ra tranh cử kỳ này, cứ để tao, thằng già này ra cho chúng mày mắc cỡ cả đám.
Anh Quy ngồi bên cạnh cũng bật cười mà nói:
- Thôi đi cha nội, để yên cho mấy thằng em mình nó làm việc. Tụi mình già ngáp rồi, tụi mình chỉ cần yểm trợ mấy thằng em, thì chắc chắn việc gì cũng xong.
- Anh cứ để tui hù tụi nó một chút cho tụi nó ngán chút chơi vậy mà. Chứ tui là Trưởng ban Bầu cử kỳ này, tui mà không kiếm được thằng nào hy sinh, thì tui cũng chết mẹ chứ giỡn sao. Tôi đã hứa trước Đại hội kỳ rồi là phải tổ chức bầu cử kỳ này ngon lành, lỡ mà không xong chắc tôi cũng phải trốn luôn, chứ làm sao mà trả lời với anh em mình đây.
Thì ra mấy huynh trưởng của tụi tôi đang thảo luận về việc chuẩn bị cho Đại Hội thường niên của Thủ Đức kỳ này vào đầu tháng 6 này. Và trong dịp này chúng tôi sẽ bầu lại Hội Trưởng Ban Chấp Hành mới. Công việc coi như rất đơn giản, nhưng cũng rất nhiêu khê. Từ hồi nào đến giờ, nói và phê bình thì ai cũng có thể phát ngôn một cách rất là thoải mái, vô tội vạ. Nhưng khi dám đứng ra nhận trách nhiệm và thực sự để làm việc, thì ai cũng thật nhiều ngần ngại, tính toán, rồi né tránh. Đây là công việc chung, mọi việc làm đều tự nguyện. Trách nhiệm thì nhiều, mà quyền lợi thì chẳng có gì cả. Đã vậy lại gặp mấy tay phá thối, không làm gì cả, nhưng tối ngày chỉ chực bắt lỗi, bắt phải, để làm nản lòng chiến sĩ. Đó là một hiện tượng chung ở các Hội đoàn và chúng tôi cũng không là ngoại lệ.
Khi thấy chúng tôi từ xe bước ra, anh Lô đã giơ tay ngoắc và không quên lời trách móc kèm theo:
- Mấy thằng này trốn ở đâu hôm nay mới thấy mặt. Hình như mấy chú mày gia nhập lực lượng người nhái hết rồi phải không? Tao gọi điện thoại mỏi mồm mà chẳng có thằng nào trả lời trả vốn gì hết.
Tôi vừa đưa tay chào các huynh trưởng, vừa cười vừa trả lời:
- Huynh trưởng cũng thông cảm cho tụi em, mấy hôm nay bận việc nhà quá. Phần thì con vợ của em nó đi Arizona chưa về, do đó em phải túc trực ở nhà lo cho mấy đứa nhỏ. Trời ơi, huynh trưởng biết không mấy đứa nhỏ quậy mát trời ông địa luôn vậy đó.
- Thôi đừng có xạo đi mày ơi! Mới hôm qua tao gặp con vợ mày đi chợ Viễn Đông chứ đâu. Nó gặp tao nó còn chào và hỏi thăm anh đi đâu đó.
- Ủa, vậy mà em còn tưởng nó còn ở Việt Nam cơ chứ. Thôi xin huynh trưởng tha cho em đi nghe huynh trưởng. Để em về coi lại xem sao.
Tôi vừa trả lời vừa tuôn ra nụ cười cầu tài cho qua cầu được êm xuôi với mấy ông anh của mình.
Rảo mắt nhìn quanh, tôi thấy hôm nay anh em hình như đầy đủ cả. Các đàn anh như anh Lô, anh Quy, anh Quang, anh Hùng, anh Ty, anh Trí. Hôm nay có cả Thần ve chai Hoàng Thành, Mùa thu chết Bá Hòe, Đại úy to mồm Duy Ân, người mãi cô đơn Phạm Hùng. Tất cả đang râm ran những câu chuyện chợt đến một cách sảng khoái. Tiếng nhừa nhựa của Hoàng Thành đang nói với Hai Hỷ:
- Ông cứ yên trí mà hy sinh thêm hai năm nữa cho tui. Thằng nào nó lạng quạng với anh em mình, ông để tôi xắt bỏ mẹ tụi nó. Ông tưởng tui cứ lo đi làm là tôi không quan tâm đến anh em mình hay sao? Vậy là ông coi thường thằng bạn của ông quá. Ông phải biết không thằng nào lợi dụng được tui đâu, với tinh thần Quân Đội là trên hết.
- Được rồi, được rồi mày ơi. Hay là tao đã hy sinh hai năm rồi, bây giờ tới lượt mày nghe Thành. Mày mà làm là không thằng nào dám chửi như tao đâu. Mày dân Thủy quân Lục chiến chứ đâu có phải dân bở như tao đâu.
Hoàng Thành cười lên hô hố và gân cổ lên nói:
- Ông cứ ngon, ông tuyên bố không dám làm đi, tui  làm cho ông coi. Bảo đảm không đẹp mắt không ăn tiền. Mấy thằng phá thối, nó dựng chuyện chửi ông nữa, Đ.M. tôi cắt d. tụi nó hết. Tụi nó cứ tưởng có phương tiện trong tay, rồi muốn chửi ai thì chửi hay sao.
Bá Hòe thấy Hoàng Thành  quá, bèn nhào vô ủng hộ tinh thần:
- Tao ủng hộ mày Thành. Chỉ có mấy thằng linh tinh lang tang, thủ cẳng, Ngụy quân tử, mới sợ mấy thằng báo đời đó, chứ tụi mình trên răng dưới lựu đạn, đâu có sợ thằng nào. Phải cho tụi nó biết thế nào là lễ độ. Không thể để cho tụi nó chà đạp sự hy sinh của những người lính đơn thuần như tụi mình.
Tiếng anh Hùng nhẹ nhàng bảo cả đám:
- Thôi đi mấy thằng em, tụi bay đừng quậy quá người ta tưởng thiệt người ta cười cho cả đám bây giờ. Từ hồi nào đến giờ, anh em mình có tiếng là đàng hoàng, việc nào ra việc đó, có việc gì cứ đóng cửa bảo nhau. Như kỳ này anh thấy thằng Hỷ đang làm rất được việc, lại có nhiều thiện chí và được anh em ủng hộ. Anh đề nghị em nên mạnh dạn để gánh vác thêm một nhiệm kỳ nữa. Đâu có ai cũng được ủng hộ như em đâu.
Hay Hỷ mặt mày méo xẹo, đưa tay lên gãi đầu lia lại, làm như hôm nay đầu mình có nhiều con chí đang đi du ngoạn một cách vô tổ chức:
- Anh nói vậy là cuộc đời em coi như lại bị tàn phá một cách tan nát rồi. Con vợ em nó đã hăm em rồi đó, kỳ này mà em đắc cử nữa là nó sẽ khăn gói quả mướp để về bên nhà bà già vợ em luôn và sẽ không bao giờ trở lại.
Duy Ân nãy giờ ngồi nghe ngóng, bây giờ mới to mồm lên tiếng:
- Ông đi chết đi! Anh em tín nhiệm mà ông không dám làm, vậy thì chết mẹ nó đi còn sướng hơn. Đừng có lo gì cả, con vợ ông nó dọa ông thôi. Nó mà đi thì tôi gả con em vợ tui cho ông. Ông không nghe huynh trưởng Trạng nói là làm chính trị thì phải lì mới được hay sao.
Hai Hỷ nhà ta cứ ngồi đực ra như là ông phỗng đá, trong bụng thì muốn bỏ của chạy lấy người, mà bên ngoài bạn bè kêu gọi quá, cũng lấy làm hãnh diện. Vì đâu phải ai cũng được tín nhiệm như mình và cái máu lính chợt trở dậy trong lòng. Chàng đứng lên giơ hai tay một cách mạnh dạn, không phải để đầu hàng mà là hứng chí tuyên bố:
- Đã chơi là phải chơi cho tới luôn. Anh em mà ủng hộ thì Hai Hỷ này sẽ tới luôn bác tài, xem có chết thằng khỉ gió nào không cho biết. Hồi xưa Việt Cộng nó bắt nhốt mấy lần đều không chết, mà bây giờ không lẽ chết vì phải làm Hội Trưởng hay sao. Nhưng mà thằng Bá Hòe và thằng Thành phải ủng hộ tao tối đa, chứ tụi bây bị mấy thằng âm binh ganh tỵ xui dại mà trở quẻ với tao, thì anh em chúng mình ba đứa bao nhiêu năm, coi như là đi tàu suốt đó các em.
Thế là cả bọn anh em chúng tôi đều cười vang rộn rã. Cười một cách hồn nhiên sảng khoái như những ngày mới vừa vào lính.
Anh em chúng tôi là như vậy đó, gặp nhau cười đùa vui vẻ, lúc chí chóe, ồn ào, đôi khi hục hặc, nhưng không bao giờ chúng tôi bỏ nhau. Cái tình lính đậm đà, tình đồng đội thương yêu, đã liên kết chúng tôi như một chất keo nguyên tử không thể tan rã. Trong những năm tháng chinh chiến ngày xưa, chúng tôi đã cùng sống chết với nhau trên những chiến trường khốc liệt, những giọt nước mắt của chúng tôi đã tuôn rơi, khi mà những bạn bè không may đã phải nằm xuống trên chiến hào đẫm máu anh em. Những thịt xương nào chúng tôi đã cống hiến cho quê hương, những dòng máu nào của chúng tôi đã tưới lên bờ cây, ngọn cỏ để bảo vệ màu cờ Tổ quốc tung bay. Rồi trong những trại giam nhục nhằn của kẻ thù, từng củ khoai, miếng cháo chia nhau, từng hơi thuốc nghĩa tình san sẻ. Từng cái dựa lưng nhau để tìm hơi  ấm trong cái lạnh chập chùng của mùa Đông xứ Bắc. Không lẽ bây giờ trong sự no đủ, tự do chúng tôi lại bỏ nhau sao? Đây là điều chúng tôi phải nhủ với lòng là không thể để xảy ra trong những ngày tháng cuối cùng của một kiếp người lưu lạc.
Tôi thường gọi cái góc nhỏ của quán Ngọc Lan là góc kỷ niệm của những con diều hâu gẫy cánh. Chúng tôi đó, những người lính ngày xưa, đã còn lại gì đâu, sau cuộc chiến đầy căm phẫn. Chúng tôi đã thua kẻ thù vì chúng tôi bị cưỡng bách phải thua. Máu của bạn bè, đồng đội của chúng tôi phải đổ xuống cho những gì mà người ta gọi là nhu cầu chiến lược. Đồng bào tôi bị đọa đầy, lầm than cho những gì gọi là sự thử nghiệm của Tự do. Những cánh tay của chúng tôi đã bị chặt xuống, như những đôi cánh của những con diều hâu bị bẻ gẫy, để không còn được bay cao trên bầu trời quê hương yêu dấu. Không còn lại gì, chỉ còn chăng là cái tình của những người lính với nhau, cái tình đồng đội không thể nào quên trong ký ức. Do đó chúng tôi thường tìm đến bên nhau để tìm về những tháng ngày xa xưa đầy kỷ niệm.
 Chiều nay tôi lại đến quán Ngọc Lan một mình. Dù không một ai ở quanh tôi, nhưng tôi vẫn ngồi trong cái góc nhỏ đầy kỷ niệm, để tận hưởng cái hương vị diệu kỳ của cái tình lính đậm đà, cái tình bạn thân yêu khó thể nào quên. Tôi vẫn thấy hình ảnh của anh em tôi, bạn bè tôi như ở đâu đây. Những giọng nói tiếng cười của họ vẫn rộn rã trong trái tim tôi. Ngày mai đây tôi sẽ phải rời xa thành phố nầy để về một miền hoàn toàn xa lạ. Tôi đứng lên mà hình như nước mắt cứ rưng rưng và chân không muốn bước. Chuyến đi nào cũng đều phải có hành trang. Chuyến đi của tôi ngày mai cũng vậy. Nhưng cái hành trang quý nhất mà tôi mang theo, luôn nằm ở trong trái tim tôi. Đó là Ngọc Lan, Góc kỷ niệm của bầy diều hâu gãy cánh.
TRANICO

 


 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top