QUẦN SOỌC ĐỨC, Haruki Murakami, Phạm đức Thân dịch

QUẦN SOỌC ĐỨC

"Mẹ bỏ Bố tôi", ngày nọ, một nguời bạn của vợ tôi nói, "tất cả chỉ vì một cái quần soọc"
Tôi phải hỏi lại. "Một cái quần soọc?"
"Tôi biết nghe lạ lùng," nàng nói, "vì đây là một câu chuyện lạ lùng."
Một phụ nữ to con, chiều cao và vóc dáng nàng gần bằng tôi. Nàng dạy đàn organ điện, nhưng hầu hết thời gian rảnh nàng phân chia vào bơi lội, truợt tuyết và quần vợt, cho nên nguời săn chắc và dám nắng. Bạn có thể bảo nàng ghiền thể thao. Ngày nghỉ nàng bỏ ra buổi sáng để chạy truớc khi huớng tới bể tắm địa phuơng để bơi mấy vòng; rồi tới 2,3 giờ trưa là quần vợt, theo sau là thể dục nhịp điệu. Phần tôi, tôi thích thể thao, nhưng không chỗ nào gần hội nàng.
Tôi không có ý muốn nói rằng nàng năng nổ hay bị ám ảnh điều gì. Trái nguợc hẳn, nàng thực sự hơi nhút nhát; nàng không hề mơ làm áp lực tình cảm với ai. Chỉ có điều nàng bị thôi thúc; cơ thể nàng  - và rất có thể cái tinh thần gắn bó vào cơ thể đó - khao khát hoạt động mạnh bạo, không ngừng nghỉ như một sao chổi. 
Điều này có thể liên quan đến chuyện tại sao nàng không lập gia đình. Ô, nàng cũng đã có cuộc tình - nguời phụ nữ hơi to con một chút, nhưng nàng đẹp, nàng đã từng đuợc cầu hôn, ngay cả đồng ý chấp nhận phiêu lưu. Nhưng luôn luôn, bất cứ khi nào tới giai đoạn làm lễ cuới thì lại có vấn đề xuất hiện và mọi sự đổ vỡ.
Như vợ tôi thuờng nói, "Chị ấy chỉ không may."
"Ừ, tôi đoán vậy," Tôi thông cảm.
Tôi không hoàn toàn đồng ý với vợ về điểm này. Thật vậy, may rủi có thể chi phối một phần đời nguời và may rủi có thể gieo những bóng tối trên bước đường của một nguời, nhưng nếu có ý chí - huống hồ ý chí mạnh tới mức bơi 30 vòng hoặc chạy 20 cây số - thì luôn luôn có cách vuợt qua hầu hết các trở ngại, với bất cứ cái thang nào bạn có trong tầm tay. Không, lòng nàng không bao giờ nghĩ đến lập gia đình, tôi thấy sự thể là như vậy. Hôn nhân chỉ không rơi vào đuờng xẹt sao chổi của nàng, ít ra thì cũng có nhưng không hoàn toàn.
Thành thử nàng tiếp tục dạy organ điện, dành tất cả thời giờ rảnh cho thể thao, lâu lâu cũng rơi vào tình yêu nhưng không may mắn lại ngãng ra.
Đó là một buổi xế trưa Chủ Nhật đang mưa và nàng đến sớm hơn 2 giờ truớc hẹn, trong khi vợ tôi vẫn còn đi mua sắm chưa về.
"Tha thứ cho tôi, " nàng xin lỗi. "Tôi bị hoãn chơi trận quần vợt hôm nay, thành ra tôi có 2 giờ rảnh. Tôi đã chán đến phát điên ở nhà một mình, vì vậy tôi nghĩ.....Tôi có làm gián đoạn việc gì không?"
Không sao hết, tôi nói. Tôi đã không cảm thấy thích làm việc cho lắm, đang ngồi xem video, con mèo trên đùi. 
Tôi mời nàng vào, đi tới bếp và pha coffee. Hai ly, đẻ xem 20 phút cuối của phim Jaws. Dĩ nhiên hai chúng tôi đã xem phim này trước đây - có thể hơn một lần - cho nên chẳng ai chăm chú vào máy tv. Nhưng dẫu sao chúng tôi đang xem nó vì nó ở đó ngay trước mắt chúng.tôi.
Tới The End. Màn hình chạy phần ghi nhận các người tham gia. Không thấy dấu hiệu vợ tôi. Vì thế chúng tôi chuyện vãn. Cá mập, bãi biển, bơi lội....vợ vẫn chưa về. Chúng tôi tiếp tục chuyện vãn. Tôi tưởng cũng khá thích phụ nữ này, nhưng bây giờ sau một giờ nói chuyện, rõ ràng chúng tôi thiếu những điểm chung. Tóm lại, nàng là bạn vợ tôi, không phải bạn tôi.
Không biết làm gì, tôi đã nghĩ đến chuyện lắp vào máy 1 video khác thì đột nhiên nàng nói đến chuyện ly dị của cha mẹ. Tôi không thể nào tìm ra liên hệ - ít ra là đối với đầu óc tôi, không có nối kết nào giữa bơi lội và chia tay của cha mẹ nàng - nhưng tôi nghĩ lý do là cái bạn tìm thấy điều gì ở đâu đó.
"Đó không phải quần soọc thường," nàng nói. "Đó là quần soọc Đức."
"Chị muốn nói loại quần dã ngoại người Đức mặc? Loại có dây đeo ở vai?" 
"Anh nói đúng đấy. Bố muốn quần soọc Đức như quà kỷ niệm. Ừ, Bố hơi cao so với người cùng thế hệ. Bố có thể mặc quần Đức trông đẹp, đấy có thể là lý do Bố muốn nó. Nhưng anh thử hình dung một người Nhật lại mặc quần soọc Đức? Tôi nghĩ thế giới thật đủ mọi hạng nguời."
Tôi vẫn chưa hiểu rõ câu chuyện. Tôi phải hỏi đâu là trường hợp đàng sau yêu cầu - và yêu cầu ai? - của cha nàng về cái quần kỷ niệm này?
"Ô, xin lỗi. Tôi luôn luôn nói chuyện chẳng có đầu đuôi gì cả. Nếu có gì không hiểu, cứ ngắt lời tôi," nàng nói.
Vâng, tôi đáp.
"Chị của Mẹ hiện sống ở Đức và bà mời Mẹ sang chơi. Mẹ vẫn luôn muốn làm chuyện này từ lâu. Dĩ nhiên, Mẹ không biết tiếng Đức, bà chưa từng ra ngoại quốc, nhưng bà là thầy giáo Anh văn lâu đến nỗi bà bị ngoại quốc ám ảnh. Đã lâu lắm rồi bà chưa gặp cô tôi. Vì vậy Mẹ lại gần Bố, Tính sao xin nghỉ 10 ngày và hai ta qua Đức chơi? Công việc của Bố không cho phép, và cuối cùng Mẹ đi một mình"
"Đó là khi cha chị yêu cầu một quần soọc Đức, tôi hiểu rồi."
"Phải," nàng nói. "Mẹ hỏi Bố muốn bà đem gì về, và Bố bảo một quần soọc Đức"
"Tới đây không gì thắc mắc"
Cha mẹ nàng sống với nhau phải chăng. Họ không tranh cãi đến khuya; cha nàng không giận dữ bỏ nhà đi và không trở về nhà mấy ngày liền. Ít nhất tới lúc đó không, mặc dù hình như có mấy lần cãi cọ về chuyện ông với các phụ nữ khác. 
"Không phải người xấu, làm việc chăm chỉ, nhưng hơi chạy theo phụ nữ," nàng chợt lên tiếng một cách thản nhiên. Không liên hệ gì với nàng, theo như cung cách nàng nói. Trong một thoáng, tôi suýt nghĩ ông đã chết. Nhưng không, nàng bảo tôi, ông còn sống và khỏe mạnh.
"Bố đã sống trên đó nhiều năm, và tới lúc đó những bất hòa của họ đã bỏ lại sau . Họ hình như bình thường, không có vấn đề gì."
Tuy nhiên không phải không có chuyện xẩy ra. Mẹ nàng nới rộng 10 ngày ở Đức thành tháng rưỡi, chẳng hề có một lời nào nhắn gửi về Tokyo, và sau cùng khi bà trở lại Nhật bà sống với một chị khác ở Osaka. Bà không bao giờ trở về nhà.



Nàng - con gái - và cha nàng không thể hiểu nổi có chuyện gì. Cho tới khi đó, hễ có phiền muộn gia đình, mẹ nàng luôn luôn là người kiên nhẫn - thật ra kiên nhẫn một cách khó nhọc tới mức đôi khi bà tự hỏi phải chăng phụ nữ không được nghĩ tưởng này nọ, luôn luôn gia đình phải đặt trước tiên và mẹ phải tận tụy với con gái, không được ích kỷ. Thành thử khi nguời mẹ không ở bên cạnh, ngay cả không buồn hỏi thăm, thì thật là không thể hiểu nổi. Họ nhiều lần liên tục gọi điện đến nhà bà cô ở Osaka, nhưng họ không làm sao để mẹ bắt phone, huống hồ cho biết ý định của bà.
Giữa tháng 9, sau 2 tháng trở lại Nhật, mẹ nàng cho biết ý định của mình. Một ngày kia, đột nhiên bà gọi về nhà và bảo chồng, "Ông sẽ nhận đuợc giấy tờ cần thiết cho chuyện ly dị. Làm ơn ký, dán lại và gửi trả lại tôi." Bà có thể làm ơn giải thích, chồng bà hỏi, lý do tại sao? "Tôi đã mất hết tình yêu cho ông - mọi mặt, từ hình dáng đến hình thức." Ô? chồng bà nói. Có chỗ nào để bàn cãi không? "Rất tiếc, không, tuyệt đối không."
Điện thoại thương thảo kèo dài 2,3 tháng sau, nhưng mẹ nàng không lùi một ly, và sau cùng cha nàng bằng lòng ly dị. Ông không ở vị thế thuợng phong, áp đặt vấn đề, cái lý lịch qúa khứ lăng nhăng của chính ông chình ình ra đó, và dẫu sao ông luôn luôn có khuynh hướng chịu thua, bỏ cuộc
"Chuyện xẩy ra thật như một cú sốc lớn," nàng bảo tôi. "Nhưng không phải chỉ chuyện ly dị. Tôi nghĩ cha mẹ tôi đã chia tay nhiều lần, vì thế tôi đã chuẩn bị tâm lý. Nếu hai người chỉ thuần túy ly dị không có cái chuyện buồn cười, thì tôi đã không bức xúc như vậy. Vấn đề không phải là Mẹ bỏ Bố; Mẹ cũng đang bỏ tôi nữa. Cái đó mới đau."
Tôi gật đầu.
"Tới lúc đó, tôi luôn luôn đứng về phía Mẹ, và Mẹ cũng luôn luôn sát cánh tôi. Vậy mà ở đây Mẹ đang thẩy tôi ra với Bố như thẩy rác và không một lời giải thích. Toi bị tổn thương nặng và một thời gian dài không thể tha thứ Mẹ. Tôi viết thư cho bà, nhiều không nhớ hết, yêu cầu nói rõ sự việc, nhưng bà không bao giờ trả lời câu hỏi của tôi, ngay cả không bao giờ nói muốn gặp tôi."
Mãi 3 năm sau nàng mới thực sự gặp mẹ. Tại một đám tang gia đình, giữa những địa điểm họp mặt. Lúc đó con gái đang sống tự lập - nàng đã ra ở riêng hồi năm đầu đại học, khi cha mẹ ly dị - và bây giờ nàng đã tốt nghiệp và đang dạy organ điện. Trong khi đó mẹ nàng dạy Anh ngữ tại trường tiểu học.
Mẹ nàng thú nhận rằng bà đã không thể nói với chính con gái bà vì bà không biết nói gì. "Chính mẹ cũng không thể bảo sự việc đang dẫn tới đâu," mẹ nói, " nhưng tất cả bắt đầu từ cái quần soọc Đức."
"Quần soọc Đức?" Nàng cũng đã từng ngạc nhiên như tôi. Nàng đã không bao giờ muốn nói chuyện lại với mẹ, nhưng rồi tò mò thắng thế. Trong tang phục, hai mẹ con vào một tiệm coffee gần đó và gọi trà đá. Nàng phải nghe chuyện này - xin lỗi phải nói là truyện ngắn này.
Tiệm bán quần soọc Đức nằm trong một thị trấn nhỏ, cách xa Hamburg một giờ xe lửa. Chị của mẹ đã tìm ra nó cho bà.
"Tất cả người Đức tôi biết đều nói nếu dì muốn mua quần soọc Đức, thì đây là chỗ bán. Tay nghề cao và giá không đắt," chị bà nói.
Thế là mẹ lên xe lửa để đi mua quần soọc Đức kỷ niệm cho chồng. Trong toa tầu, ngồi một cặp vợ chồng trung niên Đức, nói chuyện với bà bằng tiếng Anh đứt quãng. "Giờ tôi đi mua quần soọc Đức làm kỷ niệm," mẹ nói. "Bà đi tiệm nào?" cặp vợ chồng hỏi. Mẹ nói tên tiệm, và cặp vợ chồng trung niên Đức cùng nhau xen vào, "Đó là chỗ bán, jah
Đó là tốt nhất." Nghe thế, mẹ cảm thấy rất tin tưởng.
Xế trưa giữa mùa hè trời dễ chịu và một thị trấn kiểu cổ trông lạ. Một giòng nước róc rách chảy qua giữa thị trấn, hai bờ xum xuê và xanh lục. Đường phố lát sỏi cuội tỏa ra mọi phía, và mèo ở khắp mọi nơi. Mẹ bước vào tiệm coffee ăn Kasekuchen và uống coffee. Bà vừa uống xong giọt coffee chót và đang giỡn với con mèo thì chủ tiệm tiến tới hỏi cái gì đã đem bà đến thị trấn nhỏ của họ. Bà bảo quần soọc Đức, nghe vậy chủ tiệm lôi ra một xấp giấy và vẽ bản đồ tới tiệm.
"Cám ơn rất nhiều," mẹ nói.
Du lịch một mình tuyệt vời làm sao, bà vừa đi dọc đuờng sỏi cuội vừa nghĩ. Thật vậy, đây là lần đầu tiên trong 55 năm bà đi du lịch một mình. Trong cả chuyến đi, bà chưa cảm thấy lần nào cô đơn, sợ sệt hay buồn chán. Mọi cảnh tượng đập vào mắt đều tươi mát mới mẻ; mọi người bà gặp đều thân thiện. Mỗi kinh nghiệm gợi ra tình cảm đang ngủ trong bà, lâu nay không đụng đến, không sử dụng. Cái mà bà tới lúc đó cho là gần gũi và yêu quý - chồng, nhà và con gái - thì đang ở nửa phía kia của quả đất. Bà cảm thấy không cần phải bận tâm đến chúng.
Bà tìm thấy tiệm quần soọc Đức không khó khăn. Đó là một tiệm nhỏ xíu lâu đời của phuờng hội. Nó không có bảng hiệu lớn cho du khách, nhưng bên trong bà có thể nhìn thấy hàng chục quần soọc Đức. Bà mở cửa bước vào.
Hai ông già làm việc trong tiệm. Họ nói thầm thì khi họ đo ni tấc và ghi vào một cuốn sổ. Sau tấm màn ngăn là chỗ rộng làm viêc, có thể nghe thấy tiếng đơn điệu đều đều của máy khâu.
"Darf ich Inen helfen, Madame?" người to con hơn hỏi mẹ.
"Tôi muốn mua quần soọc Đức" bà đáp lại bằng tiếng Anh.
"Thế thì có vấn đề." Ông già chọn chữ cẩn thận. "Chúng tôi không làm đồ cho khách không hiện hữu."
"Chồng tôi có hiện hữu," bà nói một cách vững tin.
"Jah, jah, chồng bà hiện hữu, dĩ nhiên, dĩ nhiên," ông già vội vàng trả lời. "Tha thứ cho tôi nói tiếng Anh không rành. 
Cái tôi muốn nói, nếu chồng bà không hiện hữu ở đây, chúng tôi không thể bán quần soọc Đức."
"Tại sao?" mẹ thắc mắc hỏi.
"Đó là nguyên tắc của tiệm. Ist unser Prinzip. Chúng tôi phải kiểm tra xem quần vừa vặn với khách ra sao. Chúng tôi sửa đổi cho đẹp, chỉ lúc đó chúng tôi mới bán. Chúng tôi đã trong nghề hơn 100 năm, chúng tôi tạo đuợc danh tiếng nhờ nguyên tắc này."
"Nhưng tôi đã mất nửa ngày từ Hamburg tới đây để mua quần soọc Đức tiệm ông."
"Rất tiếc, thưa bà," ông già nói, trông quả thực ái ngại. "Chúng tôi không có ngoại lệ. Thế giới này là một thế giới rất không chắc chắn. Niềm tin là điều khó đạt được nhưng lại rất dễ bị mất."
Mẹ thở dài và đứng chỗ lối cửa. Bà nặn óc tìm cách vượt qua trở ngại. Ông già to con giải thích tình trạng cho ông già nhỏ con đang gật đầu buồn bã, jah, jah. Mặc dù khổ người khác nhau, hai ông già chung một cách diễn tả.
"Vậy, có lẽ, chúng ta có thể làm thế này, được không?" mẹ đề nghị." Tôi tìm một người giống chồng tôi và đưa ông ấy tới đây. Ông ấy mặc thử quần, các ông sửa đổi cho thật đẹp, ông ấy bán lại quần cho tôi."
Ông già thứ nhất nhìn vào mặt bà, hoảng hốt.
"Nhưng, thưa bà, đó là sai nguyên tắc. Người mặc thử quần không phải là chồng bà. Và chúng tôi biết rõ điều đó. Chúng tôi không thể làm việc này."
"Cứ giả vờ như ông không biết. Ông bán quần cho ông ấy và ông ấy bán quần lại cho tôi. Cách đó, không có gì là làm sai nguyên tắc của ông. Tôi xin ông làm ơn. Tôi có thể không bao giờ trở lại Đức. Nếu tôi không mua quần bây giờ, tôi sẽ không bao giờ mua được quần."
"Hừm," ông già trề môi  Ông nghĩ giây lát rồi quay sang ông già kia, nói một tràng tiếng Đức. Họ nói qua lại vài lần. Rồi sau cùng ông già to con quay lại mẹ và nói, " Thôi được, thưa bà. Coi như ngoại lệ - rất ngoại lệ, bà làm ơn hiểu cho - chúng tôi sẽ không biết gì về chuyện này. Không nhiều người đến từ Nhật để mua quần soọc Đức, và người Đức chúng tôi cũng không phải đầu óc chậm chạp. Làm ơn tìm người rất giống chồng bà. Ông anh tôi bảo vậy."
"Cám ơn ông" bà nói. Và bà cố gắng cám ơn ông anh kia bằng tiếng Đức: "Das ist so nett von Ihnen."
Nàng - con gái đang kể tôi nghe câu chuyện  - chắp tay trên bàn và thở dài. Tôi uống giọt coffee cuối cùng, đã nguội từ lâu. 
Mưa vẫn tiếp tục rơi. Vẫn không có dấu hiệu vợ tôi. Có ai nghĩ chuyện vãn lại dẫn tới khúc quanh này?
"Rồi sao?" Tôi lên tiếng, nóng lòng nghe đoạn kết. "Mẹ chị cuối cùng có tìm được ông nào cùng khổ người như cha chị?" 
"Có," nàng nói, hoàn toàn không biểu lộ một cảm xúc nào. "Mẹ ngồi trên ghế dài công viên tìm người đúng với khổ của Bố. 
Và một ông đi tới hợp với vai. Không xin phép ông ta - hình như người đàn ông không nói được một tiếng Anh nào - bà kéo ông đến tiệm quần soọc."
"Phuơng pháp thực hành ngay tại chỗ," tôi nói đùa.
"Tôi không biết. Ở nhà, Mẹ luôn luôn là người tế nhị," nàng vừa nói vừa lại thở dài. "Người trong tiệm giải thích tình huống cho người đàn ông hiểu, và ông ta vui lòng thay thế Bố. Ông mặc thử quần, và họ kéo chỗ này, nhét chỗ kia, ba người cuời nói vui vẻ bằng tiếng Đuc. Ba muơi phút công việc xong, và trong thời gian này Mẹ quyết định ly dị Bố."
"Khoan," tôi nói. "Tôi không hiểu! Có chuyện gì xẩy ra trong 30 phút này?"
"Không có gì hết. Chỉ có ba người Đức này ha-ha-ha như kéo bễ."
"Nhưng cái gì đã khiến mẹ chị làm vậy?"
"Đó là cái gì mà lúc đó chính Mẹ cũng không hiểu. Nó làm bà cảm thấy hoang mang lẫn lộn, thu mình bảo vệ. Bà chỉ biết rằng, nhìn ông đó mặc cái quần soọc Đức, bà cảm thấy dâng lên một nỗi chán ghét không thể tả. Đối với Bố. Và bà không thể kiềm chế. Người đàn ông thử quần soọc, trừ mầu da, trông rất giống Bố, hình dáng cặp giò, cái bụng, mái tóc thưa. 
Cung cách thật vui sướng thử quần mới, với tất cả hớn hở và kiêu hãnh như một đứa bé. Khi Mẹ đứng đó nhìn người đàn ông này, biết bao nhiêu điều bà đã không chắc chắn về mình dần dần chuyển sang một cái gì rất rõ ràng. Đó là khi bà nhận ra bà ghét Bố,"
Vợ tôi về nhà sau khi mua sắm, và hai người bắt đầu chuyện của các bà, nhưng tôi thì vẫn nghĩ vế cái quần soọc Đức. Ba chúng tôi ăn tối sớm và uống chút rượu; đầu tôi cứ lởn vởn câu chuyện.
"Như vậy chị không còn ghét mẹ chị nữa? " Tôi hỏi khi vợ tôi rời phòng.
"Không, thực sự không, Chúng tôi không thân thiết chút nào, nhưng tôi không có điều gì chống lại bà."
"Bởi vì bà đã kể chị nghe chuyện cái quần soọc Đức?"
"Tôi nghĩ vậy, Sau khi bà giải thích mọi sự cho tôi, tôi không thể tiếp tục ghét bà. Tôi không thể bảo tại sao lại có thay đổi này, tôi chắc chắn không biết giải thích làm sao, nhưng có thể có cái gì đó liên quan đến việc chúng tôi đều là phụ nữ."
"Tuy nhiên, nếu chị gạt ra ngoài cái quần soọc Đức, giả sử chỉ là chuyện một phụ nữ đi du lịch và nhận ra mình, thì chị có tha thứ cho bà không?"
"Dĩ nhiên không," nàng đáp không lưỡng lự. "Tất cả vấn đề là cái quần soọc Đức, đúng không?"
Một cái quần soọc Đức ủy nhiệm, tôi nghĩ, mà cha nàng không bao giờ nhận đuợc.
Phạm đức Thân dịch. 


 
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top