• Barack Obama, Đất Hứa – A Promised Land, Bản Việt Ngữ IAN BUI
    Hồi ký A Promised Land của cựu Tổng thống Barack Obama phát hành ngày 17-11-2020 đã được đón nhận nồng nhiệt, với hơn 890.000 bản trong vòng 24 tiếng đầu tiên. Đây là tập một (768 trang) trong hai volume; và là quyển thứ ba của Obama (Dreams from My Father, phát hành năm 1995; và The Audacity  of Hope năm 2006). A Promised Land đã phá kỷ lục 725.000 ấn bản tại thị trường Bắc Mỹ trong ngày đầu tiên của quyển Becoming, hồi ký của Michelle Obama (đến nay đã bán được hơn 10 triệu bản tính toàn cầu). Becoming hiện vẫn còn được in; và nhà Crown, nơi ấn hành cả hai quyển của vợ chồng cựu Tổng thống Barack Obama, đã trả khoảng 60 triệu USD tiền bản quyền. Để so sánh, hồi ký My Life của cựu Tổng thống Bill Clinton bán được khoảng 400.000 bản ngày đầu tiên; và Decision Points của cựu Tổng thống George W. Bush bán được 220.000 bản trong ngày phát hành. Quyển sách bán nhanh nhất lịch sử xuất bản là Harry Potter and the Deathly Hallows (2007) của JK Rowling với hơn 8 triệu bản trong 24 giờ. Dưới đây là bản dịch vài trang đầu của A Promised Land…
  • ĐOÀN XUÂN THU:Chiều mùa thu nhớ Mắm!
    hú Tâm còn có tên là Phú Nổ hoặc Vũng Thơm là một xã đất giồng miệt Sóc Trăng trù phú, nơi người Tiều, người Khmer, người Việt đã và đang sống chan hòa với nhau hằng cả trăm năm.Vũng Thơm nổi tiếng với lạp xưởng và mè láo không những chỉ trong nước mà còn bán qua tới tận Hương Cảng.Độ ấy, đầu tháng Ba, năm 1975, Ban Mê Thuột thất thủ, xe đò hãng Phi Long chở đồng bào mình chạy giặc xuống tạm cư tại trường Trung học xã Phú Tâm, cách ngã ba An Trạch trên quốc lộ 4 chừng 9, 10 cây số.
  • PHẠM VŨ: BA NHÂN VẬT TRÀO PHÚNG CỦA NỀN BIẾM HỌA VIỆT NAM : LÝ TOÉT - XÃ XỆ - BANG BẠNH
      “Văn học trào phúng” nói riêng và nghệ thuật trào phúng nói chung đúng như tên gọi của nó, phải dung hòa cả hai yếu tố “trào” (嘲 - giễu cợt) và “phúng” (諷 - nói mát, nói thác một chuyện khác mà khiến cho người tỉnh biết đổi lỗi đi). “Trào phúng” không hoàn toàn đồng nghĩa với phê phán, cũng không đơn thuần là những tác phẩm “gây cười”. Đó là nghệ thuật sử dụng tiếng cười để làm nổi bật nhược điểm hay những mặt tiêu cực, xấu xa, điên rồ… của đối tượng (như một cá nhân, một loại người, một tầng lớp, một thể chế, hoặc rộng hơn là cả loài người) và gợi lên thái độ giễu cợt, coi thường, khinh bỉ hay căm phẫn đối với đối tượng ấy nhằm hạ bệ hoặc làm mất giá trị của nó. Dùng tiếng cười như một phương tiện để phê phán là nguyên tắc tổ chức chính yếu của tác phẩm trào phúng, cũng là đặc điểm khu biệt chúng với những sáng tác khôi hài lấy việc chọc cười làm mục đích tối hậu.
  • • THIẾU KHANH, Chữ Quốc Ngữ Dưới Mắt Một Nhà Cai Trị Pháp Cuối Thế Kỷ Xix
    Chủ đề chính của cuốn sách là về nền học chính (hoặc nền giáo dục) Pháp tạị Nam Kỳ, nhưng tôi chỉ quan tâm đến sự phát triển của chữ quốc ngữ trong thời kỳ còn sơ khai, và nhân đây tìm hiểu xem người Pháp đã bắt đầu xoay sở như thế nào áp đặt nền giáo dục của họ trong giai đoạn đầu của nền đô hộ, khi người cai trị mới đến và người dân bị trị chưa thể giao tiếp được với nhau bằng ngôn ngữ; giữa họ chỉ mới có một dúm chữ viết ký âm tiếng nói của dân bản xứ bằng chữ cái La tinh, là thứ ký tự quen thuộc của người Tây phương.
  • Trúc Giang MN, Bí ẩn “Những mối tình trai” của nhà thơ Xuân Diệu
    Những năm đầu thập niên 1930, nền văn học Việt Nam bước sang một giai đoạn mới, đó là phong trào Thơ Mới. Thơ Mới xóa bỏ những khuôn phép của thể thơ cũ, là thất ngôn bát cú Đường luật. Không còn những rào cản về luật bằng trắc, về phép đối, của thơ cũ, các nhà thơ mới được tự do diễn đạt tâm tình và tình cảm của mình một cách phóng khoáng, lưu lại cho đời những kiệt tác trong văn học.Trên thi đàn Việt Nam xuất hiện những bài thơ bất hủ của các nhà thơ mới như: Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Vũ Hoàng Chương, Nguyên Sa, Tô Kiều Ngân…Riêng cặp thi sĩ nổi danh là Xuân Diệu và Huy Cận là hai nhà thơ đồng tính luyến ái đã có những tác phẩm nổi tiếng. Xuân Diệu được mệnh danh là “Ông hoàng của thơ tình”
  • Nguyen Thi Khanh Minh: Ngo The Vinh, The Wounds That Had Not Really Healed *
    After reading the first story “The Battle of Saigon” which is also used for the title of the book by Ngo The Vinh, my immediate desire is to learn more about the heroes whom he mentioned in the story: like what happened to them, where are they now. I really wish to convey to them, though quite late, my admiration, gratitude and sadness as well. And right away, I also would like to let the author know I fully share the thoughts of the antagonists in the story:
  • Đỗ Hồng Ngọc: Có một nghệ thuật ngủ
    Có người nói ngủ chiếm một phần ba cuộc đời, uổng phí quá! Đừng ngủ thì lợi hơn! Nhưng lợi đâu không thấy chỉ thấy mất ngủ vài ba đêm thì đầu óc không sảng khỏai để làm việc, năng suất thấp, mất ngủ lâu dài hơn thì dẫn tới bệnh tâm thần và cuối cùng thì thay vì cuôc sống dài ra lại bị rút ngắn đi một cách đáng tiếc!Không biết tại sao ngày càng có nhiều người mất ngủ trên thế giới phẳng này! Thuốc ngủ là một trong những thứ thuốc bán chạy nhất hiện nay trên thế giới.
  • Lữ Quỳnh, Mùa Thu Paris
    Ở thế hệ chúng tôi, trước những năm sáu mươi ngồi ghế nhà trường trung học, không ai là không nhớ bài học thuộc lòng “Ngày Tựu Trường” của Thanh Tịnh, và đoạn văn của Anatole France tả cậu bé với chiếc cặp trong tay, đi qua vườn Lục Xâm Bảo vào một buổi sáng mùa thu, lá vàng rơi trên những pho tượng trắng…Ngờ đâu nửa thế kỷ sau, tôi lại được ngồi trong công viên Luxembourg cũng vào một buổi sáng mùa thu, giữa những bức tượng trắng và lá vàng rơi đầy mặt đất.
  • Bích Vân, Tân Định Của Tôi 
    Chả hiểu tại sao, nhưng hễ cứ nghe ai nhắc hoặc nói đến hai chữ Tân Định là tôi lại thấy lòng nao nao, xúc động một cách kỳ lạ.Không kềm được. Chỉ mới nghe đến hai chữ Tân Định không thôi là đã thấy cả một quãng đời thơ ấu thần tiên như hiện ra trước mắt với biết bao kỷ niệm vui buồn thân yêu, cả một thời mới lớn vô tư đầy mơ với mộng, và cũng cả... một thời “đổi đời” khốn đốn chật vật lúc nào cũng chỉ nghĩ đến cái ăn, cái mặc...
  • Trần Kiêm Đoàn, THIÊN TAI HAY NHÂN TAI
    Có một thuở:“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước…”Sao bây giờ:Xé nát Trường Sơn?Sếp lớn đốn rừng to,Đàn em cưa rừng nhỏ…Những biệt thự nguy nga đồ sộ,Dựng lên bằng máu gỗ Trường Sơn.Những tư dinh càng lớn,Tội phá rừng bán rú không lường.
  • • • Nguyễn Thị Khánh Minh: Ngô Thế Vinh, Vết Thương Chưa Thực Sự Lành*
    Khi chỉ mới đọc truyện đầu tiên, truyện mang tên của tựa đề cuốn sách, Mặt Trận Ở Sài Gòn của Ngô Thế Vinh, tôi đã có ước muốn, được hỏi ngay, những anh hùng mà ông đề cập đến trong truyện này, hiện giờ họ ở đâu, họ ra sao, và tôi muốn gửi đến họ, rất muộn, lòng ngưỡng mộ, tri ân và cả nỗi sầu buồn. Và tôi cũng muốn nói ngay với tác giả, khi đọc tới đoạn này, tôi đồng tình với chủ trương của các nhân vật trong truyện:
  • NGƯỜI TÂN ĐỊNH, Người Mê Phở Nói Chuyện Phở ​​​​​​​
    Gần hết một đời, tôi vẫn chưa thấy ai mê phở như ông bố tôi. Đối với ổng, ăn phở không phải để ăn cho no, mà để ăn cho... sướng! Hồi 1954 trở về trước ở Hà Nội, thành phố bé bằng cái bàn tay, không tiệm phở nào mà ổng không dẫn tôi tới ăn thử, để chọn những chỗ ngon nhất theo cái “gu” của ổng.
  • Nữ thi sĩ Hoa Kỳ LOUISE GIUCK đoạt giải Nobel Văn Chương 2020
    Những sự kiện liên tiếp này biến giải thưởng Nobel về văn chương mất đi truyền thống văn chương thuần túy, có từ năm 1901 và đã được trao cho một số tiểu thuyết gia, nhà thơ và nhà viết kịch có ảnh hưởng và tôn kính nhất thế giới. Những người đoạt giải nổi bật trong quá khứ bao gồm Toni Morrison, Kazuo Ishiguro, Alice Munro, Gabriel García Márquez, Saul Bellow và Albert Camus. Năm 1964, viện hàn lâm đã chọn Jean-Paul Sartre, người đã từ chối vinh dự này, khi cho rằng các nhà văn không nên chấp nhận giải thưởng.Vì thế  giải thưởng Nobel văn chương năm nay sẽ phải là một sự lựa chọn không gây tranh cãi hay tai tiếng. Giải Nobel Văn học, được trao cho toàn bộ tác phẩm trọn đời của một nhà văn và được coi là giải thưởng văn học uy tín nhất thế giới, đi kèm với giải thưởng 10 triệu krona Thụy Điển, tương tự khoảng 1,1 triệu usd.
  • Lê Hữu: Ngôn ngữ ngậm ngùi
    Thực tế, “tiếng Việt mới” và “tiếng Việt cũ” đều có những trường hợp sử dụng từ ngữ không được chính xác. Người Việt ở miền Nam thuở trước vẫn viết hoặc nói “áo lạnh” (thay vì “áo ấm”); “gái mãi dâm” (thay vì “gái mại dâm”); “đi khám bác sĩ” (thay vì “đi khám bệnh”, hoặc “đi gặp bác sĩ”)… Và người đọc hay người nghe, khi nghe “áo lạnh”, thay vì yêu cầu người nói điều chỉnh, phải… tự điều chỉnh não bộ (là nơi tiếp nhận ngôn ngữ) để hiểu rằng người nói muốn nói là “áo ấm”. Việc này có thể tạo ra chút lúng túng ở lần đầu tiên vì “sự cố” 1 có hơi bất thường; tuy nhiên, từ đó về sau thì “quá trình” tự điều chỉnh ấy sẽ trôi chảy và trở nên bình thường.
  • “VUA SÁM HỐI” – BỨC DỊ TƯỢNG ĐỘC NHẤT VIỆT NAM
    Đó là một bức tượng to, được sơn son thếp vàng, tượng tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen đè lên lưng nhà vua.
  • Hồ Đình Nghiêm: ĐỦ CHƯA, RƯỢU?
    Nhà văn Dương Nghiễm Mậu qua nét vẻ của họa sĩ Đinh Cường, cả hai đều là anh rễ của người viết.Gia đình mình sống ở Huế, nhà đông con, toàn cả nam chỉ riêng có hai o con gái. Một Huế cổ kính nhiều thành kiến, nhiều soi mói, nhiều “bình luận viên”, nhưng lành thay, Ba Mạ mình rất dân chủ, rất “lắng nghe tâm tư và nguyện vọng” của con. Vì thế chẳng thấy mảy may trở ngại khi trao hai o con gái vào tay hai chàng một Nam một Bắc hành nghề “văn nghệ sĩ”. Mạ mình thương người chị đầu trong khi Ba mình yêu rất mực cô em. Song thân quy thiên đã lâu, nếu còn tại thế biết thằng con út học đòi vẽ tranh viết truyện hẳn ông bà cũng chỉ cười xoà “niệm tình tha thứ”.
  • Đoàn Xuân Thu, Chuyện của đồng chí Zhivago
    Chuyện xảy ra cuối năm ở một hợp tác xã trồng khoai tây ở cách thủ đô Mạc Tư Khoa ngàn dặm, hồi còn mồ ma đảng Cộng Sản Liên Xô!Cuối năm, mùa đông nước Nga lạnh run luôn; vì tuyết rơi nhiều quá! Nhiệt độ ngoài trời là âm độ!Bà con xã viên nghỉ; không phải ra đồng! Ở nhà, đói meo, không có việc gì làm nên có ông chồng ốm nhom, ốm nhách nằm ôm bà vợ ốm tong, ốm teo trong tấm chăn rách cho đỡ lạnh!Riêng Zhivago thì co ro ngồi với Tonya, vợ mình, bên ấm samovar, uống trà suông!
  • Nguyễn Thế Hoàng, Người Bạn Cũ
    Thiện là người bạn đồng quê, đồng cảnh và đồng niên từ thời hai đứa tóc còn để chỏm. Nhà hai đứa cách nhau một hàng rào dâm bụt xanh quanh năm nở đầy những đóa hoa lớn màu đỏ thắm. Gia đình Thiện chuyên nghề nông, đất ruộng nhiều. Mấy đôi trâu làm sức kéo cày ruộng, vỡ đất khi mùa màng đến để xuống vụ. Nhà Thiện có ba anh em. Người anh cả tên Lý đi lính quốc gia khi tuổi vừa tròn hai mươi. Anh Lý đã được cha mẹ hai bên hứa hôn với bà chị cả của tôi. Anh Lý đóng đồn ở xã Từ Tâm. Một đêm giặc tấn công đồn anh đã bị địch bắt dẫn đi mất tích, khiến chị tôi phải góa bụa đến mười năm sau. Chị gái của Thiện vừa tuổi trăng tròn đang đi học tại trường tỉnh. Chị có sắc đẹp khả ái, người mũm mĩm, khuôn mặt tròn, đôi mắt to và đen lánh. Xen kẽ còn ba người con nữa nhưng đã mất sớm. Thiện là út trong gia đình. Anh đang sáu tuổi, đồng tuổi với tôi và cùng đang học lớp Đồng ấu tại trường làng do ba tôi làm thầy giáo.  
  • MINH  LUÂN, Nữ sĩ Colette và người tình bé bỏng
    Khi bà gặp Bertrand de Jouvenel, 16 tuổi, lúc ấy bà đã 47 tuổi. Anh là con riêng của Henry de Jouvenel, người chồng thứ nhì. Ngay lập tức bà đã bị hấp dẫn bởi chàng thanh niên mảnh mai và hay suy tư đó. Colette luôn bị mê hoặc bởi những người vừa qua khỏi tuổi niên thiếu. Henry de Jouvenel bỏ rơi bà để chạy theo chính trị và... các phụ nữ khác. Vì thế bà rãnh thì giờ để giáo dục tình cảm cho cậu con trai của chồng. 
  • Nguyễn Hồng Dũng, Ph. D: Chuyến Đi Biền Biệt
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top