-
Vách Đá, truyện Edogawa Rampo, Phạm đức Thân chuyển Việt ngữ
Edogawa Rampo (hoặc Ranpo) là bút danh của Hirai Taro, một tác giả Nhật Bản nổi tiếng về truyện trinh thám, kinh dị. Edogawa Rampo là Nhật hóa tên của Edgar Allen Poe, tác giả Mỹ mà ông ái mộ.Vách Đá (ly kỳ kiểu Hitchcock) là chuyện một nam và một nữ bàn về cái chết của chồng nàng và những bí mật hai người cùng chia sẻ.
-
Từ Vũ: Hội Văn Nghệ Giải Phóng Miền Nam
Cùng giọng điệu với cái đài phát thanh, các ống loa ở ngoài phường cứ 15 phút một lần ra rả rống lệnh bắt buộc "ngụy quân", "ngụy quyền", "đảng phái" ... kể luôn cả văn nghệ sĩ phải tới các địa điểm ghi tên "đăng ký trình diện Cách-Mạng" .Phương chẳng thể biết mình thuộc "diện" nào thích hợp với anh để đi đăng ký.Phương không là công chức, chẳng là công nhân ở một cơ sở nào.Phương chẳng theo đảng phái nào. Đối với anh có đảng là có phe phái, băng nhóm nên người ta thường nói đảng cướp, băng du đãng.Anh chỉ là một "thường dân nam bộ" như những người trong xóm thấy anh lúc nào anh cũng ăn mặc quần áo dân sự. Nhưng Phương hiểu rằng ở cái thời buổi "cách mạng" này khó có thể lường trước được một rủi ro nào đó xảy ra . Phương biết được rằng khi ra đăng ký người ta sẽ bảo anh điền một tý "ný-nịch", theo lời em ruột của anh, một trung sĩ pháo binh "ngụy" may mắn được đi phép 7 ngày từ Cần-Thơ về trước cuộc "đại thắng mùa xuân vô cùng bất ngờ" này.
-
Trúc Giang MN, Văn hóa “đe éo” của người Hà Nội
Một chế độ dối trá chỉ có thể “sản xuất” ra những con người dối trá. Hậu quả gian trá thể hiện rõ nét ở Việt Nam ngày nay. Đó là trong 3 tuần qua, dư luận xôn xao và “bức xúc” trước vụ gian lận thi cử ở Hà Giang. Con gái của Bí thư tỉnh Triệu Tài Vinh đã được ông Vũ Trọng Lương, Phó Phòng khảo thí của Sở Giáo dục Hà Giang, gian lận bằng cách nâng điểm thi lên cao ngất.Gian lận thi cử không chỉ xảy ra ở Hà Giang, mà còn ở nhiều tỉnh khác như: Phú Thọ, Lai Châu, Hòa Bình, Kontum, Điện Biên, Sơn La, Lâm Đồng, Bạc Liêu…Sở Giáo dục mà hành động vô giáo dục như thế đã tạo ra “một cơn lũ cuốn trôi đi niềm tin của người dân”.Ngoài việc giáo dục ra, còn có “văn hóa đéo”, bún chửi, phở chửi, cháo mắng ở Hà Nội.
-
NGÔ THẾ VINH, Trần Hoài Thư Và Ngọc Yến Với Con Chim Chằng Nghịch Và Nỗi Nhớ Quê
Lời Dẫn Nhập: Trần Hoài Thư là một tên tuổi có trong danh sách các tác giả của Tuyển Tập Chân Dung VHNT & VH II, nhưng cũng để thấy rằng đây là một chân dung văn học rất khó viết, do đã có quá nhiều người viết về đủ mọi khía cạnh của THT. Hơn thế nữa cuộc đời và sự nghiệp của THT quá phong phú nên với một bài viết dù chỉ là phác thảo cũng vẫn là một thiếu sót. Gần đây, qua bao nhiêu biến cố dồn dập trong cuộc đời Trần Hoài Thư, đã đến lúc không thể không có một bài viết về người bạn văn, như một tấm thiệp mừng 50 năm ngày cưới – 50th Gold anniversary của đôi vợ chồng Nguyễn Ngọc Yến – Trần Hoài Thư, một “đám cưới nhà binh” của thế kỷ, với rất nhiều hạnh phúc cùng với nhiều khổ đau khi cả hai sắp bước vào tuổi 80. Cũng nhân đây, có một gợi ý với các bạn trẻ trong và ngoài nước đang chuẩn bị luận án tiến sĩ văn học, thì chân dung văn hoá của Trần Hoài Thư cùng với nỗ lực phục hồi Di Sản Văn Học Miền Nam 1954 – 1975 là một đề tài vô cùng phong phú và hấp dẫn, rất xứng đáng để các bạn khám phá và dấn thân vào. Các bạn cũng không còn nhiều thời gian – nói theo cách ví von của nhà văn trẻ Trần Vũ, chiếc kim đồng hồ trên tay anh Trần Hoài Thư đã chỉ 12 giờ kém 5 phút sắp qua nửa đêm và chỉ sau năm phút phù du đó, khi Trần Hoài Thư trở thành “người của trăm năm cũ”, tất cả sẽ bị lớp bụi thời gian mau chóng phủ mờ.
-
Vũ Chương, Nhạc Sĩ Thục Vũ - Trung tá VNCH Vũ Văn Sâm
Nhạc sĩ Thục Vũ, tên thật là Vũ Văn Sâm,sinh năm 1932 (tuổi Nhâm Thân) tại vùng Non Côi Sông Vị (làng Nam Lạng, TrựcNinh, Bắc Việt). Anh tốt nghiệp khóa 4 phụ Đà Lạt năm 1954, đúng vào năm ký kết hiệp định đình chiến Geneve chia đôi đất nước. Với cấp bậc Trung Tá, lại phụ trách ngành Tâm Lý Chiến, Trung Tá Nguyễn Văn Sâm chắc chắn là phải đi học tập"mút mùa" nhưng người nhạc sĩ tuy cung cách nhà binh nhưng rất hiền lành này của chúng ta đã bỏ mình nơi chốn rừng thiên nước độc chỉ sau hơn 1 năm trong trại tù cải tạo.
-
Nữ Họa Sĩ Bé Ký qua đời tai California
Nữ họa sĩ Bé Ký, một tên tuổi gắn liền với hội họa Việt Nam Tự Do trước 1975, vừa qua đời vào chiều Thứ Tư, 12 Tháng Năm, tại Westminster, hưởng thọ 83 tuổi. Nữ Hoạ sĩ Bé Ký nổi danh với những bức phát hoạ -Caricature_ đen trắng bằng bút chì mộc mặc những hoạt cảnh trên đường phố Saigon: một gánh hang rong, một cảnh cắt tóc dạo. Vì thế bà còn có biệt danh là nữ hoạ sĩ của những vĩa hè ở Saign. Nhưng nổi tiếng là những tranh “mẹ và con” của bà. Dù chỉ với vài nét mộc mạc, tranh của Bé Ký đã lt tả được tâm hồn đơn sơ của tình mẹ Việt Nam. Tình thương của một người mẹ Việt Nam đã chan hoà trong những bức tranh của bà mà không cần nhiều chi tiết, nhiều màu sắc.
-
Vương Trùng Dương, KỶ NIỆM VỚI SONG NGỌC HÀ NỘI, NGÀY THÁNG CŨ
Tôi viết Song Ngọc, Dòng Nhạc Của Một Thời Để Nhớ của tôi vào Hè 2018. Khi viết bài nầy, chúng tôi đã gọi điện thoại trò chuyện và email cho nhau. Tôi nhận được những tuyển tập ca khúc của anh để dẫn chứng chính xác. Anh có nhiều ca khúc nổi tiếng trước năm 1975 về lính khá quen thuộc, nhưng ca khúc sau nầy anh sáng tác ở hải ngoại, tôi đã nghe nhiều lần và rất thích “Hànội Ngày Tháng Cũ”.
-
Truyện Dã Sử của Ngô Viết Trọng: Món Quà của Một Kẻ Hồi Tâm
Sau khi đưa được gia quyến sang Tàu, Trần Ích Tắc đã được Nguyên chủ Hốt Tất Liệt cấp một dinh thự tại Ngạc Châu để ở. Nguyên chủ cũng ban cho ông nhiều bổng lộc nên gia đình ông vẫn có mộtcuộc sống sung túc.Nghe tiếng Ích Tắc là một học giả uyên thâm của nước Nam, các nhân sĩ bản địa ái mộ ông, tìm đến làm quen cũng nhiều. Vốn yêu chuộng giới văn nhân, ông cho dựng phía sau dinh thự một ngôi nhà nhỏ khá xinh xắn để tiếp đón họ. Người ta vẫn quen gọi ngôi nhà ấy là “Văn Hữu Đình”. Lâu lâu ông lại mời các văn nhân tụ họp ở đó một lần để đàm luận văn chương, ngâm thơ vịnh cảnh. Những cuộc họp mặt này đã giúp ông khuây phần nào nỗi nhớ quê nhà và cũng làm dịu bớt những xáo trộn đang diễn ra trong lòng ông.
-
Aguri, Junichiro Tanizaki, Phạm đức Thân dịch sang Viêt ngữ
Truyện mô tả Okada, mm xx đàn ông trung niên và cô tình nhân Aguri trẻ, xinh đẹp, thích đồ xa xỉ trong một chuyến mua sắm. Okada đưa độc giả vào huyễn tuởng của mình: mua đồ đắt tiền cho Aguri, xỉu giữa công chúng vì kiệt sức do trác táng, gặp con, vợ và mẹ. Khi cuối truyện độc giả hiểu rằng thực ra họ chỉ mua sắm vừa phải, chả có ngất xỉu. Tác giả muốn nói đến ám ảnh tình dục với hậu quả phá hoại sức khỏe của nó.
-
Nguyễn Ngọc Chính, Nhớ lại món ngon Sài Gòn ngày trước..
Có nhà văn nào đó cho rằng khi viết về ẩm thực bụng phải đói mới “lột tả” hết cái ngon của món ăn. Tôi rất thích ý kiến này. Hồi còn trong trại tù cải tạo, cái bụng lép xẹp lúc nào cũng sôi ùng ục, tôi và vài người bạn tù có “tâm hồn ăn uống” vẫn thường kể cho nhau nghe những món khoái khẩu của mình. Ăn “hàm thụ” sao mà ngon thế. Phải nói ngon gấp 1 nghìn lần ăn… thực thụ!Thời cải tạo qua đi nhưng thời điêu linh lại kéo tới. Vào thời đó, cái để đút vào mồm chỉ toàn khoai mì chạy chỉ với bo bo, còn được mệnh danh là… cao lương. Ngồi nhấm nháp “cao lương” mà cứ tức anh ách. Ai đó đã khéo chơi chữ mà đặt tên, mỉa mai không khác gì cái món “mầm đá” của ông vua ngày xưa! Nhưng rồi cũng qua đi cái thời ăn để mà sống, người ta bỗng nhớ đến thời… sống để mà ăn ở Sài Gòn hoa lệ ngày nào.
-
Giáng Sinh Vui Vẻ, Truyện Dazai Osamu, Phạm Đức Thân dịch
Dazai Osamu (1909 - 1948), nhà văn hiện đại Nhật, xuất thân gia đình điền chủ giầu có.Từ nhỏ đã giỏi viết văn và hoạt động văn nghệ ở truờng, Vào Đại Học Tokyo năm 1930, tham gia phong trào Marxist nhưng rút ra 2 năm sau. Từ 1933 mới có chút tiếng tăm.Đuợc đề cử giải Akutagawa nhiều lần, nhưng không trúng giải.Đời ông nhiều xáo trộn: bị gia đình từ bỏ vì liên hệ với geisha; 4 lần tự tử không thành mà có 1 lần nguời yêu cùng tự tử lại bị chết đuối; do bị mổ sinh ra nghiện thuốc; 1948 tự tử lần thứ 5 (với nguời yêu) thành công. Sau đó, ngày này hàng năm đều có nguời ái mộ tụ tập để tuởng niệm.
-
Trần Thành Mỹ, Tản Mạn về Khôn, Ngu
Lời phát biểu gán cho con bò hiền từ an phận bộc trực trong bức tranh biếm họa trên làm cho chúng ta lúc đầu mỉm cười nhưng rồi nghĩ lại cũng tạo ra cho ta bao suy gẫm.Thật vậy, con người sinh vật siêu đẳng nhất hơn cả muôn loài, thường tự hào về nhiều đức tính siêu việt của mình như trí thông minh, có tư tưởng sáng tạo và đặc biệt là có tình cảm tâm linh. Do đó dần dần con người ý thức tính độc tôn của mình, chiếm ngôi vị thượng đẳng trở thành người cai quản địa cầu, điều khiển vạn vật qua tiến trình tiến bộ văn minh mọi thời.
-
Thơ Hàn Sĩ Phan, NỖI ĐAU NỐI DÀI !
Chúng ta chung nỗi niềm nơi đất khách, Có đổi đời, không rủ sạch niềm đau. Nửa thế kỷ vẫn như mới ngày nào, Tay buông súng, giọt lệ trào khóe mắt . Ba mươi tháng tư lòng đau quặn thắt, “Bởi cuộc cờ” bị áp đặt phải thua ! Nỗi bi phẫn biết nói mấy cho vừa, Bao năm tháng chưa phai mờ tủi hận. Rồi kế tiếp “đòn thù” bên thắng trận, Bản thân, gia đình lận đận lao đao. Ngước mắt nhìn lên chẳng thấy trời cao, Ngó sang hai phía bên nào cũng “Đảng”.
-
Phùng Nhân, Nhìn Lại Một Chặng Đường
Tôi đặt chưn đến nước Úc Đại Lợi tháng 2/1986. Từ phi trường Sydney chạy về West Bridge Motel Leightonfield cũng mất hơn một tiếng đồng hồ. Dọc hai bên đường nhà cửa cũng bình thường, chớ không có gì sang trọng. Dường như đó là một gương mặt của nước Úc đã hình thành từ trước tới nay, cho đến ngày tôi định cư cũng không có gì thay đổi.Tôi ngồi trên xe mà đưa mắt dửng dưng ra nhìn thiên hạ, trong cái đám thiên hạ đó đã khác màu da, khác chủng tộc làm cho tôi đôi lúc phải lo sợ trong lòng, không biết rồi đây trong những tháng ngày sắp tới cuộc sống sẽ ra sao, đó là một câu hỏi luôn túc trực ở trong đầu, từ lúc được tàu Nam Hàn vớt lên rồi chạy về bỏ trong trại tỵ nạn. Ngay trong quê hương, trong lòng dân tộc vậy mà tôi phải nhịn đói để đi làm. Phải chèo một chiếc xuồng tam bảng từ con rạch Cả Muồng đi lần vô huyện Ngọc Hiễn làm mướn để kiếm miếng ăn, còn ở đây tứ cố vô thân liệu cuộc sống có dễ dàng, hay là tôi phải nhiều đêm khóc hận…
-
Trần Vấn Lệ: Ngày 19 Tháng Ba Năm Hai Ngàn Mười Tám
Giữa Đỗ Hồng Ngọc và tôi không đến nỗi nào như thế. Tôi là một “tù binh” đã thành người ngoại quốc, Đỗ Hồng Ngọc về hưu lâu rồi, không dính dấp chính trị. Đỗ Hồng Ngọc là một Thầy Thuốc, là một nhà văn...Tất cả “bình dị” trong cuộc tâm tình của tôi, người xa; bên các bạn, người trong cuộc bể dâu. Chúng tôi nhắc diều tiên quyết Nguyễn Công Trứ từng dạy: Thân còn chưa có, có chi danh? Không nổ. Không ai nổ. Có cái “cục” gì mà nổ! Lời của Thiên Chúa nói với Adam và Eva thật chí lý: Ta tạo các ngươi từ đất, rồi các ngươi sẽ trở về với cát bụi...Cổng Vườn Địa Đàng đã khép rồi, vĩnh viễn!
-
Dương Viết Điền: Mưa Qua Thi Ca
Những giọt mưa thánh thót rơi trong đêm khuya thanh vắng đã được nhạc sĩ tạo thành một giai điệu tuyệt vời nghe thật lâm ly não nùng.Còn các nhà thơ thì sao? Họ có đem những giọt mưa ấy vào thi ca hay không? Nói đến mưa trong dòng thơ Việt, ta thấy nhiều nhà thơ đã sáng tác rất nhiều tác phẩm bất hủ khi nói về mưa bay trong đời.Nói đến trời mưa là nói đến cảnh vật u buồn, ủ dột. Đường sá lầy lội ướt át triền miên. Mùa mưa là mùa của buồn bã âm u, mùa của hoang vắng lạnh ùng. Nhiều lúc nhìn mưa rơi ta thấy lòng buồn vời vợi. Buồn vì cảnh vật sao mà tiêu điều xơ xác, buồn vì đêm khuya nghe những giọt mưa thánh thót như nức nở bên thềm.
-
Hồ Đình Nghiêm, Lai Rai Ba Sợ
Tôi quen ông Chu Du khi ông đã ngoài năm mươi. Tóc bạc, thưa sợi. Người gầy ốm, nét mặt khắc khổ dù đang cười rộng miệng. Áo quần dù tươm tất vẫn ngó ra chút luộm thuộm, chẳng mấy khi chỉnh chu. Tôi không tiện hỏi tên thật của ông cũng như do đâu ông lôi tên một vị quân sư trong truyện Tam Quốc Chí ra dùng làm bút hiệu. Tôi gọi ông là anh vì tuổi tác chúng tôi cách biệt quá lớn. Những đứa viết văn làm thơ dù chúng chỉ tầm mười tuổi cũng nên gọi tôi là anh, ông Chu Du nói, vì sinh hoạt ở lãnh vực này, kêu chú gọi bác quả thật xa cách, không nên.
-
Văn Quang, Nhớ Phan Lạc Phúc và những chuyện xưa
Tôi quen biết với anh Phan Lạc Phúc từ những năm 1956 từ khi còn làm chung trong Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Hồi đó anh đã là đại úy và có thời làm Trưởng Ban Báo Chí, tôi làm dưới quyền anh nhưng anh vẫn xem tôi là bạn dù tôi ít tuổi hơn anh và mới chỉ là anh Trung Uý trẻ. Nhà anh ở ngay trong chợ An Đông, bà vợ là con một ông chủ tiệm vàng ở Quy Nhơn nên vào Sài Gòn nhà anh cũng mở tiệm vàng.Tôi mới từ Nha Trang đổi vào Sài Gòn, ở nhờ nhà bà dì em của mẹ tôi. Anh đã có chiếc xe Fiat thường đến đón tôi cùng đi làm. Mỗi buổi chiều chúng tôi thường chơi bóng chuyền ngay trước cửa Phòng 5. Anh Phúc cao ráo bảnh trai, đứng trên lưới đập bóng khá hay. Tôi là người nâng bóng. Tuy chân anh bị thương hơi tập tễnh, nếu không chú ý thường không thấy. Sau này có lúc anh làm Trưởng Phòng 5 Bộ TTM một thời gian.
-
Trúc Giang MN, Những LÒ ĐÀO TẠO CA SĨ của một thời Sài Gòn xưa
Trước năm 1975 các ca sĩ thành danh xuất thân từ các lò đào tạo, từ các phòng trà ca nhạc, vũ trường, phong trào văn nghệ học đường, phong trào nhạc trẻ, các đoàn văn nghệ của Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị.Nguyễn Đức* Ngọc Chánh*Hoàng Thi Thơ*Nguyễn Văn Đông*Duy KhánhLò nhạc có nhiều môi trường để lăng xê đệ tử của mình, nổi tiếng nhất là lò Nguyễn Đức, đã đào tạo nhiều ca sĩ thành danh trong làng nhạc Việt Nam. Kế đến còn có các lò nhạc như Tùng Lâm, Duy Khánh, Bảo Thu, Hoàng Thi Thơ, Nguyễn Văn Đông…
-
Nhạc Bồ Đào Nha: Fado
Trong mấy đứa con mồ côi của gia đình âm nhạc, flamenco (Tây Ban Nha), tango (Á Căn Đình), gypsy (Đông Âu), blues (Hoa Kỳ)…thì fado (Bồ Đào Nha) là hẩm hiu nhất.Gọi là mồ côi vì chúng không có nguồn gốc rõ ràng, thường xuất phát từ đường phố, quán rượu, tiệm nhẩy, bến tầu….những nơi hạ lưu, tứ chiếng giang hồ.. than vãn về thân phận, nhung nhớ, thống khổ…. Rồi dần dần chúng phát triển, len lỏi vào chốn thượng lưu, gia đình, salon, rạp hát… trở thành phổ biến, được thế giới ưa chuộng, nhất là nhờ được quảng bá do các phương tiện truyền thông hiện đại radio, băng đĩa, TV, CD, DVD, youtube…
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều. Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.
Email: saigonweeklyonline@gmail.com
Thư từ bài vở: 702-389-5729
Quảng cáo: 702-630-0234
Hotline: 702-426-4404