• Truyện Phan Thái Yên, Hương Sen Châu Thổ
    Buổi chiều cuối năm ở quân y viện có nắng vàng im lìm trải dài trên lối đi rộng trước khu điều dưỡng sĩ quan. Đã quá giờ thăm viếng từ lâu nên bên trong chỉ còn vài người đàn bà được phép ở lại để săn sóc thân nhân. Họ nhẫn nại đứng ngồi trong khu nhà sâu hút hai dãy giường bệnh trắng. Từng chai nước chuyền sinh lủng lẳng chúc đầu uể oải từng giọt rơi như nước mắt dọc theo ống nhựa trong vắt cắm sâu vào thân thể thương tích mở toang. Khu trại tưởng đã hoàn toàn yên lặng nếu không có tiếng cười nói ồn ào chen lẫn nhạc lính từ phía câu lạc bộ vọng về. Nắng chiều len qua dãy cửa lá sách từ nóc tường cao rơi nằm uể oải trên từng tấm áo thương binh xanh xao bạc nhược. Những khuôn mặt gầy rạc bất động, mắt nhắm sâu vào cõi im lìm của từng giấc ngủ mệt nhọc tiếp nối nhau vì chất thuốc giảm đau.
  • Vương Đằng, NHỚ ƠN VĂN NGHỆ SĨ VIỆT NAM
    Lời Người Viết: Trong bài nầy, vns không chỉ được kể các ca nhạc văn thi sĩ theo quan niệm phổ thông của đa số quần chúng mà bao gồm tất cả những ai hoạt động ngành nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, v.v..* Đây không phải là một bài biên khảo công phu, liệt kê các công trình của văn thi sĩ, nên chỉ giới thiệu lướt qua tiểu sử & hoạt động, thiếu nhiều chi tiết chỉ nhằm cho độc giả biết tổng quát để nhớ ơn tất cả văn nghệ sĩ nổi tiếng hay không nổi tiếng dù tên không được đề cập đến trong bài nầy.
  • NGÔ THẾ VINH, GIA ĐÌNH BÁCH KHOA VÀ MỘT LÊ NGỘ CHÂU KHÁC
    Nhà báo LÊ NGỘ CHÂU  Tuổi Quý Hợi, sinh ngày 30/12/1923 tại làng Phú Tài, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam vùng đồng bằng sông Hồng. Có thời gian theo kháng chiến chống Pháp. Tới năm 1951 Lê Ngộ Châu hồi cư về Hà Nội, dạy học, làm hiệu trưởng một trường trung học tư thục ở tuổi 29. Di cư vào Nam 1954, gia nhập Hội Văn hoá Bình dân với một hệ thống Trường Bách khoa Bình Dân ở các tỉnh miền Nam và Hội VHBD có xuất bản một nội san với tên Bách Khoa Bình Dân.
  • Truyện Đào Văn Bình, Chuyện Chẳng Ngờ
    Tại một quán cà-phê khá thanh lịch nằm ngay bên cạnh Bưu Điện Sài Gòn người ta thấy hai người đàn bà đang ngồi nói chuyện với nhau. Người thứ nhất tên Nga – một cô gái khoảng hai mươi ba tuổi, mặt mũi xinh xắn có dáng tự tin yêu đời của một người con gái có chồng, được chồng cưng chiều, hạnh phúc. Người thứ hai tên Nguyệt – một người đàn bà khoảng ba mươi lăm tuổi, kinh nghiệm, lịch lãm. Bà ta thuộc mẫu người biết hưởng thụ những gì đang có nhưng cũng sẵn sàng ứng phó với mọi bất trắc của cuộc đời. Nói tóm lại bà ta thuộc típ người bản lãnh. Họ vừa là đồng nghiệp vừa là đôi bạn tri kỷ cho nên câu chuyện thật thân tình, cởi mở.
  • ​​​​​​​Thơ Đào Văn Bình, Học khôn xứ người
    Con ơi mẹ bảo con này, Trải bao gian khổ có ngày định cư. Tiếng Tây, tiếng Mỹ, tiếng u, Mẹ không có biết như mù mà thôi. Nhưng may họa cũng nhờ Trời. Văn hóa xứ Việt ngàn đời chẳng quên. Cho nên mẹ có lời khuyên. Mai con góp sức xây nền Việt Nam.
  • Nguồn gốc tên gọi chợ Bến Thành
    Nhiều người, kể cả không phải dân Sài Gòn, đều biết đến ngôi chợ nổi tiếng nhất của Sài Gòn này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tại sao lại gọi chợ là chợ Bến Thành. Sông Bến Nghé có một bến sông nằm gần thành Bát Quái, bến này dùng cho khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mà được gọi là Bến Thành (tức bến trước khi vào thành); gần sát bến này có một khu chợ (ở vị trí xưởng Ba Son ngày nay) vì thế mà chợ này cũng được gọi là “chợ Bến Thành”. Và tên “chợ Bến Thành” được xuất phát từ đây.
  • QUẦN SOỌC ĐỨC, Haruki Murakami, Phạm đức Thân dịch
    Haruki Murakami sinh năm 1949 tại Kyoto, là một trong những tiểu thuyết gia thế kỷ XX quan trọng nhất của Nhật. Tiểu thuyết, nghị luận, truyện ngăn của ông là những bestsellers tại Nhật cũng như ngoại quốc. Truyện ông dễ đọc nhưng phức tạp sâu sắc. Năm 1987 nhân chứng kiến một cú banh chày ngoạn mục gây hoan hô vang dội cầu truờng Jingu Stadium, Hariku Murakami chợt nghĩ mình có thể viết truyện, mà mãi về sau ông vẫn không hiểu tại sao, như thể ý tuởng đó từ trên trời rớt xuống và đuợc ông chộp lấy  
  • Khúc An, Cho tôi một tô chữ xào dòn!
    Quán đông. Ông khách nhìn quanh tìm chỗ. Tất cả mọi bàn đều có người ngồi. Chỉ riêng bàn tôi là còn dư một chỗ, bởi tôi có một mình. Người hầu bàn đi tới đi lui, ngóng cao cổ, tìm chỗ cho khách. Vẻ bối rối của anh ta gián tiếp nhắc khách ăn mau hơn để nhường chỗ cho những kẻ còn đang đói lòng. Người hầu bàn nhìn tôi, thoáng nét trông đợi. Mới gọi đĩa cơm, tôi không thể nào ăn hết trong vòng năm phút. Tôi nhìn người đàn ông. Tóc húi cua, lấm tấm những chân tóc muối tiêu. Thân thể gầy gò. Hai gò má nhô cao. Đôi mắt sáng. Vài sợi râu lún phún dưới cằm. Tôi ngước nhìn người hầu bàn và chỉ vào chiếc ghế trống trước mặt. “Nếu bác ấy muốn ngồi đây thì cứ tự nhiên. Tôi chỉ có một mình.”
  • Lệ Vân, Một Hoàng Phi Buồn
    L.T.S - “ Một Hoàng Phi Buồn”, nội dung câu chuyện thế hệ trước 1945, trong giới quan triều đình Huế, nhiều người nghe nói. Một tiểu thư đã hứa hôn với vua Duy Tân lại trở thành hoàng phi của vua Khải Định. Tuy yêu người ngọc nm vì mộng cứu nước khiến vua Duy Tân sơ liên lụy đến nàng mà từ hôn...
  • Trannico, Góc Kỷ Niệm Của Bầy Diều Hâu Gẫy Cánh
    Như một thói quen cố hữu, những buổi sáng, tôi và bạn bè thường ghé quán Ngọc Lan để uống cà phê và trò chuyện. Đó là một cái quán nhỏ nằm ở góc đường El Cajon và Menlo. Quán thì rất bình thường và nằm khiêm nhường trong khu  vực có nhiều cơ sở thương mại của người Việt đang sống và sinh hoạt tại thành phố biển này. Thức ăn và thức uống ở đây cũng không có gì là đặc sắc cho lắm. Nhưng cái đặc biệt độc đáo của Ngọc Lan, là khi ngồi lại ở đây, chúng ta sẽ cảm nhận được cái tình của những người lính còn lại với nhau sau cuộc chiến.
  • NƯỚC LŨ MÙA THU, Truyện Mạc Ngôn/ Phạm Đức Thân dịch 
    Mạc Ngôn (1955 - ) nhà văn Trung Hoa, Nobel 2012, nổi tiếng với những truyện Cao Lương Đỏ, Phong Nhũ Phì Đồn (Báu Vật Của Đời), Đàn Hương Hình....Ông có tài mô tả chi tiết hiện thực, nhưng nhấn mạnh cảm thụ trực giác, tạo được một hiện thực mới mẻ có đủ mầu sắc mùi vị. Truyện là cái khung để ông kết hợp tả thực với tượng trưng, biến hình, huyền ảo khoa trương, không theo lối tự sự cổ truyền, tạo được cảm giác và đột biến hấp dẫn. Nước Lũ Mùa Thu là truyện ngắn nhưng bao gồm hầu hết các đặc điểm nêu trên. Phạm đức Thân chuyển Việt ngữ từ bản Anh dịch Autumn Waters của Richard F. Hampsten và Maorong Cheng.
  • KIỀU MỸ DUYÊN, NGÀY CỦA CHA
    Viết về cha, viết hoài, viết mãi, không bao giờ hết chuyện. Cha tôi hiền và ít nói. Có một điều đặc biệt ở cha tôi là cha tôi hứa điều gì thì làm điều đó, suốt cuộc đời của ba tôi hình như không bao giờ thất hứa với ai điều gì . Ba tôi hứa giúp ai việc gì thì làm việc đó một cách tận tình. Vì ít nói, nghe nhiều nên ba tôi ít làm mất lòng người thân. Ba tôi giỏi võ nhưng khiêm tốn. Lúc tôi còn nhỏ, đêm đêm ba tôi dạy võ dưới ánh trăng. Tôi còn nhớ những đường quyền ba tôi đi vun vút, người nào trúng phải đường quyền của ba tôi thì toi mạng.
  •  Xuyên Sơn & Kế Đô: Hỏi và trả lời,
    Thế mà từ quê nhà còn lắm người ao ước ra đi,Thế mà từ quê người vẫn chưa có mấy ai thích trở về …vĩnh viễn!Vì sao? Vì sao?  Xuyên Sơn/ ​​​​​​​Thế nên “từ quê nhà còn lắm người ao ước ra đi/”Thế nên “từ quê người vẫn chưa có mấy ai thích trở về …vĩnh viễn !”/ Và “nếu cột đèn biết đi”, nó cũng “nhất trí” tìm đường vượt biển!/ Vì sao? Vì sao ? Anh đã hiểu chưa nào ?Hay vẫn còn giả đui giả điếc …Đóng vai trò ngớ ngẩn bưng bô… (Kế Đô)
  • Thơ Đào Văn Bình, Hoa Máu Tự Do  
    Bài thơ này đã được thanh niên, sinh viên Việt Nam đọc nhiều lần khi tham gia cuộc biểu tình tại San Francisco cùng với sinh viên Trung Hoa khi biến cố Thiên An Môn nổ ra năm 1989.
  • Linh Hồn Đẹp Của Don Damián, Truyện Juan Bosch, Phạm Đức Thân Dịch
    Juan Bosch (1909 -2001) là Tổng Thống Cộng Hòa Dominica sau khi nhà độc tài Trujiilo bị lật đổ, nhưng chỉ tại vị 7 tháng thì bị hạ bệ. Ông lưu vong sang Puerto Rico, Âu Châu một thời gian rồi trở về nước và tái ứng cử nhưng thất bại. Ông cũng là sử gia, nhà giáo dục, viết nghị luận, truyện... Giống như các nhà văn Mỹ Châu La Tinh khác, ông thường kết hợp chính trị với văn học, và có phong cách riêng cho thấy hiểu biết con người, đất  nước và số phận.Truyện ngắn Linh Hồn Đẹp của Don Damián phơi bầy thói đạo đức giả che đậy ấn ý xấu. Mặc dù hư cấu từ thế giới huyền ảo, câu chuyện có sức thuyết phục và hấp dẫn. Tài hài hước, hóm hỉnh của tác giả tạo cho chuyện chết chóc một giá trị lâu dài khiến độc giả mỉm cười, lắc đầu ngao ngán và còn suy nghĩ sâu xa về chuyện linh hồn ra sao khi không còn ẩn dấu trong thân xác. Truyện cũng làm nhớ đến câu của La Rochefoucauld: "Từ ngữ được ban cho con người để che dấu tư tưởng."
  • Kiều Mỹ Duyên, Biển Và Người Đầy Sức Sống
    Tôi yêu biển. Tôi yêu biển từ bao giờ tôi cũng không nhớ, có lẽ từ lâu lắm, từ khi tôi còn bé. Trường tiểu học của chúng tôi thường tổ chức cho học trò đi cắm trại ở biển Vũng Tàu, có lẽ tôi yêu biển từ lúc đó. Khi vượt biên, sóng gió hãi hùng, nước biển gần tràn vào thuyền, những người trẻ thay nhau tát nước, thuyền nghiêng nghiêng gần chìm, nhưng tôi không nhớ biển đáng sợ khi đó bằng tình yêu muôn đời của tôi đối với biển. Tôi yêu màu xanh của biển và tôi yêu những đàn chim trắng bay bay trên biển.
  • ĐỂ ĐƯỢC GIỚI THIỆU, Truyện On Getting An Introduction của Edgar Wallace Phạm Đức Thân dịch
    Nhân vật Anthony Newton nhập ngũ lúc 16 tuổi và giải ngũ lúc 26 tuổi, cố gắng tìm việc làm lương thiện để sinh nhai mà không gặp may. Anh nhận thấy đầu óc khôn ngoan và mồm mép lanh lợi có thể dùng để mánh mung, lừa bịp cũng sống được nên chuyên tâm vào những phiêu lưu này, mà On Getting An Introduction là một, viết vào năm 1927 và đăng trên tờ The Brigand, Luân Đôn.
  • Sanmai, “THẰNG MỄ”,
    Người Việt ở Mỹ thường dùng cụm từ "“thằng Mễ”" để chỉ một người đàn ông Mexico nào đó.  Thiệt tình tôi chưa bao giờ muốn xử dụng cụm từ này. Bởi tôi nghĩ cách dịch thuật chưa sát nghĩa và không phản ánh đúng với văn hóa xưng hô của người Việt. Nhưng ghét của nào trời trao của ấy. Hai chữ “thằng Mễ” thật là duyên nợ với tôi khi đi định cư ở Mỹ.
  • Trần Nhật Kim, Áo Dài Việt Nam  Thăng Trầm Theo Mệnh Nước
    Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có trang phục riêng biệt, nên trang phục đó đã biểu hiện đặc tính của một dân tộc.  Với Việt Nam, áo dài được coi là quốc phục, thể hiện văn hóa dân tộc.  Vì vậy, không tránh khỏi bị cuốn lôi theo sự đổi thay của xã hội.  Không có tài liệu nào nói rõ về sự ra đời của chiếc áo dài vào thời gian nào, theo truyền thuyết, trang phục cổ của Việt Nam mang hình ảnh khắc ghi trên trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lũ cách đây hàng nghìn năm trước Công Nguyên (2879-258 BC).
  • Trủy Thủ, Chiếc Bóp Bên Đường
    Hắn vẫn thường đi dạo trên đoạn đường này từ khi người ta cho hắn về hưu trí cách đây vài năm. Lâu ngày thành thói quen, hắn đâm ra thích thú với những lần cuốc bộ như thế: đầu óc không phải bận rộn suy nghĩ, được hít thở không khí trong lành và cơ thể được vận động nên ít bị rêm, bị rệu.Trưa nay, trời quang tạnh sau cơn mưa rào ban sáng, hắn lại ra khỏi nhà. Đi được 1 lúc, hắn bỗng trông thấy ở dưới đất có 1 vật xinh xắn bằng da màu nâu. Nhìn kỹ lại thì ra đó là 1 cái bóp nhỏ - kiểu bóp đựng bạc cắc thường được dùng nơi các bà đầm già - nằm trơ trụi trong bãi cỏ sát cạnh lề đường. Ngó trước ngó sau không thấy ai, hắn tò mò lượm cái bóp đó lên và mở ra xem.
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top