-
Thơ Trần Vấn Lệ, Nhìn Theo Cơn Bão Bay
Cơn bão từ Bắc Cực đổi hướng về Houston. California mong một giọt mưa không có...Bão gom bao nhiêu gió...rồi gió đuổi bão đi! Thương quá đất Cali, ai thương về không nhỉ?Mười năm nước không chảy, những dòng sông cứ trôi...những buồn bã ra khơi nhấp nhô từng lượn sóng!Biển mà còn xúc động, người chỉ biết thở dài
-
Tràm Cà Mau, ƠN ĐỜI CHỨA CHAN
Buổi sáng thức dậy, nghe gân cốt đau rêm mà mừng, vì biết mình còn sống. Đại ý viết như vậy, trong một cuốn sách Mỹ mà ông Tư đọc được, làm ông thấm thía cái hạnh phúc lâng lâng của từng sớm mai khi vừa tỉnh giấc.Bạn bè cùng trang lứa với ông, nhiều người đã về với Diêm Vương khi còn trẻ măng, vì cuộc tương tàn khốc liệt dài ngày trên quê hương. Nhiều người khác gục ngã trong trại tù vì đói khát, bệnh tật, mồ hoang vùi cạn. Một số khác nữa, vì khao khát tự do mà chôn thân dưới đáy biển, hoặc chết khô giữa rừng sâu. Không ít người còn lại, tử thần cũng đã đón mời vì bạo bệnh, khi tuổi năm sáu mươi. Phần ông vẫn còn dai dẳng sống sót cũng là ân huệ trời ban, không vui hưởng tháng ngày, cũng uổng lắm sao!
-
Nguyễn Vân Xuyên: BẾN CÁT QUÊ TÔI... và SƯ BÀ DIỆU ÂN
Quê của Tôi là quận Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương ( tên xưa là Thủ Dầu Một ), từ lúc nhỏ còn đi học, học Tiểu Học ( ở Bến Cát ), học Trung Học ( ở Bình Dương và Sài Gòn ), học Đại Học ( ở Sài Gòn ), rồi vào Lính, rồi vào Tù Cộng Sản... rồi cuộc Đổi Đời Tang Thương sau Chiến Tranh... rồi đời sống tha hương nơi xứ lạ quê người... Từ nhỏ tại quê quận Bến Cát, Tôi có hai thằng bạn trai rất thân, tên họ của hai thằng bạn nầy là Lê Văn Chơi và Trần Văn Thường... và một cô bạn gái rất thân, rất đáng yêu, họ tên là Châu Thị Ngọc Sướng... còn Tôi họ tên là Nguyễn Vân Xuyên, xin được nhấn mạnh là VÂN Xuyên chứ không phải là VĂN Xuyên như nhiều bạn bè lầm tưởng...
-
Mái ngói nhà thờ Đức Bà – Saigon có hình thập giá
Các chuyên viên về xây dựng khi sửa chữa nhà thờ Đức Bà đã bất ngờ phát hiện cả một kho báu chứng tích nghề làm gạch ngói thủ công của Việt Nam trên nóc nhà thờ Đức Bà....!Điều bất ngờ là nóc nhà thờ được lợp với 24 loại ngói khác nhau, đa số là các loại ngói sản xuất ở Việt Nam như ngói Biên Hoà, Trị An, Nam Kỳ, Đông Dương, Phú Hữu (Cần Thơ), Đáp Cầu (Bắc Ninh)... Đặc biệt ngói cổ nhất là ngói Wang-Tai Sài Sòn. Khi khảo sát người ta phát hiện nhiều mảnh vỡ của ngói Wang-Tai sản xuất vào thời kỳ bắt đầu xây nhà thờ 140 năm trước. Tìm hiểu về ngói Wang-Tai thì được biết, loại ngói này được sản xuất tại chính các lò gốm Sài Gòn từ năm 1860 đến 1900 bởi doanh nhân Trương Bá Lâm (1827-1900).
-
Chào Nguyên Xuân thơ Bùi Giáng, bản Anh ngữ của Tuấn Anh Trần Trọng Hải
Xin chào nhau giữa bàn tayCó năm ngón nhỏ phơi bày bóng conThưa rằng những ngón thon thonChào nhau một bận sẽ còn nhớ nhauXin chào nhau giữa làn môiCó hồng tàn lệ khóc đời chửa camThưa rằng bạc mệnh xin camGiờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây
-
Truyện Xuân Ðỗ: Bức Tranh
Tôi bước vào một tiệm bán đồ kỷ niệm ở phố Nhật tại San Francisco để tìm mua một bộ đồ trà. Tôi chọn được một bộ gồm chiếc bình và bốn chén nho nhỏ, màu thiên lý, thật dễ thương. Xong rồi, tôi dợm bước ra khỏi tiệm, định đi bộ lang thang trong buổi sáng mát dịu, trên đường phố nhiều dốc của thành phố vùng Vịnh này. Nhìn ra ngoài trời, mưa đang rơi, hơi nặng hạt. Tôi bước trở lui, vào nhìn lại bức tranh. Giống Chùa Cầu ở thành phố buồn hiu, rêu phong Hội An ngày xưa quá. Tôi không thể lầm được. Hai cô gái Nhật lúc nãy nói chuyện và chỉ dẫn cho tôi mua món quà kỷ niệm, đi qua, đi lại, đôi khi nhìn tôi cười cười, khi thấy tôi say mê nhìn bức tranh mãi không chán.
-
• Hoàng Hưng: Vụ án “Về Kinh Bắc”, một sự kiện “Hậu Nhân Văn”
Vụ án “Về Kinh Bắc” từ chuyện Nguyễn Mạnh Hùng, bút hiệu Nam Dao, thăm chơi ở Hà Nội, xin nhà thơ Hoàng Cầm một bản chép tay tập thơ Về Kinh Bắc để đem về Canada. Nguyễn Mạnh Hùng được chính quyền VN coi là “Việt kiều yêu nước”, đã đóng góp tích cực cho phong trào ủng hộ miền Bắc, chống Mỹ và chính quyền miền Nam từ khi còn là sinh viên ở Canada. Sau khi đất nước thống nhất, anh đã nhiều lần về nước, có tham gia tư vấn cho chính phủ về kinh tế. Mặt khác, anh lại quan hệ thân thiết với các nhà văn trong nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm, đặc biệt với nhà thơ Hoàng Cầm mà anh yêu mến.
-
BÀ TÚ XƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HỒNG VÀ NHÀ VĂN NGUYỄN ĐÌNH TOÀN TÁC GIẢ ÁO MƠ PHAI
Chị Nguyễn Thị Thu Hồng, vợ của nhà văn Nguyễn Đình Toàn, còn có nghệ danh là Hồng Ngọc, sinh ngày 12 tháng 8 năm 1943, là mẹ của một gia đình 4 con 3 trai 1 gái đều đã trưởng thành. Chị Thu Hồng mất ngày 24 tháng 2 năm 2021 tại Little Saigon. Tang lễ sẽ được cử hành vào ngày 15 tháng 3 năm 2021 tại Westminster Memorial Park. Sau đây là một trích đoạn viết về Chị Thu Hồng từ một bài viết về nhà văn Nguyễn Đình Toàn, tác giả Áo Mơ Phai, như một nén nhang tưởng nhớ Chị.
-
Nguyễn Ngọc Tư, NHỮNG DẤU HỎI PHAI
Cậu Ba nhắc, hồi nhỏ tao sợ chở con nhỏ này đi chơi. Nó hỏi bất tận làm tao trả lời muốn tắt thở.Trong ký ức của cậu, cứ đặt con bé lên yên sau xe đạp, ngay lập tức nó sẽ thẻ thọt, cậu ơi, sao cái áo cậu có màu xanh vậy, sao mồ hôi cậu có mùi chua chua vậy. Cảm hứng từ cái lưng áo to bè phần phật trước mặt nó, những câu hỏi bắt đầu tuôn tràn. Nước ở đâu mà ông trời lấy làm mưa? Nếu cậu chở con đi tới mai thì có hết đường chưa? Tại sao con chuồn chuồn biết bay mà người ta không biết? Tại sao con cá lội dưới nước không chết ngộp? Tại sao cậu cười với cái dì đẹp kia mà không cười với dì xấu xấu? Sao cậu không làm… con gái để thắt bím cho dễ thương ?
-
Bs Đỗ Hồng Ngọc, Cái Sướng Của Người Lớn Tuổi
Già có cái đẹp của già. Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái giú ép. Cái sướng đầu tiên của già là biết mình … già, thấy mình già, như trái chín cây thấy mình đang chín trên cây. Nhiều người chối từ già, chối từ cái sự thật đó và tìm cách giấu cái già đi, như trái chín cây ửng đỏ, mềm mại, thơm tho mà ráng căng cứng, xanh lè thì coi hổng được. Mỗi ngày nhìn vào gương, người già có thể phát hiện những vẻ đẹp bất ngờ như những nếp nhăn mới xòe trên khóe mắt, bên vành môi, những mớ tóc lén lút bạc chỗ này chỗ nọ, cứng đơ, xơ xác … mà không khỏi tức cười!
-
Lá Thư Từ Bên Kia Thế Giới, Nguyên Phong dịch
“Con người sợ chết như con nít sợ ma, họ đã nhìn cái chết một cách sợ hãi, ghê tởm và cố gắng phủ nhận nó vì nó làm gián đoạn sự liên tục của đời sống. Nhưng nếu họ biết chấp nhận sự chết một cách bình thản, giản dị thì họ sẽ thấy chết là một sự kiện tự nhiên cũng như lúc sinh ra vậy. Bất kỳ lúc nào chung quanh chúng ta, sống và chết cũng luôn luôn tiếp diễn. Lá cây rụng để nhường chỗ cho những mầm non xuất hiện, hết mùa đông lại có mùa xuân. Một hiện tượng tự nhiên và cần thiết như thế không lẽ lại chẳng bao hàm một ý nghĩa thâm sâu nào đó? Phải chăng chính vì có sự chết mà sự sống hiện hữu, có sự xây dựng thì cũng phải có sự hủy diệt, đâu có gì tồn tại vĩnh viễn. Người ta không thể hiểu được ý nghĩa đích thực của sự sống nếu họ không chịu chấp nhận sự chết, và đã đến lúc người ta phải nghiên cứu cặn kẽ các sự kiện này chứ không thể chấp nhận những lý thuyết mơ hồ nào đó được.”
-
Truyện Haji của Dazai Osamu, Quỳnh Chi dịch; XẤU HỔ
Cô Kikuko ơi, tôi đã bị một phen xấu hổ. Xấu hổ quá đi mất. Nói là thẹn đỏ cả mặt như muốn bốc lửa là còn nhẹ quá. Hay muốn lăn trên cỏ mà gào lên thật to, cũng còn chưa đủ để diễn tả đâu. Đoạn kể về nàng Tamar đáng thương trong sách Cựu ước Samuel quyển hạ viết rằng ” Tamar rắc tro trên đầu, xé tay áo, tay ôm đầu vừa gào thét vừa bỏ đi”. Một người con gái khả ái khi hổ thẹn quá không sao chịu nổi, thì như muốn bôi tro trát trấu lên đầu lên mặt mà khóc thật đấy. Tôi hiểu được tâm trạng ấy của nàng Tamar.Cô Kikuko ơi, quả đúng như lời cô. Tiểu thuyết gia là hạng người tồi tệ. Ồ không, họ là quỷ dữ ấy. Kinh khủng lắm. Tôi đã bị một phen xấu hổ quá đi mất, cô Kikuko ạ. Có một chuyện mà lâu nay tôi vẫn còn giữ kín chưa kể cho cô nghe, đó là tôi đã âm thầm viết thư cho nhà văn Toda, rồi cuối cùng đến gặp ông, để bị một phen xấu hổ quá đi mất. Thật là vô duyên cô ạ! Để tôi kể đầu đuôi câu chuyện cho cô nghe nhé. Đó là vào đầu tháng 9, tôi đã viết cho ông Toda một lá thư lời lẽ thật kiểu cách như thế này.
-
Thơ Đào Văn Bình, Tháng Hai Trời Vẫn Lạnh
Đọc báo, xem truyền hình, vào Google rồi mở Yahoo News thấy toàn chuyện buồn…ít chuyện vui, bèn quay qua chuyện tình yêu. Nhưng chuyện tình yêu thì đổ vỡ liên miên. Mới tặng nhau viên kim cương cả triệu đô-la, vài tháng nhau đã đưa nhau ra tòa…ly dị, chia gia tài. Có khi tiệc cưới vừa xong, hai bên đã chia tay. Thế nhưng dù tình yêu mong manh và hồi kết buồn bã như thế nhưng người ta cứ yêu, cứ lao đầu vào yêu, cứ tha thiết mong chờ tình yêu.Ngày Valentine đã qua, xin gửi quý vị bài thơ này đọc cho đỡ buồn. Những ai già quá không còn sức mà yêu và có khi chẳng ai yêu mình nữa… thì xin nhắm mắt lại và tưởng nhớ lại thời thanh xuân, đã có lần mình yêu…yêu thầm, yêu say đắm, yêu cuồng dại, yêu hàm thụ, yêu dại khờ, yêu đơn phương… để tiếc, để thương và để nhớ.
-
Phạm Phú Nam: XA NHAU LÀ THƯƠNG NHAU.
Sáng nay Thứ Ba ngày 15/12, tôi được tin anh Từ Hiếu Côn, nhà sản xuất và phát hành lịch Hương Quê, vừa mới qua đời vì bệnh Covid-19 trong bệnh viện San Jose ở tuổi trên dưới 65. Cách đây một ngày nghe tin một nghệ sĩ địa phương cũng ở San Jose mới qua đời vì Covid-19 ở tuổi chưa tới 60. Trước đây hai tuần thì nghe tin nhà báo Hà Túc Đạo cũng ở San Jose mới qua đời vì mắc Covid-19. Cách đây 3 tuần thì nghe tin ông Ngô Ngọc Hùng giám đốc đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại ở Virginia cũng qua đời vì Covid-19 ở tuổi 66.
-
Trần Kiêm Đoàn, HẠNH PHÚC ĐÂU PHẢI LÀ MỘT MÌNH
Một ngày đầu mùa Xuân đẹp như hôm nay, cả thế giới không còn sự háo hức với những lễ hội Mùa Xuân “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” vì bóng đen của đại dịch Covid-19 đang ngồi lù lù trước cửa và khắp các nẻo đường. Có lẽ trong số 7 tỷ người trên hành tinh nầy, phần đông đang chờ và có người đang mơ ước “phép lạ” của kỷ nguyên khoa học kỹ thuật, đó là được chích thuốc vắc-xin chủng ngừa Covid, bởi đó được coi như thể là một lối thoát hiểm duy nhất trong hầm tối nhân loại đang đợi chờ… cứu rỗi.
-
Soạn giả Nguyễn Phương: Nghệ sĩ “khổng lồ” trên sân khấu Thủ Đô xưa
Năm 1960, ông bầu Ba Bản, chủ hãng dĩa Hoành Sơn thành lập đoàn hát Thủ Đô với kỳ vọng thay đổi bộ mặt sân khấu cải lương bằng cách cải tiến phong cách trang trí sân khấu, dàn cảnh, sử dụng ánh sáng sân khấu, y phục diễm lệ và chăm sóc cốt truyện tuồng tích, văn chương và bài bản cổ nhạc. Tuồng khai trương đoàn Thủ Đô – Ba Bản là tuồngdã sử Tiếng Trống Sang Canh của soạn giả Thu An. Trong tuồng này có một lớp diễn cho “Người Khổng Lồ” trong vai đao phủ thủ, chuyên chặt đầu những kẻ chống lại bạo chúa Lê Long Đỉnh.“Người khổng lồ” tên Nguyễn văn Dữ, sanh năm 1935, tại quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre, cùng quê với ông bầu Ba Bản và soạn giả Thu An. Anh Nguyễn văn Dữ người khổng lồ cao 2 thước 20, bàn chân dài gần bốn tấc. Y phục, giày, vớ, nón và mọi đồ dùng cá nhân của người khổng lồ được ông Ba Bản đặt làm riêng cho anh đúng theo kích thước và sự cần dùng của người khổng lồ. Dù không phát âm rõ ràng, giọng nói ồ ề, không ca được bài bản cổ nhạc nhưng nghệ sĩ Người Khổng Lồ lại là yếu tố thu hút khán giả rất mạnh cho đoàn hát Thủ Đô.
-
Nguyên Nhung, Nồi canh riêu cá
Cứ ra Tết độ mùng bảy là cụ Chánh lại làm một nồi canh riêu cá. Lúc ấy trời đã sang xuân, nắng dịu, gió thổi hiu hiu, những món rau tươi cũng rất sẵn sàng cho nồi canh riêu cá được đậm đà, mát mẻ. Mọi người sau những ngày Tết ăn nhiều thứ nóng nảy, nặng bụng, đều cảm thấy khoan khoái, dễ chịu với nồi canh riêu cá, một món ăn dân dã, ngon miệng trên những mâm cơm của gia đình miền Bắc.Bà Chánh người Bắc Ninh, nơi xuất xứ những bài dân ca quan họ nổi tiếng. Thuở còn trẻ, bà cũng có đi hát đối, không phải vì ăn chơi, lãng mạn gì nhưng đấy là nền văn hoá đặc trưng của dân tộc. Bà Chánh vào Nam thấy đám trẻ mỗi lần hát bài Dân ca Quan Họ, bà lại nhớ đến khúc "Người ơi, người ở đừng về" , cũng vì mấy câu "Hai bên vạt áo ướt đầm như mưa" mà ông Chánh độ ấy còn trẻ, gốc người Thái Bình, đã phải về quê nói với cha mẹ đến xin cô gái Bắc Ninh về làm vợ.
-
• NGUYỄN THANH TY: Năm Sửu cà kê dê ngỗng về TRÂU!
Tết Tân Sửu năm nay, ngày Mồng Một Tết lại nhằm ngày thứ Năm, 12 tháng 02 năm 2021, vì là trâu ở xứ người nên phải đi cầy như thường chứ đâu có được như trâu ở xứ mình nằm nhà thảnh thơi nhơi cỏ ba ngày Tết như cái “thuở thanh bình” ba mươi lăm năm trước còn ở quê nhà, một quê hương miền Nam muôn ngàn yêu dấu.Hóa ra cái kiếp trâu đi đâu, ở đâu cứ vẫn phải khổ. Có đấu tranh cách mấy cũng vẫn bị đánh trâu! Buồn thật! Sầu đời thật!Dục phá thành sầu chi dụng tửu!Thôi thì để phá nỗi buồn của ba ngày Tết tha phương, chúng ta hãy cùng nhau “ngày Xuân nâng chén” rồi đem cái năm Tân Sửu này ra tán chuyện trâu cho đỡ buồn. Biết đâu cũng có đôi điều thú vị!
-
• NGUYỄN THANH TY: Năm Sửu cà kê dê ngỗng về TRÂU!
Tết Tân Sửu năm nay, ngày Mồng Một Tết lại nhằm ngày thứ Năm, 12 tháng 02 năm 2021, vì là trâu ở xứ người nên phải đi cầy như thường chứ đâu có được như trâu ở xứ mình nằm nhà thảnh thơi nhơi cỏ ba ngày Tết như cái “thuở thanh bình” ba mươi lăm năm trước còn ở quê nhà, một quê hương miền Nam muôn ngàn yêu dấu.Hóa ra cái kiếp trâu đi đâu, ở đâu cứ vẫn phải khổ. Có đấu tranh cách mấy cũng vẫn bị đánh trâu! Buồn thật! Sầu đời thật!Dục phá thành sầu chi dụng tửu!Thôi thì để phá nỗi buồn của ba ngày Tết tha phương, chúng ta hãy cùng nhau “ngày Xuân nâng chén” rồi đem cái năm Tân Sửu này ra tán chuyện trâu cho đỡ buồn. Biết đâu cũng có đôi điều thú vị!
-
• Hoàng Vũ Đông Sơn, CON TRÂU Trong Hồn Tính Dân Tộc Việt Nam
Nhà văn, học giả Nguyễn Bách Khoa đưa ca dao Việt Nam lên hàng Kinh thi Việt Nam vì ca dao là trí khôn, là Bách Khoa Toàn Thư của Việt tộc. Học giả Nguyễn biên soạn và cho in ấn Kinh Thi Việt Nam từ khi tôi chưa có ở trên đời. Vì chữ "Kinh Thi" có cái gì đó vay vay mượn mượn của "Thiên quốc". Phải chi có tôi, tôi đã quì xuống xin thầy Nguyễn lấy tựa sách là Kinh Văn Việt Nam thì tự ái dân tộc Việt Nam được ve vuốt triệt để. Nhân đó; các nhà phê bình; các nhà mô phạm soạn sách giáo khoa đã phán rằng:- Ca dao, phong dao, Đồng dao; tục ngữ; cách ngôn vượt lên trên chữ nghĩa và là "gia tài của mẹ", là của "Để giành" cho muôn đời muôn kiếp Việt Nam.- Tâm người Việt Nam là Phật tâm. Xin hiểu Phật là đấng đại giác chứ không nhất thiết là ông A bà B mang quốc tịch nào. Đấng Đại giác là Thiên lý có Minh Nhiên; có Dị Nhiên. Nên con trâu làm thật ăn giả có nhiều Phật tánh hơn người.
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày 27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840. Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.
Email: saigonweeklyonline@gmail.com
Thư từ bài vở: 702-389-5729
Quảng cáo: 702-630-0234
Hotline: 702-426-4404