-
Thông Cáo Báo Chí: MẶT TRẬN Ở SÀI GÒN, Tập truyện song ngữ Việt Anh của NGÔ THẾ VINH
Vẫn liên tiếp xuất hiện những cuốn sách viết về Chiến Tranh Việt Nam, tuy nhiên có rất ít sách đề cập tới quan điểm từ miền Nam, từ góc cạnh của những người thất trận nhưng họ đã từng chiến đấu và tin tưởng ở một nền Cộng Hòa miền Nam mới khai sinh. Ngô Thế Vinh qua kinh nghiệm của một y sĩ trong một đơn vị Biệt Cách thiện chiến đã đem tới cho chúng ta những lý giải và soi sáng về những tình huống lưỡng nan ngoài trận địa. Rồi ông cũng đề cập tới cuộc sống hỗn mang ban đầu của một người tỵ nạn tạo dựng lại cuộc đời trong sự xa lạ của một miền Nam California, với phấn đấu để trở lại nghiệp cũ giữa một cộng đồng di dân gồm cả nửa triệu thuyền nhân với những khuynh hướng chánh trị phân hóa đa dạng. Một bối cảnh như vậy hầu như hoàn toàn bị lãng quên trong văn học.
-
Tâm Sự Cô Bé Học Dưới Bóng Đèn Đường
Có ai về ngang qua những cột đèn của một thời xa xưa ấy, xin gom dùm tôi chuỗi thời gian khuất bóng năm nào. Đứa trẻ gầy guộc trong màn đêm đã học bài dưới ánh sáng của những tối sương mù, đã nợ quê hương muôn vạn lời xin lỗi nhớ nhung. Vì ba mươi ba năm trôi qua nơi xứ người với gót chân đầy bụi bám, tôi vẫn chưa dám một lần về thăm đất mẹ quê cha, bởi mặc cảm đã rời nơi chôn nhau cắt rốn tìm cho mình một phương hướng mới để thay đổi phận người. Nhưng trong trái tim tôi vẫn còn nguyên vẹn ảnh hình quê hương thời trẻ dại.
-
LOUVRE ABU DHABI: Hợp đồng “vàng” quảng bá di sản nghệ thuật Pháp
Được kiến trúc sư nổi tiếng Jean Nouvel thiết kế, bảo tàng Louvre Abu Dhabi chính thức mở cửa đón khoảng 5.000 khách tham quan ngày 11/11/2017. Trước 400 khách mời tham dự lễ khánh thành ngày 08/11, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ca ngợi “bảo tàng của các hoang mạc và ánh sáng này là điểm cân bằng giữa các lục địa Âu, Á, Phi” và các tác phẩm trưng bày ở đây chứng minh rằng “các tôn giáo của chúng ta, các nền văn minh của chúng ta đều liên kết với nhau”.
-
Truyện Laura Hird, ĐẶNG LỆ KHÁNH chuyển ngữ: Của Mèo và Đàn Bà
Nhà tắt đèn nhưng trên gác đèn còn sáng. Màn cửa đã kéo kín. Chị dừng xe giữa đường, lôi cái bọc vải ra đứng trước mũi xe, dốc ngược cho con mèo rơi xuống đường. Cái xác vẫn còn nguyên. Phần lớn máu chắc là chảy ra ở vết thương móp vào ở trên đầu. Ném cái bao gối vải dính máu lên băng sau, chị leo vào xe, lái lùi lại mươi thước, xong chị tăng tốc độ, lái tới cán ngang qua con mèo. Khi xe cán ngang qua nó, chị chỉ nghe một tiếng bụp nhỏ, nhưng dù gì thì nó cũng đã chết rồi. Chị tiếp tục lái thẳng đến cái tiệm nhỏ của anh cách đó chừng 100 thước.
-
Một Bài Thơ Dễ Thương, Trần Vấn Lệ
-
Hoàng Thị Như Huy: Chuyện người đàn bà nơi xóm nhỏ
Sáng hôm sau, khi vầng dương quay trở lại, nơi xóm nhỏ cơn lũ đã kịp rút về biển đông, nhưng vẫn đành đoạn để lại…. thi thể anh bên bờ dậu, với tiếng xé nát lòng trong trái tim cô!Từ ngày ấy, tóc cô dần đổi màu. Cô vẫn sống đơn độc một mình trong căn nhà nhỏ, nơi xóm nhỏ đìu hiu.Xóm nhỏ vẫn trở lại cuộc sống như muôn thuở của những ngày nắng, ngày mưa..Trong trang nhật ký cuối cùng trước ngày cô mất, tôi đã đọc thấy giòng chữ này: ”TÔI SỐNG ĐỂ CHỜ ĐỢI AI? ”
-
ĐOÀN XUÂN THU: Tha hương ngộ cố tri!
Người bạn sẽ làm cuộc đời mình thêm nhiều màu sắc như kính vạn hoa tuyệt đẹp. Hãy trân trọng những người làm bạn vui. Họ là những người làm vườn biết vun xới cho tâm hồn bạn được nở hoa.“Rượu ngon, không có bạn hiền! Không mua, không phải không tiền không mua!”Có bạn hiền ghé qua tệ xá thì sá gì vài trăm bạc để mua rượu đãi bạn phương xa chớ? Bất quá nghèo, vung tay một lần, hơi quá trán, mạt là cùng hè!Tình bạn như tiền bạc. Kiếm thì dễ nhưng giữ rất khó! Vì vậy: Đừng bao giờ từ bỏ tình bạn thâm giao bấy lâu nay. Vì nó cũng như là rượu quý. Càng lâu càng ngon! “Ê! Cạn ly đi mậy!”
-
Thú LỘI LỤT ở Huế Bùi Kim Chi
… Ai đó, đã làm mất đi những “cái lụt” thoáng qua vô cùng dễ thương của Huế để cho bây giờ …!!! / Huế ơi ! Thật buồn khi Huế mất đi những cảnh lội lụt lao xao, rộn rã trên các ngã đường của Huế. “Lội lụt để tìm nhau, để nhìn nhau, để cho mắt long lanh, cho tâm hồn bay bổng”. Đó là niềm vui của con trai, con gái của Huế một thời.
-
NHÀ VĂN MANG VIÊN LONG VỪA QUA ĐỜI
Nhà văn Mang Viên Long vừa qua đời vào ngày 22 tháng 7 /2020 sau một cơn đột ngụy và nhồi máu cơ tim tại quê nhà của ông, An Nhơn, Bình Định, hưởng thọ 77 tuổi. / Tiểu Sử: Sanh năm 1944 tại Hưng định, Nhơn Hưng, An Nhơn – Bình Định / Trước 1975 : viết văn, dạy học tại Tuy Hòa (Phú Yên)./ Nơi dạy cuối cùng: trường trung học tổng hợp Nguyễn Huệ./ đã viết cho hầu hết các tạp chí, tuần báo văn nghệ trong nước, trước và sau 1975./
-
Trần Đức Anh Sơn, BỘ ĐỒ TRÀ MAI HẠC
Sáng mồng 2 Tết Bính Tí (1996), mệ Nho ghé thăm tôi thiệt sớm. “Đầu năm qua uống với anh một tuần trà xuân, luôn tiện khoe bộ đồ trà Mai hạc mới sắm bữa 25 tháng Chạp”. Vừa nói, mệ vừa soạn từ trong tay nải ra một bộ đồ trà sứ men lam Huế và chiếc ấm Thế Đức bằng đất nung. Bộ đồ trà vẽ tích Mai hạc, đề thơ Nôm, đủ 4 món: dầm – bàn – tống – tốt. Tôi trải chiếu, soạn mứt bánh lên chiếc kỷ, rồi giúp mệ bày hỏa lò, quạt than, đặt siêu đồng đun nước.Mệ Nho, tên thiệt là Nguyễn Phước Bửu Nghiêu, người hoàng phái, chủ nhân bộ sưu tập đá kiểng nổi tiếng một thời ở bên chợ Cống. Tôi quen mệ năm 1988, khi đi tìm tư liệu để làm luận văn tốt nghiệp đại học về đề tài đồ sứ men lam Huế.
-
Đoàn Xuân Thu, Về nơi gió cát!
Anh Ba Bốp, bạn nhậu của tui, không phải là dân Úc rặt, nhưng kỷ niệm tình anh Ba Bốp với em Boeing 747 nầy còn sâu đậm hơn so với bất cứ thằng Úc nào.Chẳng qua là năm 1995, cách đây ¼ thế kỷ, lần đầu tiên trong đời, anh Ba Bốp được cỡi chiếc Boeing 747 của hãng Qantas đó bà con ơi.Theo lời ảnh thuật lại thì: “Ngày 20, tháng Chín, năm 1995, tui ra khỏi một nhà tù bao la, là đất nước Việt Nam đang trong vòng chiếm đóng cực kỳ khắc nghiệt của bọn CS Bắc Việt. Theo chương trình ODP (Orderly Departure Program), ra đi có trật tự của Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc (High Commissioner for Refugees (UNHCR), tui dắt vợ và hai thằng cu con vĩnh biệt cái đất Sài Gòn.Ra phi trường Tân Sơn Nhứt còn bị một thằng Hải quan CS, ‘BK 75’ làm khó dễ , hạch sách nầy nọ chỉ nhằm mục đích là lột sạch bách 200 ngàn bạc của tui còn dằn túi. Cống nạp nó xong, cả nhà tui mới được chiếc ‘mini bus’ chở ra tới tận cầu thang của một chiếc máy bay đang đợi sẵn.
-
Trương Văn Dân, BUỔI SÁNG NGÀY CÁCH LY
Nhưng vấn đề không chỉ là coronavirus! Để cuộc sống của tốt đẹp con người cũng cần chống lại những loài virus khác, như tham lam, đố kỵ hay ngu dốt… mà từ mấy nghìn năm nay chưa ai tìm ra loại vắc xin nào!Những người cùng thế hệ tôi giờ này đều đã trở về nhà, đã tháo khẩu trang và nhốt cả bầu trời vào trong phòng vì lệnh cách ly. Nhịp sống của họ chậm lại. Dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu nhưng rồi sẽ giảm.Ngày mai… và có lẽ còn nhiều ngày nữa, chắc tôi vẫn còn thấy họ đứng sắp hàng để mua thực phẩm.
-
Thân Trọng Tuấn, BỘT GẠO LA-KHÊ
Làng La Khê (1) thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Từ Kinh thành ra hướng đông bắc, tức ra đồn Mang Cá lớn, xong qua Bao Vinh, hướng về phía Bàu Đồn, qua ngả làng Thế Lại Thượng, Thế Lại Hạ, đi thêm khúc nữa là tới. Làng La Khê nằm dọc theo con hói nhỏ. Trong làng có mấy cái gò đất. Gò chính giữa làng dùng làm nơi xây lăng ông khai canh họ Lê.Theo chuyện kể, thì khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa, có viên phó tướng họ Lê theo phò. Viên phó tướng họ Lê này thuộc dòng dõi vua Lê Lợi. Tông tộc từ khi theo vua dời đô ra Thăng Long, hệ phái của viên phó tướng này chọn làng La Khê thuộc tỉnh Hà Đông làm nơi định cư. Vào Nam, vì lập được nhiều công trạng nên được chúa Nguyễn phong đất thuộc vùng phía bắc sông Hương để lập thôn ấp, bèn lấy tên là La Khê để tưởng nhớ cố hương. Khi mất chôn ở đấy. Có xây lăng và dựng bia.
-
Hoàng Chính: Cái Radio của cha tôi
Ra trường, tôi nhận nhiệm sở ở tận Kiên Giang. Thấy tôi xoay mãi không đủ tiền mua vé xe, bố lại bảo, Đem cái radio bán lấy tiền mua vé.Tôi ngần ngừ. Mẹ ghé tai tôi bảo nhỏ, Đừng bán, để nó làm bạn với bố.Rồi tôi cũng mượn được tiền mua vé xe, cứu được cái radio cho bố.Lần về thăm nhà, tôi đem tờ giấy phép đi đường lại nhà công an khu vực xin thị thực. Trong lúc chờ anh công an tìm bút để ký, tôi nhìn quanh, thấy cái radio Philips có cây ăng ten bị gẫy của bố tôi trên mặt chiếc tủ chè gỗ gụ.
-
Lê Hữu, NHẠC VÀNG - Bên thắng cuộc
Nếu quả “Âm nhạc có thể làm thay đổi thế giới vì nó thay đổi được con người” (Music can change the world because it can change people. ~ Bono) thì chúng ta có lý do để tin rằng, sự thay đổi về khuynh hướng và quan niệm thẩm mỹ trong âm nhạc, nghệ thuật của người Việt trong nước sẽ tác động không ít đến những đổi thay về văn hóa, xã hội, chính trị cho đất nước mình. Sự thắng thế của nhạc vàng miền Nam là “hoàn toàn không thể đảo ngược” và là “xu thế tất yếu của thời đại”, như cách nói quen thuộc của nhà nước cộng sản.Không còn nghi ngờ gì nữa, trong cuộc đọ sức với nhạc đỏ miền Bắc, nhạc vàng miền Nam đã là “Bên thắng cuộc”.
-
Đỗ Duy Ngọc:CÓ MỘT NGƯỜI TÊN V . HUY
Hắn tên là V. Huy, thật ra tên đầy đủ của hắn là Nguyễn Phúc Vĩnh Huy, vốn là con cháu giòng họ vua chúa triều Nguyễn.Bố hắn là giáo sư tiến sĩ, từng chữa bệnh cho ông Hồ.Ông nội hắn là Thượng thư bộ Lại trong triều vua gì đó của nhà Nguyễn.Mẹ hắn cũng là giáo sư nhưng hình như bên ngành Luật, tốt nghiệp từ bên Tây, nghe lời ông Hồ về nước tham gia đánh giặc.Lý lịch của hắn quá ư đẹp, vừa quí tộc vừa cộng sản, không chê vào đâu được.Hắn tốt nghiệp Tiến sĩ ngành ngoại giao ở Liên Xô, cũng nghe nói là bằng đỏ đàng hoàng, và chắc chắn là bằng thật.
-
LaiQuangNam: MÍT ĐẶC, một từ Việt kỳ ảo
Một trong các lý do khiến Việt Nam không khỏe là -ngôn ngữ.! Trong đó có hai âm “Mít đặc” đầy ma lực mà nay trên thế giới này không có một từ nào của bất cứ quốc gia nào có nghĩa tương đương. Vậy mà trong Từ điển Tiếng Việt của quốc gia ghi rằng nó là một từ Thông tục. Thông tục!.. Tại sao nó lại là thông tục. Sự gán ghép này do chính các nhà làm từ điển “áp đặt lên”, quả thật đây là một tắc trách, do người lại không am tường độ đa nghĩa, độ sâu của nó, cho nên thuận tay phán bừa một cách VÔ TRÁCH NHIỆM chăng?
-
Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích: Chị Hoàng Lựu
Căn nhà của ông bà Nội tôi để lại nằm ngay khúc quanh của con đường làng. Một con đường đất rộng, ba chiếc xe bò có thể tránh nhau một cách dễ dàng. Cái cổng với hai trụ tròn xây bằng gạch nâng tấm bảng gỗ có viền hoa văn với ba chữ đại tự: NGUYỄN TỰ ĐƯỜNG màu vàng nhụ. Bên trên là mái cong lợp bằng loại ngói âm dương trông như vẩy con rồng. Bên trái đoạn đường từ cổng vào nhà là hồ sen . Đến mùa hoa sen nở hương thơm tỏa ngát cả một vùng. Lối đi xung quanh bờ hồ có lan can sơn màu đỏ, nơi mà bác Cả, cha tôi và cụ Tú Mẫn thường hay dạo chơi và đàm đạo thơ văn vào những buổi chiều hè. Khu nhà xây gồm ba dẫy theo hình chữ U. Dẫy giữa làm nơi thờ tự. Dẫy bên trái là khu của vợ chồng bác Cả và người con gái tên Hồng Lưu mà chúng tôi thường gọi là Chị Hai . Dẫy bên phải là phần của gia đình cha mẹ tôi. Tiếp giáp ba khu nhà là cái sân lót gạch bát tràng rộng thênh thang.
-
Lê Minh Hà - Nhà Có Phúc
Nhà xây thềm cao, lại theo kiểu kín đáo nhà quê mặt sau trổ cửa sổ bé tí nên đi ngoài ngõ không ai nhìn được vào trong nhà bác Tín. Mà trong đó thì lại có cái để ngó, là đứa cháu gái của bác suốt ngày được đặt nằm trong buồng. Nó bé hơn tôi chừng ba tuổi. Bọn trẻ con chúng tôi đứa lớn thì phải liều lĩnh nhảy lên một cái, túm song cửa gỗ, đứng mớm chân trên toàn những gạch vỡ, mảnh bát chất ở chân tường, bọn bé hơn thì phải chia nhau còng lưng làm ngựa cho đứa khác trèo lên lưng để nhòm vào. Con bé đã hơn ba tuổi người đeo đầy bùa may bằng vải diềm bâu nhuộm điều nhưng đã ngả màu đỏ quạch nằm thẳng cẳng trên cái phản trong buồng, đầu to đùng mắt thô lố. Chúng tôi nhìn nó, nó nhìn chúng tôi, rồi đột nhiên không có gì báo trước, không có đến cả một cái động đậy chân tay, nó ré lên „tiên sư cha nhà chúng mày“, đúng cái câu bà nó đang ngồi sàng sẩy cân đong đầu thềm sẽ ré tiếp. Không cần bác Tín thả cái giần cái sàng rời đống gạo đứng dậy vào buồng nhìn ngó, bọn trẻ con chúng tôi buông cái chấn song con tiện, nhảy xuống chạy trối chết, khối đứa méo mặt sau đó vì rơi bịch xuống lủng củng gạch vỡ mảnh bát mảnh chai. Nhưng vẫn còn hơn bị bác Tín bắt được rồi mách người lớn, thể nào cũng được ăn dăm ba cái roi le mềm mại mà quất vào thì đau thít người.
-
• Phạm Văn Vĩnh, Mùa dịch, bàn KINH DỊCH
Đang mùa dịch Covid-19, bàn về Kinh Dịch âu cũng vì chữ “dịch”. “Dịch” trong Covid-19 thì kinh hoàng, “dịch” trong Kinh Dịch là kinh điển. Hai thứ này có vài điểm tương đồng. Trước tiên cả hai đều mang tên “dịch”, tuy rằng khác nghĩa. Dịch Covid-19 thì đã rõ. Nhưng “dịch” trong Kinh Dịch là gì? Cần phải hiểu rõ ý nghĩa của nó. Điểm tương đồng kế tiếp là cả hai đều xuất phát từ một nơi, Trung Hoa. Covid-19 xuất phát từ thành phố Vũ Hán, cách nay mấy tháng. Kinh Dịch xuất phát từ thời nào, diễn tiến của nó ra sao? Điểm tương đồng thứ ba là hai thứ này đều huyền bí, ít người hiểu rõ. Hiện nay các nhà khoa học vẫn còn đang nghiên cứu con vi khuẩn, tìm chưa ra thuốc. Kinh Dịch thì thâm sâu, chỉ nghe tên thôi đã thấy cao siêu. Vậy thì Kinh Dịch dùng để làm gì? Từng ấy câu hỏi thiết nghĩ cũng thành một đề tài thảo luận
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều. Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.
Email: saigonweeklyonline@gmail.com
Thư từ bài vở: 702-389-5729
Quảng cáo: 702-630-0234
Hotline: 702-426-4404