-
Nguyệt Quỳnh, Thở Hồn Sử Việt
Sử bị giết chết không phải vì cái quyết định của Bộ Giáo Dục năm 2013, khi thông báo rằng môn sử sẽ không được đưa vào môn thi tốt nghiệp PTTH. Nó chết qua hình ảnh các em học sinh trường PTTH Nguyễn Hiền (Sài Gòn) đã nhảy cẫng lên, ôm nhau mừng rỡ khi nhận thông báo. Nó chết bởi sự hăm hở, vui sướng, vô tội của các em khi hùa nhau xé đề cương ôn thi môn sử ném xuống sân trường.
-
Trúc Giang, Lệ Khánh. “Em là gái trời bắt xấu”
Vào những năm của thập niên 60, trên thi đàn xuất hiện những bài thơ của một nữ sĩ làm xôn xao dư luận trong giới văn nghệ và độc giả yêu thơ. Đó là Lệ Khánh với những bài thơ “Em là gái trời bắt xấu” “Em là gái trời bắt xấu” là tiếng than não nùng của những mối tình tan vở và ngang trái. Cũng là lý do đưa đến tan vở. Lệ Khánh ngậm ngùi than thở:“Chuyện thủy chung biết lấy gì đổi chácKhi tôi nghèo, bằng cấp trắng bàn tay”.Một lần tình yêu chấp cánh bay đi, người tình ở lại lệ tràn chia ly. Mối tình sau cùng của Lệ Khánh là nhà thơ kiêm nhạc sĩ Thục Vũ, Vũ Văn Sâm. Thơ và nhạc quyện vào nhau, cuốn hút giới yêu thơ và người ngưỡng mộ một thời trước kia.
-
Hoàng Long Hải, Lâu lắm, mới nói chuyện “bác” Hồ!
Trước đây, tôi có nói chuyện “bác” Hồ, không chỉ nói về “bác” Hồ mà nhắc tới cả họ Hồ ở hai làng Quỳnh Đôi (huyện Quỳnh Lưu) và Lai Nhã (huyện Thanh Chương, cùng tỉnh Nghệ An), tuy hai làng khác nhau nhưng đều cùng con cháu ông tổ Hồ Hưng Dật, từ bên Tàu qua làm quan thái thú ở đất Diễn Châu (Nghệ An) ngày nay. Hậu duệ của ông Hồ Hưng Dật là Hồ Quí Ly, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Huệ… Độc giả muốn biết rõ hơn, xin đọc “quan hệ Ngô gia, Hồ gia” trong phần phụ lục.
-
Nguyễn Đức Sơn, nhà thơ ngông đồi Phương Bối
Từ trái: họa sĩ Hồ Hữu Thủ, họa sĩ Dạ Thảo, nhà thơ Nguyễn Đức Sơn / Nếu đồi Phương Bối vắng bước chân ông, trăng Phương Bối tìm đâu ra cái bóng đồng hành để cùng say khướt đổ nghiêng bên những gốc tùng xanh ngắt? Cây ổi đồi cao tìm đâu ra tên đạo chích ăn trộm nửa quả ổi rụng đã bị dòi ăn nửa kia?
-
• Trùng Dương Nhìn lại hành trình dựng nước trong thời chiến VIỆT NAM CỘNG HÒA, 1955-1975
Sau ngày 30 tháng 4, 1975, khi còn ở trong trại tị nạn Camp Pendleton ở Nam Cali, tôi có dịp ở chung lều với gia đình một ông bác sĩ thuộc lứa tuổi trung niên. Như nhiều người Miền Nam, ông tỏ ra cay đắng cho rằng Hoa Kỳ đã bỏ rơi Miền Nam. Ông cho biết sẽ tìm xin tị nạn tại Pháp hay Canada, vì cảm thấy không thể sống tại đất nước đã phụ rẫy mình. Chúng tôi đứt liên lạc từ sau khi rời trại, và tôi không rõ gia đình ông gồm bà vợ, vợ chồng cô con gái và ba đứa cháu ngoại còn nhỏ đã phiêu bạt nơi nào.Ai làm mất Nam Việt Nam là câu hỏi thời thượng dạo ấy. Như hồi quân của Mao Trạch Đông tiến chiếm Hoa Lục năm 1949 người ta đã hỏi nhau, đúng ra là đổ lỗi cho nhau, là ai đã làm mất Trung Hoa. Trở lại chuyện Việt Nam: Giới bảo thủ thì đổ cho là giới báo chí khuynh tả làm mất Miền Nam. Họ quên là số phận Miền Nam đã được định đoạt từ khi Tổng thống Cộng hòa Richard Nixon bắt tay với Trung Quốc ba năm trước đó, nhắm vào thị trường béo bở với hàng tỉ người tiêu thụ tương lai. Mặc dù chính chúng ta dạo ấy không muốn tin như thế.
-
Mỗi Tuần Một bài Thơ Hay, Trần Vấn Lệ
Trần Vấn Lệ / Tháng Sáu Không Mưa
-
Huyền bí hóa thân tái sinh của các vị Đạt Lai Lạt Ma - Tây Tạng
Năm 2010, ở tuổi 75, Đức Đạt Lai Lạt ma thứ 14, Tenzin Gyatso từng trả lời về kiếp sau của mình trong một cuộc phỏng vấn tại một trụ sở lưu vong ở Dharamsala thuộc miền Bắc Ấn Độ: “Nếu tôi qua đời như một người tị nạn và tình trạng Tây Tạng vẫn tiếp tục như hiện nay, thì sự tái sinh của tôi sẽ xảy ra trong một quốc gia tự do; bởi vì mục tiêu chính của việc tái sinh là tiếp tục những việc làm đã được bắt đầu trong tiền kiếp. Và sẽ có một sự tiếp nối, cống hiến, hoàn thành với công việc đã bắt đầu trong kiếp trước của tôi. Đấy là một sự tái sinh chân thật”.
-
Nguyễn Dư: BỒ ĐÀO MĨ TỬU, người tỉnh ta... sai?
Trước kia chỉ được nghe loáng thoáng tên bồ đào nên cứ đinh ninh là rượu đào, rượu làm bằng đào hay được ngâm đào. Bây giờ đọc sách, tra từ điển mới thấy được hai điều: - Chữ đào của rượu bồ đào viết khác chữ đào là quả đào. - Bồ đào viết giống tên nước Bồ Đào Nha. Trùng hợp này chỉ là ngẫu nhiên hay có lí do? Ai cũng nói Bồ đào là rượu nho, cây nho, quả nho. Tại sao không chịu khó thử đi xem mặt mũi, gốc gác cây nho, quả nho. May ra tìm được một hai điều hay ho? Ngành khảo cổ học cho biết cây nho có mặt trên trái đất từ thời khai thiên lập địa, cách ngày nay khoảng 25 triệu năm. Họ hàng nhà nho rất đông. Mọc hoang khắp nơi. Có nhiều bằng chứng chắc chắn là con người sống tại nhiều khu vực khác nhau đã biết trồng nho để ăn quả từ thời thượng cổ (6000-3000 năm trước Công nguyên).
-
Vũ Tuân: ĐẶNG THÁI SƠN VÀ MẶT SAU TẤM HUY CHƯƠNG CHOPIN
Nhân kỷ niệm Chopin hàng năm tại Ba Lan. Đặng Thái Sơn bèn làm đơn với tòa Đại sứ Việt Nam xin được giới thiệu là một ứng viên Việt Nam đi thi Chopin và xin cấp ít tiền lộ phí vì đường từ Moskva đến Warszawa, thủ đô Ba Lan quá xa, mà anh làm gí có tiền. Đơn của anh bị bác.Tin Đặng Thái Sơn đoạt giải Chopin ở Warszawa đã như một làn sóng chấn động giới âm nhạc cổ điển thế giới.Năm tháng qua đi, dù cả cuộc đời sau “sau Chopin” Đặng Thái Sơn chỉ ở Nhật và du diễn khắp thế giới rồi định cư ở Canada, nhưng anh vẫn được nhà nước “lôi” về gắn lên ve áo danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân - cho dù phần lớn nhân dân chẳng biết anh là ai, và cũng chẳng bao giờ nghe-hiểu nổi thứ âm nhạc mà anh đánh ra...!Nhưng có lẽ chính người nhạc sĩ đã không để tâm đến danh hiệu này, vì ngay sau đó ông ta cùng với người mẹ, bà Thái Thị Liên đã định cư tại Montreal và xin nhập quốc tịch Canada.
-
Trần Đức Anh Sơn : BỘ ĐỒ TRÀ MAI HẠC
BỘ ĐỒ TRÀ MAI HẠCTrần Đức Anh Sơn Đồ trà Mai hạc. Sáng mồng 2 Tết Bính Tí (1996), mệ Nho ghé thăm tôi thiệt sớm. “Đầu năm qua uống với anh một tuần trà xuân, luôn tiện khoe bộ đồ trà Mai hạc mới sắm bữa 25 tháng Chạp”. Vừa nói, mệ vừa soạn từ trong tay nải ra một bộ đồ trà sứ men lam Huế và chiếc ấm Thế Đức bằng đất nung. Bộ đồ trà vẽ tích Mai hạc, đề thơ Nôm, đủ 4 món: dầm – bàn – tống – tốt. Tôi trải chiếu, soạn mứt bánh lên chiếc kỷ, rồi giúp mệ bày hỏa lò, quạt than, đặt siêu đồng đun nước.Mệ Nho, tên thiệt là Nguyễn Phước Bửu Nghiêu, người hoàng phái, chủ nhân bộ sưu tập đá kiểng nổi tiếng một thời ở bên chợ Cống. Tôi quen mệ năm 1988, khi đi tìm tư liệu để làm luận văn tốt nghiệp đại học về đề tài đồ sứ men lam Huế. Mệ nói: “Tui làm bạn với anh vì thấy anh ham mê học hỏi những món đồ xưa, thường chỉ hạp với lứa thất thập cổ lai như tui”.Thi thoảng, mệ mời tôi qua nhà uống trà, ngắm vườn đá mà mệ dành cả đời để sưu tập và nói chuyện cổ ngoạn. Sau không hiểu vì sao, mệ bán hết đá kiểng trong vườn, rồi chuyển những cuộc thưởng trà sang căn phòng nhỏ của tôi trong góc Đại Nội. Mệ thở dài: “Chuyện dài lắm, khi mô rảnh rỗi, tui kể anh nghe”.
-
Phạm Văn Tuấn: Pierre-Auguste Renoir (1841-1919)
Vào thập niên 1870, một nhóm các họa sĩ trẻ bắt đầu tìm kiếm một đường hướng nghệ thuật mới để làm thay đổi các truyền thống Hội Họa đã có từ thời Phục Hưng tại châu Âu. Các họa sĩ này đã đi trực tiếp tới thiên nhiên để tìm hứng khởi, lấy đề tài trong xã hội đang sinh sống và được khuyến khích bởi hai nhà danh họa tiền phong là Gustave Courbet và Edouard Manet.Kết quả là qua các sáng tác, họ đã khám phá ra một cách nhìn tươi mới và ngay tức thời, khác hẳn cách diễn tả của các bậc thầy cổ điển. Nghệ thuật Hội Họa mới này trình bày ngay thứ “ấn tượng tức thời” của đề tài bằng các màu sắc thuần chất, mang tính chất lung linh, rực rỡ, hơn là bằng các màu nâu và đen, màu thông dụng của các nhà danh họa cổ điển.
-
CHUYỆN VỀ MỘT BÀI THƠ, Trạch An Trần Hữu Hội
-
Nguyễn Hải Hoành: NGƯỜI NHẬT phát triển HÁN NGỮ hiện đại
Một số học giả Trung Quốc ước tính các từ ngữ do người Nhật sáng tạo chiếm khoảng 70% tổng số từ ngữ hiện dùng trong Hán ngữ ngày nay. Nói cách khác, trong các khái niệm người TQ và Việt Nam, Triều Tiên/Hàn Quốc dùng để suy nghĩ, nói và viết, có 70% là do người Nhật tạo ra. Điều đó cho thấy trong 100 năm qua, người Nhật đã có ảnh hưởng lớn tới tư duy của người TQ.
-
Tiến sỹ Jason Gibbs (BBC),Phụ nữ Việt Nam với đàn piano đầu thế kỷ XX
Một thành phần các cô gái sinh ra trong những năm 1910 và 1920 là trong những người Việt sớm nhất đến với nhạc cổ điển tây phương. Họ sinh ra từ những gia đình cao quý nhất của xã hội Đông Pháp lúc bấy giờ. Vì một đàn piano không rẻ, vậy chỉ có các nhà giàu có đủ điều kiện mua đàn.Khác với nhiều đàn, piano đâu phải một nhạc cụ di động. Các cô con gái chủ yếu tập và chơi nhạc trong tổ ấm gia đình. Nếu biểu diễn ở ngoài thì mục đích không phải là khoe tài mình, mà lại là chơi nhạc theo kiểu "tài tử" giúp các việc thiện trong công động.
-
• Nam Sơn Trần Văn Chi: Con Khô Miệt Lục Tỉnh ăn chơi ngon hơn ăn thiệt
Thuở đó gọi “miệt Lục Tỉnh” là nói lên cái vùng đất vừa xa, vừa lạ, mang nhiều ý nghĩa bí ẩn nữa. Nên cái ăn cái uống của người Lục Tỉnh cũng mang nhiều sắc thái lạ kỳ dưới mắt người Hà Nội.Và con khô của miệt Lục Tỉnh, khô miền Nam, dưới mắt người di cư năm 54 không chỉ là lạ mà còn khó hiểu..Khó hiểu từ cách gọi đến cách ăn.
-
Truyện Ngắn Phùng Nhân: Chị Tôi
Chị Hai tôi là chị lớn con đầu lòng, nên cha má tôi rất nhờ khi chị mới bắt đầu ở tuổi 15, với lứa tuổi đó mà chị làm lụng cần cù như người đã lớn. Ngoài đức hạnh của một người con gái ra, chị còn gỉỏi giang về mọi mặt. Tới mùa cấy, thì chị rất siêng năng. Tới mùa lúa, thì chị lo gặt hái suốt mấy tháng ở ngoài đồng. Khi nào rảnh rang thì chị đi thụt cá kèo, lịch, cua, cá lúc nào trong nhà cũng ăn không hết. Má tôi lâu lâu cũng có bưng ra chợ Ngoài bán để kiếm tiền về chi dụng trong nhà.Nhưng chính cái siêng năng giỏi dắn đó, mà chị tôi phải đi lấy chồng sớm khi tuổi mới 18 chưa biết được mùi vị tình yêu. Ngày xưa; cách nay chừng sáu - bảy chục năm ông bà cha mẹ của mình dựng vợ gả chồng cho con. Họ thường cậy nhờ người mai mối, khi thấy trong làng, trong xóm hoặc ở xa cách làng có đứa con gái nào hiền hậu giỏi giang, thì họ nhờ một người bà con, hay một người quen có uy tín, rồi bắn tiếng để xin một ngày coi mắt…
-
TRUYỆN TRANG CHÂU: Người Khách Đặc Biệt
Ngồi xuống bàn ăn Sonia cầm ly nước cam đưa lên miệng chưa kịp uống thì nghe điện thoại reo. Nàng đặt vội ly xuống bàn chụp cái điện thoại không dây lên nghe. Điện thoại reo buổi trưa báo hiệu cho Sonia một ngày có thể bận rộn. Nàng đang cần sự bận rộn đó khi nhìn xấp hóa đơn chưa được thanh toán.– A lô– A lô. Tôi đọc báo thấy tên cô ở mục quảng cáo. Tôi muốn cô xác nhận với tôi một điều: tóc mây của cô là màu tóc tự nhiên hay nhuộm.– Màu tự nhiên. Ông muốn biết thêm gì nữa không?Sonia rất tự tin ở khuôn mặt thanh tú, ở bộ ngực không đồ sộ nhưng tròn chắc và ở thân hình thon gọn của mình. Cho nên mỗi khi trả lời một người đàn ông muốn tìm hiểu nàng lúc nào Sonia cũng cố ý kích thích sự tò mò hay sự ham muốn của họ. Nàng hơi ngạc nhiên vì người đàn ông không hỏi gì thêm. Ông ta chỉ nói:– Tôi muốn gặp cô lúc 5 giờ chiều. Đúng 5 giờ. Cô có thể hứa chắc như vậy không?
-
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I: Xin xăm
Trong hoàn cảnh đặc biệt nào đó người ta hướng về Thần linh để hỏi ý kiến trước khi làm một việc gì quan trọng hay nguy hiểm. Có người dùng truyện Kiều để bói điềm. Có người dùng Thánh Kinh đề bói điềm. Xin xăm là nhờ lực của Thần linh báo xem việc cầu xin tốt hay xấu để có quyết định. Xin xăm thường diễn ra ở các đền miếu của người Trung Hoa. Một vài đình làng và chùa Phật giáo ở Việt Nam cũng có xin xăm.Ở miền đông Nam Bộ người ta đồn đình Phong Phú ở Thủ Đức là nơi linh thiêng. Người làm ăn hay dự tính làm một việc gì lớn lao hay nguy hiểm thường đến xin xăm xem Thần linh có ý kiến gì về dự tính của mình. Nếu ở Nhật người ta xem những thầy bói là những cố vấn khải đạo thì việc xin xăm có thể xem như sự tìm kiếm sự cố vấn của Thần linh vậy.
-
ANDY VAN ; Sưu Tâp Ảnh “Bình minh dọc đất nước Việt Nam”
Khoảnh khắc mặt trời ló dạng trên thung lũng, núi đồi, vùng biểnđược nhiếp ảnh gia Việt ghi lại dọc đất nước hình chữ S..Những Bức ảnh này thuộc bộ ảnh “Vẻ đẹp bình minh dọc chiều dài Việt Nam” của tác giả Phạm Huy Trung, nhiếp ảnh gia của Socom Media. Anh đã dành nhiều năm đi từ Nam ra Bắc ghi lại vẻ đẹp phong cảnh Việt Nam.
-
• Tiểu Liên: Lợi ích cho TÂM VÀ THÂN đến từ việc UỐNG TRÀ
Hiện nay, có rất nhiều các loại trà đã được phát hiện trên thế giới. Tất cả chúng đều có hương vị rất tuyệt vời và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn...Tôi là một người rất nhiệt tình uống trà hàng ngày. Mọi người hỏi tôi tại sao, lúc nào cũng đều là trà chứ không phải cà phê. Tôi cũng uống cà phê, nhưng tôi thấy trà có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cơ thể và tinh thần mà không có gì phải bàn cãi. Nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem, tại sao trà lại có nhiều ích lợi đến vậy.
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều. Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.
Email: saigonweeklyonline@gmail.com
Thư từ bài vở: 702-389-5729
Quảng cáo: 702-630-0234
Hotline: 702-426-4404