• • TRUYỆN NGUYÊN BÌNH, Đạp Lúa Đêm Trăng  
    Việc chất lúa thành giã cho trâu đạp là cả một công trình, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm sắp xếp lắm. Nói hơi cường điệu một chút thì đó là một công trình nghệ thuật chứ đâu phải chuyện chơi ! Chất càng khéo thì sau khi trâu đạp xong, trên gié càng không còn lúa sót. Tôi mãi mê đứng dựa cây-cột-chống-cửa nhìn cha tôi ôm từng bó lúa ra giữa sân, xếp thành giã chờ trâu về.
  • • Trần Hưng “TRÀ QUẬN CÔNG PHU NHÂN TRẦN THỊ”
    Người phụ nữ duy nhất là “khai quốc công thần” của nhà NguyễnTrong số 15 vị khai quốc công thần của triều Nguyễn chỉ có duy nhất một người là phụ nữ, với tên gọi là “Trà quận công phu nhân Trần Thị”. Đến nay lăng mộ của bà vẫn còn tại làng Diêm Trường, xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, người dân quen gọi bà là “bà Trà”.Đến nay người dân làng Diêm Trường vẫn còn truyền kể nhiều giai thoại khác nhau về chuyện bà Trà đánh giặc, bắt cướp trên phá Tam Giang, đặc biệt là câu chuyện bà đã góp công lớn giúp chúa Nguyễn Hoàng khi mới đặt chân vào vùng đất phương nam, thế còn chưa vững.
  • • Truyện ngắn Mùa Dịch Bệnh, Hoàng Chính: LỆCH CÁN CÂN ĐỜI 
    Ai đó bật lên một tiếng ho lẻ loi. Những cái đầu đồng loạt nẩy lên như có gắn lò xo. Một số người nín thở. Vài người lấy tay che lên mũi theo phản xạ. Tôi ngồi hàng ghế thứ nhì. Không quay lại nhưng tôi đoán tiếng ho ấy phát xuất từ góc phòng. Chắc cái người vừa mới ho biết trước thân phận mình nên đã chọn ngồi tận trong góc. Thêm vài tiếng ho khan nữa. Khoảng cách từ chỗ tôi ngồi đến chỗ hắn ta cũng gần hai thước. Nguyên sự kiện khoảng cách chưa đủ hai thước ấy làm tim tôi hụt đi một nhịp. Nhưng tôi tự trấn an. Mình không quay mặt về phía hắn thì cũng là một điểm tốt bù lại cái khoảng cách không đúng quy định an toàn.
  • • Lê Hiếu Trong thế giới võ hiệp Kim Dung, ai là người “hoàn mỹ” nhất?
    Trong thế giới võ hiệp Kim Dung, nếu hỏi ai có võ công cao nhất, thì có thể đến Kim Dung cũng không thể tìm ra được đáp án chính xác. Nhưng nếu hỏi nhân vật nam nào toàn diện và hoàn mỹ nhất, thì đáp án chính là Hoàng Dược Sư.
  • • Hồi ức Văn Quang: “VĂN HÓA KHÔNG TÊN”, LINH HỒN CỦA SÀI GÒN XƯA.
    Buổi sáng thứ sáu tuần vừa qua, tôi được một ông bạn điện thoại đến rủ ra Givral uống cà phê. Tôi rất ngạc nhiên vì từ hơn 2 năm nay Givral nằm trong thương xá Eden đã bị đập phá tan tành để… làm một cái gì đó ở Sài Gòn này, chắc cũng “vĩ đại” như tòa nhà Vincom chiếm trọn khu vườn hoa trước mặt. Mỗi lần đi ngang qua đường Đồng Khởi, tôi không thể nào quên đó là đường Tự Do xưa kia của chúng tôi. Nhìn toàn bộ khu tứ giác Eden chỉ còn là đống gạch vụn với những hàng rào kiên cố xung quanh cứ như nhìn thấy cái gọi là “trại cải tạo”. Thì ra, sau hơn 12 năm, cái “trại cải tạo” ấy vẫn còn ám ảnh tôi ngay cả trong vô thức, đôi khi ngay cả trong giấc mơ. Thế nên mỗi khi đi qua khu Eden bị tàn phá đó, tôi bỗng cúi đầu, chẳng muốn nhìn lâu và cũng chẳng muốn tìm hiểu xem trong thời gian tới, nó sẽ mọc lên cái gì. Tôi cứ nghĩ Gival đã thuộc hẳn về quá khứ, như những người bạn tôi ra lò hỏa thiêu, không bao giờ gặp lại. 
  • VĨNH BIỆT   NHẠC SĨ VŨ ĐỨC SAO BIỂN “THU, HÁT CHO NGƯỜI”
    “Tôi sinh ra giữa một làng quê nghèo ven biển miền Trung, không biết kết bạn với ai mà cũng ít có ai để kết bạn. Lớn lên đi học, không hiểu sao tôi lại yêu thi ca của Đường Tống, Trung Hoa và thi ca trường phái lãng mạn Pháp. Bạn biết đấy, thi ca Đường Tống rất cô đọng, đọc lên tự nhiên nghe buồn bã. Thời trung học, tôi dành nhiều thời gian cho việc đọc sách. Khi tôi viết ‘Thu, hát cho người’ cũng nặng trĩu những suy tưởng về sự sống, tình yêu và sự xa biệt”.
  • • Trùng Dương: Nhìn lại hành trình dựng nước trong thời chiến – VIỆT NAM CỘNG HÒA, 1955-1975
    Và từ buổi sáng trên đồi hoa vàng nơi xứ người, tôi nhìn vào chính tôi, vào hồn của mảnh đất Miền Nam thân yêu nơi tôi lớn lên từ năm 1954 sau khi cha mẹ tôi mang chúng tôi 11 anh chị em chạy nạn cộng sản vào lập nghiệp. Đây cũng là nơi ra đời của một quốc gia mới mẻ, mang tên Việt Nam Cộng Hòa, được sự hỗ trợ tận tình của một Hoa Kỳ thời hậu đệ nhị Thế chiến đã trở nên hùng mạnh nhất thế giới, và của các bạn đồng minh trong khối tự do, những quốc gia đã chịu ơn nước Mỹ giúp tái thiết. Không thể phủ nhận, đã hẳn, Hoa Kỳ thoạt kỳ thủy đã có chủ ý coi VNCH là “tiền đồn cuối cùng” để ngăn chặn làn sóng đỏ tưởng bách chiến bách thắnghồi ấy. Song người Việt Miền Nam chúng ta coi đây là cơ hội ngàn năm một thuở để xây dựng một xã hội tự do dân chủ thực sự đầu tiên trong lịch sử của hàng ngàn năm nếu không là sống trong chế độ quân chủ chuyên chế thì là bị đô hộ bởi ngoại nhân. Người Miền Nam không coi nhẹ nền cộng hòa còn rất non trẻ này. Trong khói lửa mịt mù và một bối cảnh chính trị nhiều biến động, người Miền Nam vẫn kiên nhẫn xây dựng và vun sới cho mảnh đất tự do nhỏ bé này.
  • • Trương Văn Dân TIẾNG HÁT TRONG LỜI NGUYỆN PHỤC SINH
    Đức giáo hoàng cầu nguyện trong ngày lễ Phục Sinh / Hàng năm, vào đầu mùa xuân nắng ấm, làn sóng du lịch tràn về Ý, có khi gây ùn tắc hàng trăm cây số trên xa lộ, thế nhưng năm nay cảnh này đã không còn diễn ra, và hầu như tất cả các đường phố hay đường cao tốc toàn châu Âu đều vắng bóng người.Lệnh phong tỏa đã biến Lễ Phục Sinh mà thánh đường vắng vẻ. Đức Giáo hoàng Francis đã phải cử hành thánh lễ Vọng Phục Sinh một mình với ít người phụ lễ chứ không còn đám đông hơn 100.000 tín hữu chen chúc ở Tòa Thánh Vatican như những năm qua.Biết cả thế giới đang hoang mang, sau lời chúc Phục Sinh an lành ngài còn gửi đi thông điệp: "Đừng lo lắng hay đầu hàng sự sợ hãi, đây là thông điệp của hy vọng." Covid-19 đã làm đảo lộn nhiều điều tưởng như bất di bất dịch: Khởi phát từ Trung Quốc và chỉ trong vòng 3 tháng mà lây nhiễm lan ra hơn 200 quốc gia với gần 2 triệu ca nhiễm và hơn 120.000 người chết .
  • •  Phiếm Song Thao Lại Chuyện Cô Vi
    Trong thời gian cô Vi làm mưa làm gió, chính phủ Mã Lai cũng hạn chế người dân ra đường như các quốc gia khác. Nhưng cách làm của họ không giống ai. Họ chỉ cho phép người chủ gia đình đi chợ siêu thị. Ngặt một nỗi chủ gia đình phần lớn là các ông nên sự tình mới rắc rối. Chợ búa đối với phần lớn các ông là chuyện xa lạ. Thường thì họ phó thác cho các bà. Vậy mà nay phải tự lực cánh sinh giữa miền đất lạ, nhiều chuyện phiền phức xảy ra. Các ông tính cách thoát hiểm. Ông thì nắm chặt chiếc điện thoại, gặp hoàn cảnh khó khăn là a-lô về nhà cho…cố vấn. Ông thì cầm tờ giấy ghi các món phải mua, truy tìm từng món như thám tử rình mò tội phạm.
  • • Phiếm Song Thao, Từ Chuyện Cô Vi
    Thường ít khi tôi ra ngoài. Chỉ khi có việc cần mới cất bước ra đi. Vậy nên khi chính phủ năn nỉ mọi người, nhất là những người trên 70 tuổi, không nên ra đường nếu không có việc chi khẩn cấp, tôi thấy chuyện chẳng có chi khó khăn. Cấm cố tại nhà được chừng một tuần, bỗng thấy người khó chịu, chân ngứa ngáy. Ngồi nghĩ quẩn mới thấy tâm lý thực của mình. Tự mình muốn ở nhà thì chằng màng tới chuyện ra ngoài nhưng bị ép buộc phải ở nhà, bỗng cảm thấy như mình bị áp bức. Tức! Chính phủ ở xa nhưng lương tâm ở gần. Mình không giúp chi được việc đánh lộn với cô Vy thì tránh mặt cũng là công đức. 
  • truyện ngắn Đinh Ngọc Tâm
    Mỗi sáng, với khuôn mặt còn ngái ngủ, nàng thường hỏi tôi thích ăn gì: bún, mì, phở hay hủ tiếu. Nếu tôi nói gì cũng được, nàng sẽ bực dọc bảo rằng tôi ba phải, ngay cả thứ đơn giản nhất như bữa sáng cũng không tự đưa ra được lựa chọn. Ðể tránh cơn giận dữ của nàng, tôi thường chọn bừa một món trước khi kịp nghĩ xem mình thật sự thích gì. Trong khi nấu bữa sáng cho tôi, nàng bắt đầu huyên thuyên đủ thứ chuyện không dứt, tốc độ nói nhanh như đọc rap, chủ đề này nhảy cóc sang chủ đề nọ. Khi nói, khuôn mặt ngái ngủ của nàng trở nên tươi tắn, tỉnh táo và sinh động lạ kỳ. Nàng nói về loại mỹ phẩm rởm nào đó vừa gây chết người, về một loại nước hoa đang được săn đón, về thương hiệu thời trang cao cấp nọ đang giảm giá, về bê bối tình ái của một ông chủ tập đoàn.
  • Ngành điện ảnh thế giới thất thu hàng tỷ đô la
    Tác động của viruscorona đối với ngành điện ảnh quốc tế cũng như ngành sản xuất phim truyền hình chỉ mới ở trong giai đoạn đầu. Ngày công chiếu các bộ phim mới đều bị dời lại, các dự án quay phim bị đình chỉ, thậm chí bị hủy bỏ. Theo tuần báo Hollywood Reporter, trước mắt dịch Covid-19 đã gây ít nhất 5 tỷ đô la thất thu cho ngành điện ảnh quốc tế.
  • • Chuyển ngữ: Hoàng Chính:   Câu chuyện của  asiye Asiye Guzel
    Lời người dịch: Năm 1996, nhà nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ, Asiye Guzel, bị tù 5 năm vì những hoạt động phản kháng (bao gồm việc làm chủ biên một tạp chí có khuynh hướng đối lập). Được trả tự do năm 2002. Bà trốn sang Thụy Điển nhờ sự tiếp tay của Văn Bút Quốc Tế. Trong phiên xử khiếm diện ở Thổ Nhĩ Kỳ, bà bị kết án tù 12 năm rưỡi. Tuy nhiên thời gian ấy bà đã ở Thụy Điển với tư cách tỵ nạn chính trị.
  • • Đặng Thơ Thơ, Chuyện tình trước ngày tận thế / Hồ Như, Tình yêu thời coronavirus
    1. Đi lùng mua một triệu cái khẩu trang (good luck!)2. Thông báo trước trên FaceBook cho một triệu ‘followers’ biết3. Mang triệu cái khẩu trang rải trước nhà nàng.4. Chắc chắn sẽ có hơn triệu người đến dành giật. Cố giữ để không bị mất cái nào.5. Kết quả là bạn sẽ được một trong hai điều sau:       – Một tình yêu lớn (hoặc)       – Một triệu cái chết.
  • • Nguyễn Vĩnh Nguyên: Chuyện Sài Gòn và sách ‘trước Bảy Lăm’
    Có cuốn mới tinh, có cuốn rách bìa, đa số thì ố vàng và đã nhạt màu mực. Mỗi cuốn sách một số phận, trôi nổi qua biết bao biến cố, bỗng một hôm trở về với người sưu tầm, người đọc như những báu vật của thời gian… Gọi đó là “sách Sài Gòn trước Bảy Lăm.”Trên đường sách Sài Gòn giữa Quận Một ngày nay, có mấy kiosk bán sách cũ Sài Gòn xuất bản trước 1975. Ngoài sách, các ấn phẩm của thời kỳ này như báo chí, bản đồ, post-card và tờ nhạc cũng xuất hiện trở lại một cách công khai.
  • Người Mẫu, truyện ngắn Pierre Bellemare, Đào Duy Hòa phỏng dịch
    Parwonneh về đến nhà ở thành phố Dusseldorf lúc nửa đêm. Nàng dừng trước cửa căn hộ, trố mắt nhìn một trăm đoá hoa hồng ngát hương kết dính thành hình trái tim, bên trên là tấm thiếp ghi: “Trìu mến gởi: Parwonneh, người gởi: nhiếp ảnh gia Werner S”. Mặt sau tấm thiếp ghi dòng chữ: “Thứ lỗi vì đã làm phiền trước ngày em lên đường – Hợp đồng đặc biệt – Chiều mai từ 15 đến 19 giờ”. Bob, người yêu và là chồng sắp cưới của Parwonneh, ngạc nhiên hỏi, giọng ngờ vực:
  • KIm Thanh, Ngày Xưa Hà Nội
    Tôi sinh ra, và lớn lên, tại Nha Trang. Gia đình bên ngoại gốc “Nhe Treng” rặt, và bên nội, gốc Quảng Trị, cũng rặt. Bởi vậy, anh em tôi trong nhà nói một thứ tiếng lai căng, ở trường học không nói tiếng Việt, thành thử ra ngoài không có cái giọng, kiểu “chu che bữ nê mềnh lợi eng cuôm dí ké nữ” (dịch nghĩa: Chu cha bữa nay mình lại ăn cơm với cá nữa) cố hữu của dân địa phương thứ thiệt, như mấy đứa bạn cùng xóm. Rồi sau năm 1954, người Bắc di cư vô Nam nói, ôi thôi, đủ thứ tiếng Bắc kỳ, nghe rất mệt tai. Trong số, tôi chỉ chấm, và mê, tiếng hát mượt mà, đài các, phát âm chuẩn xác của những nữ ca sĩ chính gốc Hà Nội, như Kim Tước, Thái Thanh, Mộc Lan, Tâm Vấn, và những minh tinh, như Kiều Chinh, Mai Trâm. Tất cả những mỹ nhân một thời ấy đã mang theo vào Miền Nam dáng vẻ thanh lịch và giọng nói quý phái từ Hà Nội cổ kính, và cố đô Thăng Long ngàn năm văn vật..
  • Bút ký : Tôi đậu bằng … lái xế !
    Trước ngày đi tù cải tạo sơ sơ chỉ có hơn 12 năm, hồi 1975 về trước, ở Việt Nam, tôi đã có khá nhiều bằng lái xe, nào là tấm bằng lái xe dân sự gồm cái dấu son đỏ cho phần lái xe du lịch, thêm cái dấu son đỏ nữa cho phần lái xe có động cơ 2 bánh như xe Vespa, Lambretta, Mô-tô phân khối lớn.
  • Bút ký : Giây Phút Thần Tiên
    Ngồi đợi ở phòng mạch Bác Sĩ, tôi lấy cuốn tạp chí Mỹ gần đó đọc chơi cho qua thì giờ. Mở ra, ngay trang 2 và 3 ghép lại là cảnh một bãi biển đẹp tuyệt vời. Mà sao trông quen quá ! Hình như mình có tới đây rồi và chụp ảnh, đưa vào Computer ở nhà thì phải. Đọc mấy chữ nhỏ li ti ở một góc; thì ra là cái bãi biển Waikiki ở Honolulu, thành phố thủ đô của Hawaii, tiểu bang thứ 50 của Hoa ky. Đúng nó ! 
  • TỤC NGỮ VIỆT NAM VÀ TỤC NGỮ THẾ GIỚI:  VÀI NÉT TƯƠNG ĐỒNG THÚ VỊ ĐÀM TRUNG PHÁP
    Mọi ngôn ngữ đều có những câu nói ngắn gọn nhưng chứa đựng những nhận xét sắc bén và cảnh giác khôn ngoan về kinh nghiệm sống. Tên của những câu nói ngắn gọn đó là tục ngữ trong tiếng Việt, súyu (俗語) trong tiếng Tàu, proverb trong tiếng Anh, proverbe trong tiếng Pháp, dichotrong tiếng Tây ban nha, proverbio trong tiếng Ý, và Sprichwort trong tiếng Đức.
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top