• • Tiểu Liên: Lợi ích cho TÂM VÀ THÂN đến từ việc UỐNG TRÀ 
    Hiện nay, có rất nhiều các loại trà đã được phát hiện trên thế giới. Tất cả chúng đều có hương vị rất tuyệt vời và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn...Tôi là một người rất nhiệt tình uống trà hàng ngày. Mọi người hỏi tôi tại sao, lúc nào cũng đều là trà chứ không phải cà phê. Tôi cũng uống cà phê, nhưng tôi thấy trà có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cơ thể và tinh thần mà không có gì phải bàn cãi. Nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem, tại sao trà lại có nhiều ích lợi đến vậy.
  • • Nguyễn Đức Tùng: Vàng xưa đầy dấu chân
    Chiếc xe buýt dài chở chúng tôi từ bờ biển cực nam Thái Lan ngược lên phía bắc để vào trại tị nạn, thỉnh thoảng dừng lại dọc đường. Đoàn xe có ba chiếc. Mỗi khi xe dừng ở trạm đổ xăng hoặc quán giải khát, chúng tôi ngồi im trong xe, không đưa đầu ra ngoài, chờ, cho đến khi được lệnh xuống xe, nhưng không đi quá xa. Một lần xế chiều, xe dừng lại ở quán nước dọc bờ biển. Trong xe có những người kiếm đâu ra được ít tiền dollars Mỹ hoặc tiền bath Thái, mua nước uống hoặc cà phê, loại pha sẵn trong ly nhựa, có đá vụn, hồi đó rất lạ, nhưng hầu hết bọn thanh niên chúng tôi không có tiền, đứng thẫn thờ tụm năm tụm ba ngoài sân, ngơ ngác như gà mất mẹ. 
  • • Đặng Nguyễn Đông Vy: Sài Gòn có nói gì đâu ! 
    Đôi khi tôi vẫn tự hỏi, mối tơ duyên giữa tôi và Sài Gòn bắt đầu từ khi nào? Từ cái Tết đầu tiên tôi theo ba mẹ vô Sài Gòn ăn Tết với gia đình bên nội, hay từ thuở ba tôi còn là một thiếu niên thường xuyên trốn học đi xem phim ở rạp Văn Cầm, Phú Nhuận. Hay xa xăm hơn nữa, từ năm 1941, khi chàng trai trẻ – là ông nội tôi – lặn lội từ Quảng Bình vô Sài Gòn làm cậu chạy việc cho các bà phước ở dòng tu kín sau Nhà Bưu điện Thành phố, ít lâu sau lại trở thành anh bồi của một gia đình người Pháp trên đường Catinat với mức lương 40 đồng bạc Đông Dương?
  • • Bùi Qúy Chiến: Những Chữ Làm Đẹp Câu Thơ
    Khi 2 chữ hoặc nhiều hơn tạo thành nghĩa khác, ta có một nhóm chữ. Thí dụ: trời đất, cơn gió bụi... /Nhóm chữ là một số chữ kết hợp thành một ý tưởng hoặc một sự kiện nhưng ý tưởng hoặc sự kiện ấy chỉ là thành phần của một câu trọn vẹn . /Trong truyện Kiều, chị em Kiều đi dự hội Thanh Minh gặp Kim Trọng. Vương Quan bước tới chào vì quen biết, nhưng Kiều và Vân lần đầu tiên biết mặt nên tỏ ra ngần ngại: "Hai kiều e lệ nép vào dưới hoa". / Nhóm chữ "nép vào dưới hoa" có 2 giới từ (preposition) tạo thành 2 ý:Chị em nép vào nhau và  Dưới cành hoa. /
  • • Trần Thị Hiếu Thảo - Truyện dài tình cảm xã hội - Chương 1
    Mặt trời hạ dần xuống núi người làm đồng cũng muốn về nhà, người làm rẫy cũng muốn rời nương. Từng đàn bò, trâu, ngựa cũng đủng đỉnh về chuồng. Mặt đất mờ dần biến vào đêm, mặt đất như sẫm hơn vì đã thiếu ánh nắng. Gió hiên như lùa nhẹ vào nhà. Bà Mậu đang chờ đợi Duy Phong về. Bà đang bực tức trong người thì thấy Duy Phong dắt xe đạp đi vào ngõ. Chờ không nổi nữa bà ra tận đầu hè khi Duy Phong dắt xe vô. Bực quá bà la lên:- Thằng kia đi kiếm ông kiếm cha mầy ở đâu trường tan từ lúc bốn giờ, bây giờ mặt trời sụp núi mất đất mấy đời, mầy mới về. Bộ mày mê con nhỏ Thanh Lê nhà ông Nguyễn Nhung hả mầy. Mầy phải biết con nhỏ đó là con ngụy quân, ngụy quyền? Mày không được quen với nó.
  • • Triyện Đoàn Lê: Đêm Xóm Chùa
    Tiểu sử: Tên thật: Đoàn thị Lê - Bút danh: Hạ Thảo - Sinh năm 1943 tại thành phố Hải PhòngTác phẩm: Cuốn gia phả để lại, Lão già tâm thần, Oan hồn ngõ đá dốc, Nghĩa địa xóm Chùa
  • • Truyện Tamaru Masatomo, Quỳnh Chi dịch Hiệu Mây Bồng -  Watagumo Dou  
    Không dễ gì tìm thấy ở đâu một cửa hàng thú vị như hiệu Mây Bồng ở xóm số 3 trong phố Ảo Mộng.Đúng vào lúc ấy, có một người đang đi lạc vào trong ngõ hẻm quanh co cứ như là mê cung. Có vẻ như là anh ta đã đón bắt được luồng không khí kỳ bí toát ra từ hiệu này. -Hiệu gì thế này? Mây Bồng ư?Bầu trời thoáng hiện ra trước mắt anh đã phủ đầy mây nặng trĩu.Người ấy áp mặt vào cánh cửa kính mờ, cố nhìn vào trong hiệu, xong chẳng trông thấy gì cả, bèn đưa tay đẩy cửa, cánh cửa kính được lồng trong khung gỗ trượt sang một bên, kêu lọc sọc. 
  • • Phiếm, Song Thao: Người Xa Người
    Bà cháu ôm nhau qua màn nhựa tại Rockford, Illinois/ Bé gái tên Paige, mới 10 tuổi đã phát minh ra một tấm che bằng plastic để có thể ôm hôn ông bà mà vẫn giãn cách như luật lệ đòi hỏi. Mẹ bé, bà Lindsay Okray, một y tá làm việc tại tuyến đầu chống dịch Covid-19 kể với đài KABC: “Cháu nảy ra ý tưởng, cặm cụi làm trong phòng khách trong nhiều tiếng đồng hồ”. Cháu dùng chiếc màn phòng tắm, túi nhựa, đĩa giấy và một chiếc súng dán keo để tìm cách ôm hôn ông bà. Bé đục hai lỗ phía nửa trên của tấm màn, dán đĩa nhựa đã được khoét rỗng, dán túi nhựa vào cạnh đĩa, để ông bà có thể thò tay vào. Bé đục thêm hai lỗ ở nửa dưới màn, cũng dán túi nhựa nhỏ và ngắn hơn, để cháu có thể thò hai tay vào. Ông bà đứng một bên màn, cháu đứng một bên màn. Bà hay ông thò tay vào túi phía trên, cháu thò tay vào túi phía dưới, ôm chặt nhau mà vẫn an toàn.
  • • Thiên Cầm: Hoa Kỳ lập quốc và  Niềm tin vào Đấng Sáng Thế
    Trong Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, các vị Cha Lập quốc sử dụng rất nhiều từ ngữ thể hiện sự sùng kính Đấng Tối cao, như Luật của Tự nhiên (Laws of Nature), Chúa của Tự nhiên (Nature’s God), Chúa (God), Chúa Sáng Thế hay Sáng Thế Chủ (Creator), được sáng tạo (created), Đấng thẩm phán tối cao của thế giới (Supreme Judge of the world), và lực lượng Thần thánh (Divine Providence). Điều này để nói lên niềm tin lập quốc của Hoa Kỳ rằng Đấng Sáng Thế đã sáng tạo ra con người, và những quyền bất khả xâm phạm của con người là do Đấng Sáng Thế ban cho. Bởi vậy việc bảo vệ chúng, bảo vệ sự tự do này, chính là một việc Thần thánh và thiêng liêng, là bảo vệ ý nguyện của Đấng Sáng Thế.
  • • Trần Nhật Kim: SẦM SƠN,   Một Mảnh Non Sông Gấm Vóc
    Khi quân đội Trung cộng đánh phá 6 tỉnh biên giời phía Bắc, chúng tôi chuyển từ trại Cổng Trời - Hà Giang, sát biên giới Hoa - Việt, về trại cải tạo Thanh Cẩm thuộc xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy vào cuối năm 1978.  Khi về trại này, tôi nhớ đến tên huyện “Cẩm Thủy”, vì địa danh này có ghi trong gia phả của họ Trần (1). Tôi đã ra khỏi vùng đất chết Cổng Trời, thoát khỏi nỗi ám ảnh bỏ xác trên Đồi Bà Then.  Về đây, một nơi khí hậu ôn hòa, quanh năm nắng ấm bên dòng sông Mã. Một nơi không xa với biển Sầm Sơn, như được hòa trộn với sóng gió biển khơi và hơi nồng của cát nóng, một vùng biển đã đậm nét trong tâm tư của tôi những kỷ niệm khó quên của thời tuổi trẻ.
  • • Trúc Giang MN, Nghệ sĩ KIM CƯƠNG là Việt Cộng nằm vùng
    Và cuộc tình 40 năm với thi sĩ Bùi Giáng/ Từ sau ngày 30 tháng 4, 1975, dư luận đồn đoán về mối liên hệ của nghệ sĩ Kim Cương với đảng cộng sản Việt Nam: Kim Cương là thượng tá công an Việt Cộng, Kim Cương là Việt Cộng Nằm Vùng, nhưng không có nhân chứng trung thực, tài liệu rõ rệt, khách quan.Gần đây, một nhân chứng là một nghệ sĩ thân cận của Kim Cương, trả lời phỏng vấn của nhạc sĩ Tuấn Khanh, xác nhận những đồn đoán trước kia là chính xác. Nhân chứng đó là nghệ sĩ Kim Tuyến.
  • • KATE CHOPIN, THÂN TRỌNG SƠN dich: Cơn Bão Đã Đi Qua
    Kate Chopin tên thật là Catherine O’ Flaherty sinh năm 1850 tại Saint - Louis, Missouri, bố gốc người Ái Nhĩ Lan, mẹ gốc Pháp, lớn lên trong môi trường đa văn hoá, từ nhỏ đã nói tiếng Pháp đồng thời với tiếng Anh. Theo học bậc tiểu học và trung học tại một trường công giáo với các nữ tu. Ở nhà, được nuôi dạy bởi mẹ, bà, và bà cố. Sự giao tiếp thường xuyên với những người phụ nữ ở chung quanh giúp cô bé sớm có nhận xét về vai trò của phái nữ trong gia đình và xã hội, định hình cho những ý tưởng và quan niệm cá nhân của nhà văn tương lai. Hiện nay, Kate Chopin được xem là một khuôn mặt lớn trong nền văn học Mỹ. Tác phẩm của bà đã được dịch ra hàng chục thứ tiếng, kể cả tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung, tiếng Mã Lai, tiếng Á Rập... và tiếng Việt.
  • Từ Thức; Một ngày rất lạ
    Một buổi sáng chủ nhật, nắng rực rỡ, trời xanh và sạch như thủy tinh, mát mẻ. Y xách chiếc xe gắn máy ra đường , bà vợ chạy theo . ‘’ Anh phơi đầu trần, lại đau cho mà coi ’’. Bà vợ cằn cỗi, nhăn nhó mọi ngày, dịu dàng chụp lên đầu y cái mũ vải, với nụ cười thật tươi. Y bắt gặp nụ cười đám cưới năm nào.Y buột miệng ‘’Cám ơn em‘’, ngạc nhiên không biết ba chữ rất lạ, kỳ cục ấy, không biết ở đâu rơi xuống. Bình thường, người ta chỉ dấm dẳn, gây gổ, cằn nhằn, đay nghiến nhau về chuyện tiền bạc, ăn uống. Đề tài trao đổi luẩn quẩn chung quanh cái dạ dầy. Những lời âu yếm, những câu tử tế nó trốn đâu đó, sâu trong tiềm thức, hôm nay tự nhiên bò ra.
  • PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I., NGHỀ THẦY GIÁO
    Trước khi người Pháp đô hộ nước ta, triều Nguyễn tổ chức thi Hương (lấy tú tài nếu đậu tam trường và cử nhân nếu đậu đủ tứ trường), thi Hội và Đình (lấy tiến sĩ và phân cấp hạng mặc dù dưới triều Nguyễn tước Trạng Nguyên bị bãi bỏ dựa theo nguyên tắc Tam Bất Lập do vua Gia Long đặt ra). Điều đáng ngạc nhiên là không nghe nói đến trường công lập ở các địa phương như tỉnh, phủ, huyện, xã. Trong Lục Bộ (Lại, Lễ, Hình, Công, Binh, Hộ) không có bộ Giáo Dục. Bộ Lễ cáng đáng luôn việc giáo dục (tổ chức thi cử) và ngoại giao (cử phái đoàn sang Trung Hoa triều cống , xin sắc phong hay cầu viện). Điều này cho thấy nước ta vào thế kỷ XIX không mấy quan tâm đến ngoại giao và giáo dục.
  • TRỐN HỌC “Stolen Day“  by Sherwood Anderson • Trương Mỹ-Vân dịch 
    ​​​​​​​Sherwood Anderson (1867-1941) là văn sĩ Mỹ sinh tại tiểu bang Ohio. Lúc 14 tuổi ông bỏ học đi làm và khi về ở Chicago ông quen biết nhiều nhà trí thức trong số đó có Theodore Dreiser và Carl Sandburg. Do họ khuyến khích, ông nghỉ việc và bắt đầu viết văn. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông “Winesburg, Ohio” (1919), tuyển tập truyện ngắn với đề tài chính là ảnh hưởng của cuộc cách mạng kỹ nghệ và nền văn minh cơ khí đối với giá trị và phong tục của nếp sống thôn dã Hoa Kỳ, quyển sách này đã ảnh hưởng nhiều đến các nhà văn Mỹ khác trong số đó có Ernest Hemingway.
  • • Võ Quang Yến: Chiếc nón bài thơ, bức thư tình xứ Huế 
    Người Huế đi xa Huế thì nhớ nhung gì ? Tà áo tím phất phới chiều thu trên cầu Trường Tiền, điệu hò mải nhì đêm trăng dạo đò trên dòng Hương Giang, dĩa cơm nguội hấp dẫn trưa hè trong quán cơm Cồn Hến, những đóa hoa đủ màu phơi bày sắc đẹp mùa xuân trong đầm sen hồ Tĩnh Tâm, cảnh tình nên thơ mây nước sống động chiều vàng trên đồi cao Vọng Cảnh, nữ sinh áo trắng nhộn nhịp huyên náo vào giờ hết học trước trường Đồng Khánh, ... ? Hay ngồi trầm ngâm trước một chiếc nón lá biết bao tình cảm dạt dào, chỉ là một chiếc nón đơn sơ trắng tinh nhưng qua tia sáng hiện lên một câu thơ trữ tình gợi lại biết bao kỷ niệm một thời ngây thơ trong trắng tưởng như sinh ra trong đời chỉ có một việc là yêu ! Đặc sản văn hóa Huế, chiếc nón bài thơ là món quà đặc sắc rẽ tiền, nhẹ mang, mà ngươi con về viếng thăm quê cũ hay khách phương xa lại vui thú du lịch không thể quên đem về làm quà lưu niệm mỗi khi đã sống những ngày rạo rực trong lòng kinh đô miền Trung....
  • • TỪ MAI TRẦN HUY BÍCH, Những Điều Cần Biết Về Nhà Giáo Dục CHU VĂN AN
    Một YouTube được đưa ra, trong đó người thực hiện và trình bày đánh giá Chu Văn An, một nhà giáo dục được tôn kính từ thế kỷ 14 là “rất tệ,” là “tối,” rồi đưa tới một lời miệt thị rất nặng. Phản ứng lập tức đến từ rất nhiều phía, bộc lộ một niềm phẫn nộ tới cùng độ.Trong những phản đối ấy có một vài quá đáng, tuy lăng mạ mạnh mẽ nhưng chưa vạch được rõ người đưa ra lời phê phán đã sai ở những điểm nào. Giữa hàng trăm, hàng ngànlời buộc tội, người viết những dòng này đọc được một lời bênh. Nhưng người bênh có một điểm sai, tưởng Chu Văn An làm đến chức Tể tướng và có quyền rất lớn trong triều Trần. 
  • • Phạm Trường Giang: Cự phú Bá Hộ Xường
    Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển từng nhận xét: Bá hộ Xường, vốn là thông ngôn xuất thân. Sớm xin thôi, ra lãnh thầu cung cấp vật dụng thức ăn cho thị xã. Nhờ khéo tay thêm phùng thời, cự phú không mấy hồi…Trên đường Hải Thượng Lãn Ông – con đường gắn với phố thuốc Bắc có nhiều ngôi nhà kiểu cổ của Chợ Lớn năm xưa. Trong số đó là một khu nhà trệt có nhiều giá trị quý về kiến trúc, đặc biệt là trang trí nội thất cổ vẫn còn được giữ gìn rất tốt bên trong. Ngôi nhà hiện là từ đường của dòng họ Lý tại Sài Gòn, đấy là gia sản còn lại của bá hộ Xường, người từng mệnh danh là giàu thứ ba trong nhóm “Tứ đại phú”.
  • • Trịnh Y Thư: Tản văn, Tùy bút và Ký giống, khác nhau chỗ nào?
    Có người bạn văn email hỏi tôi: Tản văn, Tùy bút và Ký giống, khác nhau chỗ nào. Câu hỏi khá bất ngờ và, kỳ thực, tôi không biết rõ lắm, bèn tìm kế hoãn binh, bảo chị đợi tôi trả lời trong một bài viết, thay vì vài câu email sơ sài cho qua. Nhận lời xong, tôi mới biết mình dại, vì không dễ dàng trả lời cho thỏa đáng câu hỏi này chút nào. Thôi thì, đành cố tới đâu hay tới đó, có chi bất cập, sai trái, mong các bạn góp ý và chỉnh sửa lại cho đúng.
  • • Đường Nguyên: ‘ĐÔI BÀN TAY NGUYỆN CẦU’:  Câu Chuyện Đầy Cảm Động Phía Sau Một Kiệt Tác
    Chuyện kể rằng vào thế kỉ thứ 15, tại một ngôi làng nhỏ gần thành phố Nuremberg của nước Đức có một gia đình nghèo khó và rất đông con. Trụ cột trong gia đình – người cha là một thợ kim hoàn có tiếng thuộc dòng họ Albrecht. Ông phải làm việc quần quật suốt 18 tiếng một ngày, từ sáng sớm đến tối khuya trong nhà xưởng và đi làm thuê làm mướn bất cứ công việc gì cho người dân trong vùng để nuôi đàn con khôn lớn.Mặc dù sống trong gia cảnh nghèo khó, nhưng hai cậu con trai đầu lòng nhà Albrecht luôn ấp ủ một ước mơ trở thành một nghệ sĩ tài ba. Tuy vậy chúng cũng hiểu rằng cha mình chẳng bao giờ có đủ tiền để chu cấp cho một trong hai đứa tới học tại trường nghệ thuật ở Nuremberg.
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top