MAHATMA GANDHI:
Cha đẻ của tư tưởng ‘bất bạo động' và 12 câu nói thay đổi cuộc đời
Từ Tịnh
Cha đẻ của tư tưởng ‘bất bạo động' và 12 câu nói thay đổi cuộc đời
Từ Tịnh
Ông được gọi là Mahatma (Linh hồn vĩ đại) vì sự theo đuổi không ngừng lý tưởng về tự do, sự thật và hòa bình.
Mahatma Gandhi là một trong những cái tên đáng chú ý và nổi tiếng nhất của thế kỷ 20. Ông đã tạo ra khái niệm phản kháng ôn hòa và là một biểu tượng có giá trị quốc tế vì sự thông thái, ảnh hưởng xã hội và bài học về cách người ta phải sống tốt cuộc sống của mình. Những lời dạy của ông về cuộc sống và lòng nhân ái có giá trị đến ngày nay.
Tên đầy đủ của ông là Mohandas Karamchand Gandhi. Ông sinh ngày 2 tháng 10 năm 1869, tại Porbandar, Kathiawar, Ấn Độ. Ông được gọi là Mahatma (Linh hồn vĩ đại) vì sự theo đuổi không ngừng lý tưởng về tự do, sự thật và hòa bình. Khi còn nhỏ, ông ảnh hưởng bởi mẹ, người theo đạo. Khi lớn lên, ông thích làm bác sĩ. Tuy nhiên, gia đình khăng khăng rằng ông nên trở thành một luật sư. Do đó, ông đã đến London, Anh để học luật.
Ông được gọi là Mahatma (Linh hồn vĩ đại) vì sự theo đuổi không ngừng lý tưởng về tự do, sự thật và hòa bình. (Getty)
Nhưng lần đầu tiên khi đứng trước tòa để biện hộ cho thân chủ, ông đã không tự tin khi nói trước đám đông. Ông đã không thể nói điều gì và hoàn toàn “đóng băng” trước mặt quan tòa. Sau đó, ông phải hoàn lại phí cho khách hàng của mình. Nhưng nhờ không ngừng nỗ lực cải thiện bản thân, theo thời gian, kỹ năng của ông phát triển và hoàn thiện dần lên.
Ông bắt đầu hành trình của mình với tư cách là một nhà hoạt động khi nhận thức được người thiểu số da trắng phân biệt đối xử với những người nhập cư Ấn Độ. Thời gian ấy, ông đang hành nghề luật ở Nam Phi. Sau đó, Gandhi bắt đầu một hành trình góp phần giúp Ấn Độ giành được độc lập từ tay Anh. Chính sách của ông được gọi là “phi bạo lực” và triết lý đấu tranh cho tự do của ông đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều phong trào nhân quyền trong tương lai.
Gandhi là một nhà văn và một nhà lãnh đạo tinh thần, truyền bá thông điệp về bất bạo động, tình yêu và hòa bình trong hơn 100 tập viết. Ông không tin vào sự phân biệt đối xử dựa trên màu sắc, đẳng cấp, tín ngưỡng hay tôn giáo. Ông cho rằng giá trị của con người luôn nằm trong chính họ và cuộc đời của họ.
Mahatma Gandhi (1869 - 1948), lãnh đạo tinh thần và dân tộc Ấn Độ, lãnh đạo Tháng 3 Muối để phản đối sự độc quyền của chính phủ trong sản xuất muối. (Getty)
Do đó, ông có niềm tin vững chắc vào sức mạnh cá nhân của mình để ảnh hưởng tích cực đến thế giới xung quanh. Bằng cách tập trung vào thay đổi bản thân, ông đã truyền cảm hứng cho nhiều người trên khắp thế giới, bao gồm Martin Luther King và Nelson Mandela.
Dưới đây là 12 câu nói truyền cảm hứng nhất của ông về cuộc sống, tình yêu, sự thật và tình người:
1. Khả năng lớn nhất của con người không phải là thay đổi thế giới, mà là thay đổi chính mình.
2. Hạnh phúc là khi những gì bạn nghĩ, những gì bạn nói và những gì bạn làm được hài hòa, đồng nhất với nhau.
Hạnh phúc là khi những gì bạn nghĩ, những gì bạn nói và những gì bạn làm được hài hòa, đồng nhất với nhau.
3. Bạn không được mất niềm tin vào nhân loại. Nhân loại giống như một đại dương; nếu có một vài giọt nước bẩn, đại dương cũng không vì thế mà bẩn.
4. Con người đắm chìm vào việc theo đuổi lý tưởng sống, lên kế hoạch và suy nghĩ cao độ khi anh ta muốn khuếch đại những dục vọng trong cuộc sống của mình. Một người hạnh phúc thực sự là người biết hài lòng. Ngược lại, người ít bằng lòng với cuộc sống, sẽ tìm cách để theo đuổi nó và anh ta có thể sở hữu nhiều của cải, nhưng rồi sẽ trở thành nô lệ cho ham muốn của chính mình.
5. Kẻ yếu không bao giờ biết tha thứ. Tha thứ tượng trưng cho sức mạnh.
6. Sống như thể bạn sẽ chết vào ngày mai. Học như thể bạn sẽ sống mãi mãi.
7. Sự thật tồn tại trong mỗi trái tim con người, và người ta phải tìm kiếm nó ở đó. Họ sẽ được sự thật dẫn lối. Nhưng không ai có quyền ép buộc người khác hành động theo quan điểm của mình về sự thật.
8. Có hai ngày trong năm mà chúng ta không thể làm gì - hôm qua và ngày mai.
9. Đừng phán xét người khác. Hãy là thẩm phán của riêng bạn và bạn sẽ thực sự hạnh phúc. Nếu bạn sẽ cố gắng phán xét người khác, bạn có khả năng làm hại chính mình.
10. Mối quan hệ dựa trên bốn nguyên tắc: tôn trọng, hiểu biết, chấp nhận và biết ơn.
Đừng phán xét người khác. Hãy là thẩm phán của riêng bạn và bạn sẽ thực sự hạnh phúc. Nếu bạn sẽ cố gắng phán xét người khác, bạn có khả năng làm hại chính mình.
11. Bước đầu tiên trong bất bạo động là chúng ta tu luyện trong cuộc sống hàng ngày, giữa người với người, bằng sự trung thực, khiêm tốn, khoan dung, nhân ái.
12. Mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống của bạn là vô cùng sáng tạo và vũ trụ sẽ lắng nghe. Chỉ cần đưa ra một yêu cầu đủ rõ ràng và mọi thứ trái tim bạn mong muốn sẽ đến với bạn.
Bước đầu tiên trong bất bạo động là chúng ta tu luyện trong cuộc sống hàng ngày, giữa người với người, bằng sự trung thực, khiêm tốn, khoan dung, nhân ái.
Khi Gandhi qua đời, gia tài vật chất của ông không có gì; nhưng gia tài tinh thần của ông với tư tưởng bất bạo động trở thành một di sản quý báu trong kho tàng văn hóa của nhân loại.
Đông đảo người dân Ấn Độ coi Gandhi như là người cha của đất nước. Ngày sinh của ông, 2/10, trở thành một ngày lễ quốc gia, Gandhi Jayanti, và cũng được kỷ niệm trên khắp thế giới như là Ngày Quốc tế Bất bạo động.
Từ Tịnh