Vương Đằng, NHỚ ƠN VĂN NGHỆ SĨ VIỆT NAM

NHỚ ƠN VĂN NGHỆ SĨ VIỆT NAM

Vương Đằng

Bắt đầu soạn 15/11/2020  Kết thúc PHẦN I  17 /06/2021

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CS = ca sĩ                           
GS = giáo sư                               
NHS = nhạc sĩ
NNS = nữ nghệ sĩ               
NS = nghệ sĩ                          
TÔI = Vương Đằng
VNS = vns = văn nghệ sĩ

Lời Người Viết: Trong bài nầy, vns không chỉ được kể các ca nhạc văn thi sĩ theo quan niệm phổ thông của đa số quần chúng mà bao gồm tất cả những ai hoạt động ngành nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, v.v..
* Đây không phải là một bài biên khảo công phu, liệt kê các công trình của văn thi sĩ, nên chỉ giới thiệu lướt qua tiểu sử & hoạt động, thiếu nhiều chi tiết chỉ nhằm cho độc giả biết tổng quát để nhớ ơn tất cả văn nghệ sĩ nổi tiếng hay không nổi tiếng dù tên không được đề cập đến trong bài nầy.
* Khuynh hướng chính trị của cá nhân văn nghệ sĩ không được quan tâm trong bài nầy
* Tôi không chỉ nhớ ơn văn nghệ sĩ Việt Nam mà còn thế giới nữa.
*     Mỗi ngày hay mỗi tuần từ vua, tổng thống, chủ tịch, v.v., cho đến người thường dân, không nhiều thì ít đều nghe nhạc, xem phim, coi hài, ngắm tranh ảnh, v.v..  Bởi thế, tôi cảm thấy chúng ta dù ít dù nhiều cũng đã chịu ơn những văn nghệ sĩ nên sưu tầm và phổ biến bài nầy.

Trong 100 năm nay, có hàng trăm ngàn văn nghệ sĩ đã hành nghề hoặc còn đang hoạt động cho nghệ thuật.  Nói chung, tôi đều nhớ ơn tất cả quý văn nghệ sĩ chân chính đã hay đang phục vụ cho nghề nghiệp và lý tưởng nghệ thuật từ vai trò thấp nhứt (như tên quân hầu trong vỡ cải lương) cho đến ngôi sao, danh ca, nhạc sĩ sáng tác tài hoa, v.v..  Trong bài nầy, tôi chỉ kể hay nhắc tên một số rất, rất ít văn nghệ sĩ mà tôi biết đến từ sách vỡ hay quen biết cá nhân.  Văn nghệ sĩ không được nêu tên, không có nghĩa là tôi không nhớ ơn.

Trước 1954, dù sống ở một nơi trong một ngày có thể nghe 4 loại nhạc khác nhau (cổ nhạc, tân nhạc, nhạc Tây phương có lời và không lời), nhưng năm sáu tuổi tôi đã biết nghe hay thưởng thức cải lương.  Tôi nhớ những vỡ tuồng “Tô Ánh Nguyệt”, “Ngày Về Cố Quận”, “Dưới Lá Quốc Kỳ” mà đến ngày hôm nay tôi vẫn còn có thể lấy hơi lên câu vọng cổ mở đầu:  Cười đi!  Cười đi cho nghiêng ngửa đền đài cung điện của Mễ Chi Lan và hãy ráng cười đi cho sụp đỗ chiếc... ngai...vàng (Bật đèn màu và vỗ tay đi bà con!).  Bởi thế tôi bắt đầu với văn nghệ sĩ cổ nhạc.
PHẦN I
VĂN NGHỆ SĨ CẢI LƯƠNG MIỀN NAM
Cổ nhạc miền Nam bao gồm hai môn chánh là cải lương (“Gánh cải lương Tân Thinh – Sài Gòn” của ông Trương Văn Thông, Sa Đéc, hát tại chợ Long Xuyên bắt đầu từ năm 1922) và hát bộ (hay hát bội).  Trong Phần I nầy, tôi chỉ đề cập đến bộ môn cải lương.
Hình ảnh của nghệ sĩ lão thành Năm Phồi (thuộc gánh hát Hương Hoa hay Việt Hùng – Minh Chí mà bây giờ tôi không còn nhớ chắc!) cố gắng lên giọng 6 câu vọng cổ ở rạp hát Thuận Thành trên đường Trần Quang Khải, Quận 3, Sài Gòn (nằm gần Cầu Bông, Dakao) luôn ám ảnh tâm trí tôi dù đã non 70 năm qua…
Tôi nhớ cặp vợ chồng Việt Hùng - Ngọc Nuôi, nhớ nam ca sĩ Minh Chí, nhớ Bảy Cao và Kim Chưởng, nhớ ca sĩ trứ danh Út Trà Ôn (hay bị bọn chơi bi da France tay nghề sau lưng rạp Nguyễn Văn Hão bày trò lột túi mỗi tuần!), nhớ nữ ca sĩ Kim Luông, nhớ bà bầu Thơ và nghệ sĩ Năm Nghĩa cũng ở rạp Nguyễn Văn Hão; tôi đâu có quên kép độc Hoàng Giang mà khi còn nhỏ thì chẳng ưa kép nầy chút nào;  tôi làm sao quên được ngôi sao Thanh Nga mà hồi đó tôi tưởng mình lớn tuổi hơn nàng nên đôi khi thầm nghĩ “cái con nhỏ” Thanh Nga đóng tuồng dễ thương ghê! tôi nhớ vua hề vọng cổ Văn Hường ở chung Xóm Đình với tôi mà thuở đó chiều Văn Hường mặc bộ đồ trắng cưởi Vélo Solex mới tinh, hết sức đáng ngưỡng mộ mà tôi nhỏ hơn Văn Hường hơn chục nên chỉ làm bạn với Nghi (em trai của Văn Hường) và cô em gái (có chồng là nhiếp ảnh viên nổi tiềng thời đó, hình như tên Anh Tài). Tôi nhớ nghệ sĩ Việt Hùng (cô đơn vì Ngọc Nuôi còn kẹt ở Sài Gòn) đầu tháng 5, 1975 ở đảo Guam rũ tôi đi Ca-Li để anh em lập ban tân nhạc mới (vì ban Vương Đằng cũng bị tan rã vào cuối tháng 4/75)
Trước 1954, ở Thị Nghè (cách Sở Thú Sài Gòn bởi con sông nhỏ mà ngày xưa tự tập lội và sau đó đôi khi lội băng qua Sở Thú), có rạp hát Văn Cầm (ở cạnh trường tiểu học Thạnh Mỹ Tây, đối diện một dãy quán bar mà người Tây đến uống bia, rượu và kiếm gái giải quyết sinh lý).  Rạp hát Văn Cầm trong ban ngày chiếu phim và thường cho gánh hát cải lương mướn trình diễn mỗi đêm.  Đây là nơi tôi đã trải qua khoảng 4 năm vui thú (trong khi là học sinh cấp tiểu học) như là tên thủ trống đánh quảng cáo cho gánh hát (vào chiều tối), coi hát không phải mua vé mà còn được dịp làm quen với nghệ sĩ trong ban ngày khi rảnh rỗi; chính tôi cũng đã tập du bay theo tuồng hát! 
Gánh nầy tới một hay hai tuần rồi đi, thỉnh thoảng trở lại, có đến hằng chục gánh đã đem biết bao nhiều niềm vui cho bà con ở Thị Nghè, Ngã Ba Hàng Xanh, Cầu Sơn, v.v., thuở trước 1954 mà tôi bây giờ chỉ còn nhớ tên là gánh Tiếng Chuông mà bà bầu là má chồng của Dì Ba Cường (bà con bên ngoại của tôi) mà hiện nay còn sống ở gần chợ Bà Chiểu.
Năm 1959, vừa học lớp 4C, buổi sáng ở trường Petrus Ký, chiều tối ô có buôn bán số trúng trong Giải Trí Trường Thị Nghè; trong đó có phòng trà ca nhạc tân và cổ nhạc của nữ nghệ sĩ Lệ Liễu, mỗi chương trình kéo dài khoảng 1 tiếng; ở đó tôi đã bỏ rất nhiều giờ để thưởng thức tiếng đàn của nhạc sĩ Văn Vĩ, được đánh giá đệ nhứt danh cầm ghi-ta thời bấy giờ; thỉnh thoảng tôi lại được nghe tiếng đàn kìm của danh cầm Năm Cơ cũng được đánh giá cao nhứt lúc ấy.
Tôi mê coi cải lương biết là dường nào.  Thuở ấy, nhà nghèo làm gì có tiền để mua vé nên tôi thường coi “cọp”.  Tôi khôn hơn những trẻ muốn đi coi không tốn tiền khác, nên ăn mặc sạch sẽ, mang giày săng-đan đàng hoàng, đi theo một cặp vợ chồng vui vẻ ngay dọc đường trước xa ánh mắt của người soát vé; mỗi tuần tôi tối thiểu được coi một tuồng.
Một kỷ niệm đáng ghi nhớ và kể ra cho quý độc giả để thấy tôi mê và gan dạ chỉ vì coi cải lương.  Quý vị nào trên 70 mà ở Sài Gòn, có lẽ cũng biết khoảng 1952-1953, gánh Hoa Sen nổi tiếng với ba vỡ tuồng, “Đoàn Chim Sắt”, “Mộng Hòa Bình” và “Nợ Núi Sông” với phụ chiếu phim ảnh liên quan đến vỡ tuồng đang diễn.  Quả là một sáng kiến mới lạ, ăn khách của ông bầu Bảy Cao.  Rạp diễn tuồng luôn chật ních khán giả, thỉnh thoảng gồm khán giả con nít chuyên coi “cọp” như tôi (Thú thiệt, tôi đã coi 3 tuồng trên, mỗi tuồng 2-3 lần lận, bà con ơi!).  Bấy giờ, tuồng “Mộng Hòa Bình” mới ra mắt ở rạp Nguyễn Văn Hảo mà tôi chưa được dịp coi.  Hôm ấy nhằm ngày Thứ Bảy.  Tôi không thể nào bỏ qua nên 5 giờ rưởi chiều đã đi xe buýt không trả tiền từ Thị Nghè ra bến xe Chợ Bến Thành.  Còn sớm quá!  Tôi đi bộ lai rai dọc theo đường Trần Hưng Đạo lên đến đường Nguyễn Thái Học; băng qua đường để lẩn quẩn quanh các bàn bi da France mà các tay nhà nghề đánh cá lẫn nhau.  Tối đó tôi chỉ nhai hai ổ bánh mì không và giải khát với ly nước đá trà là no bụng rồi!
Đến 8:30 tối là tôi đã vô được rạp hát với vỡ “Mộng Hòa Bình” mà không tốn một xu!  Ôi, tuồng vừa hay vừa đặc biệt hấp dẫn với đoạn chiếu phim phụ diễn chẳng kém phim chiến tranh trong Thế Chiến Thứ Hai, theo quan điễm của cậu bé tôi thời bấy giờ.  Khi vãng tuồng thì đã hơn 12 giờ khuya.  Tôi vội vã đi bộ về bến xe buýt ở Chợ Bến Thành, trong khi đi thì trí của tôi suy tính dữ dội:  Đủ sức đi bộ về Thị Nghè, nhưng sợ ma vì bà ngoại nói đại ý rằng hồi năm 1945, Việt Minh cho giựt nổ kho đạn ở ngang Sở Thú, gần cầu Thị Nghè; mấy cái đầu lính Tây treo tòn teng trên cây dài theo Sở Thú.  Cuối cùng, tôi băng qua bùng bing (= công trường = vòng xoay) vào ngủ ở sạp chợ Bến Thành kề cận nhứt đến 4 giờ rưởi sáng bị người chủ sạp kêu dậy đuổi đi; 5 giờ thì tôi lại lên buýt xin “có giang” về Thị Nghè.  Bây giờ nghĩ lại, tôi tin rằng chẳng có đứa cháu nào ghiền và dám đi “coi cọp” cải lương, rồi ngủ ngoài sạp chợ như mình cả.

Bây giờ tôi điễm qua cải lương miền Nam từ đầu thế kỷ XX.
 
 VỌNG CỔ = VỌNG CỔ BẠC LIÊU:

Vọng cổ là điệu nhạc rất thịnh hành ở miền Tây Nam BộViệt Nam. Bắt nguồn từ bài "Dạ cổ hoài lang" (= nghe tiếng trống đêm, nhớ chồng) của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, biệt hiệu là Sáu Lầu quê ở Tân An đến định cư ở Bạc Liêu lúc còn nhỏ. Ông sáng tác bài Dạ Cổ Hoài Lang vào khoảng năm 1918.  Từ Vọng cổ có xuất xứ tại Bạc Liêu và được sử dụng từ tháng 8 năm Ất Hợi (1935) do lời đề nghị của soạn giả Trịnh Thiên Tư.
Vọng cổ là một trong những bài bản chính của sân khấu cải lương. Bài "Dạ cổ hoài lang" có 20 câu, 2 nhóm đầu mỗi nhóm 6 câu, 2 nhóm sau mỗi nhóm 4 câu. Mỗi câu trong bài có 2 nhịp, gọi là nhịp đôi.Bản nhịp 8, từ năm 1936, bắt đầu ngân nga hơn bản nhịp tư. Người góp công làm bản nhịp tám được công chúng ưa chuộng phải kể đến nghệ sĩ Lưu Hoài Nghĩa tức Năm Nghĩa. Nhiều bản tuồng nhịp 8 tới nay vẫn còn nổi tiếng, như bản "Tô Ánh Nguyệt" của soạn giả Trần Hữu Trang.Bản vọng cổ 32 nhịp ra đời năm 1941, do nhạc sĩ Trần Tấn Hưng (tức Năm Nhỏ) chế tác, đến năm 1955, thì được đưa ra phổ biến rộng rãi, là bản vọng cổ được coi là tiêu chuẩn hiện nay.

Từ đầu thế kỷ rải rác trong các tỉnh miền Tây Nam Phần có những ban tài tử đờn ca trong các cuộc lễ tại tư gia tân hôn, thăng quan, giổ quải v.v... Nhưng, không bao giờ có đờn ca trên sân khấu hay trước công chúng...Khoảng năm 1919, ở Mỹ Tho có ban nhạc tài tử của Nguyễn Tống Triều tục gọi Tư Triều (đờn kìm), Chín Quán (đờn độc huyền), Mười Lý (thổi tiêu), Bảy Võ (đờn có), cô Hai Nhiễu (đờn tranh), cô Ba Đắc (ca). Ban tài tử này đàn ca rất hay vì phần đông đã được chọn đi trình bày cổ nhạc Việt Nam tại cuộc triển lãm ở Pháp mới về.

    Kế năm 1911, tài tử Nguyễn Tống Triều muốn đưa ca nhạc ra trước công chúng, nên thương lượng với chủ nhà hàng "Minh Tân khách sạn" ở ngang ga xe lửa Mỹ Tho - Saigon để ban tài tử đờn ca giúp vui, thực khách đến nghe càng ngày càng đông. Nhận thấy sáng kiến này có kết quả khả quan, thầy Hộ, chủ rạp hát bóng Casino phía sau chợ Mỹ Tho, muốn cho rạp hát mình đông khán giả bèn mời ban tài tử Tư Triều đến trình bày tối thứ bảy và thứ tư trên sân khấu, trước khi chiếu bóng. Lối ca trên sân khấu được công chúng hoan nghinh nhiệt liệt" (tr.83).
    Nhưng cái thuở ban đầu ấy, ban nhạc tài tử xuất hiện trước sân khấu chỉ ngồi trên bộ ván, mặc quốc phục và cất tiếng ca mùi mẫn. Ít lâu sau, khoảng năm 1915 - 1916 có một khách tài tử mê cầm ca là ông Phó Mười Hai (tức Tống Hữu Định) ở Vĩnh Long đến Mỹ Tho thưởng thức. Sau khi nghe cô Ba Đắc ca rất ngọt những bài cổ điển, ông có sáng kiến là nghệ sĩ phải đứng trên sân khấu vừa ca, vừa diễn xuất thì mới thật sự hấp dẫn. Lối diễn này gọi là "ca ra bộ".
    Với sáng kiến quan trọng này, từ nay nghệ sĩ không còn ngồi đờn ca đơn thuần mà phải có động tác phù hợp với lời ca. Điều này đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của khán giả, không những nghe giọng hát hay mà họ còn được xem trình độ diễn xuất của nghệ sĩ. Và cũng qua diễn suất, người nghệ sĩ mới có thể diễn đạt hết cái hay, cái đẹp trong ca từ. Có thể nói, "ca ra bộ" là hình thức của trình diễn sân khấu, là gạch nối của hình thái âm nhạc chuyển dần sang hình thái sân khấu.


    Qua năm 1917, ông André Thận ở Sa đéc lập gánh xiếc nhưng trong đó có vài màn "ca ra bộ". Rồi năm 1918, ông Năm Tú ở Mỹ Tho thuộc ban ca kịch của ông André Thận cải tiến thêm là trên sân khấu có trưng bày phông cảnh đẹp mắt, trang phục đa dạng hơn, lại mời ông Trương Duy Toản soạn tuồng - như vở Hạnh nguyên cống Hồ (dựa vào truyện NhỊ độ mai), Trang tử cổ bồn ca (dựa vào Nam hoa kinh)...Gánh hát của ông Năm Tú hát tại Mỹ Tho nhưng tối thứ bảy thì diễn ở rạp Eden (Chợ Lớn).

    Lúc bấy giờ, tuyến đường sắt Saigon - Mỹ tho đã hoàn thành nên việc đi lại dễ dàng thuận tiện. Chính nhờ phương tiện này mà sau đó ông Năm Tú thuê rạp Moderne ở Saigon, cứ thứ bảy và chủ nhật thì từ Mỹ Tho lên hát. Saigon vốn là thành phố năng động về công việc làm ăn, nên khi hãng Pathé đặt chi nhánh tại đây, họ liền mời gánh hát của ông Năm Tú đến thu đĩa. Ông Năm Tú muốn nhân cơ hội này thông qua đĩa hát để phổ biến điệu cải lương thời kỳ sơ khai ra khắp nước nên đồng ý. Đồng thời với gánh hát của ông Năm Tú còn có những gánh hát khác xuất hiện như gánh Đồng Bào Nam, Nam Đồng Ban, Tân Phước Nam... Đến năm 1920, gánh hát Tân Thinh ra đời tại Saigon, thiên hạ thấy có ghi hai câu như tuyên ngôn:
    Cải cách hát ca theo tiến bộ
    Lương truyền tuồng tích sánh văn minh

CÁC NGHỆ SĨ CẢI LƯƠNG MIỀN NAM:
1. NNS Tin Phong--Lê Th Ph 


Theo Lê Văn Nghệ, NNS Năm Phỉ sinh năm 1906
http://antgct.cand.com.vn/Nhan-vat/30_Nghe-si-Nam-Phi-Phuong-Hoang-cua-san-khau-cai-luong-Nam-Bo-462198/

NNS Năm Phỉ tên thật là Lê Thị Phỉ, sinh năm 1907 (theo Sài Gòn Văn Sử, https://www.facebook.com/saigonvansu/posts/346103009444472/), tại làng Điều Hòa (tỉnh Mỹ Tho cũ; nay là tỉnh Tiền Giang) trong một gia đình công chức. Cô là chị ruột của nghệ sĩ Bảy Nam (Mẹ nghệ sĩ Kim Cương).

Ngay từ nhỏ cô Năm Phỉ đã có giọng ca thiên bẩm. Chất giọng trời cho ấy được ông Hai Cu, một thợ bạc ở cùng dãy phố với gia đình cô phát hiện. Ông Hai Cu có người con trai tên Hai Giỏi, lớn hơn cô Năm vài tuổi, cũng có giọng ca rất truyền cảm.  Do ham mê nghệ thuật nên ông Hai Cu vận động giới thợ bạc ở Mỹ Tho đóng góp tiền bạc để lập gánh hát Nam Đồng Ban cho Hai Giỏi làm kép chánh và cô Năm Phỉ làm đào chánh. Vậy là sự nghiệp cải lương của cô Năm bắt đầu từ đó.

Năm 1921, kép Hai Giỏi bị bệnh qua đời, cô Năm Phỉ phải về thọ tang, gánh Nam Đồng Ban tan rã. Sau đó, cô theo hát cho gánh Tái Đồng Ban. Năm 1926, Tái Đồng Ban cũng giải thể, cô Năm Phỉ đi hát cho gánh Văn Hí Ban của ông Huỳnh Văn Vui, và tiếp đến là gánh Phước Cương.

Vai diễn bất hủ của bà là Bàng Quý Phi trong vở Xử án Bàng Quý Phi. Vai diễn này đã đưa tên tuổi nghệ sĩ Năm Phỉ lên tột đỉnh vinh quang. Cũng vì diễn vai này quá tuyệt vời nên năm 1931 gánh Phước Cương của bầu Nguyễn Phước Cương (chồng nghệ sĩ Năm Phỉ) được chọn sang Pháp tham dự hội chợ đấu xảo quốc tế tại Paris và cũng diễn vở này cho khán giả xem. Sau khi xem nghệ sĩ Năm Phỉ diễn vai Bàng Quý Phi, ký giả của tờ La Comédia đã viết: “Nữ diễn viên tài nghệ này muốn dẫn dắt ta đến đâu cũng được”

Ký giả Ngọc Điền trong một bài báo thời ấy đã kể lại: “Người ta vẫn nhớ mãi hình ảnh của nữ nghệ sĩ Năm Phỉ có vóc dáng mảnh khảnh, đài các ấy qua ba vai tuồng thật đặc sắc: Điêu Thuyền trong vở Phụng Nghi Đình, Bàng Quý Phi trong vở Xử án Bàng Quý Phi và Lan trong vở Lan và Điệp... Tài nghệ xuất chúng của cô Năm Phỉ được diễn tả qua sắc diện, điệu bộ không thiếu một nét đã làm rơi nước mắt biết bao khán giả. Xem cô diễn, người ta phải tội nghiệp cho Bàng Quý Phi mặc dù có đoạn làm người ta rất ghét người đàn bà nham hiểm ấy”.
Đoạn Bàng Quý Phi - Năm Phỉ làm khán giả xúc động nhất là khi Địch Thái Hậu bảo vua ra lệnh tru di tam tộc dòng họ Bàng. Lúc này Năm Phỉ diễn xuất thần: run rẩy toàn thân từ đầu đến chân, mặt cắt không còn chút máu. Bàng Quý Phi thụp ngay xuống đất, lết đến chân vua cầu khẩn, van xin. Đôi mắt, sắc diện của Năm Phỉ diễn rất tha thiết làm cho nhiều người xem rơi lệ. Nhiều khán giả thương yêu Bàng Quý Phi quá bèn la lớn: “Tha đi! Tha đi!...”.

Trong thời gian đi hát, khi đang ở tột đỉnh danh vọng, cô Năm Phỉ đột ngột qua đời vì tai biến. Điều kỳ lạ là dường như cô Năm Phi biết trước mình sắp mất. Một tuần trước đó, nhân buổi cơm tại nhà riêng ở hẻm số 39A, đường Monceaux (nay là Huỳnh Tịnh Của, đoạn từ Trần Quốc Toản đến Lý Chính Thắng, quận 3, TP.HCM); có gần như đầy đủ anh em, cô Năm Phỉ lại buột miệng: “Tôi chết và thế nào tôi cũng chết”, rồi cô lại quay các em nói tiếp: “Chị muốn chết quá””.

Ngày 2-6-1954 Cô Năm Phỉ qua đời vì bệnh tai biến mạch máu não. Năm Phỉ qua đời khi chỉ mới 46 tuổi, đã làm giới nghệ sĩ bàng hoàng. Nghệ sĩ, soạn giả nổi danh thời ấy là Nguyễn Thành Châu (NSND Năm Châu - cũng là người bạn thân thiết của Năm Phỉ) đau buồn thốt lên: “Thôi rồi! Một tấn kịch đã hạ màn, một quyển truyện dài 46 năm đã được đọc đến dòng chữ chót. Một người lầm. Một thế hệ có thể lầm, nhưng nhân loại không lầm được. Hậu thế sẽ phê phán một cách công bằng và đặt cô đúng vào vị trí. Tôi xin nhường lời cho hậu thế. Ở đây, chúng tôi chỉ bồi hồi thương tiếc một thiên tài đáng mến, ngậm ngùi khóc cho một nghệ sĩ dầu có được tiến lên nấc thang danh vọng cao vút mà số kiếp vẫn ghi nhiều ít thiệt thòi”
https://www.facebook.com/saigonvansu/posts/346103009444472/)

 Soạn giả tiền phong, nghệ sĩ Nguyễn Thành Châu, tức Năm Châu:  Ông sinh năm 1906 ở Mỹ Tho, mất năm 1977.  Ông là ns cải lương miền Nam có nhiều ảnh hương; ông vừa là người trình diễn vừa là soạn giả đứng hàng đầu trước 1975 với khoảng 50 vở cải lương, trong đó có rất nhiều vở có thật giá trị.



 Năm 16 tuổi, ông gia nhập gánh hát Thầy Năm Tú và nhanh chóng trở thành kép chính sáng giá nhất sân khấu bởi ngoại hình đẹp trai lẫn giọng ca trời phú.

Viết về ông, soạn giả Viễn Châu nhận định: “Năm 1923, anh Năm Châu đã là kép chính sáng giá nhất của ban cải lương Thầy Năm Tú ở Mỹ Tho. Anh là người tài giỏi, có ý chí và luôn nhìn xa trông rộng, nắm bắt tình thế để ứng biến cho nghề, cho sân khấu một cách thần thông. Thế nhưng, anh lại không đoán được số phận long đong của con tim mình, mà có lẽ đây cũng là cái bệnh chung (khó trị) của giới NS”.
Người vợ đầu tiên của NS Năm Châu là nữ diễn viên Sáu Trâm. Hai vợ chồng ông từng là một cặp đào kép ăn khách nhất giữa thập kỷ 1920 với hình tượng Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà trong vở Giọt máu chung tình. Sau khi cô Sáu Trâm đột ngột rời bỏ về quê nhà An Giang, NS Năm Châu kết hôn với NS cùng quê với ông: NS Tư Sạng, với biệt danh nữ đệ nhất danh ca thời tiền chiến. Cả hai có với nhau năm mặt con thì NS Tư Sạng bỏ đi lấy chồng khác.
Đây là một cú sốc lớn trong cuộc đời NS Năm Châu, và từ đó vở kịch Phũ phàng ra đời, sau chuyển thành tuồng cải lương Men rượu hương tình. Nội dung vở kịch nói về cô đào hát tham tiền, phụ rẫy người chồng là NS nghèo để chạy theo kẻ khác giàu sang. Anh chồng kép hát vẫn đeo đuổi theo nghiệp cầm ca, giải buồn bằng men rượu và gục chết trên sân khấu sau đêm diễn tuồng. Đến năm 1948, NS Năm Châu kết hôn với NS Kim Cúc, cả hai có với nhau sáu người con, cùng chung tay tạo nên một nền móng nghệ thuật cải lương “thật và đẹp” cho đến lúc ông mất năm 1977.
NS Năm Châu còn có một mối tình với NS Phùng Há. Theo hồi ký của soạn giả Viễn Châu, mối tình giữa hai người đã chớm nở khi gặp nhau vào năm 1925. Sau đó bị chia cắt khi NS Phùng Há kết hôn với nhạc sĩ Tư Chơi. Lúc NS Năm Châu gá nghĩa với Tư Sạng, sinh con đẻ cái thì NS Phùng Há chia tay Bạch công tử. Lúc NS Năm Châu bị NS Tư Sạng bỏ rơi thì NS Phùng Há cũng đã kết duyên cùng người khác. Tuy vậy, mối tình ấy vẫn được cả hai gìn giữ đến cuối đời. (https://tuoitre.vn/thay-nam-chau-597137.htm)
 
2. NNS Phùng Há: 

NNS Phùng Há sinh năm 1911, mất năm 2009 ở TP. HCM. 

“Bà tên khai sinh là Trương Phụng Hảo, sinh tại làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang). Cha của bà là ông Trương Nhân Trưởng, người làng Phú Lạng, huyện Hạc Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, còn thân mẫu bà là Lê Thị Mai, người làng Ðiều Hòa, tỉnh Mỹ Tho [3].Hai ông bà chung sống với nhau có được bảy người con, ba trai bốn gái: Trương Tích Kỳ (con trai), Trương Ngân Hảo (nữ), Trương Liên Hảo (nữ), Trương Tích Hoa (nam, mất lúc còn nhỏ), Trương Tích Trung (nam), Trương Phụng Hảo (nữ), Trương Nguyệt Hảo (nữ).(4)

Bà là người con thứ 6, và cái tên Phụng Hảo được phát âm theo âm Quảng Đông là Phùng Há, vì vậy bà còn được gọi là Bảy Phùng Há (theo thứ bậc gia đình của người miền Nam).

Năm bà lên 9 tuổi thì cha bà qua đời. Cả gia đình bà đưa ông về Hạc Sơn để chôn cất. Khi gia đình bà trở về Việt Nam thì gia sản đã bị người khác chiếm đoạt[5]. Tuy có đi học tiểu học một thời ngắn, vì hoàn cảnh gia đình nên bà sớm nghỉ học để đi làm kiếm tiền nuôi gia đình. Năm 13 tuổi, bà đã phải đi làm công trong một lò gạch để kiếm tiền. Tuy nhiên, giọng ca thiên phú của bà khi đó lọt vào tai ông bầu Hai Cu của gánh hát Nam Đồng Ban cũ và đó là bước ngoặt cuộc đời bà để đi theo con đường nghệ thuật [3].

Năm 1924, khi ông bầu Hai Cu thành lập gánh hát Tái Đồng Ban và mời bà tham gia với vai trò đào chính để đóng cặp với kép chính Năm Châu. Ông cũng là người gợi ý bà sử dụng cái tên Phùng Há làm nghệ danh. Thầy tuồng Nguyễn Công Mạnh, nghệ sĩ Năm Châu và nhạc sĩ Tư Chơi (tức là nghệ sĩ Huỳnh Thủ Trung) là những người thầy đầu tiên của bà trong cuộc đời nghệ thuật. Cũng chính nghệ sĩ Năm Châu và Tư Chơi là 2 người đàn ông có mặt trong cuộc đời tình cảm của bà về sau này.

Vai diễn đầu tiên đánh dấu cuộc đời hoạt động nghệ thuật của bà đó là vai Giả Thị trong vở cải lương Hoàng Phi Hổ quy Châu của soạn giả Nguyễn Công Mạnh. Sau đó là các vở Thôi Tử thí Tề Quân, Mổ tim Tỷ Can, Anh hùng náo Tam Môn Nhai của soạn giả Nguyễn Châu Thành; Khúc oan vô lượng; Tội của ai của soạn giả Tư Chơi. Thời gian này, bà đóng cặp với nghệ sĩ Năm Châu và rất được công chúng rất yêu thích.

Năm 1926, bà cùng các nghệ sĩ Năm Châu và Tư Chơi, Ba Du gia nhập gánh hát Trần Đắc của ông bầu Trần Đắc Nghĩa. Cùng năm này, bà kết hôn với nghệ sĩ Tư Chơi. Không lâu sau thì nghệ sĩ Năm Châu rời gánh Trần Đắc.

Năm 1929, bà li dị, sau đó kết hôn với nhà phú hộ Bạch công tử Lê Công Phước. Vốn là người rất mê cải lương, ông đã thành lập gánh hát Huỳnh Kỳ cho bà làm bầu gánh khi mới 18 tuổi. Gánh hát quy tụ được rất nhiều đào kép nổi tiếng thời bấy giờ, như Phùng Há, Ba Vân, Năm Phỉ, Tám Du, Năm Thiện, Ba Thâu, Ba Đồng, Chín Móm, Năm Kiệt, Hai Sự, Hai Nữ, Tư Bé, Tư Hélènne,... Theo nhiều tài liệu ghi lại thì đây là gánh cải lương có quy mô lớn ở vùng Lục tỉnh Nam Kỳ. Ông cũng cho xây dựng rạp hát cũng với tên Huỳnh Kỳ, bên cạnh ngôi nhà của ông tại Mỹ Tho để làm nơi gánh hát biểu diễn thường xuyên[6].

Thời đó những gánh hát khác đều đi bằng ghe chèo thì Bạch Công tử lại sắm một lúc tới 3 chiếc ghe có gắn máy dùng để chở đào kép đi lưu diễn và được trang bị như là du thuyền. Theo mô tả thì chiếc đi đầu chở Bạch công tử và Phùng Há, có lầu, phía trước có cột cờ và treo cờ vàng, biểu tượng của gánh Huỳnh Kỳ. Đào kép thì đi trên chiếc ghe thứ hai, được ngăn thành nhiều phòng, nhiều ô cửa sổ, có bếp ăn, chỗ vệ sinh,... Chiếc thứ ba thì chở thầy đờn, nhân viên phục vụ và cả một đội bóng. Mỗi khi gánh hát đi tới đâu, Bạch công tử cho đào kép lên bờ đứng xếp hàng và bắt tay xã giao với chính quyền sở tại. Sau đó thì hát bản Đoàn ca, cờ vàng được kéo lên và Bạch Công tử lấy súng lục ra đưa lên trời nổ liền mấy phát. Sau đó, trong lúc đào kép lo chuẩn bị cho đêm diễn thì đội bóng thi đấu giao hữu với đội bóng của địa phương, với mục đích thu hút khán giả tối đi xem hát. Và cho dù thắng hay thua, đội bạn cũng được chiêu đãi và mời xem hát. Khi gánh hát dời đi nơi khác, Bạch công tử lại cho kéo cờ vàng, đốt pháo và rút súng lục ra bắn. Khán giả thì đứng chen trên bờ vẫy tay chào.

Nhờ lưu diễn bằng ghe nên thời đó dù ở những vùng chợ quê xa xôi như Vĩnh Kim, Ba Dừa, Cái Thia,... đều có gánh hát tới. Được biết trong hồi ký của nghệ sĩ Ba Vân cũng có nhắc tới việc này.
Vở tuồng ăn khách nhất của gánh Huỳnh Kỳ là Giọt máu chung tình, do Năm Thiên đóng vai Võ Đông Sơ và Phùng Há vai Bạch Thu Hà.
Không chỉ để lại dấu ấn trong lòng người dân miền sông nước, gánh Huỳnh Kỳ của Bạch Công tử còn thu hút được khán giả Sài Gòn. Trong hồi ký Nổi trôi trong ánh đèn màu, nghệ sĩ Bảy Nhiêu đã viết: "Đến 3 giờ chiều thì vé các hạng của gánh Huỳnh Kỳ đều hết. Nhiều người thất vọng đón buổi tối để mua cho được vé đêm mai". https://vi.wikipedia.org/wiki/Phùng_Há
 
3. NS Ba Vân:  Nghệ sĩ và đóng các vai hề.
          

Ông tên thật Lê Long Vân sinh năm 1908 ở làng An Bình Đông, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ông sinh ra trong một gia đình đông anh em, từ nhỏ đã được mời thầy về dạy nhạc. Ông được học đánh trống, đánh đồ ngang, chọi bạc, đàn tranhđàn kìm... Do có chất giọng thanh, trong nên được thầy chú ý. Sau một thời gian học với thầy, năm 1917, ông đã đi hát cho các đám tiệc trong làng. Em trai ông là nghệ sĩ Tám Vân.

Năm 1920, ông theo nhóm hát Kiều Vân Tiên. Những năm sau đó, ông gia nhập gánh Tái Đồng Ban, rồi gánh Tân Hí, Đồng Thinh và Nghĩa Hiệp Ban. Từ năm 1927 đến năm 1929, ông gia nhập gánh Quảng Lạc ở Hà Nội.
Trong những năm 1937 – 1939, tài năng của ông bắt đầu nở rộ khi ông gia nhập gánh Đại Phước Cương ra mắt ở Hà Nội. Ông lưu diễn ở miền Bắc 7 lần từ năm 1927 đến 1950, Từ năm 1950 đến 1975, ông sống ở Sài Gòn và tiếp tục đóng góp cho sân khấu cải lương miền Nam. Ông là một trong những bậc thầy về khả năng diễn hài, và được gọi là một trong những quái kiệt về hài của sân khấu miền Nam.

Sau năm 1975, ông tiếp tục hoạt động nghệ thuật sôi nổi. Lần lưu diễn thứ 8 của ông ở Hà Nội là vào năm 1977, khi đoàn Sài Gòn được mời ra thủ đô tham gia hội diễn mừng đất nước thống nhất.

Ba Vân là một trong những cây đại thụ của nghệ thuật sân khấu cải lương cùng với Phùng HáBảy NhiêuNăm ChâuTám DanhBa Du... Tài năng của ông không chỉ ở các vai hài, mà còn ở khả năng diễn xuất đa dạng, tài tình với các vai hề, lão, độc, văn, võ... Những vở diễn thành công của ông là Men rượu hương tình, Vó ngựa truy phong, Khi người điên biết yêu, Người ven đô... Ngoài ra ông còn đóng trong một số bộ phim như Lan và Điệp (1973), Con ma nhà họ Hứa (1973), Sợ vợ mới anh hùng (1974), Năm vua hề về làng (1975)...

Năm 1984, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân đợt 1. Ông qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 24 tháng 8 năm 1988, được chôn cất tại Nghĩa trang Chùa Nghệ sĩ.  https://vi.wikipedia.org/wiki/Ba_Vân
 
4. NNS Bảy Nam:
 
    

NSND Bảy Nam sinh ra tại Tiền Giang. Bà là em ruột của NS Năm Phỉ. Gia đình bà có 11 anh chị em, bà là con thứ 7.
Vai diễn đầu tiên lúc 14 tuổi đã dẫn bà vào con đường nghệ thuật. 5 năm sau, bà trở thành bầu gánh hát. Giáo sư Hoàng Như Mai từng nhận xét: "Nghệ sĩ sân khấu, nếu thật sự là nghệ sĩ tài năng, là bảo vật vô giá của nhân loại, không vàng ngọc nào sánh được. Nghệ sĩ Bảy Nam là một trong số ấy".
Hơn 70 năm đứng trên sân khấu, bà không chỉ là diễn viên mà còn là nhà quản lý, trưởng đoàn, tác giả kịch bản, đóng hàng chục phim truyện. Hai vở diễn thành công nhất trong sự nghiệp diễn xuất của bà, đó là vở "Lá sầu riêng" và "Bông hồng cài áo". Chỉ hai vở ấy thôi cũng đủ chứng minh tài năng tuyệt vời, làm rung động biết bao trái tim khán giả.
Nghệ sĩ Bảy Nam còn là nữ tác giả kịch bản đầu tiên của Sài Gòn với các kịch bản để đời: "Nỗi đau lòng mẹ", "Người đàn bà Việt Nam", "Gươm vàng máu đỏ", "Điều Tam Xuân", "Tiêu Anh Phụng", "Phấn hậu cung"...
Nghệ sĩ nhân dân Bảy Nam mất ngày 18-8-2004, thọ 91 tuổi.
https://nld.com.vn/van-nghe/nghe-si-te-tuu-chiem-nguong-100-buc-anh-de-doi-cua-nsnd-bay-nam-20201015053057177.htm
 
5. NS Bảy Nhiêu:


1958

Ngh sĩ By Nhiêu và cun hi ký tht lc

Vài bài viết về nghệ sĩ sân khấu tiền phong Bảy Nhiêu có đề cập đến cuốn hồi ký ông viết ở tuổi 70 ở Sài Gòn đăng trên báo Sóng thần. Hồi ký có tên Những vui buồn trong đời đi hát, ghi trên chục cuốn vở, được ký giả Ngọa Long biên tập, báo chưa đăng trọn thì phải ngưng trong cơn khó khăn của báo giới giữa những biến động xã hội năm 1974.
Trong bán nguyệt san Tin văn số 13, số đặc biệt “Kỷ niệm nửa thế kỷ sân khấu cải lương”, may thay có in 22 trang Ký ức của Bảy Nhiêu – nghệ sĩ tiên phong của sân khấu cải lương. Trong đó, nghệ sĩ Bảy Nhiêu nhắc đến thuở ban đầu ông đến với bộ môn nghệ thuật này khi còn đi học ở Cần Thơ. Đây là tài liệu quý, có thể là một phần trong tập hồi ký nói trên. Xin lược trích vài mốc thời gian liên quan đến đời nghệ sĩ Bảy Nhiêu.
Năm 1918, đang trong lớp học, cậu bé 16 tuổi Huỳnh Năng Nhiêu bỗng nghe tiếng trống xập xình hòa với tiếng đàn kìm, cò, đoản… đánh bản Madelon. Cả thầy lẫn trò lập tức chạy ra chen nhau trong cổng rào trường Võ Văn, Cần Thơ và thấy có cờ tam sắc treo chung quanh chiếc xe song mã. Trên xe có các tài tử và hai người hóa trang thành hề hát xiệc ngồi phía trước để phát chương trình biểu diễn tối đó. Khi xe khuất, giáo sư ra lệnh “Cấm tất cả học trò đi xem hát!”. Lập tức, Nhiêu rủ ngay đứa bạn cùng lớp con ông chủ thợ bạc lớn nhất Cần Thơ: “Tối nay tao với mày leo tường đi xem hát!”. Anh kia đồng ý ngay, về nhà ăn cắp của gia đình cây neo một lượng vàng đem bán. Cả hai đến trước rạp Mesner mà người ta thường gọi là rạp Thầy Lý, thấy tấm bảng có hàng chữ: “Gánh hát kim thời Đồng Bào Nam – Mỹ Tho”. Cả hai mua vé “cá kèo” vô xem, đến tuồng Cô Ba lưu lạc được xem kép Hai Giỏi vai công tử bận áo the dài, đầu rẽ lệch bảy ba, cầm gậy, mang giày bốt-tin đen, đội nón nỉ ca bài Tứ Đại Oán pha Xuân. Kế đó, xem nhân vật Cô Ba lưu lạc do cô đào Năm Phỉ đóng mặc bộ áo dài tới gối màu hồng phấn, choàng khăn “sạt” cùng màu, mang giày thêu cườm, tay cầm khăn mù soa xanh nhạt có ren, tóc chấm vai. Những hình ảnh hào nhoáng ấy khiến chú học trò Bảy Nhiêu choáng váng, tương tư Cô Ba lưu lạc, bỏ học, móc tiền nhà trốn theo gánh Đồng Bào Nam.
Năm 1919, nhà trường của Bảy Nhiêu cho ba má ông biết chuyện con trai họ đã bỏ học. Gia đình kéo ông về nhưng rồi lại chứng nào tật nấy… Bảy Nhiêu tiếp tục lấy tiền nhà trốn theo gánh hát,  rồi bị kéo về, vài chục lần như vậy.
Năm 1920, Bảy Nhiêu bị “quản thúc” và bị buộc phải cưới vợ. Người vợ đó chính là thân mẫu của hai nghệ sĩ Kim Cúc, Kim Lan sau này.

Từ năm 1920 đến 1923, các đại gia có tiền đua nhau lập gánh hát. Bảy Nhiêu nghe nói ông Phó Mười Hai ở Vĩnh Long bày ra một lối hát, lấy chữ “ca ngâm” để làm ra tuồng hát. Bảy Nhiêu được xem tận mắt những gánh hát như: Nam Đồng Ban có cặp kép đào Hai Giỏi và Năm Phỉ cùng các kép Tư Út, Hai Ngời, Sáu Đảnh… đào có các cô Hai Thà, Sáu Chức... Thầy tuồng là ông Nguyễn Công Mạnh. Trong tỉnh Mỹ Tho có thầy Năm Tú lập “Gánh hát Thầy Năm Tú - Mỹ Tho” có thầy tuồng Trương Duy Toản hát toàn tuồng Kiều. Có thầy Thận đề bảng “Gánh hát Thầy Thận - Sa Đéc”. 
Ông Vương Có, một người giàu nhất Thốt Nốt xuất tiền lập gánh hát lấy tên Tập Ích Ban giao cho Bảy Nhiêu kiếm những người đi làm công, buôn gánh bán bưng, học thợ bạc… dạy ca, tập điệu bộ để ra diễn. Gánh có thầy tuồng Nguyễn Trọng Quyền tự Mộc Quán Tử đặt tuồng tích theo các gánh hát Tiều và giữ kỷ luật y như họ, là ăn ngủ có giờ giấc, đi chơi có người dìu dắt nam nữ riêng biệt, không làm giao kèo lấy tiền trước, cho ăn lương tháng rẻ mạt. Đêm 18.10.1921, gánh này khai trương tại đình Trung Nhất ở Thốt Nốt, cũng là đêm đầu tiên Bảy Nhiêu ra sân khấu ca ngâm hát xướng, trở thành kép hát từ đó khi vợ mới sanh đứa bé là nghệ sĩ Kim Cúc sau này. Cùng năm đó, ông xuống Bạc Liêu học ca Vọng cổ hoài lang và học đàn bản vọng cổ với nhạc sĩ Ba Chột con của cụ Nhạc Khị, mà người ta cho là hậu tổ của nhạc lễ và nhạc cổ điển.  
Theo nghệ sĩ Bảy Nhiêu, 1922 là năm mà danh từ “cải lương” xuất hiện. Lúc đó ông đang ở gánh Tập Ích Ban, thì nghe tin gánh Tân Thinh của ông Trương Văn Thông (Sa Đéc) hát tại chợ Long Xuyên. Chủ gánh cho tất cả đào kép đi xem. Thấy bảng hiệu đề “Gánh cải lương Tân Thinh – Sài Gòn”, Bảy Nhiêu phân vân không hiểu “cải lương” là hát gì, có nghĩa là sao. Ông nhận thấy đào kép gánh này ca hay quá, nhất là kép Hai Nhiều ca Tứ đại xuân thật độc đáo. Bảy Nhiêu cho rằng danh từ “cải lương” là từ gánh Tân Thinh mà ra, xuất hiện trước nhất dù không biết ai nghĩ ra từ này.
Trong thời gian đó có nhiều gánh xuất hiện. Gánh Tập Ích Ban của ông không dám ló mặt lên Sài Gòn mà chỉ quanh quẩn hát ở miền Hậu Giang.
Năm 1922 đến 1923 là khoảng thời gian hát tuồng Tàu thịnh hành. Gánh Văn Hí Ban trong Chợ Lớn của ông Huỳnh Kim Vui vốn là đại ban có đào nhất là cô Tô Ngọc Diêu tài sắc vẹn toàn. Gánh này mở đầu tuồng Tàu bằng vở Triệu Kinh Nương đưa Triệu Khuôn Dẫn qua gộp, hốt bạc quá xá nên các gánh khác ùa theo hát tuồng Tàu. Bất ngờ gánh Tái Đồng Ban - Mỹ Tho của ông bầu Hai Cu (thân sinh của kép Hai Giỏi) ra đời với dàn đào kép hùng hậu như Phùng Há, Năm Châu, Ba Du, Tư Út, và các thầy tuồng Nguyễn Công Mạnh, Nguyễn Thành Châu (Năm Châu), Huỳnh Thủ Trung (Tư Chơi). Gánh này diễn những vở tuồng Tàu như Mộc Quế Anh dâng cây, Phụng Nghi Đình… Đêm nào gánh đề bảng: “Mai có đánh đồ thiệt” là ông chủ gánh thu tiền vô như nước. Đánh đồ thiệt ở đây là lăn khiên, gươm giáo, đinh ba, mã tấu, đao, kích toàn bằng sắt xi niken, cán bằng tầm vông, nhiều pha đánh thật rùng rợn nổi da gà. Thấy vậy, các gánh hè nhau “đánh đồ thiệt” đến nỗi có lúc đào kép bị trầy da, đổ máu.
Cuối năm 1924, Bảy Nhiêu tính chuyện lìa gánh Tập Ích Ban vì thấy chủ đối đãi không tốt với đào kép mặc dù kiếm được rất nhiều tiền từ họ. Sau khi hát xong đợt diễn Tết, ông rời gánh. Nằm nhà hơn ba tháng thì ông được cậu Tư Phước George (Bạch công tử) từ Mỹ Tho lên rước ông đi Sóc Trăng vì gánh Tái Đồng Ban định bán cho cậu. Nhưng cuối cùng, vì lý do riêng tư, ông theo gánh Phước Cương của ông bầu Nguyễn Ngọc Cương. 
Theo ông, từ “ông bầu” được dùng đầu tiên xuất phát từ gánh Phước Cương để gọi ông Nguyễn Ngọc Cương. 
Ngh sĩ By Nhiêu theo din gánh Phước Cương t năm 1925 đến 1931, cùng c đoàn đi din trong cuc đu xo thuc đa Paris ti rng Vincennes (Pháp). 

Trong thời gian này, báo Sài Gòn số 703 (ngày 2.12.1935) nhắc đến nghệ sĩ Bảy Nhiêu: “Đóng trong tuồng cải lương mà người Pháp để ý thiệt là khó vì người Pháp không nghe được âm nhạc và hiểu điệu ca, chỉ thấy bộ tịch của Bảy Nhiêu xuất sắc ca tụng các báo bên Pháp. Hiện giờ Bảy Nhiêu đi cặp với Năm Châu, Năm Phỉ và Tư Tùng sẽ ra mắt bà con Sài Gòn nay mai”.
Năm 1937 ông đi hát tại cuộc lễ Hiến pháp một tháng ở Bangkok (Thái Lan), được Hội Mỹ thuật mời xem hát tại rạp Sila Pacol của ông vua thứ XIII tên Pra Pram Hok, đã từng sang Thụy Sĩ mười năm để học chữ, học âm nhạc và diễn kịch.
Bảy Nhiêu trong cuốn hồi ký của người bạn xứ Bắc
Ngoài cuốn hồi ký của chính mình, nghệ sĩ Bảy Nhiêu còn được nhắc tới khá dài trong một cuốn hồi ký khác của bạn bè xứ Bắc. Tài liệu này quan trọng vì người viết chứng kiến lần biểu diễn nổi tiếng nhất của ông trên sân khấu Paris.  
Qua  những lần diễn tại Hà Nội, Bảy Nhiêu được giới trí thức Hà Nội quý mến. Năm 1931, ông Đặng Trọng Duyệt trong ban biên tập báo Đông Tây tại Hà Nội được chủ bút là Lãng Nhân cử đi Pháp đại diện cho báo này tại Paris. Ở đó, ông có dịp kết thân với nghệ sĩ Bảy Nhiêu đang trình diễn tại Hội chợ Vincennes. Ông Duyệt đã lên tiếng khi nhận thấy đoàn “Cải lương Sài Gòn” không được đón tiếp  chu đáo và sau đó ban tổ chức phải sắp xếp chỗ ăn ở tốt hơn. Ông Chu Mậu, một người bạn của Bạch công tử tức Phước George đã tặng cho Bảy Nhiêu một bộ habit. Đây là bộ habit mặc đầu tiên trên sân khấu Việt Nam trong vở Áo người quân tử. 
Hai câu chuyện trên do ông Dương Thiệu Thanh, tác giả cuốn hồi ký Mấy chàng trai thế hệ trước xuất bản tại Sài Gòn năm 1969 kể lại vì là bạn thân của các vị nêu trên. Là một trí thức Hà Nội, ông quen thân với nghệ sĩ Bảy Nhiêu qua những chuyến lưu diễn của nghệ sĩ miền Nam tại đây. Ông Dương Thiệu Thanh đánh giá: “Bảy Nhiêu, tài danh số một thưở nào của gánh Phước Cương đóng cặp với minh tinh Năm Phỉ, khi đoàn hát Trung du, Bắc du, xuất ngoại… đã nâng cao nghệ thuật “hát cải lương” từ 40 năm về trước mà ngày nay được coi là một trong những bộ môn quan trọng nhất của nền ca kịch Việt Nam. Ngôi sao sáng chói Năm Phỉ và Bảy Nhiêu đương nhiên được ghi bảng vàng, trong số văn nghệ sĩ tiền phong đã góp công đầu xây dựng bộ môn này. Công đầu lớn lao ấy đã đi rất xa từ chỗ hát tại các đình, chùa ở địa phương lên đến tỉnh, lên đến các “rạp hát lớn” tại Sài Gòn, Huế, Hà Nội, tại các nước láng giềng rồi qua Pháp trong những năm 1931-1934”.  
Trong mối thân tình này, ông Dương Thiệu Thanh còn có duyên chứng kiến cả ba vở mà đoàn Phước Cương trình diễn tại Paris trong cuộc đấu xảo thuộc địa 1931, đó là các tuồng Phụng Nghi Đình, tuồng Xử án Bàng Quý Phi và tuồng Tứ đổ tường. Tuồng Phụng Nghi Đình có Năm Phỉ vai Điêu Thuyền, Bảy Nhiêu vai Lữ Bố và Tám Danh vai quan Tư Đồ. Kịch Tứ đổ tường, Bảy Nhiêu vai anh ghiền, Năm Phỉ vai người vợ, được trình diễn tại Hotel de ville. Tuồng Xử án Bàng Quý Phi với Năm Phỉ vai Bàng Phi, Bảy Nhiêu vai Tống Nhân Tôn. Mỗi vở chỉ diễn trích đoạn một cảnh chính.
Ông Dương Thiệu Thanh nhớ lại cảnh tưng bừng nhất trong đêm diễn đó: “Hàng trăm ngàn bông hồng tươi thắm của khán giả Ba Lê ném lên sân khấu khi hạ màn: Khi có Năm Phỉ và kịch sĩ Bảy Nhiêu chào khán giả ngoại quốc” và tường thuật chi tiết: “Năm Phỉ Bàng Phi với giọng ca hấp dẫn lạ thường, xõa tóc van xin chồng, ông vua trẻ, ngừng phê án tử hình, do Bảy Nhiêu đóng. Tống Nhơn Tôn rất uy nghi, đúng điệu. Trong cảnh này có “cái thật của kịch” bởi vở Xứ án Bàng Quý Phi không phải là tuồng mà là ca kịch cải lương, nên cái thật, tính chất kịch, đã làm mủi lòng hầu hết khán giả. Tây đầm ngồi xem im thin thít, rút khăn tay ra thấm nước mắt, bởi đã có những bài giải thích trước. Một vài cô đầm trẻ đẹp không biết có hiểu rõ cốt truyện không, cũng tỏ ra xúc động, nức nở khóc... Quả thật như vậy, các cô ấy khóc đúng vào phút của đoạn kết khi Năm Phỉ quỳ khóc dưới gối, liếc mắt buồn thảm nhìn lên, van xin Tống Nhơn Tôn, tay cầm bút, phút hồi hộp, phút quyết định sống chết của tội nhân là vợ và ông vua quan tòa là chồng (...). Tống Nhơn Tôn hạ bút ký. Bàng Phi ngất xỉu, bức màn cũng từ từ hạ xuống trong phút này. Theo sự nhận xét riêng của kẻ viết hồi đó, Bảy Nhiêu đã thành công trong một vai tuồng rất khó khăn, bởi phải đóng kịch, phải gần “cái thật”...
Trở lại cuốn hồi ký Những vui buồn trong đời đi hát. Về quyết định từ giã đời sân khấu, Bảy Nhiêu kể rất giản dị: “Đến 1928, tôi cộng tác với đoàn “Việt kịch Năm Châu” cho đến ngày 18.10.1954, tại rạp Nguyễn Văn Hảo, khi màn nhung khép lại để kết thúc vở “Gió ngược chiều”, tôi rửa mặt phấn son và trả lại bộ quần áo “cà mèn” rách te tua lại cho ông Tổ, và từ giã luôn cái sân khấu thân yêu đã hơn 33 năm đi hát (18.10.1921-18.10.1954). Mang rương và lê tấm thân về làm tên phổ-ky ở quán Cà phê Phú Hòa cho tới bây giờ”.
Nhiều ký giả đến phỏng vấn vì sao lại giải nghệ sớm quá, ông trả lời: “Riêng tôi, cái sân khấu kịch trường không hậu thuẫn này phải “đá” nó trước để giữ lại cái gì gọi là “nghệ thuật ca kịch”, hơn là để sân khấu nó hất mình văng xuống vũng lầy”.
Đó là cách nghệ sĩ tiền phong Bảy Nhiêu từ giã nghiệp tổ. Có thể sau 33 năm đi hát, ông mỏi mệt không còn màng đến hào quang sân khấu vì biết sau ánh màn nhung rực rỡ là những nhọc nhằn của đời nghệ sĩ. Ông “đi chỗ khác chơi”, không muốn “bẹo hình bẹo dạng” như người đồng nghiệp năm xưa là Huỳnh Thủ Trung từng nói, dù đang ở tuổi ngũ thập vẫn còn sung sức. Tuy nhiên nhờ đó, ông có thời gian và độ tĩnh cần thiết để bắt đầu viết cuốn hồi ký về đời nghệ sĩ của mình mà chúng ta nhắc ở đây, để mong có ngày nó sẽ được ra đời một cách đầy đủ.
Phạm Công Luận - Ảnh: TLTG
https://nguoidothi.net.vn/nghe-si-bay-nhieu-va-cuon-hoi-ky-that-lac-17300.html
 
6. NS Bảy Cao:


Nghệ sĩ Bảy Cao & gánh hát Hoa Sen – Người đầu tiên và duy nhất thực hiện “cải lương – điện ảnh”

Nghệ sĩ Bảy Cao tên thật là Lê Văn Cao, sinh năm 1915 tại Vĩnh Lợi, Bạc Liêu, bước vào nghiệp cầm ca từ 1938 gia nhập gánh Ðồng Ðức, rồi Hồng Châu, kế sang gánh Hề Lập và một năm sau (1939) thì nổi tiếng trong vai Thái Tử Vương Anh, tuồng “Giòng Châu Hiệp Nữ” với câu vọng cổ bất hũ “Thôi thôi trăng đã xế ngang đầu...”
Năm 1940 Bảy Cao đi gánh Thái Bình, rồi sang qua gánh Chấn Hưng, và đến năm 1944 gia nhập gánh Mộng Vân (hầu như nghệ sĩ tiền phong nào cũng ít nhất một lần gia nhập gánh Mộng Vân). Hát ở gánh này thời gian khá dài cho đến 1951 thì tách ra lập gánh Hoa Sen, và Bảy Cao đã làm cuộc cách mạng sân khấu: Ðưa điện ảnh lên sân khấu kết hợp với cải lương.

Gánh hát Hoa Sen đã oanh liệt một thời với ngôi bá chủ cải lương, cái hay của nghệ sĩ Bảy Cao là vừa làm bầu, vừa viết tuồng lại vừa làm kép chánh, ấy thế mà công việc của đoàn hát vẫn chạy đều đều. Bảy Cao là soạn giả các vở tuồng: Hoàng Hà Ðẫm Máu, Một Nghìn Một Ðêm Lẻ, Quán Biên Thùy, Dưới Lá Quốc Kỳ, Phạm Công Cúc Hoa, Ðảng Mão Vàng, Hứa Hẹn, Ðêm Lạnh Trong Tù, Vàng Rơi Sông Lệ...

Nghệ sĩ Bảy Cao & gánh hát Hoa Sen –
Người đầu tiên và duy nhất thực hiện “cải lương – điện ảnh”

Nghệ sĩ Bảy Cao tên thật là Lê Văn Cao, sinh năm 1915 tại Vĩnh Lợi, Bạc Liêu, bước vào nghiệp cầm ca từ 1938 gia nhập gánh Ðồng Ðức, rồi Hồng Châu, kế sang gánh Hề Lập và một năm sau (1939) thì nổi tiếng trong vai Thái Tử Vương Anh, tuồng “Giòng Châu Hiệp Nữ” với câu vọng cổ bất hũ “Thôi thôi trăng đã xế ngang đầu...”

Nghệ sĩ Bảy Cao & gánh hát Hoa Sen

Năm 1940 Bảy Cao đi gánh Thái Bình, rồi sang qua gánh Chấn Hưng, và đến năm 1944 gia nhập gánh Mộng Vân (hầu như nghệ sĩ tiền phong nào cũng ít nhất một lần gia nhập gánh Mộng Vân). Hát ở gánh này thời gian khá dài cho đến 1951 thì tách ra lập gánh Hoa Sen, và Bảy Cao đã làm cuộc cách mạng sân khấu: Ðưa điện ảnh lên sân khấu kết hợp với cải lương.

Gánh hát Hoa Sen đã oanh liệt một thời với ngôi bá chủ cải lương, cái hay của nghệ sĩ Bảy Cao là vừa làm bầu, vừa viết tuồng lại vừa làm kép chánh, ấy thế mà công việc của đoàn hát vẫn chạy đều đều. Bảy Cao là soạn giả các vở tuồng: Hoàng Hà Ðẫm Máu, Một Nghìn Một Ðêm Lẻ, Quán Biên Thùy, Dưới Lá Quốc Kỳ, Phạm Công Cúc Hoa, Ðảng Mão Vàng, Hứa Hẹn, Ðêm Lạnh Trong Tù, Vàng Rơi Sông Lệ...

Năm 1952 là năm đại nạn của Bảy Cao, gánh Hoa Sen dọn đến đình Phú Nhuận, ngay đêm hát đầu tiên là trận bão lụt năm Nhâm Thìn giáng xuống, giới bình dân là khán giả của cải lương bị ảnh hưởng dây chuyền làm ăn không được, tiền mua gạo còn không có thì lấy gì mua vé hát cải lương chớ! Gánh hát nghỉ cả tháng, Bảy Cao mang nợ chồng chất nhưng ông phấn đấu và tin tưởng ở tài của mình, không có vẻ gì chán nản, mà thời gian nghỉ này là dịp để ông viết thêm tuồng mà thôi.

Ðến lúc sinh hoạt dân chúng trở lại bình thường, Bảy Cao cho Hoa Sen hát trở lại, và không biết do vô tình hay có sự sắp đặt của ông hay của ai đó, mà Bảy Cao lại cho hát vở tuồng “Ðề Thám Hùm Thiêng Yên Thế”. Ðiều cần nói thêm thời đó vùng Phú Nhuận, Tân Bình thuộc sự kiểm soát của cơ quan an ninh phi trường Tân Sơn Nhất (Sécurité de L''''air), mà người dân thường gọi là “Bót Ðồn”. Bảy Cao đang diễn tuồng đóng vai Ðề Thám, hát được nửa tuồng thì công an phi trường ập vô bắt Bảy Cao còng tay dẫn đi, và mấy ngày sau thì có tin đồn tại vì Bảy Cao hát tuồng có nội dung chống Pháp.

Bị giam mất mấy tháng thì một bữa nọ có hai chiếc xe lớn loại cam nhông được cải biến thành xe nhà binh, chở đầy lính công an xung phong Bình Xuyên và một chiếc xe Jeep màu xanh chạy đến Bót Ðồn, người chỉ huy ngồi xe Jeep là Tư Hiểu mang lon thiếu tá lệnh cho hai người lính ngồi phía sau xe vào trong bót đưa tờ giấy có chữ ký của Thiếu Tướng Lê Văn Viễn tức Bảy Viễn. Người lính vừa vào tới nơi là dõng dạc nói: “Ông Bảy ra lệnh đưa Bảy Cao về Tổng Hành Dinh gặp ổng. Mau đi!” (Tổng Hành Dinh của Bình Xuyên ở bên kia cầu chữ Y).

Thế là mấy nhân viên trong bót an ninh phi trường dù có vũ trang cũng không dám hó hé, phải trao Bảy Cao cho lực lượng Bình Xuyên, chớ nếu chống lại thì chắc lãnh đủ mà thôi, bởi Tư Hiểu với chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Ðội Bình Xuyên đã ra lệnh cho lính trên hai xe sẵn sàng. Thời này Bình Xuyên quá mạnh, ai cũng ớn!

Hỏi ra thì lúc Bảy Cao bị bắt, gánh hát tự rã và thời gian mấy tháng không thấy Hoa Sen về hát ở rạp Ðông Vũ Ðài trong Ðại Thế Giới. Rồi một ngày nọ Bảy Viễn vào thăm Ðại Thế Giới ghé qua rạp hát lúc gánh Năm Châu đang tập tuồng, thì Bảy Viễn được Năm Châu cho biết Bảy Cao bị bắt lúc đang hát ở Phú Nhuận, không biết tội gì. Thế là Bảy Viễn cho điều tra, khi biết chắc Bảy Cao đang bị giam ở Bót Ðồn thì mới cho lính đem Bảy Cao về mà diễn tiến sự việc như nói ở trên. Theo như những người hiểu được vấn đề thì thân nhân của Bảy Cao ở Bạc Liêu lên cầu cứu với Bảy Viễn, và lãnh chúa Bình Xuyên thì cũng là người rất thích cải lương nên can thiệp giải nạn cho Bảy Cao.

Về đến lãnh địa Bình Xuyên, Bảy Cao được Bảy Viễn giúp vốn xây dựng lại đoàn hát và bắt đầu tập tuồng, thời gian này đoàn Hoa Sen chỉ hát ở bên kia cầu chữ Y, tức vùng đất do Bình Xuyên kiểm soát chớ không về bên Sài Gòn. Nhờ được giúp phương tiện dồi dào, lại được soạn giả Trần Văn May cộng tác giao cho Bảy Cao các tuồng thuộc loại chiến tranh. Vào thời này tuồng chiến tranh rất ăn khách, đồng thời Bảy Cao có sáng kiến đưa điện ảnh lên sân khấu kết hợp với cải lương, đem lại sự mới lạ cho khán giả, thành thử chẳng bao lâu Bảy Cao làm giàu. Các vở tuồng Ðoàn Chim Sắt, Mộng Hòa Bình, Nợ Núi Sông có điện ảnh chen vào, phim màu quay cảnh sống ở Ðà Lạt đẹp mắt thu hút mạnh mẽ khán giả, và tiền bạc nối tiếp nhau chạy vào hầu bao của Bảy Cao.

Những người am tường nói rằng chỉ cần một ngày Chủ Nhật hát 2 xuất tối và 3 giờ chiều ít nhất Bảy Cao cũng lời 60 ngàn đồng (thời điểm này vàng hơn 2,000 đồng một lượng - bao gạo chỉ xanh 100 ký mua 300 đồng). Rạp hát Nguyễn Văn Hảo với 800 ghế ngồi, vé thượng hạng 40 đồng, hạng nhất 30 đồng, hạng nhì 20 đồng và hạng ba 10 đồng (hạng ba thường gọi là hạng cá kèo), chỉ cần bán phân nửa số ghế thì coi như bầu gánh đã có lời chút đỉnh rồi, như vậy phân nửa còn lại là phần lời của bầu gánh. Ðó là chưa kể hạng đứng (ngang tiền với vé hạng ba) cũng thêm khoảng trên 300 người đứng ngồi chật nứt hết lối đi ở giữa, ở đàng sau và hai bên tường, tóm lại toàn thể diện tích rạp hát không còn chỗ nào trống. Thời đó người ta nói cứ hai đêm hát là Bảy Cao mua được một chiếc xe Simca, cho nên chỉ thời gian hai năm (1953-1954) mà Bảy Cao đã tạo được sự sản vĩ đại. Khu đất rộng ở ngoại ô Phú Lâm, thuộc xã Bình Ðiền, Bảy Cao xây nhà bốn mặt làm căn cứ của Hoa Sen, đồng thời cũng là phim trường, cộng với cả chục chiếc xe cam nhông dùng làm phương tiện chuyên chở cho cả hai ngành cải lương và điện ảnh. Xe du lịch vài chiếc và Vespa, Lambrette, Mobylette cũng trên cả chục chiếc để nghệ sĩ công nhân nào không có xe thì cho mượn. Ngoài ra Bảy Cao còn có những căn phố và nhà cửa ở Sài Gòn, đó là chưa kể đồn điền vườn cây ăn trái ở Xuân Lộc.

Ðang làm ăn ngon lành, khán giả đang ủng hộ Hoa Sen thì do có sự bất đồng đưa đến bất hòa giữa Bảy Cao và soạn giả Trần Văn May, vị soạn giả từng giúp Bảy Cao làm giàu nhờ tuồng loại chiến tranh đã bỏ ra đi. Gánh Hoa Sen ăn khách nhờ tuồng chiến tranh, giờ đây không còn loại tuồng này nữa thì khán giả cũng thưa dần, Bảy Cao mất tinh thần, rầu rĩ để mặc cho đoàn Hoa Sen xuống dốc không ai lôi kéo lại được.

Một sự sản như trên vậy mà thời gian chỉ mấy năm sau chỉ còn một sân khấu nhỏ bé hát quận, hát làng và rã gánh luôn trong cái Tết Mậu Thân.


Nganh Mai - NV
https://cailuongvietnam.com/newclvn/vi/news/Chan-Dung-Nghe-Si/Nghe-si-Bay-Cao-ganh-hat-Hoa-Sen-Nguoi-dau-tien-va-duy-nhat-thuc-hien-cai-luong-dien-anh-1068/
http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQoJRbuDdGl5aUPOjjzjdGbSMFL8jCd0H_nozxwdjo9_nNO1-8k
Nghệ sĩ Bảy Cao (Trần Phước Thuận)
http://phatgiaobaclieu.com/nghe-si-bay-cao-tran-phuoc-thuan/

Tên thật của ông là Lê Văn Cao, nghệ danh Bảy Cao, người sáng lập đoàn Hậu Tấn Bảy Cao và đoàn Hoa Sen, là một nghệ sĩ nổi tiếng cùng thời với Lư Hòa Nghĩa. Ông sinh năm Bính Thìn (1916) tại làng Vĩnh Lợi tổng Thạnh Hòa tỉnh Bạc Liêu. Cha ông là một thợ mả nổi tiếng thời đó, sản phẩm của cha ông làm rất khéo, khách hàng rất đông, nên được nhiều người theo học. Một số học trò của Nhạc Khị, cũng là những nghệ nhân nổi danh lúc bấy giờ như: Bảy Kiên, Sáu Lầu, Chín Cang, Ký Tấn, Tư Thoàng, Chín Qui… cũng đều là học trò của cha ông.
 
Có những lúc người ta đặt hàng nhiều, làm ngày không kịp phải làm đêm, những lúc như thế thì trong nhà ông có đủ mặt học trò để phụ tiếp làm “đồ mả” cho kịp ngày giao cho các thân chủ. Họ làm thâu đêm suốt sáng, vừa làm vừa nói chuyện Đông chuyên Tây rất vui vẻ. Bảy Cao là người có khiếu về cổ nhạc, ông biết ca rất sớm, chì nghe ai đó ca một lần là ông ca lại được ngay, nổi tiếng là một thần đồng lúc bấy giờ, năm lên bảy tuổi đã biết ca các bản : Hành vân, Bình bán, Khổng Minh tọa lầu… cả đến bản dài như Tứ đại oán, ông cũng ca được. Nhưng nghề nào cũng vậy “không thầy đố mầy làm nên” cho nên “cậu Bảy thần đồng này mặc dù biết ca nhiều bản, nhưng chỉ ca nghêu ngao chơi thôi, chứ ca với đờn vẫn chưa được. Vào một đêm, trong khi mọi người đang tập trung làm cho xong những “căn nhà bằng giấy” để sang mai kịp giao cho khách hàng thỉ Bảy Cao lại cất tiếng ca bài Tứ đại oán, giọng ca của ông vang lên giữa đêm trường nghe vô cùng thanh thoát. Lúc đó ông Sáu Lầu xoay người lại nói “Thầy Chín ơi, thầy nói với anh Bảy Kiên dạy nhịp cho thằng Cao đi, giọng ca của nó hay lắm, chắc là sau này nó sẽ thành danh.
 
Bắt đầu từ đó, cứ lúc nào rãnh thì Bảy Kiên dạy cho “Tiểu thần đồng”, ông học rất mau, học đâu biết đó, Bảy Kiên rất hài lòng với người em nhỏ này. Hết học ca với Bảy Kiên, ông lại tiếp tục học đờn với Cai Đệ và Sáu Lầu. Sau này Bảy Cao thường tâm sự với bạn bè và những người đồng nghiệp “Tôi rất mang ơn Sáu Lầu, chính câu nói của ông đã nói với cha tôi mấy mươi năm về trước đã mở đầu cho cuộc đời nghệ sĩ của tôi.
 
Năm 1941, do sự giới thiệu của Năm Nghĩa, Bảy Cao cùng với người bạn thân là Chín Qui (học trò của cha ông) đầu quân vào đoàn Phước Cương. Ông phục vụ một thời gian lại về đoàn Hề Lập. Đến năm 1944, Bảy Cao được ông bầu Phạm Minh Tấn mời về cộng tác cho đòan Hậu Tấn. Nhưng đòan Hậu Tấn hoạt động chỉ đến cuối năm 1945 thì bị giải thể (không rõ vì nguyên nhân gì). Ông Phạm Minh Tấn chia đoàn ra làm hai và giao cho Bảy Cao và Năm Nghĩa mỗi người một nửa. Năm đó là năm ra đời của hai đoàn Hậu Tấn Bảy Cao và Hậu Tấn Năm Nghĩa. Hai nghệ sĩ Bạc Liêu này bắt đầu sự nghiệp “gánh vác sân khấu” của mình, hai người cũng mở màn bằng hai kịch bản của Mộng Vân, riêng Bảy Cao đã khai trương với vở Cô gái Quảng Trị đã được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt. Dần dần theo sở thích của người xem, ông đã phát huy triệt để những vở kiếm hiệp, những vở mới thuộc loại hương xa của soạn giả Mông Vân. Ông luôn xem Mộng Vân là thầy, các kịch bản do ông sáng tác đa số đều ảnh hưởng bởi Mộng Vân vì chính các vở Lưỡng Long đại hiệp, Hồng châu hiệp nữ và Đề Thám … của Mộng Vân đã làm cho Bảy Cao nổi tiếng.
 
Nhưng ông cũng luôn tìm cái mới trong nghệ thuật để phục vụ khán giả, bằng khả năng sáng tạo của mình, ông đã làm một việc vô cùng lạ mắt, đó là việc đem phim ảnh của phương Tây để hòa nhập vào các kịch bản Cải lương để tạo ra một sắc thái thật mới mẻ, có sức thu hút người xem rất mạnh. Việc phối hợp này là một trong những đặc điểm sáng tác của ông. Tuy nhiên hoàn cảnh của ông cũng giống như Năm Nghĩa, vừa phải phụ trách vai diễn vừa điều hành đoàn hát nên không có thì giờ biên soạn kịch bản, vì vậy số lượng kịch bản của ông cũng không được nhiều, nhưng đều là những vở nổi tiếng lúc bấy giờ: Đoàn chim sắt, Mộng hòa bình, Nợ núi sông, Đêm lạnh trong tù, Tình trên đảo tuyết, Sanh dưỡng đạo đồng, Người mẹ Việt Nam. Các vở này đều đã có diễn ở Bạc Liêu nhiều lần, những người lớn tuổi đa số đều biết, nhất là các vở Đoàn chim sắt, Mộng hòa bình, Nợ núi sông có kết hợp với phim ảnh phương Tây tạo sự lạ mắt, hấp dẫn người xem nên các đêm diễn thường rất đông khách.
 
Đòan Hậu Tấn Bảy Cao sau đó đổi tên là Hoa Sen, một thời gian lại mang tên Hồng Long, ít lâu lại đổi tên Thanh Cần, nhưng chỉ hai năm sau đổi lại là Hoa Sen lần nữa. Đến năm 1971, đoàn Hoa Sen ngưng hoạt động, Bảy Cao sang làm trợ lý cho đoàn Út Bạch Lan tiếp theo là một số đoàn khác. Sau năm 1975, ông về làm soạn giả kiêm đạo diễn cho đoàn Lúa Vàng. Ông đã qua đời năm 1996 tại Thành phố Hồ Chí Minh, được an táng ở phía sau chùa Nghệ Sĩ tại Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh.
 
Bảy Cao không những là một diễn viên giỏi, một tác giả hay, một ngưỡi lãnh đạo đoàn hát khéo léo, ông còn có những đóng góp rất quí báu trong các buổi Hội thảo khoa học có liên quan đến cổ nhạc và cải lương. Trong cuộc Hội thảo  Cao Văn Lầu nhân 70 năm ra đời bản Dã cổ hoài lang, ngày 25 tháng 4 năm 1989 do UBND tỉnh Minh Hải tổ chức tại thị xã Bạc Liêu, Bảy Cao đã cung cấp một chi tiết rất quan trọng đã xãy ra vào năm 1920, đó là thời điểm và chi tiết khởi đầu về việc canh tân, thay đổi câu chữ trong bài Dạ cổ hoài lang, ông Bảy Cao đã nói như sau : “Cuối câu năm theo nguyên bản của ông Cao Văn Lầu là hai chữ  tin chàng đã được ông Ký Tấn sửa lại là tin bạn. Đó chính là cái mốc mở đầu cho sự biến hóa thay đổi lời ca đã làm cho bản Dạ cổ hoài lang thay hình đổi dạng như ngày hôm nay. Tiếp theo trong bài tham luận tại Hội thảo về Hiện tượng Mộng Vân do Trung tâm nghiên cứu cải lương Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 29 tháng 3 năm 1991 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bảy Cao đã xác định Mộng Vân đã sáng tác trên 30 bản vắn để gát đầu vô Vọng cổ, đồng thời đã nêu ra tên gọi của những bản này như : Quý phi túy tửu, Sơn Đông hướng mã, Kiều nương, Bá hoa, Giang Tô điểu ngữ, Phong nguyệt, Tấn phong, Tân  xái  phỉ  và Sương chiều… Ông còn xác nhận đây là một sáng tạo rất độc đáo của Mộng Vân làm tăng thêm giá trị của bản Vọng cổ.
 
Bảy Cao là một trong những người mở đầu cho sân khấu cải lương tỉnh Bạc Liêu, là một nghệ sĩ tên tuổi ở Việt Nam, ông có nhiều kinh nghiệm sân khấu và có óc sáng tạo rất phong phú, ông đã thành công trong nghệ thuật ghép phim ảnh phương Tây vào sân khấu cải lương Nam Bộ, loại hình nghệ thuật hỗn hợp mới lạ này đã gây thích thú cho rất nhiều khán giả. Ông đúng là một nghệ sĩ tiêu biểu cho sự nghiệp kế thừa và phát huy nghệ thuật Cải lương.
 
7. NS Lư Hòa Nghĩa tức Năm Nghĩa:



Ông sinh năm 1911 ở Bạc Liêu, có năng khiếu về cổ nhạc và giọng ca thiên phú, theo học đờn ca tài tử với sư Nguyệt Chiếu, một danh sư cổ nhạc bấy giờ ở Bạc Liêu. Từ đây, ông cùng câu vọng cổ phiêu bạt lên Sài Gòn dựng nghiệp và trở thành một nhân vật có nhiều ảnh hưởng đến đời sống nghệ thuật. Điều làm tôi luôn băn khoăn: dù sự nghiệp nghệ thuật của Lư Hòa Nghĩa có thể sánh ngang với các nghệ sĩ Cao Văn Lầu, Nguyễn Thành Châu, Phùng Há, Út Trà Ôn, Viễn Châu… nhưng không hiểu sao ông chẳng được thực sự vinh danh.
Người mở đầu kỷ nguyên vọng cổ
Chẳng những sinh ra công tử tay chơi khét tiếng mà xứ Bạc Liêu còn xuất hiện “dân chơi” nghệ sĩ tài hoa Sáu Lầu, Năm Nghĩa cùng nhiều bậc tài tử khác giàu tâm hồn nghệ sĩ. Bản Dạ cổ hoài lang của cụ Sáu Lầu được lan truyền khắp miền sông rạch Nam Kỳ lục tỉnh, nhất là trong những dịp lễ lạc hội hè, đặt cột mốc đầu tiên cho sự ra đời của nghệ thuật vọng cổ, giống như bài thơ Tình già của cụ Phan Khôi mở đầu phong trào Thơ mới. Ban đầu, bản Dạ cổ hoài lang nhịp 4 được nhiều người ca, nhưng nổi tiếng ca hay nhất là Năm Nghĩa. Ông có giọng hát cao, thanh tao, làn hơi đặc biệt. Tuy nhiên, vì nhịp 4 quá ngắn nên bản Dạ cổ hoài lang làm cho làn hơi thiên phú của Năm Nghĩa bị chặn lại, không thể hiện hết tài năng và sự truyền cảm của mình. Sau một thời gian trăn trở, mày mò sáng tác, vào một đêm nọ nghệ sĩ Năm Nghĩa đã hoàn thành một bản 20 câu dựa theo Dạ cổ hoài lang, đó là bản Vì tiền lỗi đạo mà sau này hay được gọi là Văng vẳng tiếng chuông chùa dựa theo câu mở đầu của bài hát: “Văng vẳng tiếng chuông chùa xa đưa/ Giọng công phu của đoàn sư vãi/ Ba tiếng chuông ngân/ Giọng chuông thức tỉnh dường như khêu gợi/ Nỗi bi tình trên cõi tạm trần ai…”.
Tôn trọng người đi trước, nghệ sĩ Năm Nghĩa đã mang bản nhạc Vì tiền lỗi đạo của mình đến diện kiến và hát cho nghệ sĩ Sáu Lầu nghe. Năm Nghĩa đề nghị bậc thầy thêm chữ “đờn” vào mỗi câu trong bản Dạ cổ hoài lang, tức là kéo dài mỗi câu ra gấp đôi bằng những tiếng “hơ hơ hơ” cho dễ hát. Thấy đàn em Năm Nghĩa nói có lý, Sáu Lầu mời thêm 2 thầy đờn giỏi khác của Bạc Liêu là nhạc sĩ Ba Chột và nhạc sĩ Mười Khói đến bàn bạc. Cả 3 ông đã nhất trí đưa bản Dạ cổ hoài lang tăng lên nhịp 8, tức gấp đôi nhịp 4 trước đây, cho phù hợp với giọng ca và bản nhạc của Năm Nghĩa mới sáng tác. Thời điểm đáng nhớ ấy là năm 1934. Gần 1 năm sau, nhờ tài năng giọng ca thiên phú của Năm Nghĩa, bản Dạ cổ hoài lang nhịp 8, tức Vì tiền lỗi đạo đã phổ biến lên tận Sài Gòn và khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Hãng đĩa Asia ở Sài Gòn đã tiến hành thu đĩa làm cho giọng hát Năm Nghĩa và bản nhạc càng có sức lan tỏa mạnh mẽ. Kể từ ấy, cái tên “Dạ cổ” cũng được người Sài Gòn và Nam bộ nói trại thành “Vọng cổ” cho tới ngày nay.

 
Một cảnh trong vở Ánh nắng chiều xưa của các nghệ sĩ Kim Cúc, Út Bạch Lan, Năm Nghĩa và Thanh Nga.

Như vậy, cảm hứng từ cái khuôn Dạ cổ hoài Lang của nghệ sĩ Cao Văn Lầu, Lư Hòa Nghĩa bằng tài năng của mình đã tiên phong mở ra một hướng đi mới đúng đắn cho bản vọng cổ. Chính bài hát Vì tiền lỗi đạo hay Văng vẳng tiếng chuông chùa của Năm Nghĩa cũng đã mở đầu cho kỷ nguyên vọng cổ, để dần dần chiếm lĩnh vị trí hết sức quan trọng trong nền cổ nhạc Nam bộ, làm nền tảng quan trọng cho sự hình thành, phát triển ca kịch cải lương.

Cần vinh danh nghệ sĩ Lư Hòa Nghĩa

Khi trò chuyện với tôi, NSND Viễn Châu cũng khẳng định nếu như Sáu Lầu là người khai mở bản Dạ cổ hoài lang nhịp 4 thì Năm Nghĩa là người đầu tiên có công phổ biến rộng rãi bản vọng cổ với Vì tiền lỗi đạo nhịp 8, còn NSND Út Trà Ôn là người đưa bản vọng cổ lên đỉnh cao với bản Tôn Tẩn giả điên do vị Yết Ma Hòa thượng sáng tác riêng cho ông hát, với nhịp 16, tức tiếp tục tăng gấp đôi so với nhịp 8 bản của Năm Nghĩa.
Không chỉ có giọng ca thiên phú, khả năng sáng tác nhạc và soạn tuồng, Lư Hòa Nghĩa còn là người giỏi tổ chức biểu diễn và phát hiện tài năng nghệ thuật. Vào năm 1948, ông đã kết hôn với bà Nguyễn Thị Thơ, tức Bầu Thơ nổi danh sau này. Vốn người ở Tây Ninh, bà Bầu Thơ trước đó đã có một đời chồng, giàu có và rất say mê vọng cổ, cải lương. Thanh Nga là con riêng của bà. Khi Năm Nghĩa về sống với bà, Thanh Nga mới 6 tuổi được ông yêu thương dạy dỗ như con ruột. Mối tình của người đẹp Tây Ninh với Năm Nghĩa rất tâm đầu ý hợp, trong vòng 10 năm đã sinh hạ 5 người con Bảo Quốc, Chí Bình, Ánh Đào, Ánh Mai, Chí Tiên. Đồng thời họ cùng nhau thành lập gánh hát Thanh Minh năm 1949 ở Sài Gòn, quy tụ nhiều nghệ sĩ tài năng Nam bộ bấy giờ. Nhìn thấy 2 con nhỏ Thanh Nga và Bảo Quốc có năng khiếu ca hát, diễn xuất, Năm Nghĩa chú tâm dạy dỗ, hướng dẫn và còn nhờ nghệ sĩ Út Trong kềm cặp dạy thêm. Bệ phóng quan trọng đó đã giúp Thanh Nga và Bảo Quốc từng bước trưởng thành.
Vào năm 1952, khi Thanh Nga mới 10 tuổi, được Năm Nghĩa đưa lên sân khấu ca bản vọng cổ Văng vẳng tiếng chuông chùa trước khi mở màn hát chính thức mỗi đêm của đoàn Thanh Minh. Sang năm 12 tuổi, Thanh Nga đã được Năm Nghĩa cho vào vai diễn đầu tiên là cô bé Nghi Xuân trong vở tuồng Phạm Công - Cúc Hoa. Đến năm 16 tuổi, Thanh Nga đã trở thành một ngôi sao sáng sân khấu cải lương qua vai diễn xuất sắc Sơn nữ Phà Ca trong vở Người vợ không bao giờ cưới của thi sĩ, soạn giả Kiên Giang - Hà Huy Hà và Qui Sắc, giúp cô đoạt Huy chương vàng giải thưởng Thanh Tâm danh giá cho diễn viên triển vọng xuất sắc nhất trong năm 1958. Từ ấy, tên tuổi Thanh Nga thực sự bắt đầu đi vào lòng người hâm mộ. Đoàn hát Thanh Minh cũng đổi tên thành Thanh Minh - Thanh Nga.

Nếu như Thanh Nga có giọng ca và phong cách diễn xuất đặc biệt, thì Năm Nghĩa phát hiện ở người con trai Bảo Quốc năng khiếu gây cười. Vì vậy, Bảo Quốc được cha hướng dẫn, sắp vào những vai hề chọc cười, trau dồi bản lĩnh nghệ thuật qua từng vai diễn, để trở thành danh hài hàng đầu Việt Nam sau này. Thời hưng thịnh của bà Bầu Thơ, có lúc đoàn Thanh Minh tách thành 2 đoàn, bên cạnh Thanh Minh - Thanh Nga là Thanh Minh - Bảo Quốc để thay nhau đi biểu diễn khắp nơi. Trong 10 năm thành lập và phát triển đoàn Thanh Minh, nghệ sĩ Lư Hòa Nghĩa vừa quản lý, đạo diễn, đóng tuồng và còn vừa soạn nhiều vở tuồng để đời như: Tiếng trống hòa bình (1954), Chén cơm đô thành (1953), Thầy cai Tổng Bồi (1954), Anh hùng trên chiến mã (1956)... Năm 1959, nghệ sĩ Năm Nghĩa đột ngột qua đời ở tuổi 49, giữa lúc bao nhiêu dự định nghệ thuật chưa thực hiện. Tuy mệnh bạc, ông cũng kịp để lại cho người vợ giỏi giang một gia sản nghệ thuật lớn. Và điều đáng quý bà và các con Thanh Nga và Bảo Quốc đã biết cách tiếp tục phát huy những giá trị người chồng, người cha để lại.

Cùng với nghệ sĩ Cao Văn Lầu và nhiều bậc tài tử sinh trưởng ở xứ Bạc Liêu, nghệ sĩ Lư Hòa Nghĩa xứng đáng được nhớ đến và tôn vinh vì công lao của ông đối với nghệ thuật đờn ca tài tử, vọng cổ, cải lương Nam bộ. Từ những đóng góp lớn lao của nghệ sĩ Lư Hòa Nghĩa đối với nghệ thuật Nam bộ, tôi nghĩ tên ông cũng xứng đáng lưu danh đặt cho một con đường ở Bạc Liêu quê hương.
PHAN HUỲNH
https://saigondautu.com.vn/am-thuc/lu-hoa-nghia-tai-hoa-va-bi-kich-37668.html

9.  Cô Tư Sạng:
Tư Sạng (1911-1955) là một nữ danh ca [1] cổ nhạc danh tiếng nửa đầu thế kỷ XX tại miền Nam Việt Nam. Sự nghiệp của bà cùng thời với các nghệ sĩ Năm Châu, Tư Chơi, Tư Út, Tư Thạch, Từ Anh, Phùng Há, Ba Hui, Kim Thoa, Ba Liên… Mặc dù trong gánh hát Trần Đắc, bà được xếp là đào nhì, sau Phùng Há, nhưng trên địa hạt dĩa nhựa thì bà được các ông chủ hãng dĩa và giới thính giả ái mộ tặng cho danh hiệu là đệ nhất danh ca nữ.
 Cuộc đời và sự nghiệp
Bà tên thật là Đoàn Thị Sạng, sinh năm 1911 tại làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho.
Trong các thập niên 1930, 1940, vì thiếu phương tiện giao thông, các đoàn hát bội và cải lương khó đến được các vùng xa nên khi có tiệc vui, lễ cưới... người ta phải dùng máy hát dĩa, hát những tuồng bộ, những bài ca vọng cổ để giúp vui; do đó tuy chưa biết mặt nhưng thường quần chúng bấy giờ đã biết danh những giọng ca rất được mến mộ như cô Tư Sạng, cô Hai Đá, nghệ sĩ Hồng Châu, Thanh Tao, Tư Út, Năm Châu, Bảy Nhiêu…
Cô Tư Sạng được giới khán giả sân khấu và thính giả dĩa nhựa Saigon – lục tỉnh ái mộ qua các bộ dĩa tuồng Lục Vân Tiên, Kim Vân Kiều, Trang Tử Cổ Bồn Ca, Hạnh Ngươn cống Hồ, Lưu Yến Ngọc Cứu Cha do thầy Năm Tú sản xuất, hãng dĩa Pathé – Phono thu thanh. Còn nhớ, mỗi lần vô đầu dĩa hát, bao giờ cũng có một câu quảng cáo như sau:« Đây, bạn hát cải lương thầy Năm Tú ở tại Mỹ Tho, hát cho hãng Pathé – phono nghe chơi, tuồng….»
Từ năm 1935, cô Tư Sạng thu thanh cho hãng dĩa Asia do ông Ngô Văn Mạnh làm chủ. Nhờ kỹ thuật thu thanh và in dĩa sản xuất ngay tại Saigon nên cô Tư Sạng càng nhanh chóng nổi danh hơn nhờ dĩa hát ra mau, nhiều tuồng tích hay, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của thính giả từ Nam chí Bắc.
Giọng ca của cô Tư Sạng rất trong, dịu...não nùng, ai oán... nhất là với những bài ca tâm sự của phụ nữ sầu tình, lỡ làng duyên phận hoặc thân gái trong nghịch cảnh khổ đau thì thính giả rất thích thú, ái mộ. Đĩa hát nào có giọng ca của danh ca Tư Sạng là bán rất chạy, có khi phải nhiều lần tái sản xuất. Các bộ dĩa như Hoa Rơi Cửa Phật (tức Lan và Điệp), Đêm khuya trông chồng, Mẹ dạy con, Xử án Bàng Quý Phi, Tô Ánh Nguyệt, Trảm Trịnh Ân, Đào Tam Xuân Phục Hận là những bộ dĩa hát được giới thính giả lục tỉnh, Saigon và cả miền Trung, Hà Nội đều say mê tán thưởng.
Nhắc đến tuồng Xử án Bàng Quý Phi, khán giả ái mộ cải lương thường nhắc đến hai nghệ sĩ tài danh Năm Phỉ và Bảy Nhiêu trong hai vai Bàng Quý Phi và Tống Nhơn Tôn vì quả thật là khi cô Năm Phỉ thủ vai Bàng Quý Phi trên sân khấu thì khó có ai hát bằng.
Qua vai Bàng Quý Phi, chẳng những Năm Phỉ chinh phục được lòng yêu mến của khán giả mọi miền đất nước mà cô Năm Phỉ còn chinh phục được khán giả Pháp và Tây Âu nhân khi cô đi biểu diễn cải lương trong cuộc đấu xảo thuộc địa của Pháp tổ chức tại Paris. Tuy khán giả ngoại quốc không hiểu được tiếng Việt nhưng qua diễn xuất, giọng ca áo não đã khiến họ hiểu được tâm trạng và hoàn cảnh đáng thương của nhân vật. Vậy nhưng nếu so với Tư Sạng thì cô Năm Phỉ còn phải thông qua giọng ca, diễn xuất, nhờ y trang, tranh cảnh và nhờ bạn đồng diễn... mới khiến người nghe xúc động còn danh ca Tư Sạng thì chỉ cần nghe dĩa hát, không thấy diễn viên, không bị mê hoặc bởi y trang tranh cảnh cùng với nhân vật mà đã khiến cho mấy thế hệ thính giả từ Nam chí Bắc xúc động mà khóc mỗi lần nghe đĩa hát. Đó là một điều mà không phải danh ca nào cũng làm được.
Bộ dĩa Xử án Bàng Quý Phi, 20 dĩa do danh ca Tư Sạng ca năm 1936 mở đầu cho những thắng lợi vẻ vang của hãng dĩa Asia, tiếp theo đó là sự thành công của những bộ dĩa Hoa Rơi Cửa Phật, Tô Ánh Nguyệt làm cho hào quang tên tuổi của nữ danh ca Tư Sạng ngày càng thêm sáng chói.
Ông Ngô Văn Mạnh, chủ hãng dĩa Asia đã ký hợp đồng độc quyền thu thanh giọng ca của cô Tư Sạng và đã giàu to nhờ tung ra thị trường nhiều bộ dĩa hát với giọng ca vàng của nữ đệ nhất danh ca Tư Sạng như các bộ dĩa hát tuồng Trảm Trịnh Ân, Đào Tam Xuân báo phu cừu…
Nếu tên tuổi của nam đệ nhứt danh ca Út Trà Ôn nổi tiếng qua bộ dĩa Tôn Tẩn giả điên thì nữ đệ nhứt danh ca Tư Sạng cũng nổi danh qua dĩa hát Đêm khuya trông chồng. (Bộ dĩa nầy được nhạc sĩ Bảy Hàm đờn guitare độc chiếc). Cô Tư Sạng còn nổi danh qua bài vọng cổ Mẹ Dạy Con. Bài vọng cổ đã một thời góp phần trong việc giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc Việt bằng cách thông qua nghệ thuật, tôn vinh việc giữ gìn lễ nghĩa gia phong. Những câu vọng cổ Mẹ Dạy Con rất phù hợp tâm tư quần chúng đương thời lại được giọng hát tuyệt vời của cô Tư Sạng ca nên đã có tác dụng rất lớn. Đĩa hát Mẹ dạy con đã có một thời là khuôn vàng thước ngọc cho các cô con gái về làm dâu nhà chồng.
Cô Tư Sạng qua đời ngày 4 tháng 3 năm 1955 tại Sài Gòn, đang tuổi trung niên (44 tuổi).

Gia đình

Năm 1928, bà thành hôn với nghệ sĩ Năm Châu khi 2 người đang cùng hoạt động trong gánh hát Tái Đồng Ban và có được 5 người con:
Nguyễn Thành Văn (trưởng nam), chủ rạp hát bóng Tây Đô tỉnh Cần Thơ, trước 1975.
Nguyễn Ngọc Bê đã đi tu.
Nguyễn Trúc Thanh, tập kết ra Bắc, nay đã về hưu.
Nguyễn Thanh Hương, tức nữ nghệ sĩ danh ca Thanh Hương, nổi tiếng qua bài vọng cổ Cô bán đèn hoa giấy, vợ của danh hề Văn Chung.
Nguyễn Thanh Trúc tự Antoinne, thành viên đoàn Việt Kịch Năm Châu và đoàn cải lương Saigon 1, chồng của nữ diễn viên Kiều Trúc Phượng (đoàn cải lương Saigon 1).
Về sau, khi ký hợp đồng thu thanh độc quyền cho hãng dĩa Asia, cô Tư Sạng không còn theo các gánh hát cải lương rồi chia tay với nghệ sĩ Năm Châu, trở thành vợ thứ của ông Ngô Văn Mạnh chủ hãng dĩa Asia.

Sau khi cô Tư Sạng qua đời ngày 4 tháng 3 năm 1955, thầy Năm Mạnh đã dành một phần đất nơi nghĩa trang Bình Tân làm nơi an nghỉ cuối cùng cho cô Tư Sạng (phần đất này trước 1975 là thuộc quyền của hãng dĩa Asia. Sau 1975, các rạp hát, hãng dĩa, các đoàn hát, nhà in,... cùng những gì thuộc về lãnh vực thông tin tuyên truyền, giáo dục đều bị nhà nước tịch thu, vì vậy hãng dĩa Asia và đất đai đều thuộc quyền của nhà nước).
Riêng cô Thanh Hương và Nguyễn Thanh Trúc tức Antoinne đã mất. Nguyễn Ngọc Bê đi tu....Từ sau 1954, gia đình Năm Châu cũng không nghe ai nhắc đến là còn sống hay đã thác. Nguyễn Thành Văn là chủ rạp hát bóng Tây Đô và nhà in Tây Đô ở Cần Thơ thì cũng không ai biết tin tức.
(bài này viết theo tác giả Nguyễn Phương, Radio Free Asia 2007.
Đầu bài, Nguyễn Phương đã viết: Nhân đọc trên trang Web Cải Lương, thấy thông báo giải tỏa nghĩa trang Bình Tân, quận Bình Tân (đối diện xa cảng miền Tây) chỉ còn duy nhất 1 ngôi mộ của nữ nghệ sĩ danh ca Tư Sạng chưa có thân nhân đến bốc mộ. Một nấm mộ đất đơn sơ, không lư hương, không bình hoa. Có lẽ đã từ lâu không có tai đến thắp nhang tưởng niệm một tài hoa yểu mệnh.)
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tư _Sạn
 
10. Cô Năm Cần Thơ:


    Cố nữ danh ca Năm Cần Thơ tên thật là Trương Thị Trắc, sanh năm 1917 tại Cần Thơ, Cô vào nghiệp cầm ca khi còn rất trẻ. Người thưởng thức cổ nhạc chỉ biết danh ca Năm Cần Thơ theo tên ghi trên các tròng đĩa hát và không ai biết tên thật của Cô.

    Danh ca nổi tiếng

    Trước năm 1945, cô Năm Cần Thơ nổi tiếng danh ca trong quán ca nhạc Đức Thành Hưng bên hông chợ Bến Thành Saigon với một lối ca điêu luyện, mang phong cách tài tử phong lưu, làn hơi cao vút và khoẻ khoắn.
    Trong các thập niên 30, 40, 50, Đài phát thanh Pháp Á, Đài phát thanh Saigon, những chiều thứ tư và thứ bảy hàng tuần đều có phát chương trình cải lương với các giọng hát tuyệt vời của cô Năm Cần Thơ, cô Tư Sạng, cô Tư Bé, cô Ba Trà Vinh, cô Ba Vĩnh Long, cô Ba Bến Tre, nam ca sĩ Năm Nghĩa, Tám Thưa, Năm Phồi, Tám Bằng, Ba Giáo…
    Riêng giọng ca của cô Năm Cần Thơ, thính giả rất ưa thích qua các bài vọng cổ do cô Năm Cần Thơ ca độc chiếc : Thoại Ba Công Chúa, Đắc Kỹ thọ hình và các bộ dĩa tuồng Mổ Tim Tỷ Can, Tô Ánh Nguyệt, Tam Ban Đổng Quí Phi, Mộng Hoa Vương…
    Tuồng Tam Ban Đổng Quí Phi có đoạn dùng văn chữ Nho, có đoạn lời văn mộc mạc, bình dân, lối ca của nghệ sĩ Năm Cần Thơ chân phương, rõ lời, phù họp với cảm quan thưởng thức của thính giả trong những thập niên 30, 40.
    Hồi đó, ở các tỉnh lẽ và trong thôn quê, người ta hay hát dĩa các bài ca vọng cổ hoặc tuồng hát cải lương để quan khách mua vui trong các dịp có lễ cưới gả, giổ quảy hay cuộc tiệc trong làng xóm. Hát dĩa tuồng cải lương thay thế cho những cuộc đờn ca tài tử, vì vậy dân trong làng xã rất thích và xem trọng những nghệ sĩ có giọng hát hay.
    Tên của danh ca cổ nhạc như Năm Cần Thơ, Tư Sạng, Hai Đá, Ba Trà Vinh, Năm Nghĩa, Bảy Cao, Tám Thưa… thường được ghi nhớ và nhắc nhở mỗi khi dân làng nhờ người ra thành phố mua diã hát .
    Cô Năm Cần Thơ còn được mệnh danh là Chim Họa Mi vì Cô ca rất hay 20 câu vọng cổ nhan đề Chim Họa Mi của soạn giả Viễn Châu viết cho Cô khi Cô ca trong quán Lệ Liểu trong giải trí trường Thị Nghè Saigon vào đầu thập niên 50.
    Cô Năm Cần Thơ làm chủ quán rượu có ca nhạc, để bảng hiệu : Quán Họa Mi trong khu giải trí trường Đại Thế Giới ở Chợ Lớn. Dàn cổ nhạc có nhạc sĩ Sáu Tửng, Ba Khuê, Hai Thơm, Mưởi Lương( chồng của cô Năm Cần Thơ). Nhạc sĩ Mười Lương tên thật là Trần Hữu Lương, người thầy đã dạy cho Henri Trần Quang ca vọng cổ và các bài bản cổ nhạc.
    Chính ông Trần Hữu Lương đã đặt nghệ danh Hữu Phước cho người học trò Henri Trần Quang. Hữu Phước học lối ca luyến láy trữ tình của cô Năm Cần Thơ, anh trở thành một danh ca được ưa thích nhứt trong làng dĩa nhựa và trên sân khấu trong các thập niên 50, 60, 70, 80…

    Gia đình nghệ sĩ

    Cô Năm Cần Thơ chỉ ca trong quán cổ nhạc hoặc thu thanh trong dĩa hát chớ Cô không có hát trên sân khấu cải lương. Cô Năm Cần Thơ có hai người em gái là diễn viên tài danh : cô Kim Chừng và cô Kim Nên, một thời sáng chói trên sân khấu các gánh hát cải lương Tân Thiếu Niên, Kim Khánh, Tiếng Chuông… Cô Kim Nên là vợ của danh ca kiêm soạn giả Chiêu Anh trên Đài phát thanh Saigon và là thân mẫu của nam danh ca tân nhạc Thái Châu.
    Con gái lớn của cô Năm Cần Thơ là nữ nghệ sĩ Kim Chi, vợ của nghệ sĩ kiêm soạn giả Đào Việt Anh. Nữ nghệ sĩ Kim Chi có một thời cộng tác với đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga. Kim Chi thừa hưởng chất giọng đồng phong phú của cô Năm Cần Thơ. Kim Chi ca hay, sắc diện đẹp nhưng Kim Chi không thể sáng chói được khi cô diễn xuất bên cạnh những diễn viên ngọc ngà như Thanh Nga, Ngọc Nuôi, Thu Ba…
    Cô Năm Cần Thơ còn có hai cô gái cũng là nghệ sĩ cải lương tài danh : đó là nữ nghệ sĩ Kim Hà và Mộng Thu, một thời vang danh trên sân khấu Kim Hoàng – Như Mai, Kim Chung…
    Con của cô Kim Hà là nữ diễn viên trẻ Hà My trong đoàn cải lương Hương Tràm, vừa qua xuất hiện sáng chói với nam diễn viên Hoàng Nhất trong chương trình Làn Điệu Phương Nam hát tại nhà hát thành phố ngày 4 tháng 12 năm 2006. Trong chương trình này, mẫu thân của Hà My là nữ nghệ sĩ Kim Hà ca ba câu vọng cổ thật là mùi. Phong cách ca, làn hơi của Kim Hà vẫn còn ngọt ngào êm dịu như xưa.
    Trong năm 1997, khi cô Năm Cần Thơ được 80 tuổi, chương trình Vầng Trăng Cổ Nhạc kỳ 5 tổ chức trong nhà Thủy Tạ Đầm Sen, cô Năm Cần Thơ được mời ca bài Kim Vân Kiều điệu Phú Lục. Dù đã tám mươi tuổi, giọng ca của cô Năm Cần Thơ vẫn khoẻ khoắn, nghệ thuật ca đúng làn điệu bài Phú Lục mà các nghệ sĩ cổ nhạc trẻ sau nầy khó có người ca đúng bài bản như cô Năm Cần Thơ.

    Cuối đời khó khăn

    Tuy đã già nua theo thời gian nhưng cô Năm Cần Thơ đã đi vào lịch sử đờn ca cổ nhạc miền Nam trên 60 năm, làn hơi trong vút và khoẻ khoắn của cô Năm vẫn còn nguyên vẹn khi mà ở tuổi đời 80, cô cất giọng ca bài Phú Lục, nói về cuộc đời của nàng Kiều, giọng ca tha thiết đó vẫn còn giữ được cái sắc thần đầy nghệ thuật.
    Sân khấu cải lương xuống dốc, nghệ sĩ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, các nghệ sĩ già yếu neo đơn càng chịu cảnh thê thảm hơn. Vào đầu năm 2000, cô Năm 83 tuổi, che một mái lá trong vườn Tao Đàn để ngủ tạm qua đêm, tối tối cô đi ca cổ nhạc trong quán của nhạc sĩ Văn Giỏi để kiếm cơm qua ngày.
    Hội Nghệ sĩ ái hữu, trang web cải lương hàng tháng vận động tiền giúp đỡ Cô, tuy chỉ vài trăm ngàn nhưng cô Năm cũng đỡ phần thiếu thốn. Người ta muốn rước Cô về ở nhà thương Dưỡng Lão Nghệ sĩ nhưng theo Cô nói thì Cô muốn sống tự do.
    Cách đây hai năm cô Năm té. Phải nằm liệt một chổ, phải về sống với đứa con út, cho đến ngày 24 tháng giêng vừa qua, cô Năm mới ra đi vĩnh viễn.

Tên Bài Báo về Cô Năm Cần Thơ        
 Cô Năm Cần Thơ Từ Trần  Ngày Đăng 26 Tháng 01, 2018
 Danh Ca Năm Cần Thơ Một Thời Lừng Lẫy/  31 Tháng 01, 2016
 Nữ nghệ sĩ Hà My, cháu ngoại cô Năm Cần Thơ/  30 Tháng 07, 2013
 Nữ Danh Ca Lệ Liễu Và Cô Năm Cần Thơ/  09 Tháng 03, 2012
 Tưởng Niệm Cố Danh Ca Năm Cần Thơ/  04 Tháng 02, 2007
 Cô Năm Cần Thơ: Xuôi Ngược Mấy Ân Tình.../ 08 Tháng 06, 2005
Cô Năm Cần Thơ Cải Lương/ » Tam Quan Đổng Quý Phi
Cô Năm Cần Thơ Tân Cổ /» Hỡi Trời Cao (Xàng Xế)/ Cao Tiệm Ly Tiễn Kinh Kha

 http://music.quehuong.com/bionghesi.php?ID=42
 
11. Cô Ba Trà Vinh:
Tên thật: Trần Thị Tân
    Ngày sinh: 1917
    Thể loại: Cải Lương, Việt Nam
    Quốc Gia: Việt Nam
    Năm đầu tiên của thập niên 1940, làng “dĩa đá” (thời gian này, các hãng dĩa âm nhạc Việt Nam mới ra đời, ghi âm và phát hành các giọng ca trên “dĩa đá” màu đen, “dĩa nhựa” mới có từ thập niên 1970 trở về sau) Sài Gòn cùng giới mộ điệu tri âm bộ môn tài tử cải lương bất ngờ đến mức ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của một giọng ca nữ trẻ trung, lạ lẫm cùng một nghệ danh rất lạ: Cô Ba Trà Vinh. Trong dĩa vọng cổ “Dẫu có xa nhau rồi”, giọng ca mới này có âm vực rộng, làn hơi đầy đặn, rõ chữ tròn vành, lúc nỉ non ai oán, khi thác dậy sóng trào... hòa cùng tiếng đờn kìm độc chiếc của thầy Hai Dậu - một danh cầm đất Trà Vinh - đã thổi một làn gió mới trong lành, nâng cao vị thế bài ca vọng cổ và các bài bản tài tử trong lòng người hâm mộ.
    Kể từ đó, giới tài tử cải lương Việt Nam có thêm một nữ nghệ sĩ tài năng mang tên Cô Ba Trà Vinh, bên cạnh những Năm Phỉ, Phùng Há, Cô Năm Cần Thơ... Hồi ấy nhiều lá thư của thính giả khắp mọi miền đất nước tìm đến hãng dĩa Rồng Bạc với cùng một thắc mắc: Cô Ba Trà Vinh là ai?
    Ở Trà Vinh, ai cũng biết tiếng ông thầu khoán giàu có “hào hoa phong nhã” Lê Văn Thạnh. Sau những năm dài theo đuổi các “bóng sắc giai nhân”, ông Thạnh trở lại quê nhà. Như để chuộc lỗi với vợ con, ông hết lòng thương yêu, chăm sóc cô con gái rượu Trần Thị Tân -mang họ người mẹ khi cô được sinh ra trong khoảng đời đau khổ của bà. Cô Tân vừa xinh người đẹp dáng, vừa được trời phú cho một giọng ca mượt mà. Năm 15 tuổi, cô từng được mời hát giúp Nhà Thông tin tỉnh với khoản tiền thù lao 15 đồng bạc Đông Dương mỗi tháng. Khoản tiền ấy đã giúp cô và mẹ trang trải được chi phí sinh hoạt khi người cha vẫn còn biền biệt. Khi sống với cha, nhiều lần cô Tân xin cha lên Sài Gòn theo nghiệp cầm ca nhưng ông Thầu Thạnh cương quyết ngăn cấm, ai đời lại để cô con gái rượu của một nhà thầu khoán danh tiếng đi vào vòng xướng ca...
    Như bao người ở Trà Vinh lúc đó, ông thầu Thạnh cũng rất mê giọng ca Cô Ba Trà Vinh khi dĩa vọng cổ “Dẫu có xa nhau rồi” được phát hành về đến Trà Vinh, làm xôn xao dư luận tại cái thị xã nhỏ bé, quanh năm yên tĩnh này. Thỉnh thoảng lúc trà dư tửu hậu, khi thư giãn sau hồi công việc căng thẳng, cả những lúc cao hứng, thầu Thạnh thường ngâm nga lời ca mà thuộc lòng, của người nữ nghệ sĩ đang làm rạng rỡ quê hương Trà Vinh của ông. Thầy đờn Hai Dậu thì Thầu Thạnh là chỗ thân quen, hàng ngày thường tới lui đờn giúp cho “con Tân” nhà ông ca - bị gặng tới gặng lui..., thầy Hai Dậu vẫn chỉ nở nụ cười bí hiểm, khiến ông Thạnh mãi nghi hoặc.
    Một tối nọ, ông thầu Thạnh dẫn cô con gái rượu Trần Thị Tân ra chợ lựa mua cho cô dĩa vọng cổ “Dẫu có xa nhau rồi”, để cô học hỏi thêm ở giọng ca người nữ nghệ sĩ tài danh ấy. Xoa đầu cô con gái quá ham thích vọng cổ, ông nói:
    - Con mà ca được như Cô Ba Trà Vinh là ba cho con lên Sài Gòn liền...
    Cô Trần Thị Tân tròn xoe đôi mắt:
    - Thiệt hả, ba?
    Tình cờ đằng kia thầy đờn Hai Dậu cũng đang lựa mua dĩa bật cười:
    - Ông thầu khoán ơi, cô Ba Trà Vinh đang đứng bên cạnh ông đó!
    Thầu Thạnh quay sang cô con gái của mình:
    - Con, con là... Cô Ba Trà Vinh?
    Sau này, ngồi ôn lại chuyện cũ cùng chúng tôi bên ngôi nhà nhỏ gần cầu Phan Thanh Giản (Bình Thạnh - TPHCM), Cô Ba Trà Vinh ngậm ngùi nhìn lên bàn thờ, kể lại: Mấy tháng trước đó, tôi được thầy Hai Dậu “bí mật” dẫn lên Sài Gòn, tìm đến hãng dĩa Rồng Bạc. Nhờ uy tín của thầy, họ đồng ý cho thu nhưng cả hãng chỉ còn một dĩa duy nhất (phải còm măng tận bên Pháp) nên không thể thử giọng mà thầy trò tự chuẩn bị, rồi thu thiệt luôn”. Có lẽ, đây là trường hợp duy nhất trong giới dĩa hát Việt Nam từ trước tới nay, một giọng ca mới toanh mà chỉ thu qua một lượt, rồi xử lý hậu kỳ là phát hành luôn.
    Kể từ đó, ông thầu Thạnh đã “tháo cũi xổ lồng” cho cô con gái rượu của mình tung cánh vào chân trời nghệ thuật - với một điều kiện “chỉ đi hát đĩa chứ không lên sân khấu”. Nhờ vậy, giới tài tử cải lương Việt Nam có thêm một nữ nghệ sĩ chuyên nghiệp tài danh mang tên Cô Ba Trà Vinh bên cạnh Cô Năm Cần Thơ, Cô Ba Bến Tre, Cô Năm Sa Đéc. Những năm trước Cách mạng Tháng Tám, mới chân ướt chân ráo lên Sài Gòn, Cô Ba Trà Vinh gia nhập quán Mỹ Linh ở đường Dumortier (nay là đường Cô Giang), sau đó gia nhập nhóm Lệ Liễu là những nhóm đờn ca tài tử phục vụ thực khách, một trào lưu được giới thị dân ưa chuộng lúc đó, bên cạnh những tên tuổi như Lệ Liễu, Bảy Bửu, Ba Cất, Văn Lộc, Năm Cơ...
    Sau thành công của “Dẫu có xa nhau rồi”, nhiều hãng “dĩa đá” như Hoành Sơn, Pathé, Asia, Tri Âm... mời ngôi sao nữ mới nổi này thu nhiều dĩa tài tử và vọng cổ với mức thù lao tương đối khá. Năm 1950, dĩa “Nợ nước tình nhà” với một số bài ca vọng cổ của soạn giả Viễn Châu qua giọng ca Cô Ba Trà Vinh và tiếng đờn kìm độc chiếc của nhạc sĩ Năm Cơ gặt hái thành công vang dội, đưa “bộ ba Trà Vinh” này lên một đỉnh cao mới của sự thành công, tạo ra một “mô hình khép kín” trong giới kinh doanh “dĩa đá”, bao gồm soạn bài ca cho phù hợp chất giọng (Bảy Bá - tức soạn giả Viễn Châu), ca (Cô Ba Trà Vinh) và đờn (Bảy Bá - Năm Cơ). Đây còn là cột mốc đánh dấu sự phát triển của bài ca vọng cổ 20 câu, nhịp 16.
    Năm 1952, Cô Ba Trà Vinh ký contract (hợp đồng) làm việc cho Đài Phát thanh Pháp - Á, theo dạng hợp đồng “nghệ sĩ độc quyền”, rồi sau đó là Đài Phát thanh Sài Gòn cho đến năm 1973. Khoảng thời gian này, Cô ba Trà Vinh vẫn là giọng ca được các hãng dĩa tranh nhau phát hành với hơn 50 dĩa vọng cổ - một di sản nghệ thuật khá đồ sộ dành lại cho hậu thế. Nhiều bài hát qua giọng ca của cô đã đi sâu vào lòng công chúng như Trưng Trắc - Trưng Nhị, Nợ nước tình nhà, Bên bờ hồ...
    Lúc đó, sân khấu cải lương cũng như một ngành kinh doanh hái ra bạc. Nhiều đoàn hát được thành lập, cạnh tranh nhau ráo riết, tìm mọi cách săn đón, giành giật các giọng ca tài năng. Giọng ca cô Ba Trà Vinh cùng sự mến mộ của công chúng đối với cô đã trở thành mục tiêu của những ông bầu giàu có nhưng cô Ba khẳng định mình là một nghệ nhân tài tử, mặc dù nhiều tên tuổi cùng thời với cô chuyển dần sang sân khấu cải lương. Sau này, đáp ứng yêu cầu của thính giả, đài phát thanh có tự thu để phát một số vở cải lương manh tính kinh điển và cô Ba Trà Vinh có tham gia diễn xuất trong hơn chục vở cùng các giọng ca Bảy Thưa, Cô Ba Bến Tre... Suốt đời, cô Ba Trà Vinh chưa một lần đặt chân lên sàn diễn sân khấu. Lời hứa ngày xưa với người cha đã được cô Ba Trà Vinh giữ vẹn đến ngày nhắm mắt.
    Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, Đài Truyền hình TPHCM tổ chức chương trình “Vầng trăng cổ nhạc” nhằm giới thiệu lại với công chúng ngày nay và khách nước ngoài (điểm diễn là sân khấu khách sạn Rex) những giọng ca vọng cổ tài danh một thời. Dù đã vào tuổi 80, cô Ba Trà Vinh vẫn thường xuyên xuất hiện trong chương trình. Dù tuổi già, giọng ca của cô Ba vẫn vừa mượt mà, sâu lắng vừa đầy nỗi niềm uẩn khúc trong những bài vọng cổ nhịp 8, nhịp 16 vẫn cứ níu chân người nghe. Khi các “lò” tài tử, cải lương do các danh ca, danh cầm mở ra, cô Ba Trà Vinh lại là giọng ca mẫu cho các thế hệ trẻ noi theo. Tuổi già sức yếu, cuộc sống riêng khó khăn mà thù lao chẳng đáng là bao, vậy mà cô Ba vẫn vui vẻ nhận lời mời đến với các chương trình “Vầng trăng cổ nhạc”, các “lò” tài tử, cải lương vì cô Ba tâm niệm làm sao cho thế hệ trẻ hiểu hơn để yêu hơn một loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo của Nam bộ.
    Tháng -2004, cô Ba Trà Vinh đã vĩnh viễn đi xa, khép lại một cuộc đời hơn 60 năm hoạt động nghệ thuật bền bỉ, sáng tạo và thủy chung. Tuy nhiên giọng ca của cô, di sản của cô để lại cho hậu thế cũng như tấm lòng của bạn bè, đồng nghiệp, giới mộ điệu tri âm đối với “giọng ca vàng” một thời ấy vẫn mãi mãi tồn tại cùng đất nước non sông.
Source: zing

                                
Tên Bài Báo về Cô Ba Trà Vinh         
Cuộc Trốn Chạy Vì Chơi Ngải Bị Ngải Hành Của Cô Ba Trà
 Ngày Đăng  01 Tháng 01, 2014
 Cô Ba Trà Thoát Y Luyện Ngải, Hút Tiền Đại Gia Ngân Hàng
 Ngày Đăng 22 Tháng 08, 2013
       http://music.quehuong.com/bionghesi.php?ID=116

Còn 3 kỳ  nữa
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top