• Đoàn Xuân Thu , Đầu dê; thịt chó?
    Tiến sĩ Huỳnh Công Tín là phóng viên Báo Nông Nghiệp Việt Nam, nói nôm na, ông còn là nhà báo. Nhà báo thì ông báo cái giống gì hè? Thì trong cuốn Từ Điển Từ Ngữ Nam Bộ được Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 2007, ông giải nghĩa cho dân ngu dốt như tui tức cười (cười vì tức) thiếu điều muốn té ghế, như thế nầy nè: Trang 894, ‘nhà báo’ danh từ, nghĩa bóng, là những người không có công ăn việc làm, thất nghiệp, đang ăn bám vào gia đình. Ông bèn đưa ra một câu thí dụ: “Ra trường rồi ở nhà làm nhà báo chớ có làm được gì đâu”.
  • Hình ảnh Sài Gòn ​​​​​​​theo dòng lịch sử 
    Cho đến trước thế kỷ 16, Sài Gòn – Gia Định vẫn là miền đất hoang, vô chủ, địa bàn của vài nhóm dân cư cổ cho tới khi người Việt xuất hiện.. Những người Việt đầu tiên tự động vượt biển tới khai vùng đất này hoàn toàn không có sự tổ chức của nhà Nguyễn. Nhờ cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II từ năm 1620, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống. Khu vực Sài Gòn, Đồng Nai bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư. Trước đó, người Chăm, người Man cũng sinh sống rải rác ở đây từ xa xưa.
  • Truyện Arun Kolatka, Phạm Đức Thân dịch: BÀN TAY NHÁM NHÚA
    Sticky Fingers là 1 trong 6 truyện Balwant Bua nguyên bản English, thuật chuyện cậu bé phụ giúp cha bán rau quả. Cha cậu rất bủn xỉn và cậu phải nghĩ ra phương thức ăn cắp vặt để tự bồi dưỡng. Văn phong tinh tế và khôi hài lôi cuốn độc giả từ đầu tới cuối, không quên điểm những nụ cười mỉm tán thưởng. Phạm đức Thân dịch từ nguyên bản English đăng trên tạp chí Granta số 130 (2015) đặc biệt về Ấn Độ.
  • Khánh Trường,  TRƯỜNG PHÁI RÚT VÍ CHẬM
    Mai Thảo và Phạm Duy - Xét theo học vị, họ bình thường, nếu không muốn nói, chả có gì đặc biệt đáng quan tâm. Nhưng cả hai lại là những tài năng kiệt xuất.
  •  Trương Ngọc Bảo Xuân, Tôi đi làm nghề chuyển âm phim
    Năm 1966, tui đang học lớp Trung Đẳng ngành cổ nhạc ở trường Quốc Gia Âm Nhạc & Kịch Nghệ, Sài Gòn. Tháng đó thầy Năm Châu bịnh, phải giải phẫu, cần ở nhà tịnh dưỡng, nghệ sĩ Kim Cúc là vợ thầy vô dạy thế một thời gian. Một hôm, cô hỏi tui:-Con muốn đi làm nghề chuyển âm phim không, họ đang cần người. Là phim Tàu nói tiếng Việt đó con.Lúc nào tui cũng muốn đi làm nên nói -Dạ con muốn. Cô nói:-Vậy thì cô sẽ giới thiệu con vô làm cho hãng Việt Phim. Hãng này xa lắm, đường đi Thủ Đức, gần cầu Bình Triệu lận. Để cô mượn thằng Tây cho con có giang lần đầu cho biết đường rồi con kiếm xe buýt xe đò xe lam gì đó mà đi.
  • Đỗ Duy Ngọc, ĐI ĂN Ở HÀ NỘI
    Có lẽ Hà Nội là nơi có nhiều quán lề đường nhất nước và cũng có lẽ đó là phong cách ẩm thực của người Hà Nội. Tui ra Hà Nội rất nhiều lần từ thập niên 90 đến nay, nhận thấy cung cách mua bán hàng ăn ở Hà Nội không đổi mà ngày càng xô bồ và nhếch nhác hơn.Đây là ý kiến và cách nhìn của một cá nhân, có thể chưa bao quát hết, nhưng cũng là nhận định của một người phương xa yêu Hà Nội viết vội về việc ăn ở Hà Nội.
  • Nagai Kafu, Phạm Đức Thân dịch, NHỮNG NGƯỜI BUÔN CHUYẾN
    Nagai Kafu (1879-1959) là văn sĩ Nhật, nhưng cũng biên tập, dịch thuật. Ông viết truyện ngắn, tiểu thuyết và cả kịch nữa, Nổi bật là những tác phẩm liên hệ đến đời sống của geisha như Ude Kurabe (Đọ Sức) Bokutô Kidan (Truyện Lạ Bờ Đông). Ông có công giới thiệu văn chương Pháp (Verlaine, Beaudelaire, Zola, Maupassant) với trí thức và nghệ sĩ Nhật. Sau này ông cũng viết về dân thường thời hậu chiến, gặp nhiều khó khăn do Nhật thất trận, đổ nát bởi bom đạn và kinh tế kiệt quệ. Truyện ngắn Kaidasu (Những Người Buôn Chuyến) viết năm 1948 về những người đi buôn chuyến, săn lùng thực phẩm để bán chợ đen kiếm sống.
  • Buổi Thiền Trà Đặc Biệt Trên Đỉnh Núi Bàn Cờ Với Tỷ Phú Bill Gates Và Bà Paula Hurd
    Hơn 20 năm làm trà và truyền bá văn hóa trà Việt Nam, tôi đã đi hầu khắp các tỉnh thành và nhiều nước trên thế giới, tổ chức hàng ngàn buổi thiền trà cho đủ các tầng lớp: các nhà chính trị, các doanh nhân, văn nghệ sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên, các bậc tu hành… trong và ngoài nước. Nhưng đây là lần đầu tiên, tôi tổ chức buổi thiền trà cho vị khách là tỷ phú Mỹ và đây cũng là lần đầu tiên, không gian thưởng trà diễn ra trên một đỉnh núi tràn ngập mây bay, gió thổi, ráng chiều hoàng hôn và tiếng sóng biển rì rầm khi gần, khi xa. Đứng trên đỉnh núi Bàn Cờ có thể nhìn thấy biển xanh, cát trắng và toàn cảnh thành phố Đà Nẵng. Cảnh sắc nơi đây vô cùng đẹp đẽ, thơ mộng và yên tĩnh như chốn bồng lai tiên cảnh. Buổi thiền trà trở nên đặc biệt, một phần vì thế.
  • Trúc Giang MN, Nhà Trần và hôn nhân nội thích
    Triều đại nhà Trần mở ra một trang sử huy hoàng trong lịch sử Việt Nam. Nhà Trần cai trị Đại Việt 175 năm với 12 đời vua. Thành tích vẻ vang nhất của nhà Trần là đã có ba lần đánh bại một đế quốc Mông Cổ nổi tiếng nhất thế giới.Ba sự việc nổi bật nhất của đời Trần là, lập chức vụ thái thượng hoàng để hướng dẫn vua mới lên ngôi.
  • Nguyệt Quỳnh, Thầy giáo Lê Văn Hưu
    ​​​​​​​(Tranh minh họa) Thuở ấy, ở đầu làng Thần Hậu thuộc tỉnh Thanh Hoá có một gian nhà tranh gọi là quán học. Các chức sắc trong làng đã cùng nhau dựng nên quán học để cho những người biết chữ nghĩa đến đây giảng thơ, bình văn. Đây cũng là nơi chốn để cho các con em trong làng đến học hành, dùi mài kinh sử.Ngày ấy, Lê văn Hưu tuổi tuy còn nhỏ nhưng cũng thường mon men ra đấy để xem lóm các anh trong làng học tập. Rồi một hôm, thầy đồ dạy học chợt nhận ra có điều kỳ lạ. Rất nhiều lần thầy nhìn thấy cậu bé hay chơi quẩn quanh nơi quán học lại thường hay nhắc bài cho các anh. Để thử tài, thầy bèn gọi cậu vào, viết mấy chữ Nho lên một tấm giấy rồi giảng giải cho cậu bé. Sau đó, thầy viết sang một tờ giấy khác, thì ngay lập tức cậu lập lại không sai một chữ nào. Hỏi ra mới biết, cậu bé đang sống cùng người mẹ trong làng, tên là Lê văn Hưu, mồ côi cha khi còn trong bụng mẹ.
  • Trần Thị Nguyệt Mai Những Kỷ Niệm Nơi Phòng Tranh Trương Vũ
    Tối thứ sáu 23/2/2024, chị Duyên gửi cho tôi link bài thơ “Tạm biệt một căn phòng” [1] của anh Phạm Cao Hoàng ghi gửi anh Trương Vũ.    Vâng, tôi vẫn còn nhớ căn phòng mà anh Phạm Cao Hoàng nhắc tới trong bài thơ. Biết thì biết đã lâu. Từ những bài thơ mà họa sĩ Đinh Cường gọi là “Những Đoạn Ghi” anh đã viết thay nhật ký
  • Trần Kiêm Đoàn, Hai ông Nghè… Đang Đe Dọa Tương Lai Của Thế Hệ Trẻ Việt Nam
    Hai ông Nghè đó là hai vị Giáo sư Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại (bên trái) và Phó giáo sư Phó tiến sĩ Bùi Hiền. (bên phải). Nhị vị nầy có chung niềm… thú vị là cùng tuổi đời 83, cùng tốt nghiệp đại học Liên Xô trong những năm đầu 1970 và cùng bỏ ra hơn 40 năm để nghiên cứu và trình làng công trình cải cách tiếng Việt mà theo sự thâm tín của hai ông là tối tân, khoa học, hợp lý cho sự “chuẩn hóa” tiếng Việt.
  • Sử Gia Trần Quốc Vượng Và Số Phận Bi Thảm Của Sách “Trong Cõi”
    Gs Trần Quốc Vượng sinh năm 1934 tại Hà Nội, (gốc quê ở Hưng Yên ), mất ngày 8/8/2005. Đến ngày 8/8/2023 này là vừa tròn 18 năm thầy về với các bậc thánh sử tiền bối của dân tộc ta như Lê Văn Hưu, Phan Huy Chú..Tôi may mắn được học với Thầy Vượng những năm 78-79, khi thầy được khoa Ngữ Văn- ĐHTH HN mời sang thuyết giảng một số chuyên đề về Thành tựu khảo cổ văn hoá VN, lịch sử Văn hoá folklore (dân gian) của các dân tộc VN. Một ông thầy đầy vẻ ngang tàng, đầy tính lập dị, với mái tóc xoăn tít dài trùm vai, mặc quần Jin, đi giày ba ta, miệng luôn phì phèo tẩu thuốc, lúc nào cũng cười pha trò với “các ông/ bà sinh viên”.
  • Vũ Thư Hiên, GẶP GỠ LƯNG ĐÈO
    Đoàn Chuẩn không bực bội gì với kháng chiến. Người ta không quan tâm anh, anh không quan tâm họ. Anh đi kháng chiến như đi vào một cuộc viễn du thú vị, có vẻ chỉ là thế. Rồi anh trở về khi anh thấy đi đã đủ. Chẳng có chính chị chính em gì ráo trong chuyện anh đi và về. 
  • Thơ Trần Vấn Lệ, ​​​​​​​THÁNG GIÊNG CHƯA CỎ NON
    Tháng Giêng mưa liên miên, bão rập rình kéo tới, cỏ xanh trên triền núi chỉ là tuyết đang rơi!/Thế là tháng Giêng vui không như người ta đợi!  Tháng Ba Tây sắp tới, tháng Giêng mình vẫn còn.../ Cái còn đây là buồn...vì không vui thì vậy!  Rét mùa Đông còn đấy, chim én xa chưa về.../Santa Barbara mưa lê thê, chỗ quê chim én trống.  Những mái vòm lồng lộng, gió luồn vô luồn ra.../Đây không tháng Giêng Ta -  người Việt mình rất ít.  Người Tàu cũng quên hết những ngày tháng phương Đông!/Chỉ cần qua con sông là bắp đồng hết ngọt! Chỉ nhìn đồng mía sót là thấy trời hoang vu.../Nhiều khi tưởng còn Thu vì hơi Thu phảng phất.  Mùa Đông đang là thật khi băng ngang Parking! /Bão rập rình rập rình... Ta hay mình, cam phận.  Little Saigon nắng hay mưa, đều ngỡ ngàng.../
  • Vũ Thất: Xem và đọc THE DA VINCI CODE
    Truyện mở đầu bằng một vụ sát nhân. Không gian là viện bảo tàng Louvre của thủ đô nước Pháp. Địa điểm là phòng trưng bày tranh của Leonardo Da Vinci. Sát thủ là một tên trông như ma trơi. Nạn nhân là vị giám đốc viện bảo tàng. Ông đã bị bắn một viên đạn vào bụng. Sát thủ định bồi thêm phát ân huệ nhưng rồi mỉm cười lặng lẽ bỏ đi. Hắn đã nhận được lời khai chỗ giấu viên chủ thạch đúng theo lệnh trên. Sớm hay muộn ông cũng chết. Tốt hơn là để ông chết từ từ, để ông hưởng cái thú đau thương như hắn hưởng mỗi ngày. Mỗi ngày hắn phải tự hành xác đến tóe máu để được lên thiên đường.
  • TRẦN THỊ NGUYỆT MAI, Theo dấu nhà văn NGÔ THẾ VINH
    Chú thích hình: Khóa sinh sĩ quan Ngô Thế Vinh 1969 và những ngày ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung; tuy chưa ra chiến trận nhưng Khóa Trưng Tập 11 Y Nha Dược đã bị tổn thất và cả tang tóc, do vụ nổ của một trái mìn Claymore hướng thẳng vào doanh trại các khóa sinh sĩ quan Quân Y, khiến một bác sĩ tử vong ngay tại chỗ và nhiều bạn khác bị thương, và những miểng mìn còn gắn trên cơ thể họ cho tới ngày nay.  [tư liệu NTV]    
  • Phạm đức Thân: Chơi và đồ chơi
    Đầu năm dân VN ăn chơi cả tháng, thiết tưởng cũng là dịp để bàn về chuyện ăn chơi. Đề tài quá rộng lớn, bài này xin thu hẹp chỉ đề cập đến chuyện “chơi” trong ngôn ngữ.Dĩ nhiên muốn chơi, phải có “đồ chơi”, cho nên cũng có đề cập đến “đồ chơi” nữa.
  • Hàn Sĩ Phan, TÂM SỰ ÔNG TÁO !
    Hăm ba tháng chạp năm nay/ Táo tui cáo bệnh chẳng bay về Trời !/Thật ra trển biết hết rồi/ Đâu cần Táo phải hụt hơi dong dài .
  • Thơ Trần Vấn Lệ, MỪNG XUÂN NĂM GIÁP THÌN
    Cơn bão tuyết được biết sẽ đến trong tuần này, nhưng Thứ Bảy hôm nay... cơn bão đó chưa tới!Cả nước Mỹ rũ rượi hơn một tháng, có lâu? Chỉ mưa gió thảm sầu, chỉ mưa gió lác đác...Bao nhiêu người mất mát niềm vui ngày cuối năm.  Ai cũng cầu nguyện thầm:  Xin Trời Cho Ăn Tết!Người Mỹ không tha thiết cái Tết của Việt Nam!  Họ đang "hưởng". mùa Xuân - mùa-Xuân-trong-giá buốt!
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top