Lê Kiều
“MÀY “ TRONG TIẾNG VIỆT
MÀY không chỉ đơn thuần là một đại từ cho ngôi thứ Hai thông thường hoặc xưng hô tình bạn thân mật ,mà cách sử dụng còn rất biến hoá .
*MÀY ( trong truyện ngắn “Mua lợn, 1939 “ của Nhà văn Nguyễn công Hoan ), Ông dùng chữ MÀY hay lắm, miêu tả sinh động tính cách rởm : LỐ LĂNG, LỐ BỊCH, HỖN LÁO của một “BÀ LỚN “(Đại diện cho không ít trưởng giả học làm sang ):
….Bà lớn đi hết dãy hàng Lợn môt lượt rồi quay lại, hỏi :
” Con lợn này MÀY xin bao nhiêu ?”
Anh Mân đứng dậy, gãi tai, đáp :
“Lạy bà lớn ban cho con sáu đồng “
Bà lớn bĩu môi, không đáp, rồi đi thẳng. Anh Mân trông theo, ngẫm nghĩ mà nực cười tiếng “xin “ của bà lớn và tiếng “ ban “ của anh.
Bà lớn đi vài bước, đứng trước một ông lão râu tóc bạc phơ. Anh Mâu nghe rõ ràng tiếng hỏi :
” Con lợn này MÀY xin bao nhiêu ? “
Anh Mâu bật cười về tiếng “MÀY “của một người trẻ tuổi gọi một người khác già bằng hạng bố đẻ. Hàng bố cu mẹ đĩ như hạng anh còn nói năng lễ phép tử tế hơn.
Bỗng bà lớn đi trở lại, đến chỗ anh Mân. Bà dừng chân ngắm kỹ con lợn ban nãy, rồi hỏi :
“ Vừa rồi MÀY xin bao nhiêu ?”
Anh Mân khoanh tay trả lời:
” Lạy bà lớn , sáu đồng ạ “
…..
*MÀY TRONG CÂU CHỬI
Sinh thời, Mẹ tôi kể một câu chuyện hay và buồn cười:
Ở làng BĂT ( Vân đình ) có 2 người đàn bà chửi nhau suốt ngày đêm, xóm làng khó chịu quá mới nhờ Lý trưởng can thiệp. Ông này đến quan sát một lúc rồi gọi 2 người đàn bà hỏi : “ Chúng mày còn muốn chửi nữa không ? “. Cả hai đều lồng lộn xắn váy quai cồng , hăng máu kêu : “ thưa ông Lý , Tôi muốn đào mả cha nhà nó lên ấy chứ, chửi đến khi nào bật cả mồ mả tổ tiên, ông bà nhà nó lên mới thôi “.
Lý trưởng biết không ngăn được nên nghĩ ra mẹo : “Được rồi, ông cho hai đứa tha hồ chửi nhau, nhưng khi chửi không được nói đụng chạm đến Tổ tiên , ông bà, bố mẹ , anh em…”
Hai mụ tưởng bở, định chửi nhưng cứ há mồm ra lại không chửi được ( vì trong câu chửi không được có Tổ tiên, ông bà…), cho nên chỉ có thể chửi : “ Chém MÀY, giết MÀY, trời chu đât diệt MÀY…”, và cuộc chiến lại bất phân thắng bại .
Việc đến tai lý trưởng, ông ta lại đến, vẫn bằng lòng cho hai người tiếp tuc “ chiến đấu “, nhưng ra mệnh lệnh mới : “ Bây giờ chửi nhưng không được có chữ MÀY. Đứa nào vi phạm, làng sẽ bắt va, nghe không ? “
Hai mụ tưởng bở, định “ quyêt chiến cho đến thắng lợi cuối cùng “, nhưng không sao chửi được, vì định chửi thì y như “ Hà miệng mắc quai “ bởi chữ MÀY ,đành chịu “ Giảng HUỀ “.
Khen thay cho ông Lý trưởng đã không dùng uy quyền cấm đoán, mà rất tinh khôn xử trí , bắt “ Tâm phục khẩu phục “
*Và tiếng MÀY ,dùng để Mắng trong giai thoại sau:
Có một vị tướng nước ta đến một nước nọ. Họ có “thiện chí “ mời ông đến ngôi đền có tượng thờ một nhân vật, với ý đồ xấu ). Ông thừa hiểu lòng dạ tiểu nhân. Với khẩu khí Tướng quân của dân tộc Việt nam, ông đã ung dung “nhã nhặn “ đọc hai câu thơ sảng khoái đày khí phách để đáp lai cái “Xỏ lá “
“Trăm năm mới có một ngày
Ngàn năm mới thấy mặt MÀY ở đây !”
Ông kiêu hãnh Mắng kẻ thù là MÀY , tỏ vẻ khinh bỉ, Họ biết , bầm gan tím ruột nhưng không làm gì được, vì ông đã khéo léo đặt chữ MÀY (đại từ ) ở sau chữ MẶT, lồng ghép thành Danh từ (Lời mắng rất nặng, nghe vẫn thanh thoát , và… lịch sự !)
***
Nếu dùng tiếng Pháp ( Vous, Tu ), tiếng Anh ( You ), đều có nghĩa Ông, bà anh chị …nhưng không khẳng định được hàm ý chữ MÀY theo 3 ý trên đây. Ngôn ngữ Việt nam minh tinh tế, phong phú và hay biết bao nhiêu. Dân ta hạnh phúc vì sở hữu chữ viết theo ký tự La tinh, có lẽ ( tôi nói có lẽ ) đã may mắn hơn rất nhiều dân tộc khác như Nhật bản, Trung quốc, Hàn quốc …vẫn phải sử dụng chữ tượng hình. Chúng ta hãy loại bỏ những rác rưởi vẫn còn đâu đó trên các trang viết để tiếng Việt ngày một thêm trong sáng .