• • Trần Doãn Nho TƯỞNG NHỚ 5 KHUÔN MẶT VĂN CHƯƠNG:
    Hoàng Ngọc Biên,Tô Thùy Yên,Phan Huy Đường,Du Tử Lê,Trần Tuấn Kiệt./ Tin buồn đầu tiên đến từ San Jose, California: nhà văn Hoàng Ngọc Biên (16 Tháng Năm). Chưa tới một tuần lễ sau, nhà thơ Tô Thùy Yên (21 Tháng Năm) từ Houston, Texas. Năm tháng sau, ngày 4 Tháng Mười, nhà văn Phan Huy Đường, Paris, Pháp. Hai ngày sau, nhà thơ Du Tử Lê, Westminster, California (7 Tháng Mười). Một ngày sau, nhà thơ Trần Tuấn Kiệt (8 Tháng Mười), Sài Gòn.Buồn và tiếc thương. Nhưng chúng ta hạnh phúc vì đã có họ giữa trần gian. Họ ra đi, hạnh phúc đó vẫn còn, tiếp tục và mãi mãi. Thế giới chữ nghĩa của họ bây giờ trở thành thế giới chữ nghĩa của tất cả chúng ta. Họ, riêng thì riêng, mà vẫn vô cùng chung. 
  • • Truyện ngắn TRANG CHÂU, NỬA KHUYA
    Trong đời Liêm, anh có hai lần chứng kiến cảnh một người đàn bà hôn tay một người đàn ông. Lần thứ nhất trong một phim Liêm xem vào lúc anh còn trẻ, hai mươi mốt tuổi. Truyện phim nói về cuộc đời và mối tình của một nhạc sĩ viết nhạc cổ điển tây phương. Một hôm nhạc sĩ được mời vào triều để đánh đàn dương cầm. Ông trình bày một hòa khúc do chính ông sáng tác. Liêm không nhớ rõ trong phim ông nhạc sĩ đã đi mua hay đi mướn một áo rơ-đanh-gốt để mặc hôm trình diễn, chỉ nhớ là sau lưng chiếc áo có đuôi của ông còn dính tòn teng cái nhãn hiệu của áo mà ông quên không gỡ nó ra. Vì là lần đầu tiên được vào triều nên ông nhạc sĩ đi đứng lúng túng, vụng về, dáng dấp khá nhà quê.
  • • Đỗ Kh, Ngày 30 Tháng Tư của tôi
    Tôi nheo mắt lại, ngả người vào trưa rất nắng. Biển sẫm lăn tăn một chút sóng, trời xanh không gợn một chút mây. Chiếc Skyhawk A4 trắng nghiêng mình xuống sát tàu, thấy rõ mặt người phi công Mỹ, tưởng như là đọc được hàng chữ kẻ tên ở trên nón bay. Anh rà qua một vòng, miệng lẩm bẩm như là đang đếm, tôi nghe Khang, đứa em tôi từ phía sau lưng nói với người con gái đứng bên.“Pilot Việt Nam bay đi được hết, hình như chỉ kẹt lại có mỗi một người!”
  • • Cao Tần, Mùa Đông
    Khoác áo lông xù giả làm tráng sĩ / Lên dòng sông đá bước nghênh ngang /Cây gậy trúc trông sặc mùi vũ khí / Múa tưng bừng vào thinh không giá băng 
  • Mỗi tuần một khuôn mặt văn học:  CUNG TÍCH BIỀN
    Tên thật Trần ngọc Thao, sinh ngày 8 tháng 2 năm 1938 tại Thăng bình (Quảng nam/ Trung bộ), trong một gia đình truyền thống chữ nghĩa, thơ phú.   Năm 12 tuổi, đã theo các anh, chị đi diễn kịch, đàn ca ở miền quê trong tỉnh.  Năm 1954 ở lại quê nhà; anh em, bà con ruột thịt đếu tập kết ra Bắc.  Năm 18 tuổi, bị bắt giam tại nhà lao Hà lam (quận Thằng bình/ Quảng nam) để tra khảo. Hồi còn học trung học, đã tập tễnh làm thơ, viết truyện ngắn.  Năm 1958, được một giải thưởng truyện ngắn toàn vùng Quảng nam.  Lúc học tại Huế; lại được giải thưởng thơ trường Quốc học.  Theo học Đại học Văn khoa ở Huế, đầu thập niên 60, có phụ trách một chương trình cho đài phát thanh Huế; chương trình mang tên 'Còn tàu Thi ca'; thực hiện 3 chương trình liền nhau [về] nhà thơ tiền chiến đang sống ở Hà nội; nên bị Đài cúp ngay. 
  • • Võ Phiến: CÁ TÍNH VĂN HỌC MIỀN NAM
    Hồi năm 1949, Hoài Thanh có cho xuất bản một quyển sách ở liên khu 10, nói về Truyện Kiều [1]. Để khen Nguyễn Du tả Kiều hay, ông có đem những đoạn Đồ Chiểu tả Nguyệt Nga ra so sánh, nêu lên các chỗ dở mà cười. Chuyện đó dễ, là vì so với Truyện Kiều thì Lục Vân Tiên kém xa. Nhưng có điều Hoài Thanh lại nhân đó giảng giải luôn rằng sở dĩ Đồ Chiểu kém như thế là vì sáng tác trong chế độ phong kiến suy tàn: “sức sống phong kiến đã quá khô héo không còn đủ cho văn nghệ phong kiến tạo nên được những con người sống thực”. Lối giảng giải ấy không ổn. Bởi vì thời đại Nguyễn Du nào có hơn gì thời Đồ Chiểu? Chính Hoài Thanh, ở một đoạn về thân thế Nguyễn Du cũng nói rằng: “Nguyễn Du sinh năm 1765. Kể từ Lê Lợi đánh quân Minh dựng nước đến bấy giờ đã có hơn ba trăm năm. Sau ba trăm năm ấy chế độ phong kiến ở nước ta đã suy vi đến cực độ”. Một người ở vào thời “phong kiến quá khô héo” với một người ở vào thời “phong kiến suy vi đến cực độ” thì có ai may mắn gì hơn ai đâu? Sao lại đem chi chuyện đó để giải nghĩa cái dở cho đâm vào sự mâu thuẫn buồn cười?
  • • VÕ KỲ ĐIỀN, CHUYỆN BÊN LỀ: ĐƯỜNG VÀO TÌNH SỬ - THƠ ĐINH HÙNG, 
    Đinh Hùng (1920-1967) là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài việc ký tên thật Đinh Hùng, ông còn dùng bút hiệu Thần Đăng khi làm thơ châm biếm và Hoài Điệp Thứ Lang khi viết tiểu thuyết. Tên tuổi của Đinh Hùng đương thời ông phần nào được kiểm chứng bởi thực tế ông là một trong số ít văn nghệ sĩ có mặt trong cuốn "Mười khuôn mặt văn nghệ" (xuất bản lần thứ nhất năm 1970) của Tạ Tỵ, bên cạnh một số tên tuổi lẫy lừng của văn học nghệ thuật Việt Nam trong thế kỷ 20 như Văn Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, hay Vũ Hoàng Chương. (theo Wikipedia)
  • • Phan Nhật Nam CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SĨ, Từ Miền Nam, ở Sàigòn , Phần 2.
    Từ trái: Cung Trầm Tưởng, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Cung Tiến (Hình Gió O)Mỗi người trong đám đông đảo kể trên, qua dài hơn nửa thế kỷ đã chiếm một vị trí riêng biệt, nhất định trong đời sống bản thân anh.. Mà không phải chỉ riêng đối với những nhân sự thân thiết, gần gũi từ ngày nhỏ như Nguyễn Bá Trạc, Vũ Ngự Chiêu.. hoặc những người đã cùng anh chia xẻ qua những tháng năm sống/chết, như Nguyễn Lô, Lê Văn Mễ ở Nhẩy Dù, hoặc Nguyễn Xuân Hoàng chiều ngày 29 tháng 4, 1975 ở Đường Hồ Biểu Chánh, Phú Nhuận, Sàigòn. Anh cũng thấy hiển hiện trước mặt người bạn với sắc mắt đen hóm hỉnh, tinh quái trước tiệm phở Đường Võ Tánh, Sàigòn (1973) trong phòng tối trại giam Thanh Cẩm (1981-1988).. Nhưng lạ thay, dẫu anh nhớ rõ câu kết luận: “.. đôi guốc khóc nấc lên, xong quăng mình theo giòng nước” trong tập truyện ngắn Những Giọt Mực của bạn mà quên hẳn người bạn tên thật là gì? Bút hiệu là gì? (Lê Tất Điều/Kiều Phong/Cao Tần)
  • • Phan Nhật Nam: CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SĨ, Từ Miền Nam, ở Sàigòn / Phần 1.
    Trong khoảng thời gian đằng đẵng giữa vũng tối tại những hầm giam nơi đất Bắc Việt Nam, hoặc trong tình cảnh vắng lặng ở chốn mông mênh tuyết đóng dầy vùng cực Bắc nước Mỹ, hay đêm thăm thẳm lái xe xuyên liên bang, tạm ghé vào một Rest Area nào đấy dọc đường 10 hay I5, 35.. Anh thường áp dụng một phương cách tự bảo vệ rất hiệu quả - Nói chuyện với mình, đặt bản thân vào trong một tình huống nào đó, tìm ra một giải pháp, xong phê phán giải pháp ấy.. 
  • Lê Tất Điều BÍ ẨN CUỐI CÙNG CỦA E = mc²
    Tìm được ý nghĩa thực của phương trình từ  năm 2012 nhưng không dám công bố vì còn kẹt một bí mật cuối cùng, loay hoay nghiên cứu, tìm tòi hàng năm không giải nổi.Nó nằm trong chữ C² (C bình phương) – bình phương tốc độ ánh sáng.Vật chất chỉ cần chuyển động nhanh bằng (C), tốc độ ánh sáng, là biến thành năng lượng rồi, còn sót cái gì để mà đòi bay nhanh hơn? – C+1 đã là dư. C nhân hai, nhân ba là dư quá lố, vậy mà ở đây còn dư kinh hồn hơn, là c bình phương lận – c nhân với c (186,282 x 186,282) nghĩa là  khoảng 34,700,983,524 dặm/ giây!
  • • Nguyễn Hưng Quốc: VÕ PHIẾN, NHỮNG LẦN GẶP SAU CÙNG
    Mỗi lần có dịp qua Nam California, một trong những người đầu tiên tôi đến thăm bao giờ cũng là Võ Phiến. Chủ yếu là vì tình thân. Tôi quen với khá nhiều người cầm bút Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, nhưng người tôi gần gũi nhất có lẽ là Võ Phiến. Gần, chủ yếu là vì, trong thời gian viết cuốn Võ Phiến (2006), tôi đọc ông nhiều và rất kỹ; và cũng vì, trong suốt thời gian chuẩn bị tài liệu cho cuốn sách ấy, kéo dài cả mấy năm, tôi và Võ Phiến thường xuyên liên lạc thư từ với nhau. Thư, thoạt đầu, khá khách sáo; sau, cứ dần dần thân thiết. Sự thân thiết, thoạt đầu, giống như tình bạn, thứ bạn vong niên trong văn nghệ, dần dần, giống như tình gia đình: Tôi xem Võ Phiến như một ông bác. Khi đã xem như bác, việc thăm viếng trở thành một cái lễ, một thứ bổn phận.
  • Mỗi Tuần Một Khuôn Mặt Văn Học : nhà văn Võ Phiến, Kể Chuyện Đêm Khuya
    Là một trong những nhà văn hàng đầu của Việt Nam Tự Do, Võ Phiến  tên thật là Đoàn Thế Nhơn, bút hiệu khác: Tràng Thiên. Ông sinh ngày 20/10/1925 tại làng Trà Bình, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Cha là Đoàn Thế Cần làm giáo học, mẹ là Ngô Thị Cương. Võ Phiến có người em ruột là Đoàn Thế Hối, sinh năm 1932, sau này ra Bắc tập kết, cũng là nhà văn bút hiệu Lê Vĩnh Hoà. Khoảng 1933, cha mẹ xuống Rạch Giá lập nghiệp đem Đoàn Thế Hối theo; Võ Phiến ở lại Bình Định, sống với bà nội, học trường làng, trung học ở Quy Nhơn. 1942 ra Huế học trường Thuận Hóa và bắt đầu viết văn. Bài tùy bút đầu tiên tựa đề Những đêm đông viết năm 1943 đăng trên báo Trung Bắc Chủ Nhật, ký tên Đắc Lang.
  • • Trúc Giang MN CHUYỆN TÌNH HAI SẮC HOA TI GÔN VÀ AI LÀ TÁC GIẢ CỦA NHỮNG BÀI THƠ TTKH
    Phong trào thơ mới ra đời sau năm 1930, thi sĩ không còn bị gò bó trong những nguyên tắc phức tạp của thơ Đường, thi sĩ tự do diễn đạt cảm nghĩ và cảm xúc của mình.Bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn ra đời trong những năm đầu của phong trào thơ mới. Với nghệ thuật diễn đạt truyền cảm, nội dung đượm nét u buồn của một mối tình dang dở, tác giả TTKH đã cuốn hút giới yêu thơ, và ai là người sáng tác những bài thơ TTKH? Nhiều suy đoán khiến cho Hai Sắc Hoa Ti Gôn và TTKH trở thành một huyền thoại.TTKH đã chìm trong bí ẩn một thời gian rất dài.
  • Mỗi Tuần Một Khuôn Mặt Văn Học: Duyên Anh / Huỳnh Phan Anh: Duyên Anh, anh là ai?
    Duyên Anh: Saigon, Ngày Dài NhấtTôi sinh ra ở miền Bắc, thị xã nhỏ bé, êm đềm Thái Bình. ấu thơ của tôi, trải dọc theo hàng cây hồi thấp và vương vấn cùng khắp cầu Bo. Niên thiếu của tôi lãng đãng vùng trời Hà Nội. Tôi khôn lớn ở Sài gòn. Sài gòn cho tôi những bước xuống đời cay đắng để tôi làm cuộc đời tôi Sài gòn cho tôi tình yêu, cho tôi thi ca, cho tôi tiểu thuyết. Công sinh không nặng bằng công dưỡng. Sài gòn đã nuôi dưỡng tôi. Sài gòn là mẹ tôi. Mẹ Sài gòn săn sóc tôi hai mươi năm. Tôi đã làm gì cho Sài gòn? Đã làm gì, vẫn chưa đủ, vẫn chỉ mới là cái hữu hạn trong cái vô hạn. Bây giờ, đứa con phóng đãng ôm ghì mẹ mình bằng đôi tay rời rã, nước mắt ròng ròng. Đứa con bất lực, đứa con hèn hạ, đứa con khiếp nhược, đứa con mải rong chơi nỡ để mẹ mình lạc vào tay thù. Mà chỉ biết khóc. Mà chỉ rên rỉ Mà chỉ luyến tiếc hàng me xanh, ghế đá công viên và những cuộc tình phù phiếm. Tôi hiểu những giọt nước mắt của tôi vô nghĩa, chẳng dám khóc, chẳng thiết khóc, mà mắt tôi cứ căng mọng và lệ cứ rơi. Tôi đã biết khóc vì Sài gòn, vì một thành phố kỷ niệm.
  • • truyện Phương Nghi Mảnh Vải Hoa Lốm Đốm
    Mặt hồ bao la như biển. Vũ tưởng tượng như mình là con kiến lọt vào một cái chén khổng lồ mà thành chén là những dãy núi bao bọc, còn cái hồ là viên ngọc lấp lánh kỳ ảo được đặt gọn lỏn dưới đáy chén. Cỏ lan dài từ chân núi ra tới mép nước với muôn trùng những cái hoa dại lấm tấm vàng lang thang bất định. Nắng óng ả từ sườn núi như dòng mật vàng tươm chảy mượt mà trên cỏ, trên bờ lau sậy hắt hiu. Từng bầy chim rừng bay vụt lên giữa các ngọn cây rồi bay sà xuống bờ nước, sà xuống cỏ ríu ra ríu rít. Những cái cánh căng ra trên nền trời xanh kiêu hãnh. Mắt Vũ sáng lên. Anh chăm chú nhìn theo một con cò trắng thật đẹp với đôi chân thanh thoát và cái mỏ dài đang đăm đăm đi dọc mép nước tìm mồi. Anh lấy máy ảnh ra. Con cò hình như nghe tiếng động bay vút lên cây. Vũ ngơ ngác ngước mắt lên tìm.
  • • Truyện dịch Quỳnh Chi, KODOKUSHI, CHẾT TRONG CÔ QUẠNH
    Takashi nằm cuộn mình trong chiếc chăn nhàu nát ở một góc căn phòng tối. Anh bị cảm từ mấy ngày nay. Sau mùa mưa vừa qua, căn phòng đã lạnh lẽo vì không được sưởi ấm suốt mùa đông trước, lại càng thêm ẩm mốc. Đã lâu rồi căn nhà không có ánh đèn vì bị cắt điện.  Khi cần soi sáng, Takashi đành dùng đèn pin và nến. Báo chí đưa tin có người đã ăn cắp  điện của nhà bên, từ một chỗ cắm điện trên tường sau vườn để khi cần  dùng máy móc làm vườn. Chủ nhà là một bà cụ già sống một mình, và người đi ăn trộm điện có lẽ cũng chỉ dám dùng rất ít, nên bà cụ không biết. Chẳng may là một lần bà cụ đến ở nhà con cụ lâu lắm mới trở về, mà những tháng ấy đồng hồ điện vẫn nhảy, nên con cụ mới để ý theo dõi, mọi việc mới vỡ lở. Takashi không thể làm những chuyện như thế, cho dù có biết cách khéo léo hơn.
  •  • Truyện Ninh Hạ, BỒ CÂU VÀ P Ê R Ô
    Công viên nhỏ im mát. Ở đây không có sân thể thao nào khác ngoài bốn sân quần vợt xây theo hàng dọc có lưới ngăn cách riêng. Hàng cây che nắng. Đánh banh ở đây, mình không phiền người, người không phiền mình. Banh không bay lạc qua sân người. Ngược lại, khỏi bực mình gián đoạn vì một trái banh lạ rớt lãng xẹt ngay giữa sân đang hồi gay cấn.
  • • Trần Kiêm Đoàn: NGÔI CHÙA TỰ TẠI giữa cõi cách ly
    ​​​​​​​Nếu bình thường thì giờ nầy chúng tôi đang ở “hộp đêm” trong bụng máy bay Eva trên đường về Quê hương và đang vượt nửa sau Thái Bình Dương. Nhưng dòng sống là con nước Vô Thường biến tướng chẳng bao giờ ngừng nghỉ: Đang phẳng lặng; chợt gợn sóng, ba đào, cuồng lưu, rồi rỗng lặng… sự thay đổi ốn ào hay lặng lẽ cứ triền miên nối đuôi xuất hiện cách nhau cả nghìn năm hay bất ngờ trong từng nháy mắt.
  • • Võ Quang Yến: ĐÌNH BẢNG, kiến trúc độc đáo  Kinh Bắc
    Cách Hà Nội 20km về phía bắc, Đình Bảng có ngôi đình cổ to lớn nhất vùng, kiến trúc độc đáo. Được kết hạng loại to, đẹp, thứ nhì Đình Bảng, đình được ca ngợi từ nhiều đời. Thứ nhất đình Đông Khang, lúc trước goi Đông Yên, ngoài kiến trúc độc đáo vùng kinh Bắc, lại còn nổi tiếng hằng năm dựng cầu nói khoác, trở thành một trong sáu làng cười Bắc Ninh. Ngôi đình làng Diềm, còn gọi Viêm Xá, xây dụng năm 1692, thờ đức thánh Tam Giang tức hai anh em Trương Hống, Trương Hát, theo Triệu Việt Vương đánh giặc, từ trầm ở cửa Đại Nha vào thế kỷ XVII. Đình Diềm là một công trình kiến trúc quy mô to lớn bậc nhất ở Kinh Bắc.
  •  Nguyễn Văn Phước: Bí ẩn chưa kể đằng sau tác phẩm  ‘HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG’
    Rất nhiều độc giả Việt Nam đều không hề xa lạ với quyển sách Hành trình về phương Đông, tuy nhiên đằng sau quyển sách ấy lại là những mối duyên rất kỳ lạ. Dưới đây là lời kể của anh Nguyễn Văn Phước – người sáng lập và CEO của nhà xuất bản First News – về hành trình gắn với quyển sách này và tác giả của nó, nhà văn Nguyên Phong
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top