-
Trần Thị Nguyệt Mai, Viết về Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Sâm
Nếu phân biệt về giới tính, số lượng và tác phẩm của những người viết “Nam” ngoài vòng đai trong Văn chương miền Nam thời chiến (1954-1975) có khá nhiều: Y Uyên, Lê Bá Lăng, Doãn Dân, Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Luân Hoán, Vũ Hữu Định, Phan Xuân Sinh, Nguyễn Bắc Sơn, Linh Phương... Hầu như không có một người “Nữ” nào viết ngoài vòng đai cả. Có thật vậy không?
-
Lê Tất Điều: Một Sai Lầm Dễ Thương của Albert Einstein
Những em bé tò mò, lần đầu tiên ngước mắt lên trời, thấy trăng sao, lập tức nảy sinh ước muốn thám hiểm cõi mênh mông ở cuối, ở xa hơn tầm mắt mình.Lớn lên, ý thức được kích thước Vũ Trụ và giới hạn của đời người, biết đường dài dẫn tới một tinh cầu có thể đòi hỏi sự nối tiếp của muôn triệu kiếp người. Tỉnh ra và thất vọng. Ước muốn chỉ còn là ước mơ vương vấn nơi những truyện khoa học giả tưởng huyền hoặc vẽ ra hình ảnh một con tàu kỳ diệu: một ngày kia khoa học tiến bộ, hành khách đáp phi thuyền du lịch tối tân sẽ lọt vào cõi thời gian ngừng trôi, có cuộc đời dài vô tận, tha hồ chu du khắp cùng vũ trụ.
-
Lê Tất Điều, CHUYỂN ĐỘNG DÂY CHUYỀN
Tìm tòi, học hỏi về chuyển động dây chuyền, không thấy ai dạy. Ngay cả hiện tượng “chuyển động” bình thường, được Newton nghiên cứu tường tận từ hơn ba trăm năm trước, được nhiều thế hệ khoa học gia nỗ lực tiếp nối, cũng chỉ sản xuất được một cái định nghĩa nghe rất kêu, nhưng nghĩa lý thật nghèo nàn: “In physics, motion is the phenomenon in which an object changes its position over time” (Wikipedia).
-
Tản văn Đỗ Hồng Ngọc, “Về thu xếp lại...”
Lời ngỏ: Người ta nói đúng. Mình đang ở tuổi nào thì đó là cái tuổi đẹp nhất, không thể có tuổi nào đẹp hơn! Một người 40 mà cứ tiếc mãi tuổi 20 của mình, một người 60 mà tiếc mãi tuổi 40 thì đến 75 họ sẽ tiếc mãi tuổi 60... thật là đáng thương!Tôi nay ở tuổi 80. Thực lòng... đang tiếc mãi tuổi 75! Thấy những bạn trẻ... trên dưới bảy mươi mà “gato”! Mới vài năm thôi mà mọi thứ đảo ngược cả rồi. Bây giờ có vẻ như tôi đang lùi dần về lại tuổi ấu thơ, tuổi chập chững, tuổi nằm nôi...Vòng đời rất công bằng. Chỉ còn cách tủm tỉm cười một mình mà thôi!
-
Lê Tất Điều, VẠN VẬT CHUYỂN VẦN
Tại sao photon di chuyển nhanh như ánh sáng? Tại sao từ đốm lửa diêm, ngọn đuốc, ngọn đèn, một tinh cầu phát nổ v.v… phóng ra, photon lập tức đạt tốc độ nhanh nhất trong Vũ Trụ?Câu trả lời có rồi, giản dị và không đòi hỏi những kiến thức vật lý cao siêu. Nhưng nói ngay thì bạn sẽ bỡ ngỡ, hoang mang, và rồi thắc mắc rất nhiều, mất vui.Vậy ta kiên nhẫn đi từng bước một. Chậm nhưng mà chắc. Đường trường lên thác xuống ghềnh, băng rừng lội suối, lạc tới lạc lui trong núi thẳm rừng sâu… kẻ dò đường này đã lãnh hết. Giờ sông sâu đã bắc cầu, đường xuyên rừng đã khai quang chờ đón bạn.Không có lối tắt, nhưng lộ trình đã rất thênh thang. Mời bạn lên đường.
-
Lê Tất Điều, NHANH NHƯ ÁNH SÁNG
Sóng radio, sóng ánh sáng lan tỏa trong không gian như thế nào ta đã biết. Chỉ còn một thắc mắc: Nguyên do nào khiến một vi phân tử, thí dụ như photon, “bay” nhanh đến thế – có thể nhanh nhất trong Vũ Trụ.Theo truyền thống, trước hết, thỉnh ý tiền nhân. Lên Gúc, tra cứu sách báo khoa học, không thấy các ngài – như Einstein, Newton – dạy bảo gì rõ ràng, dứt khoát về vụ này. Đành trông chờ ở các bậc cao minh của thời đại chúng ta.
-
Lê Tất Điều, SỰ KỲ DIỆU CỦA SÓNG HÌNH CẦU
Tìm hiểu cấu trúc của Vũ Trụ đã gặp những hiện tượng dị thường, khó tưởng tượng. Xem cách Vũ Trụ vận hành còn thấy nhiều chuyện bất ngờ, lý thú hơn.Ta bắt đầu bằng cái nhỏ nhất trong trời đất: sự “vận hành” của một vi phân tử.Hệ thống giao thông kỳ diệu, chi chít đường hầm trong lòng Vũ Trụ đã thấy rồi, thử xem vi phân tử – thí dụ vi phân tử radio – ngược xuôi “di hành” trong đó như thế nào?
-
Mỗi tuần một khuôn mặt Văn Học: Lê Tất Điều
Lê Tất Điều sinh ngày 02 tháng 8 năm 1942 tại Hà Đông, bút hiệu Cao Tần (làm thơ), Kiều Phong (viết báo). Truyện ngắn, truyện dài dùng tên thật. Ông đã đoạt giải Văn Chương toàn quốc của Tổng Thống VNCH.Lê Tất Điều vào Nam năm 1954. Ông là sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1975, ông đến Hoa Kỳ và cư ngụ tại San Diego.
-
Đào Văn Bình, Một số khác biệt giữa tiếng Bắc và tiếng Nam
Định mệnh của dân tộc Việt Nam là định mệnh chia cắt. Một trăm năm Trịnh-Nguyễn phân tranh chẻ đôi đất nước với Đàng Trong và Đàng Ngoài. Rồi 87 năm dưới thời thực dân Pháp đất nước bị chia ba cho nên ba miền lại có nhiều nhiều điều không hiểu nhau. Rồi từ 1954-1975 đất nước lại bị chia đôi cho nên sự khác biệt về nhiều mặt lại gia tăng hơn nữa.Sau 1975 người Miền Bắc tràn vào Miền Nam rất đông và có rất nhiều điều không hiểu Miền Nam vì ngôn ngữ bất đồng. Sưu tầm một số danh từ khác biệt giữa hai miền giúp chúng ta hiểu nhau. Sự thống nhất về ngôn ngữ là điều vô cùng cần thiết cho một dân tộc. Ngôn ngữ sẽ trở nên chính thống khi nó được phổ biến rộng rãi, được mọi người chấp thuận và được giảng dạy ở học đường. Sự đa dạng về ngôn ngữ là điều rất tốt chứ không phải là điều xấu, miễn là sự “đa dạng” đó người ta hiểu và chấp nhận. Văn học của dân tộc ta từ ngàn xưa viết là “vũ” và “chính”. Thế nhưng khi các chúa Nguyễn lập nghiệp ở phương nam nó biến thành “võ” và “chánh” như “võ khí”, “Việt Võ Đạo”, “học võ”, “hành chánh”, “chánh đạo” và phổ biến gần 500 năm rồi. Do đó không thể nói “vũ” và “chính” là đúng và “võ” và “chánh” là sai. Và cũng không thể nói “võ”, “chánh” đúng còn “vũ” và “chính” là sai. Hai từ ngữ này sẽ cùng tồn tại và đó là sự đa dạng của ngôn ngữ.
-
Thơ Trần Vấn Lệ, Tre Đời Người
Trăm năm mới trổ một lần hoa, rồi chết vì tre tới tuổi già...Sinh, Tử xưa nay là định luật, tre còn sinh / tử, huống chi ta?Tre không bám víu thêm ngày tháng, hễ đúng trăm năm thì lụn tàn bằng cách đơm hoa rồi kết trái cho đàn con cháu sống hiên ngang...
-
Mỗi tuần một khuôn mặt văn học THẢO TRƯỜNG
Tiểu Sử: Ông tên thật là Trần Duy Hinh, sinh năm 1936 tại Nam Định, di cư vào Nam năm 1954. Ông là một sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa, phục vụ 4 vùng chiến thuật. Ông bắt đầu cầm bút khi rời trường sĩ quan Thủ Đức, và tác phẩm đầu tiên của ông là cuốn Thử Lửa xuất bản năm 1962. Sau đó ông được mọi người biết đến với các tác phẩm như Người Đàn Bà Mang Thai Trên Kinh Đồng Tháp (1966), Vuốt Mắt (1969), Cánh Đồng Đã Mất (1971), Người Khách Lạ Trên Quê Hương (1972), Cát (1974) và nhiều tác phẩm khác.Sau 1975, ông đã là một trong những người bị giam cầm lâu nhất trong các trại cải tạo, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc tổng cộng 17 năm. Năm 1993 ông đến Mỹ và đoàn tụ với gia đình đã sang đây từ 1975. Cuốn sách đầu tiên của thời kỳ sau cải tạo là Tiếng Thì Thầm Trong Bụi Tre Gai xuất bản năm 1995 tại Pháp, và từ đó ông tiếp tục xuất bản một cách đều đặn: Đá Mục (1998), Tầm Xa Cũ, Bắn Hiệu Quả (1999), Mây Trôi (2002), Miểng (2006), Thềm Đá Xanh Rêu (2007), Thử Lửa (2007). Tác phẩm quan trọng nhất của ông, tuyển tập Những Miểng Vụn Của Tiểu Thuyết đã được Người Việt xuất bản vào năm 2008. Ông còn một số tác phẩm dự trù sẽ xuất bản: Cây Bông Giấy Trước Nhà (truyện dài), Bên Ngoài Nghĩa Trang (truyện dài), Bố Cáo Thất Tung (truyện dài), Thân Thể Người Ta (truyện dài), Bà Phi (trường thiên tiểu thuyết).
-
Lê Tất Điều, CẤU TRÚC CỦA VŨ TRỤ
Trong toa tàu đông chật cứng, người người đứng ngồi sát nhau, nhúc nhích cũng khó, di chuyển từ đầu toa xuống cuối toa càng vất vả, cần sự hợp tác giúp đỡ của tất cả những người xung quanh. Và cũng di chuyển từ từ thôi.Trong giọt sương hay giọt chất đen, vô lượng vi phân tử, sóng radio chen chúc, dính sát nhau, nhưng các vi phân tử đều được tự do di chuyển khắp nơi, không chậm mà cực nhanh – nhanh gần, hoặc bằng, tốc độ ánh sáng!Nghe rất nghịch lý. Nhưng hiện tượng bất thường ấy đang xảy ra khắp nơi, trong từng sát na, là một sinh hoạt bình thường của vũ trụ.Tại sao trong “toa tàu” vũ trụ đông chật cứng, đám hành khách phân tử, vi phân tử vẫn được tự do chạy tới chạy lui nhanh như chớp?Tìm tòi, suy nghĩ mãi mới thấy lời giải đáp. Nó nằm trong cái hình thể tuyệt hảo của các vi phân tử, phân tử. Hình thể chứa đựng “bí mật” của Tạo Hóa ấy không bị giấu ở chỗ kín đáo, khó tìm. Nó được rải khắp một phòng triển lãm lớn rộng bằng cả bầu trời.
-
Thi sĩ Nhất Tuấn, GỬI NGƯỜI LÍNH BẮC QUÂN
Thi sĩ Nhất Tuấn tên thật là Phạm Hậu. Nhất Tuấn tên thật là Phạm Hậu. Quê ở Ninh Bình nhưng sinh trưởng tại Nam Định.Năm 1954, cùng gia đình di cư vào miền Nam, định cư tại Đà Lạt. Sang năm sau, ông Gia nhập trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt rồi khi ra trường phục vụ quân lực Việt Nam Cộng Hòa cho đến sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.[1]. Khi sang Hoa Kỳ ông định cư tại Thành phố Seattle, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ và đã qua đời tại đây.
-
Mỗi tuần, Một khuôn mặt văn học: Bình Nguyên Lộc
TIỂU SỬ: Bình Nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn, sanh năm 1914 Tân Uyên, Biên Hoà, sau khi đậu tú tài phần 1, ông ra làm công chức và bắt đầu viết văn từ năm 1943. Năm 1950 ông cho ra đời truyện dài Nhốt Gió.Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc nói về phong tục địa phương và sự giao cảm của người dân và mảnh đất họ đang cư ngụ.…Trong giai đoạn về sau Bình Nguyên Lộc có hai tác phẩm về ngôn ngữ-nhân chủng học là: Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam; Lột Trần Việt Ngữ.Các sáng tác tiêu biểu khác của ông gồm: Tân Liêu Trai; Ký Thác; Nửa Đêm Trảng Sụp; Bí Mật Của Nàng; Quán Tai Heo; Tình Đất; Nụ Cười Nước Mắt Học Trò; Những Bước Lang Thang Trên Hè Phố. ...Bình Nguyên Lộc đến Hoa Kỳ tị nạn vào năm 1985 và mất tại California vào tháng 3, 1987.
-
Nguyễn Xuân Hoàng: Bình Nguyên Lộc ở rừng U Minh
Lần đầu tôi gặp nhà văn Bình Nguyên Lộc là vào năm 1972, khi tôi mới về làm thư ký toà soạn tạp chí Văn. Ông gầy ốm, mái tóc chải rẽ đường ngôi ngay chính giữa, đeo một đôi kính đen kiểu xưa và mặc bộ đồ trắng y như một công chức thời Pháp thuộc. Tác giả Đò Dọc lúc đó cho tôi thấy hình như có một tương ứng đặc biệt giữa trang phục người viết và phong cách ông viết. Trong khi Sơn Nam, tác giả Hương Rừng Cà Mau cũng không khác gì Bình Nguyên Lộc bao nhiêu, nếu không nói là có vẻ lừng khừng hơn - để lại trong tôi nhiều ấn tượng văn học về phong tục miền Nam, thì Bình Nguyên Lộc cho tôi một ấn tượng khó nói... Tôi có cảm giác Bình Nguyên Lộc gần Hồ Biểu Chánh và Vương Hồng Sển,… khó… tiếp cận hơn, trong khi Sơn Nam mặc dầu có nhân dáng còn xuề xoà hơn Bình Nguyên Lộc nhiều nhưng tôi thấy lại gần gũi hơn, mới hơn, dễ gần hơn.
-
Phạm Văn Tuấn, Pearl S. Buck (1892-1973) Nữ Văn Hào Của Hai Thế Giới
Pearl S. Buck là nhà văn sinh trưởng trong hai thế giới, một thế giới là nước Hoa Kỳ của cha mẹ, hai giáo sĩ đi truyền đạo và thế giới kia là nước Trung Hoa bao la, còn bao phủ nhiều bí ẩn. Bà Buck đã từng viết rằng "… thật khó cho tôi khi nói rõ phần lớn tôi thuộc về thế giới nào…, tôi trung thành với châu Á cũng như với miền đất của tôi".
-
• Câu Chuyện Văn Chương, Đặng Trần Huân: CHUYỆN CẢI CÁCH TIẾNG VIỆT
Kể từ khi tiếng Việt được hình thành tới nay biết bao nhiêu nhà ngôn ngữ học và không ngôn ngữ học đề xướng thay đổi nó. Nhiều quá kể ra không xuể.Theo Vũ Ngọc Phan những nhà văn lớp trước muốn cải cách tiếng Việt được nhiều người biết đến có lẽ là Nguyễn Trọng Thuật và Trần Trọng Kim. Với cuốn Việt Văn Tinh Nghĩa xuất bản năm 1928, Nguyễn Trọng Thuật có nhiều nhận xét về tiếng Việt thời đó và đồng thời đề nghị một số cải cách nhưng những cải cách của ông bị văn phạm Pháp ảnh hưởng khá sâu đậm.
-
Lê Tất Điều, Thương giọt sương mai
Đọng trên hoa, trên lá, giọt sương năm xưa gợi ra cõi trong vắt, bình an, đẩy hồn ta vào chốn không bến không bờ, mênh mông, tịch mịch. Những đêm không trăng sao, ta cũng thấy trong cõi mịt mùng sự an hòa, tĩnh mịch ấy. Nhưng cõi tịch mịch của thăm thẳm trời đêm thì lạnh lẽo, vô hồn. Cõi mênh mông cảm từ giọt sương có phơn phớt nắng mai, thấp thoáng màu lá, màu hoa, bao giờ cũng ấm áp, man mác niềm vui nhẹ nhàng, thanh thoát như sương khói, như tơ.Giọt sương quen thuộc, thân yêu ấy đã biến mất, đã trôi vào quá khứ cùng lịch sử của vũ trụ mất rồi. Dù vẫn giữ hình thái, dung nhan của muôn triệu năm trước, giọt sương hôm nay đang mang trong lòng một sự ồn ào khủng khiếp.
-
Mỗi Tuần Một Khuôn Mặt Văn Học: Thanh Tâm Tuyền
TIỂU SỬTên thật là Dzư Văn Tâm, sinh ngày 13/3/1936 tại Vinh.Bắt đầu dạy học tại trường Minh Tâm Hà Đông (1952) và đăng những truyện ngắn đầu tiên trên tuần báo Thanh Niên (Hà Nội), 1954, hoạt động trong Tổng Hội Sinh Viên Hà Nội, cùng Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sỹ chủ trương nguyệt san Lửa Việt, 1955, cùng các bạn làm tuần báo Dân Chủ – tuần báo Người Việt, 1956-1960, cùng một số bạn thực hiện nguyệt san Sáng Tạo. Nhập ngũ năm 1962, giải ngũ năm 1966, tái ngũ năm 1968.Các tác phẩm chính:Thơ: Tôi Không Còn Cô Độc – Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy.Kịch: Ba Chị Em Truyện ngắn: Khuôn Mặt – Dọc Đường.TRUYỆN DÀI: BẾP LỬA – CÁT LẦY – MÙ KHƠI – TIẾNG ĐỘNG.
-
Trần Ngọc Hiếu: Dịch là Khác
Những cụm từ như “Hoa ngõ hạnh”, “Trăng tỳ hải” có thể gợi liên hệ đến những vở kịch nào của William Shakespeare? Đó là câu hỏi khó đối với những ai chưa có điều kiện tìm hiểu kỹ di sản dịch thuật của Bùi Giáng. Những hình ảnh vừa mang màu sắc cổ thi, vừa ẩn mật, mơ hồ đặc trưng cho phong cách ngôn ngữ thơ của Bùi Giáng này được ông sử dụng để đặt tên cho “bản dịch” hai vở kịch của Shakespeare là Othello và Antony and Cleopatra[1]. Tại sao phải đặt từ “bản dịch” trong dấu ngoặc kép?
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều. Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.
Email: saigonweeklyonline@gmail.com
Thư từ bài vở: 702-389-5729
Quảng cáo: 702-630-0234
Hotline: 702-426-4404