-
• Những bài thơ dễ thương của Trần Vấn Lệ
Đồi Sương Mù Suơng Gió BayEm rủ anh đi đồi sươngMấy hôm nay dạo phố phường hết vui!Chiều em! Mình đi lên đồiTìm hoa quỳ nở giữa trời...mù sương!Đà Lạt giống như Đơn DuơngĐâu đâu cũng núi cũng non trùng trùngPhấn thông vàng nhớ rừng thôngMà thông thưa thớt...mà rừng hết hoa!Lên đây chỉ ngó sương nhòaÁo em lụa mỏng...thương tà gió bay!
-
• Ký Thiệt, Tính sổ…
Chắc nhiều bạn đọc biết Ký Thiệt với Sơn Tùng “tuy hai mà một, tuy một mà hai” nên có người hỏi tôi bắt đầu viết phiếm luận thời sự từ bao giờ, do động cơ nào, và tại sao không dùng một bút hiệu cho đỡ rắc rối.Một câu hỏi rất dễ trả lời, “không do động cơ nào cả”, và cũng rất… khó nói cho nên mới có bài “Tính Sổ” trên tập báo Xuân Canh Tí hôm nay, sau sáu năm với gần 400 bài “Sổ Tay Ký Thiệt” , không vắng tuần nào.Nhớ lại khi bắt đầu cầm bút, cầm bút nghiã đen, để viết văn, chứ không phải gõ bàn phím computer như ngày nay, ước mơ của tôi, có lẽ cũng như ước mơ của các ông bà nhà văn khác khi tập tễnh bước chân vào nghề viết lách cùng thời với tôi: tới ngày nào đó sẽ trở thành một …Ernest Hemmnigway, hay Leo Tolstoy, hay… gì gì đó, chứ không phải sẽ trở thành ký giả, hay “Ký Thiệt”.
-
• Tham Luận, Đào Văn Bình: TIẾNG VIỆT HÀ NỘI NGÀY NAY ...sao thê thảm quá !!!
Tiếng nói là sinh mệnh của dân tộc. Không phải phở, nước mắm không còn hay truyện Kiều không còn thì dân tộc mất. Tiếng nói không còn, dân tộc diệt. Phở, nước mắm không còn thì ăn món khác, dù có tiếc nuối nhưng dân tộc vẫn còn. Truyện Kiều không còn thì viết truyện khác, dù tiếc nuối nhưng dân tộc vẫn còn. Mất tiếng nói là dân tộc biến dạng và biến thành một dân tộc khác. Chẳng hạn mai đây toàn dân Việt Nam đều nói tiếng Tàu thì Việt Nam biến thành một tỉnh của Trung Hoa. Nếu 90 triệu dân đều nói tiếng Pháp thì Việt Nam biến thành một “Pháp Quốc Hải Ngoại”. Còn nếu 90 triệu dân đều nói tiếng Anh thì Việt Nam biến thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ hay giống như Phi Luật Tân, Puerto Rico.
-
• Mỗi tuần một bài thơ hay: Thi sĩ Bùi Giáng, ĐỪNG TƯỞNG
Thi sĩ Bùi Giáng (1926-1998)- là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học xuất sắc của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là: Trung niên thi sĩ, Thisĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng..... Ông Sinh tại Quảng Nam.
-
• Truyện ngắn Hoàng Dược Thảo: Ái Ân
Nàng đau vùi mấy tuần lễ liền sau chuyến đi. Thân thể như không còn một chút năng lực nào để tiếp tục những công việc thường nhật. Nàng không biết làm sao để giải thích với chàng tâm trạng của mình bởi vì chính nàng, nàng cũng không hiểu nổi. Chỉ biết nàng tuyệt vọng. Một nỗi tuyệt vọng không tên gọi. Chỉ biết nàng buồn, buồn ghê gớm. Rũ liệt chân tay, thần trí hoang mang. Nàng đau đớn khi nhận ra rằng cho đến cuối cuộc đời, nàng biết dù mình có ân ái với ai thì đó cũng chỉ là cái bóng. Một đời người đàn bà có thể trãi qua với nhiều người đàn ông nhưng khi ái ân hình như họ chỉ có thể ân ái với một người duy nhất mà thôi, có phải?
-
• Câu Chuyện Văn Chương, Đặng Trần Huân: CHUYỆN CẢI CÁCH TIẾNG VIỆT
Kể từ khi tiếng Việt được hình thành tới nay biết bao nhiêu nhà ngôn ngữ học và không ngôn ngữ học đề xướng thay đổi nó. Nhiều quá kể ra không xuể.Theo Vũ Ngọc Phan những nhà văn lớp trước muốn cải cách tiếng Việt được nhiều người biết đến có lẽ là Nguyễn Trọng Thuật và Trần Trọng Kim. Với cuốn Việt Văn Tinh Nghĩa xuất bản năm 1928, Nguyễn Trọng Thuật có nhiều nhận xét về tiếng Việt thời đó và đồng thời đề nghị một số cải cách nhưng những cải cách của ông bị văn phạm Pháp ảnh hưởng khá sâu đậm.
-
Truyện Ngắn của nhà văn Bình Nguyên Lộc: RỪNG MẮM
Chim đang bay lượn bỗng đứng khựng lại, khiến thằng Cộc thích chí hết sức. Nó theo dõi con chim thầy bói từ nãy đến giờ, chờ đợi cái phút này đây.Thật là huyền diệu, sự đứng yên được một chỗ trên không trung, trông như là chim ai treo phơi khô ngoài sân nhà.Chim thầy bói nghiêng đầu dòm xuống mặt rạch giây lát rồi như bị đứt dây treo, nó rơi xuống nước mau lẹ như một hòn đá nặng. Vừa đụng nước nó lại bị bắn tung trở lên như một cục cao su bị tưng, mỏ ngậm một con cá nhỏ.Cộc ngửa mặt lên trời để theo ông câu kỳ dị và tài tình ấy nữa, nhưng mắt nó bị ngọn dừa nước bên kia bờ rạch níu lại.
-
Từ Hôn Hồ Biểu Chánh
Cuộc chợ đêm Sài Gòn đã mở cửa bữa trước rồi, mà tối bữa sau mới 7 giờ, mấy nẻo đường vòng theo chợ thiên hạ nườm nượp, kẻ ngồi xe, người thả bộ, đổ vô mấy cửa, riu riu như bị gió đùa, cuồn cuộn như dòng nước chảy.Tại cái cửa lớn, người ta tụ lại chật nứt, trai chải đầu láng nhuốc, gái thoa môi đỏ lòm, già ngậm thuốc điếu phì phà, khói bay tưng bừng, mẹ dắt bầy con, đứa chạy trước nghênh ngang, đứa theo sau núc ních, kêu nhau inh ỏi. Tốp chen lấn mua giấy, tốp ùn ùn vô cửa, người mặc y phục đàng hoàng chung lộn với kẻ bình dân lao động không ái ngại chi hết, mà coi ra thì trên gương mặt mỗi người đều có vẽ hân hoan hớn hở, vì ai cũng biết chắc trong giây phút nữa đây sẽ được xem xét thấy nhiều cuộc vui để thỏa chí háo kỳ, hoặc để tạm quên các sự khổ cực của loài người trên trần thế.
-
Người Chạy Xe Ôm Bến Ninh Kiều
Khoảng gần ba giờ chiều tôi rời khách sạn Ninh Kiều, cuối đường Hai Bà Trưng, nhìn ra sông Cần Thơ. Trời hanh nóng và đứng gió. Giấc ngủ trưa dài sau bữa ăn trễ, khiến tôi tỉnh táo và phấn chấn hẳn lên. Hãy còn sớm, hai giờ nữa tôi mới có hẹn với bà xã và mấy đứa cháu ở nhà hàng Hoa Sứ..
-
CHUYẾN BAY CUỐI CÙNG TỪ ĐÀ NẴNG
Ngày 29/3/1975 đáng lẽ nhân viên khách sạn Sài Gòn phải đánh thức tôi dậy lúc 5 giờ sáng . Tôi là tiếp viên trưởng của một chuyến bay khứ hồi ra Đà Nẵng . Nhưng 5 giờ sáng hôm ấy không có ai đánh thức tôi dậy. Khoảng 6 giờ sáng mới có điện thoại của Val Witherspool, một nữ tiếp viên khác. Cô ấy bảo: “Chị xuống ngay phòng đợi khách sạn trong vòng 5 phút.” Khoác bộ đồng phục, tôi lập tức chạy xuống cầu thang. Ông Ed Daly và Val đang chờ tôi ở dưới nhà. Bruce Dunning, làm việc cho hãng tin CBS cũng đã có mặt. Tôi bảo Bruce: “Bọn này phải ra Đà Nẵng”. Anh ta nói: ’’Có tin thành phố này rơi vào tay Bắc Việt rồi” Tôi nói: “Nếu thành phố này đã mất thì chúng tôi đâu có đi” Bruce yêu cầu được đi theo chuyến bay. Ông Daly bảo: “Muốn đi thì đi. Có mặt ở phi trường Tân Sơn Nhất trong vòng một giờ đồng hồ nữa.”
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều. Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.
Email: saigonweeklyonline@gmail.com
Thư từ bài vở: 702-389-5729
Quảng cáo: 702-630-0234
Hotline: 702-426-4404