• • Lạp Chúc Nguyễn Huy, Cơm Vua
    Xưa kia trẻ con trong làng chơi trò kéo cưa mà hát cơm vua, cơm làng: Kéo cưa lừa xẻ, Thợ khỏe cơm vua, Thợ thua cơm làng, Thợ nào dở dang, Về bú tí mẹ. Vậy cơm vua có gì đặc biệt mà ao ước?Điểm đặc biệt thứ nhất: cơm vua được tổ chức qui mô biểu tượng văn hóa ẩm thực của thể khí quan hệ với vô hình là khí âm dương, khí hương vị.Điểm đặc biệt thứ hai: cơm vua tượng trưng cho văn hóa ẩm thực của người Việt còn cơm làng là khung cảnh ứng dụng văn hóa ẩm thực tổ chức theo tục lệ, thứ bậc xã hội và làm mẫu mực cho dân làng.
  • • Mỗi tuần một khuôn mặt văn học : Cõi Thơ Bùi Giáng / VÀI KỶ NIỆM VỚI BÙI GIÁNG, MAI THẢO
    Nhiều buổi chiều Sài Gòn, tôi chẳng còn có thể nhớ đích xác vào những năm nào, đâu như năm 1962, đâu như năm 1965 (nếu sai, nhờ hai anh Cung Tiến, Phạm Công Thiện nhớ lại dùm cho), tôi thường được mời tới những họp mặt ăn nhậu trên căn lầu ngăn nắp, thoáng mát của thầy Thanh Tuệ ở đường Lý Thái Tổ. Mỗi họp mặt với Thanh Tuệ, hồi đi là giám đốc của nhà xuất bản An Tiêm và còn là nhà sư trẻ tươi tắn chưa cởi áo hồi tục, thường vì một cuốn sách. Một cuốn sách mới, vừa in xong chưa ráo mực. Và trước khi gởi sách vào nắng mưa đời, họp mặt An Tiêm với thân hữu là một tiệc rượu lạc thành cho sách. (Mai Thảo) 
  • • Truyện Tiểu Tử: Giọt Mưa Trên Tóc
    Đường Hai Bà Trưng. Chiều. Một trai một gái tuổi độ 17,18, đạp xe về hướng Tân Định, đi song song.Bỗng, trời nổi gió ào ào rồi mây đen kéo về vần vũ. Mọi người đều hối hả, đi như chạy, để tránh mưa. Đứa con trai giục:– Đạp lẹ lên Kim! Qua khỏi đoạn này mới có chỗ đụt.Đứa con gái gật đầu, chồm lên nhấn mạnh bàn đạp, nhưng chỉ vài phút sau mưa đã rơi lắc rắc xuống hai đứa làm chúng nó cười lên hăng hắc, cái cười hồn nhiên thanh thoát khi thấy mình bị mưa đuổi kịp, cái cười còn nguyên nét trẻ con trong trò chơi “cút bắt”! Chúng nó vội tấp vào mái hiên một tiệm giày. Sau khi dựng xe đạp lại ngay ngắn,
  • • Quyên Di, MÙA ĐẠI DỊCH: TÔI ĐỔI HAI MAI LẤY MỘT CHIỀ
    Bây giờ hoàng hôn cũng đang phủ xuống. Không phải phủ xuống một vùng, một thành thị, một đất nước, mà là hoàng hôn phủ xuống toàn thế giới. Một thế giới buồn thảm và vắng lặng. Thành phố hoang vu. Những kinh thành ánh sáng, những khu thương mại nhộn nhịp, những nơi chốn vui chơi giải trị rực rỡ đèn màu và rộn ràng tiếng cười nói… tất cả bây giờ trở nên im vắng. Còn người ta? Người ta mang tâm trạng hoang mang, lo sợ và buồn rầu.Lại còn chuyện mọi người phải tự cô lập trong nhà, không giao tiếp với người bên ngoài, không ra ngoài đường nữa. Hồi ấy Bà Huyện Thanh Quan than rằng “kẻ chốn chương đài, người lữ thứ,” bây giờ có ai muốn thành “người lữ thứ” cũng không được, phải ngồi yên trong nhà.
  • • Mỗi Tuần Một Nhân Vật Văn Học: THI SĨ VŨ HOÀNG CHƯƠNG đã dạy dỗ những bồi bút CS thế nào?
    Thi ca của một thời và thi ca của muôn đời: Sự thực muôn đời là cơ sở duy nhất của thi ca. Vì có sự thực cho riêng một người, có sự thực cho riêng một thời, nhưng vẫn có sự thực cho muôn đời, sự thực bao quát không gian, thời gian, chân lý cuộc sống.( Yêu biết mấy nghe con tập nói / Tiếng đầu lòng con gọi Stalin) Chắc chắn là không có một bà mẹ Việt Nam nào, kể cả bà Tố Hữu mà thốt được những lời như vậy một cách chân thành, cái không thực của hai câu này dẫn tới cái không thực hai câu thơ khóc Stalin kia.
  • • truyện ngắn của Hồ Dzếnh, Người Anh Xấu Số
    Trong ba anh em chúng tôi, mẹ tôi thương anh hai tôi nhất. Mẹ tôi thương anh vì anh khổ, vì anh, vẫn theo lời mẹ tôi, đã từng biết qua trong thuở đầu xanh những ngày đào củ chuối, nấu cháo cám ăn trừ cơm. Nhưng lòng người mẹ càng nghiêng xuống đứa con thứ bao nhiêu thì lại càng xa đứa con cả bấy nhiêu. Mẹ tôi ví chúng tôi như cây mía có ba đốt đều nhau, sinh cách nhau đúng bảy tuổi, ba đốt mà một đã bị sâu, còn hai đốt kia thì “chưa biết”.
  • • Edgar Allan Poe, Hoàng Văn Quang dịch
    Lời Giới Thiệu: Đây là một truyện ngắn nói về sự tuyệt vọng của một người khi đối diện với điều bất khả mà nói theo QUINAULT-ATYS thì "Khi cuộc sống chỉ còn trong khoảnh khắc, Nào có ai muốn giấu giếm điều chi".  Nhân loại đang ở vào thời đại của Coronavirus, có khác gì nhân vật chính trong truyện ngắn này mà tất cả hy vọng chỉ còn là cái bản thảo trôi lênh đênh trên biển cả mênh mông!
  • • NGÔ THẾ VINH, Chân Dung Văn Học: HOÀNG NGỌC BIÊN VỚI CON ĐƯỜNG TIỂU THUYẾT MỚI VÀ THỜI GIAN TÌM THẤY LẠI
    Hoàng Ngọc Biên đọc nhiều và tích luỹ. Sinh hoạt của Biên rất đa dạng, ngoài dạy học, Biên viết văn, làm thơ, dịch sách, vẽ tranh, và cả soạn nhạc, điều rất ít ai biết. Trong Ban biên tập tạp chí Trình Bầy (1961-1975), phụ trách mỹ thuật cho các sách báo và nhà xuất bản ở Việt Nam (1975-1991) và tuần báo The Salt Lake City Weekly ở Mỹ (1993-2004).       Trước 1975 đã triển lãm tranh tại Viện Đại học Đà Lạt, Gœthe Institut, Alliance Française, Hội Họa sĩ Trẻ VN, Phòng Thông tin & Báo chí Sài Gòn, La Dolce Vita (Hotel Continental), Trung tâm Văn hóa Vũng Tàu, và đồ họa, Nxb McGraw-Hill, Singapore, 1972.
  • • truyện ngắn TIỂU TỬ: Mài Dao Mài Kéo
    Nói đến "mài dao mài kéo", ở Việt Nam hồi xưa, hồi thời Pháp thuộc, người ta nghĩ ngay đến giới "anh chị"- hạng xâm mình... trên rồng dưới rùa - sửa soạn khí giới để làm "một trận thư hùng" thanh toán nhau hay trả thù nhau. Hồi thời đó, khi đã "nộ khí xung thiên" thì họ đòi "để thẹo" đối thủ hay ít lắm cũng "xin tí huyết". Cho nên dao/kéo - ngoài lãnh vực bếp núc vá may - còn được sử dụng một cách rất... linh động phiêu hốt trong giới giang hồ. Thời bây giờ, văn minh rồi, dao/kéo đã được trả về vị trí nội trợ. Cho nên, khi muốn "xin tí huyết" của kẻ thù, các băng đảng ngày nay chỉ dùng khí giới "hiện đại" để mà... bùm! Có nhanh, có gọn, nhưng thiếu nét "anh hùng mã thượng"."Mài dao mài kéo" mà tôi nói ở đây là cái nghề của một ông bạn tôi mới quen, trong thời gian tôi bị kẹt lại ở Việt Nam sau 1975.
  • • mỗi tuần một khuôn mặt văn học, Doãn Quốc Sĩ: NÉT SẦU VÀ NIỀM TIN TRONG THI CA VIỆT NAM
    Doãn Quốc Sỹ sinh ngày 3 tháng 2 năm Quý Hợi tức ngày 17 tháng 2 năm 1923 dương lịch. Ông là con trưởng của gia đình văn nghệ sĩ. Cha ông là Doãn Hưu, một nhà nho và người em trai của ông là nhạc sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam, Doãn Nho. Năm 1946, ông lập gia đình với con gái nhà thơ trào phúng Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu) là bà Hồ Thị Thảo. Năm 1954, ông cùng gia đình di cư vào Nam.Ông dạy học tại các trường trung học công lập như Nguyễn Khuyến (Nam Định, 1951-1952), Chu Văn An (Hà Nội, 1952-1953), Trần Lục (Sài Gòn, 1953-1960). Làm hiệu trưởng trường Trung học Công lập Hà Tiên (1960-1961), giáo sư trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn (1961-1962), giáo sư trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn, Đại học Văn Khoa Sài Gòn năm 1962 đến giữa thập niên 1960. Ông du học tại Hoa Kỳ về ngành giáo dục và rồi trở về nước tiếp tục công việc giảng dạy cho đến năm 1975.[2]
  • • Nhạc Trần Duy Đức, Nguyện Khúc Cho Tình Yêu Thời Corona
    Thơ: Diễm / Nhạc: Trần Duy Đức / Hát: Hoàng Khai Nhan / Hòa âm & Phối khí: Trần Duy Đức / Thu âm & Mix: Hoàng Khai Nhan / Hình & Phim ảnh: Lấy từ Internet / Thực hiện video: Hoàng Khai Nhan / Khi khoảng cách an toàn là "sáu bước"​​​​​​​ / Thời "Corona" ta biết phải làm sao? / Đành đứng xa ... xa, nụ hôn gió gửi trao
  • HÀ NỘI, một ánh lửa đã tắt
    Thời kỳ tản cư ra khỏi thủ đô Hà Nội, bấy giờ là 46, toàn quốc kháng chiến lang thang suốt ba bốn năm liền ở mấy tỉnh phụ cận với năm cửa ô và ba mươi sáu phố phường là Sơn Tây, Hà Đông, Phủ Lý, buổi tối nào với tôi cũng có một khoảng thời gian nhỏ dành cho nhìn về Hà Nội. Đứng dưới một gốc cây, tôi trèo lên cành. Ở giữa một cánh đồng, tôi leo lên mặt đê. Một bụi tre làm cho khuất lấp?
  • • Nguyễn Tường Thiết , Đỉnh Gió Hú
    Nơi một chiếc bàn tròn nhỏ sát cửa kính nhìn ra hồ Green Lake... tôi đã tìm được một nơi lý tưởng để “viết”.Bàn thật nhỏ. Tôi phải thu xếp gọn để có thể đặt được mọi thứ trên đó. Chiếc “laptop” đã chiếm gần hết mặt bàn. Phần còn lại dành cho ly cà phê Starbucks, chiếc bánh croissant bơ, nhật báo Seattles Times. Còn tập bản thảo dịch Ðỉnh Gió Hú của Nhất Linh tôi chưa biết đặt ở đâu đành để chồng lên trên tờ báo.Ðầu mùa hạ, tôi về hưu. Tôi tự đặt cho mình những công việc phải làm. Ví dụ như phải vận động để giữ sức khỏe tốt, phải đánh máy bản thảo của ông cụ, bản thảo dịch cuốn tiểu thuyết Wuthering Heights của Emily Bronte, phải tiếp tục việc làm của ông cụ là dịch nốt một số chương cuối của cuốn tiểu thuyết, công việc ông cụ chưa hoàn tất khi qua đời.
  • • Biên Khảo, Phạm Thảo Nguyên: Đi Tìm Gốc Gác của Lý Toét, Xã Xệ
    Họa sĩ Đông Sơn vẽ ra Tý Toét vào đầu thập niên 1930, và tờ báo đầu tiên đăng tranh Lý Toét, là Phong Hóa. Đó là hai điểm chính, về cụ Lý được dân chúng yêu chuộng đặc biệt từ gần tám chục năm nay. Tìm đọc lại báo Ngày Nay Xuân 1940, mới biết Nhất Linh có giải thích rõ ràng chi tiết về lý lịch của cụ, trong bài viết “Lịch sử Lý Toét…”, Báo Xuân Ngày Nay 1940, tóm tắt như sau:Tên Lý Toét ra đời trước, rồi hình người Lý Toét mới ra đời sau.
  • Truyện ngắn TÂM THANH,  “ĐÁM MÂY  BÊN KIA HỒ MJOSA”
    Tôi không dám nhìn lâu vào đôi mắt khẩn khoản của Gunnar. Tôi phải nhìn sang bên kia hồ Mjosa, nơi có dẫy núi phủ mây trắng, dường như quanh năm; nơi mỗi lần có điều khó nghĩ tôi thường nhìn sang, dù đó là điều khó nghĩ của đứa bé bảy tuổi không biết viết thư cho Ông Già No-en phải gián tem bao nhiêu, có bớt giá cho con nít không hay điều khó nghĩ của một đứa con gái dậy thì nên mua cái áo hở ngực tới đâu, và giờ đây phải trả lời với người yêu ra sao. Gunnar tình cờ ngồi đúng cái ghế da mà ba tôi ngồi hôm đó, và tôi thì lại tình cờ ngồi đúng cái ghế da chị Lên ngồi, cái hôm kỳ cục đó.
  • Giới thiệu Sách Mới: CHỮ NGHĨA VĂN CHƯƠNG CUỘC ĐỜI  tác phẩm mới của Trần Doãn Nho
    Nhà xuất bản Văn Học Press ở California vừa phát hành tác phẩm mới của Trần Doãn Nho vào đầu Tháng Ba, 2020. Đó là một tập “Tạp Bút” có tựa đề “Chữ Nghĩa Văn Chương Cuộc Đời” (1).
  • • Hoàng Long Hải, Về Nước, thấy gì, nghĩ gì? “… xóm học Hàng Me”
    Đây tôi không muốn nói thêm về những nỗi đau đớn của Hàn Mặc Tử khi biết mình sắp chết. Độc giả có muốn nghe, xin hẹn dịp khác vậy. Tôi chỉ muốn sơ về cái hay xuất thần trong thơ Hàn Mặc Tử, cái xuất thần như là một sự mặc khải của Tạo Hóa (Tạo Hóa, không phải cua Chúa hay của Phật, hay của Thánh Alla) mà ai làm thơ, dù muốn có cũng không thể có được.
  • Biên Khảo, PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.: CHUYỆN VỀ HỌ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
    Tất cả các họ ở Việt Nam đều được tìm thấy ở Trung Hoa.Những họ cổ xưa như họ Trưng, Âu, Lạc, Dương, Vương, Triệu, Cù, Nông, Nùng, Đoàn, Lữ, Phụng, Chu hay Châu v.v. được tìm thấy ở miền trung du, thượng du Bắc Bộ và ở Guangdong (Quảng Đông), Guangxi (Quàng Tây), Yunnan (Vân Nam), Zhejiang (Chiết Giang), trên đảo Hainan (Hải Nam) xưa là Hợp Phố.
  • • truyện ngắn Robin Kinkead / Trương Mỹ-Vân dịch: CHIẾC BÁNH CỦA NGA HOÀNG
    Robin Kinkead là văn sĩ Mỹ có truyện ngắn đăng trên các tạp chí văn chương những năm 1937-1965. Truyện "Chiếc Bánh của Nga Hoàng" được dịch từ nguyên tác "Rolls for the Czar". Với nội dung trong sáng, truyện không nhấn mạnh vai trò lịch sử của vị Nga Hoàng nhưng đề cập đến tài nhanh trí khôn của nhân vật chính trong truyện trước tai họa đe dọa tính mạng của hắn ta.
  • truyện ngắn Cao Thị Phương Nghi - Theo Mãi Cùng Thuyền
    Từ Phước Lý đến Phước Hải nếu có đường tráng nhựa và xe hơi như ngày nay thì đi chỉ mất hai tiếng đồng hồ nhưng 50 năm trước với cây dầm và chiếc ghe thì người ta phải mất đến hai ngày.  Thời gian chèo không lâu lắm nhưng di chuyển trên sông thì phải phụ thuộc vào con nước.  Nước lên xuống hai lần trong ngày.  Những khi nước ròng cạn quá thì ghe không đi được, phải neo lại bờ chờ nước lớn…
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top