• BS.TRẦN VĂN TÍCH: TIẾNG VIỆT nạn nhân của Tiếng Quê Hương
    Nhà văn Uyên Thao trong buổi ra mắt sách Nhân văn Giai phẩm của nử sĩ Thụy KhuêAi muốn bàn bạc về bệnh tật với chút ít thẩm quyền thì phải theo học ngành y khoa trong bảy năm, sau đó còn phải học thêm năm bảy năm nữa mới có thể góp ý về các vấn đề y khoa vì y học là một khoa học. Tay ngang muốn lên tiếng về một vấn đề y học nào đó, không ai cấm hết nhưng không ai dám đặt tin tưởng hoàn toàn vào tay ngang. Ngôn ngữ cũng là một khoa học. Nó có những qui luật, những nguyên tắc. Nó có những phương tiện từ vựng và các phương tiện ngữ pháp. Người không thành thạo ngôn ngữ học, người đứng bên đường, người ở ngoài nghề muốn phát biểu về ngôn ngữ cũng không bị ai cấm đoán nhưng thực rất khó lòng thuyết phục được người đọc người nghe.
  •  Phạm-công Bạch, CVA 57, Tại Sao Thi Sĩ Vũ-Hoàng-Chương Bị Việt Cộng Giam Vào Tù Khám Lớn?
    Đã là cựu học sinh Chu-văn-An, ai không biết thi sĩ Vũ-hoàng-Chương là một vị giáo-sư Việt Văn rất đáng mến. Quả thật vậy, trong cuộc đời thi sĩ, Ông đã từng xuất bản cả chục tập thơ và kịch thơ , cũng như trong nghề dạy học, ai đã từng là học trò Ông  thảy đều thương kính, coi Ông như một vị giáo sư có đầy đủ tác phong về đạo đức và sư phạm. Hơn thế nữa, hãy xem nhà văn Song-Thao (cũng là một cựu học sinh Chu-văn-An) mô tả Ông trong tập truyện “Chốn cũ” vừa xuất bản:“Thầy đi quanh lớp bằng những bước chân nhẹ nhàng, đầu nghểnh cao, mắt xa vắng, giảng bài bằng cái giọng nhừa nhựa thanh thanh. Có những lúc mắt thầy như nhắm hẳn lại, đầu lắc lắc từng chặp. Những lúc đó thầy như thoát hồn bay về một trời thơ nào đó. Thầy say thơ. Thầy ngâm thơ như một người đồng thiếp. Như không còn thầy. Như không có trò. Như không phải là một lớp học. Chỉ có một cõi thơ lồng lộng bát ngát. Chúng tôi cũng thấm thơ. Vô cùng nồng nàn là những dòng thơ đất Việt. Chỉ có tiếng chuông báo hết giờ học mới có thể kéo thầy trò ra khỏi cơn mê văn chương…”
  • Một Bài Thơ Nguyên Sa: Bài Giã Biệt
    Rồi trong ngôi nhà ký ức em sẽ đặt anh ở vị trí nào ? Bên cạnh lớp học ngày xưa hay khu vườn tuổi nhỏ ? Bên cạnh hình ảnh đôi guốc cao gót đầu tiên hay con búp bê gẫy tay trên gác bếp ?Khoá cửa ngôi nhà, viễn du vào cuộc đời thường nhật, bao nhiêu lâu em trở lại một lần? Ấy có phải là những ngày mưa, những buổi cuối tuần, không có phim hay? Ấy có phải những lúc chồng em không trở về nhà vào buổi tối?Chiếc chìa khóa mắt buồn đưa vào đêm vắng. Trong những gian phòng dĩ vãng em sẽ tìm đến nơi anh. Anh đã nghe thấy tiếng chân em đi: đúng là âm thanh của đôi giày ngần ngai, đứng là bước chân nai trên lá thu vàng
  • Truyện Hoàng Ngọc Tuấn: Mưa Mùa Đông
    Mùa Hạ của phố Huế có nhiều hoa phượng. Trên con đường vắng chạy dọc theo bờ sông, người đi đường đôi khi ngước mắt nhìn lên, bao giờ cũng thấy những dải hoa đỏ rực rỡ kết đầy trên tàng lá cây xanh. Trong lớp học, cô giáo mệt nhọc đọc từng chữ cho học trò chép. Cô bảo sắp đến kỳ thi lên lớp cuối năm rồi, các em phải cố gắng chăm chỉ thêm chút nữa. Thi đỗ là mùa nghỉ hè thênh thang tươi đẹp trao tặng cho các em.
  • Nguyễn Cung Thông: “Tiếng Việt thời LM de Rhodes - tiền quí, cheo, tính tiền khi đi chợ …”
    Không có nhiều tài liệu Hán Nôm viết về chủ đề tiền tệ trước đây nên người viết dựa vào một số ca dao và thành ngữ/tục ngữ đã được lưu truyền trong dân gian. Các chữ viết tắt khác là NCT (Nguyễn Cung Thông), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), ĐNQATV (Đại Nam Quốc Âm Tự Vị), P (tiếng Pháp), A (tiếng Anh), L (tiếng La Tinh), PG (Phật Giáo), CG (Công Giáo), VN (Việt Nam), TQ (Trung Quốc), HV (Hán Việt), Bắc Kinh (BK). Trang/cột/tờ của VBL được trích lại từ bản La Tinh để người đọc tiện tra cứu thêm. Tương quan Hán Việt ghi nhận trong bài không nhất thiết khẳng định nguồn gốc của các từ liên hệ (có gốc Việt hay Hán).
  • Mỗi Tuần Một Khuôn Mặt Văn Học: Nhà văn TIỂU TỬ VÕ HOÀI NAM
    Nhà văn Tiểu Tử, tên thật là Võ Hoài Nam. Ông là con trai duy nhứt của giáo sư Võ Thành Cứ, cựu giáo sư trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký, Sài Gòn. Ông sanh ngày 19 tháng 7 năm 1930 tại quận Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. Ông tốt nghiệp kỹ sư tại Marseille, Pháp quốc năm 1955. Ông về Việt Nam, dạy tại trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký niên khóa 1955-1956. Tháng 10 năm 1956, ông vào làm việc tại hãng xăng Shell Việt Nam cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Năm 1979, ông vượt biên và định cư tại Pháp. Sau đó, ông nhận làm việc cho công ty Đường Mía của nhà nước tại Côte d’Ivoire, Phi Châu, từ 1979 đến 1982. Ông qua làm hãng xăng Shell Côte d’Ivoire cho đến khi về hưu (1982-1991). Hiện ông đang nghỉ hưu tại Paris, Pháp quốc.
  • HAI NGƯỜI VỢ CỦA NHÀ THƠ THẾ LỮ, ĐOÀN DỰ ghi chép
    Đặc biệt, từ cuối năm 1977, “chàng lãng tử” Thế Lữ nay đã 70 tuổi, vào trong Nam sống với vợ con suốt 12 năm tại tiệm vải ở đường Nguyễn Đình Chiểu (Phan Đình Phùng cũ, quận 3, gần toà đại sứ Miên hiện nay là văn phòng UBND Quận 3) cho tới khi ông qua đời cũng tại Sài Gòn mà hình như đa số chúng ta không biết. Đây là câu chuyện về người đàn bà đó nhưng xin mời quý bạn xem xét về nhà thơ Thế Lữ, chồng của bà trước đã.
  • • Nguyễn Thị Thế: Mẹ tôi,  thân mẫu Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam
    Lúc mẹ tôi mất chỉ có tôi và anh Cả tôi ở bên giường. Anh Tam phải lẩn tránh chính quyền họ Ngô, khi mẹ chết cũng chả dám về chịu tang, sợ bị bắt, thật đáng buồn.Mẹ tôi mất được một năm anh Tam cũng phải hủy mình vì họ Ngô ngày mười bẩy tháng năm năm Quý Mão, tức là ngày 7-7-1963.Anh Tam mất đi còn để lại căn nhà gỗ trong rừng làm hết hai mươi lăm xu vì chỉ mất tiền đi mua đinh thôi, còn mẹ tôi khi mất đi chỉ có hai chục đồng lót dưới va li để ba bộ áo cà sa.Bà nội, thầy mẹ tôi nằm xuống, tới bẩy anh em tôi mươi năm nữa cũng nằm xuống cả, đã có bầy măng non tới bốn chục đứa, mong rằng chúng còn có thể vươn cao
  • ĐOÀN NHÃ VĂN phỏng vấn nhà văn Ngô Thế Vinh: Tiếng kêu cứu từ dòng Mê Kông nghẽn mạch*
    Mekong là một con sông quốc tế, chảy qua 7 quốc gia [kể cả Tây Tạng], với ngót 70 triệu cư dân tuy cùng uống nước từ một dòng sông nhưng lại nói nhiều ngôn ngữ với các nền văn hóa khác nhau. Tiếng Anh như một ngôn ngữ quốc tế, trở thành một tiếng nói chung của 7 các quốc gia trong vùng. “Một tinh thần Sông Mekong” chỉ có thể hình thành qua những trao đổi và đối thoại, để từ đó tiến tới những “trách nhiệm liên đới” bảo vệ hệ sinh thái của dòng sông như mạch sống của bao nhiêu  triệu cư dân cư trong vùng.Cuốn Mekong – The Occluding River ngoài đối tượng là giới độc giả tiếng Anh quan tâm tới “thiên nhiên / nature”, “môi trường / environment” và “du lịch sinh thái / ecotourism,” cuốn sách còn đặc biệt nhắm tới những thành phần độc giả chọn lọc, đang có liên hệ điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp, xa gần có quyết định ảnh hưởng tới vận mệnh của dòng sông Mekong
  • Truyện ngắn Thạch Lam, MỘT CƠN GIẬN.
    Một buổi tối mùa đông, chúng tôi ngồi trước lò sưởi, trong một căn buồng ấm áp. Tự nhiên trong câu chuyện, một người nói đến những cơn giận tự nhiên đến tràn ngập cả tâm hồn ta và có khi gây nên nhiều cái kết quả không hay. Rồi mỗi người đều bày tỏ ý kiến riêng của mình. Anh Thanh, từ nãy đến giờ vẫn lặng yên có vẻ trầm ngâm, cất tiếng nói:- Sự giận dữ có thể sai khiến ta làm những việc nhỏ nhen không ai ngờ. Tôi biết hơn ai hết, vì chính tôi đã trải qua sự đó. Tôi sẽ kể các anh nghe một câu chuyện mà cái kỷ niệm còn in sâu trong trí nhớ tôi. Cũng một buổi chiều mùa đông như hôm nay, tôi ở tòa báo ra về, trong lòng chán nản và buồn bực. Có những ngày mà tự nhiên không hiểu tại sao, ta thấy khó chịu, và hay gắt gỏng, không muốn làm việc gì. Tôi đang ở vào một ngày như thế mà chiều trời hôm ấy lại ảm đạm và rét mướt càng khiến cho cảm giác đó rõ rệt hơn.
  • • Mỗi tuần một khuôn mặt văn học: Dương Hùng Cường [1934- 1987]
    Nếu chàng Trương Chi đẹp trai.../ Dương Hùng Cường viết bài này và bí mật gởi ra nước ngoài; bài đã đăng trong báo Nhất Việt ở Paris số tháng 4-1982, viết về mối tình Trương Chi và Mị Nương. Suy nghĩ của ông về ngày 30 tháng 4 như sau: Cái ngày 30/04/1975 đã làm thay đổi cả một hệ thống tư tưởng, suy nghĩ, hành động của một giai cấp được đặt lên đỉnh cao trung kiên, thì dù ai muốn nói thế nào cũng mặc, tôi vẫn cho ngày 30/04/1975 là ngày chúng ta đại thắng.”
  • • Lê Tất Điều: Một khám phá hão huyền, bịa đặt: “SÓNG HẤP LỰC”
    Trung Tâm quan sát, nghiên cứu Sóng Hấp Lực (gravitational waves) bằng tia Laser “Laser Interferometer Gravitational-Wave Observatory” (viết tắt LIGO) xây dựng cách đây hơn 30 năm, tốn 600 triệu. Hoạt động từ ngày ấy, tốn thêm khoảng năm trăm triệu nữa, không phát giác được cái gì. Nhưng lúc sắp sập tiệm, LIGO thình lình công bố đã bắt được “Sóng Hấp Lực” lan tỏa ra khi hai Hố Đen sát nhập thành một. Chuyện “nhập một” này, cũng theo LIGO, xảy ra cách Trái Đất hơn một tỉ năm ánh sáng. Thế giới khoa học chấn động. LIGO thắng lớn, lãnh nhiều giải cao quý, và cuối cùng đoạt luôn Nobel 2017.
  •  • Trần Văn Chi: Gia Định Báo
    Tuy được đào tạo rất hệ thống của giáo hội Cơ Đốc giáo từ nhỏ trong nền văn hoá phương Tây, song Trương Vĩnh Ký vẫn có một căn cơ khá bền vững về văn hoá dân tộc, đặc biệt là truyền thống văn hoá ở Nam Kỳ.   Là nhà trí thức  nổi tiếng thông minh và uyên bác, trong quá trình phục vụ cho chính sách của "tân trào" cũng đã tạo ra nhiều công trình học thuật và văn hoá theo tinh thần "tân học", về nhiều mặt có phần tân tiến và cập thời hơn các nhà trí thức "cựu học". Rõ rệt nhất là vai trò của ông trong việc sử dụng và phổ biến chữ quốc ngữ, lúc ban đầu là công cụ của thực dân song về sau trở thành công cụ của nền văn hoá hiện đại Việt Nam.
  • Tưởng Nhớ Nhà Văn Nguyễn Thị Vinh (1924-2020)
    Nhà văn Nguyễn Thị Vinh, nhân vật cuối cùng của Tự Lực Văn Đoàn vừa qua đời ngày 8 tháng 1 năm 2020 tại Na-Uy. Hưởng thọ 97 tuổi.Bà Nguyễn Thị Vinh, 1 trong 3 thành viên cuối cùng của Tự Lực Văn Đòan. Năm 1933 Tự Lực Văn Đòan chính thức thành lập gồm có: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ) về sau thêm Xuân Diệu, Trần Tiêu, và còn một số nhà văn cộng tác chặt chẽ với văn đoàn này là: Trọng Lang, Huy Cận, Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ…
  • Một bài thơ hay của CAO TẦN: Mùa Đông
  • •  Biên Khảo, Lạp Chúc Nguyễn Huy: CÂY KIỂNG  Trong Văn hóa Việt 
    Việt Nam nằm trong vùng văn hóa Viễn Đông bao gồm Trung Hoa, Nhật, Đại Hàn, Việt Nam… nên văn hóa Việt được phủ một lớp vernis dầy của tam giáo (Lão, Khổng, Phật). Chỉ cần bước vào trong căn nhà Xuyên Trính cổ truyền trên đồng bằng Cửu Long là nhìn thấy vũ trụ quan Thái Cực, Âm Dương, Ngũ Hành của Lão Giáo trong các thành phần của sườn nhà:- Cây đòn dông ở đỉnh mái tượng trưng cho Thái Cực, tiếp theo là hai cây đòn tay biểu tượng cho âm dương, cột tròn (dương) đứng trên tán vuông (âm), bộ chày tròn (dương) ngồi trên cái cối vuông (âm) đặt trên cây trính xuyên ngang hàng cột tiền hậu… - Nhìn lên bàn thờ gia tiên kê ở gian giữa, lư đồng biểu tượng cho Thái Cực, hai chân đèn hai bên là hình ảnh âm dương, đông bình (cắm hoa) là dương, tây quả (âm) tức mâm ngũ quả (ngũ hành), 3 chén nước (Tam Tài : Thiên, Địa, Nhân)
  • • Từ Thức: Một năm ngày TÔ THUỲ YÊN từ trần.
    Những lúc lạc lõng, không biết mình đang ở đâu, đi đâu, nhiều người quay về với thơ phú, với thi sĩ. Nhất là những thi sĩ, ngoài cái ngổn ngang tâm sự riêng, còn chia cái đau chung của đồng bào, của dân tộc. Còn là chứng nhân của một cơn ác mộng, một thời đại khủng khiếp. Như Tô Thuỳ Yên.Nếu tình yêu dễ diễn tả qua thơ hơn là văn vần, hơn là diễn văn, cái đau thương uất nghẹn cũng vậy. Phải bao nhiêu trang mới nói được tất cả cái đau đớn trong 2 câu thơ Tô Thuỳ Yên, diễn tả cuộc chạy giặc:Xứ khổ, gây chi mùa thảm khốc/Hỡi ơi trời đã bỏ rơi dân /Hay tia hy vọng le lói trong bể khổ: Xin cám ơn hoa đã vì ta nở/ Thế giới vui vì những chuyện lẻ loi/ 
  • • Phan Nhật Nam CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SĨ, TỪ MIỀN NAM, của SAIGON, bai số 3
    Có một điều tưởng như thừa nhưng cũng cần phải nói ra. Những đoạn viết ngắn sau hoàn toàn không do cảm tính “yêu/ghét”, cũng không là đánh giá về “văn nghiệp, tác phẩm” của những niên trưởng, huynh đệ, bằng hữu xa gần ấy mà chỉ là nét đúc kết tổng quát về họ (phản ảnh chủ quan trong anh) qua hiện thực thuần thành chính xác nhất - Chữ Viết, Nét Vẽ, sắc màu của chính họ - Tên là sao nghĩa là vậy. Chữ viết như thế nào/Vẽ như thế nào/Sống như thế ấy.
  • Xem tranh BÙI XUÂN PHÁI minh họa thơ HỒ XUÂN HƯƠNG
    Đó là bộ tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ theo ý thơ của Hồ Xuân Hương, được cố danh họa thực hiện từ năm 1982 đến 1986. Bộ tranh này hiện do người con trai của ông là họa sĩ Bùi Thanh Phương lưu giữ. Gầy đây, nhiều tác phẩm trong bộ tranh đã được giới thiệu trên mạng.
  • • Nguyễn Dư, Nguyễn Khuyến  đi xem Hội Tây
    Hội Tây là ngày kỷ niệm cách mạng tư sản Pháp thắng lợi. Hồi Pháp thuộc, hàng năm cứ đến ngày 14 tháng 7 (kỷ niệm ngày nhân dân Pháp phá ngục Bát-ti năm 1789) chính phủ thực dân tổ chức ngày hội rất linh đình khắp các tỉnh lỵ, nhất là ở Hà Nội thì tổ chức lại rầm rộ hơn. Quanh hồ Hoàn Kiếm, chúng tổ chức các trò chơi rất đê tiện như liếm chảo, chọc thùng, leo cột mỡ v.v... để làm trò mua vui cho mọi người [1]. Hội Tây của Nguyễn Khuyến rất linh đình, vui vẻ. Có pháo reo, cờ kéo, đèn treo. Có bơi trải, hát chèo. Có cả đánh đu, leo cột mỡ. Linh đình, tưng bừng đến độ làm cho nhiều người phải phân vân, tự hỏi không biết Nguyễn Khuyến đi xem Hội Tây ở đâu, năm nào? 
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top