-
Mai Thảo: Những tháng cuối cùng của VŨ HOÀNG CHƯƠNG
Lời Tòa soạn: Theo danh sách được Ủy ban Nobel vừa được công bố sau 50 năm giữ kín do quy định, thi sĩ Vũ Hoàng Chương là một trong 100 nhân vật được đề cử giải Nobel Văn chương năm 1972. Viện Hàn lâm Thụy Điển ghi rõ rằng Vũ Hoàng Chương là Chủ tịch Hội Văn bút Việt Nam và người giới thiệu là Thanh Lãng. Nhà văn Mai Thảo thuật lại trong bài “Mấy tháng cuối cùng với Vũ Hoàng Chương” dưới chế độ Cộng sản Việt Nam như sau:Vượt qua cây cầu Calmette soi bóng trên một con kinh tù đọng, con kinh chạy dọc theo vùng ngoại vi tràn lan náo nhiệt nhất của Sài Gòn là khu Chương Dương, Ông Lãnh, chiếc xe đạp lọc cọc chở tôi đi trên một mặt nhựa lồi lõm, đụng tới tòa nhà xám bẩn của hãng làm phân bón thì rẽ trái và lăn vào một con đường trải đá xanh. Chiếc xe chở tôi rẽ phải trên một con đường nhỏ, yên tĩnh, rẽ trái vào một con đường nhỏ yên tĩnh nữa, rồi tới một đầu ngõ khuất khúc. Tôi xuống xe, dắt bộ tới cuối ngõ, tới trước một căn nhà gỗ hai tầng. Đẩy một cánh cổng khép hờ đi vào, tôi đã tới Gác Bút của Vũ Hoàng Chương.
-
Khuất Đẩu: ĐỂ TANG CHO SÁCH
Bà tôi thường than thở, hết một nửa cơ nghiệp của nhà này đã tan tành theo sách. Một nửa cơ nghiệp nói cho to, cho xứng với nỗi đau tiếc của của bà, chứ thực ra chỉ vài trăm cuốn sách của ông tôi thôi. Có điều, đó không phải là những quyển sách bèo nhèo giấy rơm thô kệch, đang tràn ngập trong các hiệu sách, trong trường học và trong thư viện. Chưa nói tới nội dung, chỉ mới lật qua vài trang mờ nhoẹt vàng đục với những con chữ ốm o đói khát như những người bị sốt rét rừng là đã thấy chán lắm rồi.
-
Đỗ Đức Thu, Anh Thuỳ
Đi đưa đám ma anh Thùy về, tôi tự thấy bâng khuâng và vơ vẩn. Không phải buồn, không phải thương: nhưng là một cảm giác chán nản về mệt mỏi, như khi người ta thấy chung quanh mình trống rỗng, những quan niệm của mình đổ sụp, những tín ngưỡng bỗng nhiên không còn nghĩa lý gì.
-
Ngày Tết đọc lại: GS. Võ Thu Tịnh: Hòa nhi bất đồng giữa PHAN BỘI CHÂU và PHAN CHÂU TRINH
Khi tân thư Tàu được lan truyền sang nước ta, các nhà khoa bảng Việt hưởng ứng theo để khởi xướng hai phong trào duy tân quốc gia đầu tiên và song hành: 1- "Việt Nam Duy Tân Hội" của nhóm Phan Bội Châu, Nguyễn Thành (1904) 2- "Phong Trào Duy Tân" của nhóm Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng (1904)
-
Vĩnh Đào: CUNG TRẦM TƯỞNG VÀ PHẠM TRỌNG CẦU, chính sách văn hoá nhân văn của VNCH
Do chính sách văn hoá nhân văn và cởi mở của VNCH ngay trong lúc đang diễn ra một cuộc chiến khốc liệt nhất, một chính sách phục vụ cho một nền văn hoá nhân bản đích thực, không để cho hận thù và ý thức hệ chính trị chi phối.mà các bài hát của Phạm Trọng Cầu còn được nhớ đến, cũng như những thơ văn tiền chiến hay thời kháng chiến chống Pháp của Xuân Diệu, Huy Cận, Quang Dũng, Hữu Loan… những ca khúc tình cảm hay chiến đấu của Phạm Duy, Đoàn Chuẩn, Nguyễn Văn Tý, Văn Cao, Lưu Hữu Phước… vẫn được tự do phổ biến và thưởng thức, dù tác giả còn sống hay đã chết, đang sống ở miền Nam hay miền Bắc.
-
Truyện Carlos Fuentes, Phạm đức Thân dịch: NỮ HOÀNG BÚP BÊ
Carlos Fuentes (1928 - 2012) là nhà văn Mexico kiệt xuất, cùng với G. Garcia Marquez (Colombia) Mario Vargas Llosa (Peru) Julio Cortazar (Argentina) thập niên 1960 tạo nên "bùng nổ" văn học Mỹ Latin khiến thế giới chú ý, với văn phong hiện thực huyền diêu (magic realism) kết hợp hiện thực với huyễn tuởng, huyền thoại phong phú của Mỹ Latin. Nữ Hoàng Búp Bê là truyện ngắn nhưng khó đọc vì chứa đựng nhiều đặc điểm của văn phong truyện dài của C. Fuentes. pha lẫn thực tại và huyễn tuởng, xáo trộn thời gian, độc thoại nội tâm, dòng ý thức, liên tiếp thay đổi cương vị thuật sự, nhiều sử dụng ngũ quan để miêu tả, đôi khi khác lạ bất ngờ (nhìn nhạc, nghe vị, sờ mùi...),
-
Võ Kỳ Điền: Câu Chuyện Ngày Xưa
Buổi sáng hôm đó, tôi và người bạn thân đến nhà cụ Diễn trên một gác nhỏ, trong hẻm đường Hiền Vương. Tôi đang rảnh, Thâu cũng vậy, hai đứa đi loanh quanh trên đường phố Sài Gòn quen thuộc, đã mõi chân nên khi ăn uống xong xuôi, Thâu chợt đề nghị coi bói cho biết tương lai.
-
Phan Lạc Phúc, THI VĂN TAO ĐÀN NGÀY XƯA
Đầu năm 1956 tôi từ biệt nghề “chiến binh lội ruộng” về Phòng 5 bộ Tổng tham mưu làm sĩ quan thông tin báo chí. Lúc bấy giờ tôi chưa có vợ con gì, khoác cái ba lô lên lưng là có thể đi cùng trời cuối đất.Về Sài Gòn chưa biết ở đâu, tôi sáp vô ở với bạn cũ Thanh Nam ở ngõ Nancy (đường Phan Văn Trị). Tôi và Thanh Nam chơi với nhau từ khi tôi từ ngoài khu về Hà Nội ăn dầm nằm dề trên căn gác phố hàng Bông nhà Nguyễn Thiệu Giang, tập tọng làm văn nghệ văn gừng dưới sự hướng dẫn của đàn anh Đinh Hùng. Trong nhóm chúng tôi ngày ấy ngoài Thanh Nam, Nguyễn Thiệu Giang còn có Nguyễn Minh Lang, Phan Nghị, Huy Quang Vũ Đức Vinh, những người Thanh Nam nhắc đến trong Bài hành tuổi 40 vài chục năm sau
-
Đỗ Trường: CAO XUÂN HUY, Người Không Thể Thoát Ra Khỏi Cuộc Chiến
Cao Xuân Huy sinh năm 1947 tại Bắc Ninh. Năm 1954, ông theo mẹ di cư vào Nam. Tốt nghiệp tú tài, năm 1968 ông vào lính. Tháng 3- 1975, Cao Xuân Huy bị bắt tù cải tạo. Năm 1982 ông vượt biển, và định cư tại Hoa kỳ. Ông mất năm 2010 bởi căn bệnh ung thư.Cũng như nhà thơ người lính Nguyễn Bắc Sơn, Cao Xuân Huy có người cha ở bên kia của chiến tuyến. Nhưng Cao Xuân Huy không hề có mâu thuẫn nội tâm, do dự trên đầu súng như Nguyễn Bắc Sơn. Với ông, có sự phân định trách nhiệm rạch ròi của người lính. Tuy nhiên, suốt những năm tháng dài cầm súng, nhất là những ngày đầu năm 1975 buộc người lính phải buông súng, di tản, luôn làm cho Cao Xuân Huy day dứt khôn nguôi. Một câu hỏi, suốt những năm tháng tù đày, và nơi đất khách Cao Xuân Huy mải miết đi tìm, song dường như, không lời giải đáp? Và đó cũng là mục đích, tư tưởng trải dài trên những trang viết của nhà văn Cao Xuân Huy.Cao Xuân Huy đến với văn thơ khá muộn, viết ít, và rất chắt lọc. Cùng với Vài Mẩu Chuyện, Tháng Ba Gãy Súng là tác phẩm chân thực, gây tiếng vang làm nên chân dung nhà văn tài hoa dân dã Cao Xuân Huy. Nó là một trong những tác phẩm hay và đặc sắc nhất viết về chiến tranh của nền văn học Việt Nam.
-
Truyện Murakami Haruki Phạm Vũ Thịnh dịch, Máy Bay
Anh và nàng suy nghĩ cùng một điều. Về chuyện máy bay. Về chuyện lòng anh đang ở sâu trong rừng rậm mà chế tạo máy bay. Về chuyện máy bay bao lớn, hình dáng ra sao, sơn màu gì, bay đi đâu. Về chuyện ai đi máy bay ấy. Về chiếc máy bay đang âm thầm chờ đợi người nào đó, trong rừng sâu.Rồi một lúc sau, nàng lại khóc. Lần đầu tiên nàng khóc hai lần trong một ngày. Và cũng là lần cuối cùng. Đối với nàng, đó là chuyện đặc biệt gì đấy. Anh dang tay qua bàn, chạm nhẹ tóc nàng. Có cảm xúc thật sống động thế nào ấy. Cứ như chạm vào chính cuộc đời, thật cứng, thật trơn, mà cũng thật xa xôi.Anh nghĩ. Ừ, thời ấy, tôi đã nói một mình như đang đọc thơ ấy.
-
Thơ Trần Vấn Lệ, Kinh Tế Mới
Lanh chia khắp bốn trời, mây trôi đâu không thấy!/ Ngộ ghê! Dòng sông chảy, không ếch nhảy lên bờ/ Không có gì là thơ như con sông Nam Định!Ông Tú Xương yên ngủ hơn trăm năm nay. Buồn! / Ông ngủ đi, ngủ luôn! Ông ngủ đi, ngủ luôn, / Quê Hương mặc kệ, chó tru mặc kệ trăng...!
-
NGUYỄN VĂN SÂM, 40 Năm 70 Truyện Ngắn
Văn chương Nguyễn Văn Sâm tưởng chừng theo truyền thống viết-như-nói khởi từ trường phái Trương Vĩnh Ký, qua Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc đến Võ Kỳ Điền, Nguyễn Tấn Hưng thời hiện đại. Khởi sáng tác cùng thời với hai nhà văn sau, nhưng các truyện ngắn của Nguyễn Văn Sâm nếu đọc kỹ mới thấy ông đi xa hơn: ông viết như nghĩ và dùng ngôn ngữ nói để làm văn chương. Ông hấp dẫn người đọc bằng các chi tiết ly kỳ xen kẽ với lối nói, lối suy nghĩ của các nhân vật đa dạng nhưng tiêu biểu cho "miệt vườn". (Nguyễn Vy Khanh)
-
Phan Lạc Tiếp: NGUYÊN SA - HÀ NỘI
Nhưng điều mà tôi ghi nhớ và ân hận là việc này. Chính nơi hội tụ của 6 con đường trước cửa nhà Hát Lớn này là một nơi đã diễn ra một biến cố lịch sử. Biến cố ấy đã mở đầu cho một cuộc chiến tranh dài và đau khổ của người Việt chúng ta. Chính nơi này, nếu đứng trên gác nhà anh Nguyên Sa nhìn xuống thì rõ mồn một. Hôm 18 tháng 8 năm 1945, hầu như toàn thể công chức và sinh viên Hà Nội đã có cuộc biểu tình lớn tại đây để bày tỏ lòng trung thành và ủng hộ chính quyền Trần Trọng Kim trong việc yêu cầu Nhật trả lại độc lập cho người Việt. Cuộc biểu tình to lớn, đã không bị lính Nhật đàn áp như nỗi lo sợ của nhiều người, vì thế hôm sau 19 tháng 8 năm 1945 vẫn thành phần trên, và được rất đông đồng bào Hà Nội ủng hộ. Họ đã kéo về đây để biểu dương lực lượng. Nhưng trước biển người hiện diện, bỗng có sự rối loạn nhỏ tại diễn đàn. Có vài phát súng lục nổ. Và bỗng từ từ lầu 2 của Nhà Hát Lớn, một lá cờ đỏ sao vàng vĩ đại che kín suất cả khuôn cửa lớn của từng hai phủ xuống lầu một. Và trên diễn đàn bỗng náo nhiệt, và rồi sau là lời nói: "Đây là mặt trận Việt Minh..." Các lá cờ đỏ sao vàng cầm tay được phân phát lác đác và cả biển người thành ra cuộc nổi dậy của Việt Minh. Chính giáo sư trường Kỹ Nghệ Hà Nội, ông Nguyễn Văn Luân, người làng tôi, làng Nủa, là người đã xách cái va li đựng lá cờ ấy treo và thả xuống trước mặt tiền Nhà Hát Lớn Hà Nội. Sai một li đi một dặm là ở chỗ này..
-
Nguyên Lạc, ĐỐ KIỀU
Truyện Kiều càng được đông đảo người đọc say mê thì thuộc Kiều cũng là niềm tự hào của người Việt. Dân Việt thường đố nhau xem ai thuộc kỹ cuốn truyện, nghĩa của từng chữ, tình ý của từng câu. Lại còn đố nhau về vị trí của chữ này, số lượng của chữ kia trong toàn bộ Truyện Kiều…Đố Kiều là một hình thức tiếp nhận Truyện Kiều sinh động và độc đáo. Đố Kiều có thể có hai loại: mượn Kiều để đố và đố về Truyện Kiều.
-
Lê Tất Điều: Cứu cấp một phương trình toán học thân quen
Hôm nay, rủ bạn đi cứu khốn, phò nguy. Ta ra tay cứu một phương trình toán học đang lâm cảnh ngặt nghèo. Nó bị tình nghi sẽ phạm tội phá hoại dẫn tới sát nhân. Nếu được minh oan, hoàn toàn vô tội, thì lại lập tức lãnh án… tử hình.Đó là phương trình: Đường dài bằng vận tốc nhân với thời gian: D = v t, vô cùng quen thuộc.Phương trình tầm thường, giản dị, khi cần tức khắc đến nhanh như trực giác. Luôn luôn cho kết quả chính xác. Đến với ta từ bậc tiểu học, ở cùng ta suốt đời. Và ở cùng nhân loại cho đến ngày tận thế. Vậy mà, mầm tai vạ đã nảy sinh từ năm 1905, khi Einstein khám phá được thuyết Tương Đối Đặc Biệt (TĐĐB) chứng minh rằng thời gian giãn nở được.Lúc đó, không một ai nhìn thấy cái tương lai tối thui, đầy chông gai, mìn bẫy chờ đợi “cô Phương Trình” – cứ gọi thế cho nó thân thương, dễ hăng say cứu giúp.
-
Ngô Thế Vinh: 100 Năm Sinh Hoạ Sĩ Tạ Tỵ Và Giấc Mộng Con Năm 2000
Tôi thường nghĩ, nước Việt Nam dù dưới chủ nghĩa nào cũng chỉ tạm thời, cái Vĩnh Viễn là mảnh đất do tất cả Dân Tộc dựng nên, cái đó mới tồn tại lâu dài, Vĩnh Viễn! Tôi nhìn mãi tấm hình chiếc cầu Mỹ Thuận, lòng thấy vui vô cùng. Thế là người Việt Nam thoát được cái cảnh “sang sông” phải lụy phà… Chúng tôi nhất quyết về Việt Nam dù không biết phía trước cái gì sẽ xảy ra cho mình. Nhưng dù sao, tôi cũng muốn an nghỉ ở Việt Nam nơi mình đã sinh ra và đã sống 60 năm trời! Tạ Tỵ [thư gửi Ngô Thế Vinh viết ngày 29.2 & 27.7.2000]
-
Ngô Thế Vinh, In Retrospect Nguyễn Văn Trung Nhìn Lại Một Hành Trình Trí Thức Lận Đận
Nguyễn Văn Trung sinh ngày 26-9-1930, tại làng Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; còn có bút hiệu là Phan Mai và Hoàng Thái Linh. Xuất thân trường Dòng Puginier và chủng viện Hoàng Nguyên trước khi chuyển qua học Chu Văn An, Hà Nội. Từ 1950 đến 1955 ông được gửi đi du học Âu châu, ban đầu ở Pháp rồi qua Bỉ, đậu cử nhân triết học Đại học Louvain, Bỉ. Năm 1955 về Sài Gòn dạy trường trung học Chu Văn An, và sau đó là Đại học Huế.
-
Lê Tất Điều, Mơ Giấc Mộng Dài
Không biết trăm, ngàn năm nữa, nhân loại còn có cơ may gặp lại một thiên tài như Albert Einstein? Cụ là bậc thần thánh trong ngành Vật lý học, ngàn năm một thủa giáng trần để nâng cao tầm hiểu biết của con người lên một tầng cao chót vót. Vậy mà kẻ phàm phu này, có một thời gian dài, cứ nghi ông cụ vì vô tình, hoặc đãng trí, đã tỏ ra thiếu tinh thần trách nhiệm.Trách nhiệm với chính một sản phẩm của mình, với những ai tin dùng nó.
-
GS Phạm Cao Dương, THỜI ĐẠI CỦA NGUYỄN DU VÀ THỜI ĐẠI CỦA CHÚNG TA
Trong lịch sử Việt Nam từ Thế Kỷ 19 trở về trước, không có thời kỳ nào đen tối hơn thời kỳ của những năm cuối cùng của thời Lê Mạt và trong toàn bộ lịch sử Việt Nam, không có thời nào suy đốn và nhiều bạo lực hơn thời kỳ sau năm 1945. Nguyễn Du đã sống trong những năm cuối cùng của thời Lê Mạt và chúng ta đã sống trong những chục năm sau Thế Chiến Thứ Hai.
-
Hoàng Dược Thảo, Trần Cao Lĩnh (1927- 1989) như tre, như dừa, như làng xóm quê hương...
Ấn bản Sài Gòn Nhỏ đầu tiên tại Orange county, California số 6, tháng 9 năm 1985, tôi viết một bài tùy bút về tiếng mưa. Trong đó tôi nhắc đến một người bạn lớn tuổi nói về tiếng mưa. Anh bảo: Tiếng mưa phải dội vào tàu lá chuối mới là tiếng mưa quê nhà. Người bạn lớn tuổi đó là ông Trần Cao Lĩnh.
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều. Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.
Email: saigonweeklyonline@gmail.com
Thư từ bài vở: 702-389-5729
Quảng cáo: 702-630-0234
Hotline: 702-426-4404