• Thơ Trần Kiêm Đoàn: ĐIỆU THU HỀ LẠC PHÁCH
    Thu bên ni nhớ Thu bên nớ / Nghe Thu vàng Huế vẫn rất xanh /Gió heo may chưa mang về bão tố /Vạt áo dài em bay qua cổng hoàng thành
  • ​​​​​​​Thơ  và truyện Trần Hoài Thư
    TỪ NHỮNG CƠN MƯA TA ĐÃ CÓ MẶT BÊN BẠN  BÈ, bằng hữu. Từ những cơn mưa ta đã có mặt bên đồng đội của mình. Và cũng từ những cơn mưa, ta có mặt bên em, để ta còn hiểu đôi khi nước mưa ngọt ngào như giọt lệ. Ôi những cơn mưa từ trời. Nhưng vẫn có những cơn mưa từ lòng, từ mắt, từ môi. Cám ơn một người nữ. Cám ơn em dịu dàng mang cho anh từ tâm từ lượng. Cám ơn em rót xuống đời gian khổ những giọt nứơc cam lồ. 
  • NGÔ THẾ VINH, Trần Hoài Thư Và Ngọc Yến Với Con Chim Chằng Nghịch Và Nỗi Nhớ Quê
    Lời Dẫn Nhập: Trần Hoài Thư là một tên tuổi có trong danh sách các tác giả của Tuyển Tập Chân Dung VHNT & VH II, nhưng cũng để thấy rằng đây là một chân dung văn học rất khó viết, do đã có quá nhiều người viết về đủ mọi khía cạnh của THT. Hơn thế nữa cuộc đời và sự nghiệp của THT quá phong phú nên với một bài viết dù chỉ là phác thảo cũng vẫn là một thiếu sót. Gần đây, qua bao nhiêu biến cố dồn dập trong cuộc đời Trần Hoài Thư, đã đến lúc không thể không có một bài viết về người bạn văn, như một tấm thiệp mừng 50 năm ngày cưới – 50th Gold anniversary của đôi vợ chồng Nguyễn Ngọc Yến – Trần Hoài Thư, một “đám cưới nhà binh” của thế kỷ, với  rất nhiều hạnh phúc cùng với nhiều khổ đau khi cả hai sắp bước vào tuổi 80. Cũng nhân đây, có một gợi ý với các bạn trẻ trong và ngoài nước đang chuẩn bị luận án tiến sĩ văn học, thì chân dung văn hoá của Trần Hoài Thư cùng với nỗ lực phục hồi Di Sản Văn Học Miền Nam 1954 – 1975 là một đề tài vô cùng phong phú và hấp dẫn, rất xứng đáng để các bạn khám phá và dấn thân vào. Các bạn cũng không còn nhiều thời gian – nói theo cách ví von của nhà văn trẻ Trần Vũ, chiếc kim đồng hồ trên tay anh Trần Hoài Thư đã chỉ 12 giờ kém 5 phút sắp qua nửa đêm và chỉ sau năm phút phù du đó, khi Trần Hoài Thư trở thành “người của trăm năm cũ”, tất cả sẽ bị lớp bụi thời gian mau chóng phủ mờ.  
  • Thơ Thụy Châu, DẪU THẾ NÀO CHĂNG NỮA
  • Nguyên Hương, TIẾNG HUẾ - TIẾNG MƯỜNG CÂY ĐA BẾN CỘ
    C ó những từ cổ thông dụng trước đây, đặc biệt từ vùng đất Thanh-Nghệ xa xưa gọi là vùng ngôn ngữ biệt lập (Isolement Linguistique)đến vùng Bình - Trị - Thiên, những từ cổ thông dụng ngày xưanhưng ngày nay nhắc lại có vẻ xa lạ đối với thế hệ trẻ nước ngoài. Với ngườilớn tuổi trái lại; tùy theo địa vực, mức độ phát âm khi nặng khi nhẹ khácnhau, nhưng nghe xong mọi người hiểu nhau dễ dàng. Không những vài batiếng mà cả câu dài nặng trĩu âm giọng “khó nghe”. Ngoài ra, tiếp cận mộtsố từ cổ
  • Thinh quang, QUẢ BẦU SINH RA TRĂM HỌ
    Gần đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy có sự liên hệ giữa nền văn hóa An Độ với các quốc gia Vùng Đông Nam A. Sự liên hệ không phải mới phát xuất từ các thế kỷ gần đây mà đã hiện hữu từ ngày các nhà hàng hải Ấn độ thời các vương quốc này có sự giao thương với các quốc gia lân cận.
  • Ngô Thế Vinh: Đến Với Linh Bảo Từ Gió Bấc Tới Mây Tần  
    Nhà văn Linh Bảo vừa qua đời vào sáng sớm ngày 22.4.2024 tại tư gia ở thành phố Westminster, Nam California, Hoa Kỳ. Chỉ mấy ngày trước đó, ngày 14.4.2024, là sinh nhật lần thứ 98 của nhà văn./ Bài dưới đây của nhà văn Ngô Thế Vinh viết cách đây bảy năm, chúng tôi đăng lại như một nén hương tưởng niệm người quá cố. (Saigon Weekly)
  • Sơn Nam, KHO VÀNG
    Nơi săn vàng nầy, về sau các nhà khảo cứu gọi là Óc Eo, theo tên có sẵn ở địa phương, được phỏng đoán là một thương cảng tấp nập, cách đây hơn ngàn năm, có thuyền ngoại quốc tới mua bán, từ Ấn Độ, Ba Tư. Các nhà khảo cổ hai ba năm sau mới hay biết. Thật ra, đó là công trình phát giác của lũ trẻ chăn trâu. Trâu đạp xuống bùn, sâu năm sáu tấc. Mưa tuôn xuống làm trôi bùn, đưa ánh vàng ra dưới mặt trời, phát hiện báu vật ngủ yên trong lòng đất từ bao đời.
  • Liễu Trương, NGUYỄN ĐÌNH TOÀN Và Nghệ Thuật Làm Mới Tiểu Thuyết
    Đề tài rời xa Hà Nội, rời xa quê hương miền Bắc, ngày đất nước chia đôi do hiệp định Genève ký kết năm 1954, đã đi vào âm nhạc và văn chương miền Nam. Đặc biệt về văn chương đã có những truyện như Đêm Giã Từ Hà Nội (1955) của Mai Thảo, Bếp Lửa (1957) của Thanh Tâm Tuyền, Siu Cô Nương (1958) của Mặc Đỗ, Màu và Sắc (trích tập Thử Lửa, 1962) của Thảo Trường, v.v… Qua năm 1972 lại có tiểu thuyết Áo Mơ Phai của Nguyễn Đình Toàn. Đề tài được các tác giả khai thác theo ý hướng và nghệ thuật của mỗi người.
  • Đọc văn Nguyễn Đình Toàn, Áo Mơ Phai
    Áo Mơ Phai là dự cảm về một thành phố Hà Nội sắp mất, Đồng Cỏ là một tác phẩm khác dự báo một Sài Gòn sắp mất. Nguyễn Đình Toàn mẫn cảm với thay đổi thời tiết cũng như với những biến chuyển của lịch sử. Dự cảm hay trực giác của nhà văn đi trước tấn thảm kịch, đi trước những đổ vỡ chia ly đã mang tính tiên tri. Đọc văn Nguyễn Đình Toàn, để sống với Hà Nội những ngày sắp mất nhưng cũng không bao giờ mất qua hơn 300 trang sách Áo Mơ Phai (Ngô Thế Vnh)
  • NGÔ THẾ VINH, PHÙ NAM TECHO CON KÊNH LỊCH SỬ
    Hun Sen đã chính thức chuyển quyền cho con từ ngày 22/8/2023. Tuy Hun Manet là Thủ tướng mới nhưng Hun Sen vẫn có một ảnh hưởng gần như tuyệt đối từ phía sau hậu trường. Hun Sen viết trên trang Facebook – “Đây chưa phải là kết thúc. Tôi còn tiếp tục phục vụ ở những cương vị khác ít nhất cũng tới năm 2033” (tức là mười năm nữa, lúc đó Hun Sen 81 tuổi). Tìm hiểu về giới lãnh đạo bao gồm hai thế hệ Cha và Con của chính trường Cam Bốt hiện nay và ít ra trong 10 năm tới thiết nghĩ là điều rất cần thiết.
  • Ngô Thế Vinh: Từ Đế Chế Phù Nam – Khmer Tới Con Kênh Lịch Sử Funan Techo Của Vương Quốc Cam Bốt
    Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng.(1) [trích Thông Báo của Cambodia gửi Ủy Ban Thư Ký Sông Mekong]  
  • Ngô Thế Vinh, HÀNH TRÌNH ĐẾN TỰ DO NHÀ VĂN THUYỀN NHÂN MAI THẢO
    "Có lẽ một ngày nào đó Việt Nam sẽ tự do và tôi có thể trở về. Tôi đang hạnh phúc ở đây nhưng nội tâm thì rất buồn bã. Buồn cho dân tộc tôi. Tôi không biết liệu chúng tôi có còn một tương lai. Xa rời quê hương, thật khó mà duy trì truyền thống của chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy như bị đánh mất phần hồn."  Đã 36 năm kể từ ngày Mai Thảo trả lời cuộc phỏng vấn của Jane Katz 7.10.1980, hai năm sau ngày anh đặt chân tới Mỹ và cũng đã 18 năm kể từ ngày anh mất: Việt Nam vẫn chưa có tự do và thân xác anh thì nay đã vùi nông trên một lục địa mới rất xa với một nơi được gọi là quê nhà. NGÔ THẾ VINH
  • vũ hoàng chương, AI ĐIẾU ​​​​​​​NHẤT LINH – NGUYỄN TƯỜNG TAM
    Câu đối thứ nhấtSổ thập niên bút mặc thành danh, nhất khả đoạn nhị khả tuyệt, nhi tam bất hủ.Song thất dạ vân tiêu lạc phượng, tiền phong hóa hậu văn hóa, ư trung lập ngôn.Tạm dịch lấy ýTừ năm ba mươi ba (1933) bút mực đã thành danh, tuy bút có thể đoạn mực có thể tuyệt, mà vẫn danh kia bất hủ.Giữa ngày tháng bảy (7-7-1963) trời mây vừa rớt phượng, nhưng trước có phong hóa sau có văn hóa, đủ rồi phượng ấy lập ngôn.
  • lê tất điều, NGƯỜI ĐÀN ÔNG và NĂM ĐỨA CON
    Khi đến tạm trú ở ngôi trường tiểu học này ông ta đã có cái nhìn mệt mỏi, dại khờ. Ông sống với năm đứa con còn lại trên một chiếc chiếu rách vuông. Lớp học nhỏ chứa hơn hai chục gia đình, nhân số lên tới trăm người. Sự kèn cựa, xô đẩy luôn luôn xảy ra và cái chiếu thường bị đẩy từ góc này sang góc kia.
  • Thảo Trường, Từ Dưới Đỉnh Đồi Nhìn Lên Chân Núi
    Mười ba tuổi tôi bị văng ra khỏi gia đình, văng ra khỏi quê quán, tôi thất kinh chạy tán loạn theo đoàn người tản cư ra khỏi cái thị trấn tan hoang bình địa.Ban đêm quân trong rừng pháo kích như mưa rồi bộ đội nón cối xung phong ùa vào như đàn ong vỡ tổ tràn ngập thị trấn. Họ bắc loa phóng thanh tuyên truyền và lùng sục bắt những người lính quốc gia bắn chết tại chỗ hoặc trói dặt khuỷu tay dắt vào rừng. Ban ngày, gần trưa, đến lượt máy bay quốc gia oanh tạc rồi pháo binh bắn phủ khắp thị trấn, xong trực thăng chở quân lính đổ xuống, quân hai bên đối diện bắn nhau.
  • Thơ Trần Vấn Lệ
    California không phượng đỏ, chỉ phượng tím không hà!  Tên nó:  La Jacaranda... Tán lớn, có nhiều hoa, rụng, rơi thường bay xa... khi nào nhiều gió thổi.
  • Hồ Hữu Tường, Con thằn lằn chọn nghiệp
    Giữa một đường truông thăm thẳm, vắng vẻ và âm u, không một xóm nhà, ít người qua lại, có một cái am nhỏ. Am ấy mới cất, độ non ba năm thôi. Trong am, chỉ có một sư cụ già, thui thủi một mình, quanh năm chẳng được ai thăm viếng. Trước am, nơi giữa sân, chất sẵn một đống củi, vừa lớn, vừa cao ngất, củi sắp vuông vắn, thẳng thắn, dường như được săn sóc chẳng khác một vườn kiểng do một vị lão trưởng giả chăm nom.
  • Ngô Thế Vinh, Giấc Mơ Châu Thổ
    Ngày Nước Việt Nam 10/3/2023  Ngày Nước Thế Giới  22/3/2023Chẳng thể cứ tự hào Việt Nam nay là đất nước phát triển nếu như dân cư của cả nước vẫn phải sống với nguồn nước bẩn và một môi trường đầy ô nhiễm. “Không có kỹ nghệ không gian các quốc gia vẫn sống được, nhưng không thể sống nếu không có nước.” Oded Distel [chuyên gia về nước của Do Thái]Đề nghị chọn Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 là Ngày Nước Việt Nam / Vietnam Water Day. [Nhóm Bạn Cửu Long]
  • Mai Thảo: Tháng Giêng Cỏ Non
    Ngày ngả về chiều. Nắng vàng lụa. Xa xa từ những trung tâm thành phố, những tiếng ồn ào của một phiên chợ Tết vừa dâng lên. Tôi đi ra khỏi ngõ. Tôi cất tiếng hát nhỏ. Tôi nhớ đến tuổi thơ của tôi. Tôi đang đi trên đường tuổi thơ. Hình ảnh đoàn viên của gia đình anh Sạng, chiều nay đã gây cho tôi cái cảm giác ấm áp của đêm Giao thừa, của ngày mùng Một. Người ta đang tìm về nhau. Đông lắm. Người ta đang gặp lại nhau. Con người, dân tộc đang hồi xuân.
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top