Tuấn Anh TRẦN TRỌNG HẢI, Lý Bạch và Thanh Bình Điệu


Lý Bạch Thanh Bình Điệu

Tuấn Anh TRẦN TRỌNG HẢI





Đôi lời phi lộ
Bài Thanh Bình Điệu của Lý Bạch là bài thơ mà tôi thích nhất trong các bài thơ Đường. Kế tiếp mới tới bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu. Bài Thanh Bình Điệu này đã được chúng tôi bàn luận rất nhiều lần trong những buổi toạ đàm trong những đêm ngồi quanh vũng lửa trên rừng,  tại các trại tù cải tạo mỗi khi làm rẫy trong những vùng núi rừng đầy sơn lam chướng khí của Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái mà các vị Sĩ quan cao cấp lớn tuổi, kiến thức rất thâm nho như Đặng Vũ Ruyến, Hấu Cắm Pẩu, Hoàng tích Thông… đã bàn luận và phân tích.
Đến nay, tôi đúc kết lại và trinh bày ý và tứ của bài thơ này nhưng trong lòng tôi vẫn đắn đo suy nghĩ vì có thể là mình hiểu sai - vì những điều tôi hiểu - đã đi ngược lại với những lời thơ của các bậc tiền bối, như Trần Trọng Kim, Trần Trọng San, Ngô Tất Tố…  
Cách đây 3 tháng, sau khi tôi trình bày những ý kiến và suy nghĩ của tôi với một vị Cử nhân Văn Chương - Chủ bút Nguyệt San ĐOÀN KẾT –Austin Texas thì anh ấy bảo tôi rằng: “Nếu bạn nghĩ rằng mình có lý thì cứ mạnh dạn nói lên chứ đừng để nỗi ấm ức trong lòng mà lên tiếng hùa theo người khác”. 

Thế là tôi đánh liều hoàn chỉnh bài viết của tôi. 
Và duới đây là bản dịch bài thơ Thanh Bình Điệu chính thức của tôi. 
Rất mong đợi mọi phê bình và góp ý của các quý vị Giáo Sư, Học Giả... và các thân hữu. 
Và sau cùng, trân trọng cám ơn anh Chủ bút Nguyệt San ĐOÀN KẾT đã  nhắc tôi về bài thơ Chơi thuyền Hồ Tây của Nguyễn Khuyến. 

Trân trọng, 
Tuấn Anh TRẦN TRỌNG HẢI  tự   HaiJ
*
Thanh bình điệu 



Thanh bình điệu là một điệu nhạc danh tiếng được mọi người ái mộ dưới đời Đường. Theo Nhạc sử, trong năm Thiên Bảo, khi Lý Bạch ở toà Hàn Lâm, trong cung mới bắt đầu trồng một loài hoa mẫu đơn rất quý, được gọi là mộc thược dược. Tại đình Trầm Hương, người ta trồng bốn loại quý nhất vừa mới tìm ra. Ngày hoa nở đầu tiên, Đường Minh Hoàng đưa Dương Quý Phi đến thưởng hoa. Ban nhạc do nhạc trưởng Lý Quý Niên điều khiển, toan cất tiếng hát, Đường Minh Hoàng ngăn lại và nói: “Thưởng danh hoa, đối phi tử, sao lại dùng những bài hát cũ?” Rồi Minh Hoàng truyền Lý Quý Niên cầm giấy hoa vàng đòi Lý Bạch đến, bảo Lý Bạch làm ngay bài Thanh bình điệu. Bấy giờ Lý Bạch còn đang say rượu (có nơi nói Dương Quý Phi phải phun nước lạnh vào mặt mới bàng hoàng tỉnh lại) Lý Bạch liền vung bút viết ngay ba bài.
 
Thanh bình điệu   kỳ 1  
 
調          




 
Thanh bình điệu   kỳ 1
Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung,
Xuân phong phất hạm, lộ hoa nùng.
Nhược phi 
Quần Ngọc sơn đầu kiến,
Hội hướng 
Dao Đài nguyệt hạ phùng.




Bản dịch của Trần Trọng Kim

Mây tưởng áo xiêm hoa tưởng mặt
Được gió xuân khí chất tốt bừng
Trên Quần Ngọc đã thấy chăng
Hoặc Dao Đài gặp dưới trăng ngày nào


Bản dịch của Trần Trọng San

Mặt tưởng là hoa, áo ngỡ mây,
Hiên sương phơ phất gió xuân bay.
Nếu không gặp gỡ trên Quần Ngọc,
Dưới nguyệt Dao Đài sẽ gặp ai.

 
 
Bản dịch của Ngô Tất Tố: 
 
Thoáng bóng mây hoa nhớ bóng hồng,
Gió xuân dìu dặt giọt sương trong.
Ví chăng non ngọc không nhìn thấy,
Dưới nguyệt Dao Đài thử ngóng trông.


 
 

Nhận xét riêng của Tuấn Anh TRẦN TRỌNG HẢI:
Tất cả 3 kỳ Thanh bình điệu đều chỉ có một mục đích duy nhất là diễn tả nét đẹp của Dương Quý Phi mà không hề có bất cứ người đẹp nào có thể so sánh bằng.

Riêng 2 câu thứ 3 và thứ 4 của bản chữ Hán Kỳ 1 thì tôi hiểu rằng: 

Nhược phi  có nghĩa là: Nếu chẳng phải
Hội hướng có nghĩa là: Thì cũng là
Quần Ngọc: ám chỉ Đám người Tiên. (Người Tầu quan niệm Tiên ở trên đỉnh núi. Quần Ngọc không phải là tên một ngọn núi mà là Đám Người Tiên.)
Sơn đầu kiến có nghĩa là: Gặp ở trên đỉnh núi 
Dao Đài: ám chỉ Cung nữ chốn Dao Đài (Tiên nữ) nơi ở của Hằng Nga Cung Quảng Hàn trên Mặt Trăng. 
nguyệt hạ phùng: gặp được từ Mặt trăng xuống (trần gian)

*
 
Bản dịch của Tuấn Anh TRẦN TRỌNG HẢI 
 
Xiêm y như mây, mặt như hoa 
 Gió xuân tạo dáng, đẹp não nùng
 Chẳng phải gặp Tiên trên đỉnh núi 
 Cũng người Cung Quảng xuống trần gian

*** 
Thanh bình điệu   kỳ 2  
調        




 
Thanh bình điệu   kỳ 2
Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương,
Vân vũ 
Vu Sơn uổng đoạn trường.
Tá vấn Hán cung thuỳ đắc tự,
Khả liên 
Phi Yến ỷ tân trang.

 

Bản dịch của Trần Trọng San

Một nhánh hồng tươi, móc đọng sương,
Mây mưa Vu giúp uổng sầu thương.
Hỏi nơi cung Hán ai người giống?
Phi Yến còn nhờ mới điểm trang.

 
 
Bản dịch của Tuấn Anh TRẦN TRỌNG HẢI 

Cành hồng diễm lệ sương còn đọng 
Vui thú Vu Sơn chỉ nát lòng
Thử hỏi Hán Cung ai sánh được
Tội nàng Phi Yến ỷ tân trang

***  



 
Thanh bình điệu   kỳ 3  
調   




 
Thanh bình điệu   kỳ 3
Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan,
Trường đắc quân vương đới tiếu khan.
Giải thích xuân phong vô hạn hận,
Trầm Hương đình bắc ỷ lan can.


Riêng câu “Giải thích xuân phong vô hạn hận”  theo tôi hiểu:
  
-Giải thích: có nghĩa giống như tiếng Việt là “giải thích
-Vô hạn hận: có nghĩa là “hận vô hạn”, giống như tiếng Việt là “hận vô cùng”.
-“Giải thích xuân phong vô hạn hậncó nghĩa là: gió xuân cũng phải sầu hận vô cùng. (tôi không nghĩ rằng câu này được hiểu gió xuân cũng phải tan sầu hận, mà nghĩa đích thực của nó là: gió xuân cũng phải ghen tuông và sầu hận vô cùng. 

* Trong bài thơ Chơi thuyền Hồ Tây của Nguyễn Khuyến (Do anh Cẩm nhắc tôi) có 2 câu: 
Yên thủy mang-mang vô hạn cảm
(Khói nước mênh mông cảm súc vô hạn)

Ngư long tịch-tịch thục đồng tâm
(Cá rồng vắng vẻ biết ai bạn cùng)
-vô hạn cảm có nghiã là cảm súc vô hạn - cảm súc vô cùng 

-vô hạn hận có nghĩa là hận vô hạn - hận vô cùng

Câu này nối tiếp và bổ túc cho câu:  Xuân phong phất hạm, lộ hoa nùng với ý là dù cho gió xuân có phớt qua trên má Dương Quý Phi làm tăng vẻ đẹp não nùng nhưng khi nhìn thấy cảnh Đường Minh Hoàng mỉm cười ngắm nhìn Dương Quý Phi đứng tựa bên hiên đình Trầm Hương phía Bắc, bên cạnh khóm hoa Mộc Thược Dược thì gió xuân cũng phải ghen tức và ôm sầu hận dù cho đã từng hôn lên má Dương Quý Phi)

Bản dịch của Ngô Tất Tố

Sắc nước hương trời khéo sánh đôi,
Quân vương nhìn ngắm những tươi cười.
Sầu xuân man mác tan đầu gió,
Cửa bắc đình Trầm đứng lả lơi.


Bản dịch của Tuấn Anh TRẦN TRỌNG HẢI 

Danh hoa Khuynh quốc cùng hoan hỉ 
 Trong lúc Quân vương mỉm miệng cười 
 Gió xuân cũng phải ôm sầu hận
 Nhìn  nàng đứng tựa cột Trầm Hương  


Tuấn Anh TRẦN TRỌNG HẢI 

Anthony Tran 
haijbb@gmail.com



 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top