• Ngô Thế Vinh: Bước Qua Lời Nguyền Tiến Hành Dự Án Đập Stung Treng Là Hủy Diệt Môi Sinh – Ecocide
    Lời Dẫn Nhập: Năm 2020, đã có một lúc bao nhiêu triệu cư dân vùng hạ lưu sông Mekong thở phào nhẹ nhõm khi nghe tin Bộ Điện Lực Cam Bốt   tuyên bố hoãn mọi dự án thuỷ  điện trên sông Mekong trong 10 năm tới [1], như vậy là ít nhất có một thời kỳ dưỡng thương cho dòng sông bị đầy những vết cắt do chuỗi đập thuỷ điện của Trung Quốc và Lào phía thượng nguồn. Nhưng rồi mới đây, chỉ hai năm sau, 2022, là một tin chấn động khác: Phnom Penh tuyên bố cho tái phục hoạt / resurrection dự án thủy điện Stung Treng 1.400 MW trên dòng chính sông Mekong phía đông bắc Cam Bốt sát ranh giới với Lào. Dự án này không chỉ sẽ tàn phá sinh cảnh các khu đất ngập được bảo vệ bởi Công ước Ramsar ký kết từ năm 1971, mà còn gây tác hại vô lường trên hai vùng châu thổ phì nhiêu Tonlé Sap và ĐBSCL. Đây là bài đầu tiên trong loạt 3 bài viết nhìn lại toàn cảnh cuộc hành trình gian truân của một dòng sông – Sông Mekong hơn nửa thế kỷ qua.      
  • Trần Đức Thưởng: ​​​​​​​ĐÔI GIẦY TRẬN
    43 năm qua đi, có lẽ duy nhất kỷ niệm thời  chiến tranh bảo vệ miền Nam, theo tôi tới bây giờ là đôi giầy, nó theo tôi những ngày khói lửa của quê hương, những lúc sinh tử, những lúc thật hạnh phúc nó vẫn bên tôi .
  • Hoàng Long Hải: Chùa Phật Lồi
    Sau Hòa bình lập lại 1954, Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang được Hòa Thượng Thích Hải Đức, quê ở làng Trung Kiên, cho dựng mới lại. Chùa vẫn còn sau cuộc chiến tranh vừa qua, mặc dù Chùa ở trong khu vực quân sự Mỹ. Còn Chùa Phật Lồi? Tây phá thành bình địa, không ai xây dựng lại cả. Người Chiêm Thành khi di cư về phương Nam, đem Phật chôn xuống cát để bảo tồn Phật của mình. Còn người Việt Nam?Sau chiến tranh có ai đi tìm Phật về để gìn giữ, hay để cho tượng Phật lăn lóc đâu đó trên cõi "cát bụi trần ai" của truông Ái Tử.Chùa Phật Lồi là Phật thời thơ ấu của tôi. Có ai đó cười tôi vớ vẩn nhưng tôi thì rất đau lòng mỗi khi nhớ tới mấy "ông Phật Lồi".
  • Đông Kha, Cuộc Đời Kỳ Lạ Của HOÀNG THỊ THẾ,.
    “Nếu ᴄuộᴄ đời Đề Thám là một khúᴄ tɾánɡ ᴄa, thì ᴄuộᴄ đời ᴄᴏn ɡái ônɡ là một ᴄuộᴄ ρhiêu lưu, νừa thốnɡ thiết lại νừa mỹ lệ. Chỉ bằnɡ yếu tố là ᴄᴏn ɡái ᴄủa ônɡ thôi, thì bà đã tɾở thành qᴜân bài ᴄủa nhữnɡ sáᴄh lượᴄ ᴄhính tɾị νừa tɾânɡ tɾáᴏ, lại νừa khôi hài νà khônɡ baᴏ ɡiờ khᴏan nhượnɡ. Nếu tuổi thơ ᴄủa Hᴏànɡ Thị Thế là một ɡiai đᴏạn êm ấm hạnh ρhúᴄ bên ɡia đình νà dư ɡiả νề νật ᴄhất, thì ᴄuối đời bà lâm νàᴏ ᴄảnh khốn ᴄùnɡ νề tình ᴄảm lẫn kinh tế tɾᴏnɡ khi ɡiữa hai thời điểm đó, bà tɾải qᴜa nhữnɡ ɡiây ρhút mật thiết νới nhiều nhân νật ᴄấρ ᴄaᴏ ᴄủa nền Cộnɡ hòa Pháρ, ɡiaᴏ du νới ɡiới thượnɡ lưu Paɾis νà đã đạt đượᴄ tiếnɡ tăm tɾᴏnɡ sự nɡhiệρ điện ảnh nɡắn nɡủi ᴄủa mình”.
  • Trúc Giang, MN: Nhật Ký Anne Frank Và Nhật Ký Đặng Thùy Trâm
    Anne Frank là nạn nhân của đảng Quốc Xã, trái lại, Đặng Thùy Trâm là đảng viên của Đảng Cộng Sản VN, một thứ đảng mà đã bị nhân loại cho vào sọt rác từ lâu. Nghị Quyết 1481 của Liên Âu (EU) xác định Chủ Nghĩa và chế độ Cộng Sản là tội ác chống lại nhân loại. Hoa Kỳ đã khánh thành tượng đài kỷ niệm 100 triệu nạn nhân của CNCS ngày 12-6-2007.Đặng Thùy Trâm là cán bộ, là thành viên của chuyên chính vô sản, là thế hệ bị nhồi sọ, "Sanh Bắc Tử Nam". Là ngọn cờ đầu, là đạo quân tiên phong tiến hành cuộc Cách Mạng Vô Sản Thế Giới.
  • Phan Nhật Nam: Mặt sau tấm huy chương cấp muộn, gắn trễ!
    Ngày 5/7/22, tại đại sảnh cánh Đông Bạch Cung, Joe Biden nhân danh Tổng Thống Hoa Kỳ trao tặng Huân Chương Danh Dự (Medal of Honor)/Huân Chương Quân Đội cao nhất cho bốn Chiến Binh Mỹ đã từng chiến đấu ở VN trước 1975 trong đó có Cựu Thiếu Tá John J. Duffy nay đã hồi hưu với cấp bậc Đại Tá. Thiếu Tá John J. Duffy (tính tại 1972) đã phục vụ bốn đợt trong Chiến Tranh Việt Nam vào các năm 1967, 1968, 1971, và sau đó 1973-1974. Lần trao tặng huân chương hôm 5 Tháng 7 có sự hiện diện của Trung Tá Lê Văn Mễ, Nguyên Tiểu Đoàn Trưởng TĐ11ND, đơn vị đã tử chiến với một trung đoàn cộng sản trong trận chiến Mùa Hè 1972 tại cao điểm Charlie, Kontum.   Cựu Thiếu Tá Duffy là cố vấn của Tiểu Đoàn 11 và là một của những nhân vật chính của bi hùng kịch Charlie, lần Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo tử trận, 12/4/1972. Bài viết có chủ điểm trình bày Người Lính Hoa Kỳ John Duffy và những người Lính Nhảy Dù VNCH đã sống/chiến đấu/chết nơi cao điểm Charlie tháng 4/1972, năm-mươi năm trước khi được tuyên công muộn màn hôm nay. Bởi sau tấm huy chương danh dự còn có một điều gì khác nữa?!
  • William S. Reeder  Phi công VNCH “Thái Dương” NGUYỄN VĂN XANH
    Hồi ký của cựu đại tá Hoa Kỳ William S. Reeder về  cựu Trung-úy hoa tiêu khu trục Nguyễn Văn Xanh, Phi Đoàn 530 Thái Dương, Không Đoàn 72 Chiến Thuật (Pleiku). vừa được tổng thống Hoa Kỳ vinh danh.
  • 1 Tháng 7! Kỷ niệm NGÀY KHÔNG LỰC VNCH!
    Không Quân VNCH là một Quân chủng được thành lập từ ngày 25 tháng 6, 1951, thời Vua Bảo Đại. Lúc đầu chỉ có một Bộ Chỉ Huy, một Tiểu Đoàn Không Quân, với quân số 40 sĩ quan, 120 Hạ Sĩ Quan và 500 binh sĩ.Đến ngày 1 tháng 7, 1955, khi lá cờ Tam Tài của Pháp, bị hạ xuống và thượng cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của VN lên kỳ đài, tại căn cứ Không Quân Nha Trang, thì từ ngày lịch sử đó, được coi là “Ngày Không Lực VNCH!”
  • Phan Nhật Nam Chế độ nào...Con người vậy!
    Nhân đọc báo ở Mỹ; xem sách, báo, các You Tube trong nước, Người Việt Hải Ngoại lấy làm lạ về lời lổ mãng hạ cấp của Thủ Tướng Phạm Minh Chính khi chờ đợi được Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Blinken ‘tiếp’ hôm 13/5/2022 tại trụ sở Bộ Ngoại Giao Mỹ! Lời nói “quán triệt” đủ tính chất vô sản chuyên chính của kẻ đứng đầu chính phủ Hà Nội. Cũng như viên bộ trưởng Tô Lâm, đã hứng chí rống tiếng cười phụ hoạ lời thủ trưởng Chính, bồi thêm nhận xét: Phó Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ thời Tổng Thống Trump là Matthew Pottinger chỉ là một “thằng”
  • Trúc Giang MN, Cuộc Đụng Độ Giữa Tay Súng Bắn Tỉa Hoa Kỳ Và Nữ Xạ Thủ Việt Cộng
    Một cuộc đọ sức sống chết giữa tay súng bắn tỉa trứ danh của TQLC Hoa Kỳ, có biệt danh là Lông Trắng, với nữ xạ thủ bắn tỉa Việt Cộng, có biệt danh là Apache. Cuộc đụng độ diễn ra trong khu vực Đồi 55, thuộc B5, Cao nguyên Trung Phần VN, vào năm 1968 trong Chiến Tranh Việt Nam.
  • Hoàng Long Hải, Làng cũ
    Thế rồi Hữu bị “cải tạo” hơn mười năm, đi xa lắm, ra tận núi rừng Việt Bắc rồi về miền xuôi. Năm 1981, ngồi “tàu Thống Nhứt” mà về Nam, cứ “hai cải tạo viên thì mang chung một cái đồng hồ i-nốc” như anh em cải tạo hay nói đùa. Được tha, Hữu về nhà ở Saigon, chưng hững và đau lòng, bật khóc hu hu khi thấy hình mẹ chưng trên bàn thờ.
  • Hoàng Long Hải, Chuyện Năm Tu-Hú
    Sau hiệp định Paris tháng Giêng năm 1973, tới mùa hè năm đó, tình hình an ninh khá hơn, nên việc làm ruộng phát triển. Vùng kinh Xà-Tón, còn gọi là kinh 1 Tri Tôn, kinh nầy nối từ Châu Đốc xuống kinh Rạch Giá /Hà Tiên rồi đổ ra biển là vùng hoang hóa. Vùng nầy xưa ruộng tới hàng ngàn mẫu, phần nhiều là ruộng của ông chủ Ry và thầy Ban. Hai ông nầy có đào kinh để làm ruộng, một kinh bên trái kinh Xà Tón tên là kinh Chủ Ry, bên phải là kinh Thầy Ban.
  • Xuân Ba Chuyện về NGƯỜI PHỤ NỮ ĐẦU TIÊN BỊ BẮN OAN trong Cải Cách Ruộng Đất
    Người tôi cần tìm là ông Nguyễn Hanh.Ông là thành viên trong cụm danh từ Cát Hanh Long. Cụm từ ấy từng ám vào tâm trí không ít người của một thời một thuở?Ông Nguyễn Hanh là con trai trưởng của bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long, người đàn bà đầu tiên bị bắn oan trong Cải cách ruộng đất
  • MX Nguyễn Đăng Hòa KỶ NIỆM VỚI ​​​​​​​ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN
    Chiếc máy bay DC.6 đáp nhẹ xuống phi trường Liên Khương của xứ Anh Đào, bao phủ bởi muôn hoa, muôn màu, muôn sắc. Tôi uể oải cởi dây nịt an toàn, lấy vội cái xách tay, nối gót theo hành khách đang di chuyển dần ra phía cửa phi cơ. Cái lạnh của miền Cao nguyên đã bám chặt lấy tôi. Khoác vội chiếc áo Field Jacket màu ngụy trang Binh chủng, tôi nhập theo đoàn người chờ lấy hành lý. Trở lại Đà lạt lần này cái gì cũng thấy ngỡ ngàng sau gần 10 năm xa cách. Nhìn dãy đồi xanh tươi trước mặt, tôi chợt nhớ đến ngọn đồi Phù cũ, Bình định. Nơi tôi đã để lại máu mình cho cây cỏ thêm xanh bởi một trái pháo 130 ly của Việt Cộng. Sau một ngày và hai đêm mê man, khi tĩnh lại tôi có cảm tưởng như đang lênh đênh trên biển cả.
  • Hoàng Long Hải, Về nước, thấy gì, nghĩ gì? Truyện 30/4
    Hôm về Saigon, đi Hóc Môn với người bạn, ngang cổng “Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung” cũ, nơi từng học “Giai Đoạn 1”, danh xưng là “khóa sinh dự bị sĩ quan”, tôi đọc câu thơ “Dấu binh lửa nước non như cũ”, vừa để nhớ thời lính mới tò te, vừa để nhớ thời cầm cục phấn đứng trên bục giảng, giảng “Chinh Phụ Ngâm” cho học trò, người bạn cầm “ghi-đông” ngồi phía trước nói, giọng không vui: “Còn gì đâu bạn, nghĩa trang Biên Hòa, Việt Cộng còn muốn phá cho hết dấu tích nữa mà.”
  • Cuộc Gặp Gỡ Kỳ Diệu
    Bài viết vô cùng cảm động sau đây của quả phụ một sĩ quan QLVNCH, kể về một mối tình có thật thời chiến tranh Việt Nam giữa chị ruột của tác giả với một người lính Mỹ, đã hy sinh trong cuộc chiến. Hơn ba mươi năm sau, tưởng nhớ công ơn người anh rể đã hy sinh cho quê hương, tác giả ghé thăm bức tường đá đen ghi danh 58,000 tử sĩ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam… Không ngờ, tại đây, bà tình cờ gặp bố mẹ của người anh rể cũng đến viếng thăm con, và qua câu chuyện, tác giả đã giúp ông bà nội người Mỹ tìm thấy người con dâu Việt và đứa cháu nội chưa từng biết mặt…. Trong niềm bồi hồi xúc động đến rưng rưng lệ khi đọc, chắc chắn quý độc giả không thể không biết ơn những người lính VNCH, Mỹ, Úc… đã đổ máu bảo vệ Miền Nam trước làn sóng xâm lăng của cộng sản trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam….
  • hoànglonghải, Chữ Tâm  của một ông Tướng
    Cậu Tôn ở Huế, là nói về Tướng Nam khi còn trẻ. Ông là cựu học sinh trường Khải Định Huế, khi trường nầy có tên Tây là Lycée Khải Định. Ông đậu bằng Tú Tài 1 vào khoảng năm 1944 hay 45. 
  • BÀ PHAN THỊ MINH YẾN, Bà Là Ai?
    Đó là phu nhân của Tướng Lê Nguyên Vỹ, vị tướng tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Quân Lực VNCH, một trong 5 vị tướng Miền Nam đã tuẫn tiết để nêu cao khí phách anh dũng và bảo vệ danh dự của một quân đội anh hùng trong biến cố 30/4/1975...
  • Trần Ngọc Toàn, “Robert Lửa” Nguyễn Xuân Phúc
    Với mục tiêu tái lập an ninh lãnh thổ, những lực lượng xung kích của Miền Nam Việt Nam đã mở chiến dịch tràn qua địa phận Cao Miên, nằm sát ngã ba biên giới Việt-Miên-Lào, năm 1970, dưới quyền Tư-lệnh Hành-quân là Trung-tướng Đỗ Cao Trí, đương nhiệm Tư-lệnh Quân-đoàn 3. Tiểu-đoàn 2 Trâu Điên (TQLC) dưới quyền chỉ huy của Thiếu-tá Nguyễn Xuân Phúc, đã tung hoành ngang dọc trên lãnh thổ Miên suốt từ Neak Luong đến Prey Veng. Đơn vị đã tiêu diệt hàng trăm quân Việt-cộng đang trấn giữ vùng đất an toàn của chúng, tịch thu hàng trăm vũ khí nặng nhẹ và góp công phá hủy toàn bộ hậu-cần của địch trên địa giới của nước Cao Miên trung-lập dưới thời của nhà vua Sihanouk. Đây cũng chính là một trạm tiếp-vận của Ha-nội với cảng Sihanouk ở vịnh Thái Lan và đường mòn Hồ Chí Minh nằm phía tây rặng núi Trường Sơn, dọc biên giới Lào-Việt.
  • LUẬT SƯ ĐINH THẠCH BÍCH qua đời
    Nhận được tin buồn Luật sư ĐINH THẠCH BÍCHThành viên trong Lực lượng Liên Minh của Thiếu tướng Trình Minh Thế / Thứ ủy Chiêu hồi, Nội các Chiến tranh, 1965-1967 / Chủ biên Nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại, 1976-1993 / Thành lập và Điều hành VietnamExodus Foundation, 2007-2021/  Đã tạ thế ngày 19 tháng 4 năm 2022 tại thành phố Midway, tiểu bang California, Hoa Kỳ Hưởng thọ 91 tuổi.
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top