-
DUY NHAN, NGƯỜI KHÔNG NHẬN TỘI: Kha Tư Giáo
... Chúng tôi là những người sanh ra và lớn lên ở miền Nam. Nhờ hạt gạo của đồng bào miền Nam nuôi lớn và trưởng thành từ nền văn hóa và giáo dục khoa học, nhân bản và khai phóng. Chúng tôi có lý tưởng của chúng tôi cũng như các anh có lý tưởng của các anh. Lý tưởng của các anh là dùng bạo lực để lật đổ chánh phủ hợp hiến, hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản. Lý tưởng của chúng tôi là bảo vệ Tự Do, Dân Chủ. Các anh từ miền Bắc vào xâm lăng miền Nam, buộc lòng dân quân miền Nam phải cầm súng tự vệ. Chúng tôi có câu “giặc đến nhà đàn bà phải đánh”. Chẳng lẽ một công dân cầm súng chống lại kẻ thù để bảo vệ bà con mình, gia đình mình, tổ quốc mình thì có tội?
-
BS.Trần Văn Tích, Gia đình tôi và ngày 30.04
Vào ngày 30.04.75 tôi đang giữ chức vụ Y sĩ trưởng Bệnh xá Phủ Đặc uỷ Trung ương Tình báo. Nhân viên tình báo an ninh được xếp vào thành phần bị đe doạ tính mệnh nếu Miền Nam rơi vào tay cộng sản. Theo tác giả Frank Snepp trong “Sauve qui peut“, bản dịch tiếng Pháp cuốn “Decent Interval“ thì Kissinger yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ biểu quyết chấp nhận cho 130.000 công dân Đông Dương nhập cảnh Hoa Kỳ, trong số có 50.000 người được xem là ở hoàn cảnh “chí nguy“ (de haut risque). Nhân viên Mỹ thuộc cơ quan DAO phải làm việc 24 giờ trên 24 để tiến hành thủ tục di tản các thành phần này.
-
Liên Thành, Người Anh Hùng, Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan
Huế sau 26 ngày kinh hoàng cc Tết Mậu Thân đã có một số người Huế bỏ Huế mà đi, thế nhưng, có một người, mặc dầu thân sinh là người Bắc, nhưng ông ta lại được sinh ra tại Huế, lớn lên tại Huế, rời khỏi Huế từ độ quê hương chìm đắm trong binh lửa, nhưng mỗi khi Huế gặp nạn, dân Huế gặp khổ đau, thì ông lại trở về Huế với tấm chân tình và tình yêu của người con xứ Huế, thiết tha cứu Huế và chia sẻ bất hạnh với đồng bào Huế.
-
Trúc Giang MN, Cuộc Đời Vẫy Vùng Ngang Dọc của Bảy Viễn
Bảy Viễn vào đời bằng một chuỗi tiền án không mấy vẻ vang gì, từ trộm vặt, hành hung người, rồi ăn cướp có vũ khí. Cuộc đời giang hồ vào tù ra khám, vượt ngục.Chữ nghĩa không có, thời thế đưa đẩy lên địa vị một tướng lãnh, nắm giữ bộ máy cảnh sát công an đô thành Sài Gòn Chợ Lớn.Một tướng cướp lại đóng vai trò người đi bắt cướp, giữ an ninh Đô thành, thì thật là quá mĩa mai cho một thời nhiễu nhương của Việt Nam.
-
Câu Chuyện Cuộc Đời Tôi: Vượt Biên Qua Nga
Ngày ấy, khi Bin vừa mới chỉ tròn 1 tuổi, vì cuộc sống mưu sinh vì khát vọng đổi đời, tôi cùng anh trai cả chia tay gia đình, bạn bè, người thân để ao ước sang bầu trời Châu Âu đi tìm hạnh phúc!Chia tay con thơ, nước mắt nghẹn ngào, tim quặn thắt, tôi xách vali trog nước nấc “Chình ơi” của một đứa trẻ vừa biết nói chỉ tròn 1 tuổi!Hai anh em cùng người thân ra sân bay Nội Bài để bay chuyến đầu tiên của cuộc hành trình là sang Mátxcova của Nga!Trên chuyến máy bay kéo dài 11 tiếng đồng hồ mang biết bao giọt nước mắt tâm trạng rối bời vì thương con!Thỉnh thoảng anh trai vỗ vai và động viên tôi cố lên!Hi vọng 2 anh em tìm đuợc tương lai! Chuyến máy bay đáp tại sân bay Nga với nhiều bỡ ngỡ vì xung quanh toàn người ngoại quốc!
-
Hoàng Long Hải, Chuyện 30 Tháng Tư, CHÔN MỘT CHẾ ĐỘ.
Chúng ta có chính nghĩa: “Chống độc tài, bảo vệ Tự Do cho Miền Nam yêu dấu, nhưng đành chôn đi một tấm lòng”. Trong dòng sinh mệnh của dân tộc, Dân Tộc là một dòng nước triền miên tuôn chảy, mà chế độ chỉ là con thuyền giấy. Những con thuyền giấy đi ngược dòng Dân Tộc, dù bất cứ ai không muốn chôn nó đi, thì nó sẽ bị đắm chìm vào dòng nước ấy, giống như bao nhiêu triều đại đã đi “ngược Dòng Lịch Sử”. Con cháu chúng ta lớn lên sẽ không gánh một di sản nặng nề của cha ông vì di sản đó đã bị chôn kín dưới những nắm mồ. Chúng lớn lên trong môt bình minh mới./
-
BS. Phùng văn Hạnh, Đà Nẵng những ngày cuối tháng 3 năm 1975
Những ngày cuối tháng ba, 1975, Đà- nẵng đầy người chạy giặc. Cộng sản có biết tại sao mà lắm người sợ họ thế? Ông bác tôi đã từng nếm mùi trại giam cộng sản, đã đứng tim chết khi nghe cộng sản trở lại. Cha tôi cũng thế. Lính khắp nơi ùn về đầy đường. Tôi gặp một tiểu đội Địa phương quân. Họ vẫn còn kỷ luật lắm. Anh tiểu đội trưởng đi đầu, súng mang trên vai. Các đội viên đi hàng một, mũi súng chúc xuống đất. Chắc họ từ một đồn nhỏ ở ngoại ô vào thành phố. Mắt họ buồn và sợ sệt. Họ đi mất hút ở cuối đường. Có súng nổ lẻ tẻ. Xe tăng, súng ca-nông bỏ lại trên đường phố. Dân sự di tản từ Quảng Trị, Huế, Quảng Tín, Quảng Ngãi, ngủ trên lề đường.
-
Đỉnh Sóng, Vượt Rừng, Tưởng Niệm Tháng Tư Đen
"VƯỢT RỪNG" được viết sau hơn mười năm kể từ ngày trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam rút khỏi Đà lạt để về Biên Hòa và hầu như rã ngũ tại đây. Đó là tháng Tư 1975; và nội dung bài thơ khởi đi từ buổi hoàng hôn nhá nhem và hỗn loạn khi đạo quân của trường Võ Bị, trong đó có tác giả, bị chặn lại phía Bắc cầu Phan Thiết cùng với bao binh chủng khác, vì địch quân đang phong tỏa Quốc lộ 1 ở phía Nam. Cách vượt thoát duy nhất lúc bấy giờ là băng Rừng Lá để về Hàm Tân rồi dùng phi cơ hay tàu thuyền đi tiếp. Nhưng chẳng ai muốn phiêu lưu như thế, vì khu rừng nầy đã bị địch quân kiểm soát từ nhiều tháng trước. Tác giả bài thơ nầy đã đơn thân vượt cầu Phan Thiết và vượt Rừng Lá trong đêm bằng xe gắn máy. Đông Yên về đến Hàm Tân khoảng ba giờ sáng với bộ quân phục sỹ quan Miền Nam, một cây súng dài và một cây súng ngắn.
-
Trần Gia Phụng: Những Trại Tù Học Tập Cải Tạo
Sau ngày 30-4-1975, nhà cầm quyền mới ở Nam Việt Nam (NVN) là Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam do đảng Lao Động tức đảng CS điều khiển, bắt giam tất cả những sĩ quan, công chức cao cấp của chính thể Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) nhằm các mục đích chính: 1) Triệt hạ vĩnh viễn quân đội và chính thể VNCH. 2) Giam giữ, bạo hành, trả thù, làm cho tù nhân sợ hãi, không dám chống đối chế độ mới. 3) Tiêu diệt tiềm lực VNCH, vì những người bị bắt học tập cải tạo ở độ tuổi trung niên để làm việc, sản xuất hay tranh đấu, có trình độ văn hóa trung bình cao so với trình độ văn hóa chung của toàn dân. 4) Bóc lột sức lao động của tù nhân, đưa đi canh tác những vùng đất bỏ hoang thời chiến tranh. 5) Đe dọa, trấn áp những gia đình có thân nhân bị tù. Nếu gia đình chống đối, thì tù nhân khó được trở về đoàn tụ gia đình. 6) Làm gương cảnh cáo dân chúng NVN, nếu vọng động thì sẽ bị số phận học tập cải tạo dài hạn không xét xử, làm ai cũng khiếp sợ.
-
Trần Gia Phụng, TRƯỚC NGÀY 30-4-1975
Trong chiến tranh 1954-1975 vừa qua trên đất nước chúng ta, cả Bắc Việt Nam (BVN) và Nam Việt Nam (NVN) đều không sản xuất được võ khí và đều nhờ nước ngoài viện trợ. Nước viện trợ chính cho NVN là Hoa Kỳ; và một trong hai nước viện trợ chính cho BVN là Liên Xô. Những biến chuyển từ hai nước nầy ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chiến tranh Việt Nam.
-
Cái chết trong tù CS của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát
Bác Sĩ Phan Huy Quát sinh năm 1908 tại Nghệ Tĩnh, tham chính nhiều lần, từng làm Tổng Trưởng Giáo Dục, Tổng Trưởng Quốc Phòng, lần cuối cùng giữ chức vụ Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1965. Ông cũng là Chủ tịch Liên Minh Á Châu Chống Cộng, phân bộ Việt Nam, và là chủ nhiệm tuần báo Diễn Ðàn, Sài gòn, 1972. Ngày 16 Tháng Tám 1975 Bác Sĩ Quát bị Cộng Sản bắt do nội phản trên đường vượt biên; và chưa đầy bốn năm sau ông từ trần trong nhà tù Chí Hòa. Bài dưới đây do ký giả kỳ cựu Nguyễn Tú, bạn ông, và cũng là bạn tù (người đã sống bên cạnh Bác Sĩ Quát trong những ngày tháng và giờ phút cuối cùng tại khám Chí Hòa), kể lại “như một nén hương chiêu niệm chung.”
-
NHÂN CHỨNG SỐNG kể về vụ thảm sát tại KHE ĐÁ MÀI, Mậu Thân 1968
Trong 19 địa điểm Thảm Sát trong vụ Mậu Thân 68 tại Thành Phố Huế và Tỉnh Thừa Thiên, thì chỉ có hai nơi, nạn nhân đã trốn thoát được. Đó là tại Trường Trung Học Gia Hội thuộc Quận Tả Ngạn Thành Phố Huế. Nơi đây Ông đã chứng kiến tận mắt cảnh hải hùng, man rợ.Địa điểm thứ hai mà hai nạn nhân đã trốn thoát trước khi hành quyết 30 phút là Khe Đá Mài. Nơi đây hai Ông chỉ nghe tiếng lựu đạn, đại liên, trung liên và ánh sáng bùng lên cả một góc trời, nhưng họ đã rợn tóc gáy vì quá hãi hùng đến như ngất xỉu! Đó là đêm mồng 7 rạng mồng 8 Tết Mậu Thân khoảng quá 12 giờ khuya.
-
Bác Sĩ… Ngụy
Có những câu nói sẽ thay đổi theo từng ngữ cảnh, theo từng thời gian và thậm chí còn đi ngược lại ý nghĩa ban đầu, chẳng hạn như chữ “ngụy”. Khi “bên thắng cuộc” vào Miền Nam năm 1975, người Sài Gòn thường nhíu mày, khó chịu khi nghe đến chữ “ngụy”.Ấy thế mà 45 năm sau, đôi khi lập lại cũng từ ngữ đó người ta lại cảm thấy “ngụy” không còn là cách nói miệt thị, không phải cứ “ngụy” là xấu mà trái lại nó tượng trưng cho điều gì đó tốt đẹp. Bằng chứng cụ thể, ngày nay có nhiều người ca ngợi… Bác sĩ Ngụy!
-
Tấm Bia Thờ 626 Người Tù Chính Trị
“Có một tấm bia thờ những người tù đã chết ở trại Ba Sao, Nam Hà. Nghe nói tấm bia được đặt trong một ngôi chùa ở Miền Bắc. Ngoài tấm bia ra còn có một ngôi Am thờ (3) những người tù này được dựng ngay khu đất thuộc trại giam. Người làm tấm bia này là một cựu giám thị nhà tù Ba Sao. Em cố gắng đi tìm các anh ấy nhé!”.
-
Trần Gia Phụng, Những ngôi mộ tập thể ở Huế
Địa điểm và số nạn nhân (trong ngoặc): Trường Gia Hội (203 người), Chùa Theravada [Gia Hội] (43), Bãi Dâu [Gia Hội] (26), Cồn Hến [Gia Hội] (101), Tiểu Chủng Viện [số 11 đường Đống Đa] (6), Quận Tả ngạn (21), Phía đông Huế (25), Lăng Tự Đức, Đồng Khánh (203), Cầu An Ninh (20) Cửa Đông Ba (7), Trường An Ninh Hạ (4), Trường Văn Chí (8), Chợ Thông (102), Lăng Gia Long (200), Chùa Từ Quang (4), Đồng Di (110), Vinh Thái (135), Phù Lương (22), Phú Xuân (587), Thượng Hòa (11), Thủy Thanh - Vinh Hưng (70), Khe Đá Mài (428). Tổng cộng: 2, 326 người.
-
Vương Mộng Long - K20, Thời Thế, Thiện, Ác, và... Con Người
Một ngày cuối tháng Ba năm 1970 Thượng Sĩ Woodell ghé Cư Xá Trần Quí Cáp- Pleiku đón tôi vào Bệnh Viện 71 Dã-Chiến Hoa-Kỳ để ghi tên xin khám bệnh. Hôm sau, tôi chính thức nhập viện để được giải phẫu một vết thương. Đúng lý ra, hôm đó, tôi phải lên đường về trình diện Tổng Y Viện Cộng-Hòa theo quyết định của Bác Sĩ Trung, Giám-Đốc Quân Y Viện Pleiku. Chỉ vì sáu tháng trước đây, vết thương trên vai trái của tôi đã được mổ một lần. Lần đó bác sĩ chỉ lấy ra được hai mảnh đạn nhỏ, còn mảnh đạn lớn vì ở quá sâu lại dính với xương vai, nên tôi được xuất viện về đơn vị, chờ ít lâu, sẽ di chuyển xuống vùng sườn trái, khiến cả một vùng cơ bắp sưng tấy, và đang làm độc. Ban Giám Đốc Quân Y Viện Pleiku đã làm thủ tục chuyển tôi về Tổng Y Viện Cộng-Hòa vì nơi đây có nhiều phương tiện chữa trị hơn. Tôi về đơn vị trình bày việc này cho trung tá liên đoàn trưởng, lúc đó cũng có mặt ông trung tá cố vấn trưởng liên đoàn. Ông trung tá Hoa-Kỳ nêu ý kiến, giới thiệu tôi vào Bệnh Viện 71 Dã-Chiến Hoa-Kỳ trước, nếu chữa không xong, họ sẽ chuyển tôi ra Hạm Đội 7.
-
Hoàng Ngọc Nguyên, IN SEARCH OF PEACE WITH “THE BATTLE OF SAIGON”
“The battle of Saigon” is a must-read for Vietnamese Americans of younger generations who can hardly read Vietnamese and have negligible historical understanding of why and how they or their parents happened to be in this country. Ngo The Vinh, the book’s author, was a chief physician of a Special Force regiment of the South Vietnamese army, the duty of which was to stop the infiltration of North Vietnamese troops into the south through “the Hochiminh trail”. Their fierce battles were mostly in the mountains and woods bordering the country. Vinh witnessed the merciless deaths of thousands of South Vietnamese soldiers and many more of the other side in search-and-destroy battles to hunt each other in these sinister areas. He also could learn how the poverty-stricken Vietnamese people in these distant mountainous areas could survive miraculously the daily threats of the murderous war. But the author’s greatest obsession was that the real and decisive battle of the war, ironically and stupidly, was “the battle of Saigon”, where the military-controlled government irresponsibly failed in its duty to lead the nation in war time, the politicians of both sides (enemy-manipulated “left” as well as sycophant “right”) ignorantly together destroyed the fragile system, religious leaders played into the hands of non-religious communists in the north, and the intellectuals were completely of no use as the “light” to the desperate people... As we have sorrowfully seen, it’s this battle which decided who won the war – after President Nixon pulled out U.S. troops in the course of “peace without honor”.
-
Bùi Anh Trinh, BUỒN CHO LỜI CUỐI CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Năm 1981 ông Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời phỏng vấn trong phim “Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình” rằng ông có mặt tại Huế trong dịp Tết Mậu Thân. Ông kể rõ từng chi tiết tàn sát đẫm máu của Mỹ ngụy đối với nhân dân Huế đã xảy ra trước mắt ông.Phim do đài truyền hình của Anh Quốc phát hình năm 1982 cho nên người Việt không có ai được xem và vì vậy dư luận cũng không được biết ông HPNT nói những gì.16 năm sau, năm 1998, ông HPNT trả lời phỏng vấn trên đài RFI của Pháp rằng ông không có mặt tại Huế trong dịp tết Mậu Thân. Ông dẫn lời chứng của Tiến sĩ Lê Văn Hảo, nhà thơ Đặng Tiến, và nhà văn Trần Thị Nhã Ca.
-
Phương Lâm; Người Vợ Lính
Tiếng đạn quân thù rền vang đây đóLửa bùng lên rực đỏ cháy quê hươngMáu chiến binh hồng thắm nhuộm chiến trườngQuyết giữ lấy phần biên cương Quốc thổLà vợ của lính trong thời binh lửaMái pông sô hứng đạn tưởng trời mưaSúng vang trời cứ ngỡ pháo giao thừaMùi thuốc súng chưa khi nào được ngửi
-
Trúc Giang MN, Nam Phương Hoàng Hậu Và Các Thứ Phi Của Cựu Hoàng Bảo Đại
Người thiếu nữ Gò Công sắc nước hương trời, đức hạnh vẹn toàn, được xem là "mẫu nghi thiên hạ", tưởng đâu cuộc đời hạnh phúc, nhưng số phận hẩm hiu, phải sống cô đơn sầu muộn và chấm dứt cuộc đời nơi đất khách quê người trong buồn thảm. Bà hoàng sầu muộn đó chính là Nam Phương Hoàng Hậu.Bà là vợ của Hoàng Đế Bảo Đại, hoàng hậu duy nhất của nhà Nguyễn được phong chức hoàng hậu khi còn sống, và cũng là hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày 27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840. Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.
Email: saigonweeklyonline@gmail.com
Thư từ bài vở: 702-389-5729
Quảng cáo: 702-630-0234
Hotline: 702-426-4404