• DuyTrac-AuOanh, MỘT CÂU CHUYỆN RẤT BUỒN
    Hồi đó, gia-đình tôi sống gần một làng chài ở Mỹ-khê, Đông-Giang thuộc quận ba thành-phố Đà nẵng.Ba tôi phục-vụ trong quân-đội VNCH, đơn-vị đóng ngoài Quảng-Trị, cấp bậc hạ-sĩ. Mẹ tôi bán cá ngoài chợ Sơn-trà. Mẹ tôi mua cá của những ghe chài cập bến vào sáng sớm, để đem ra chợ bán. Một buổi trưa Chúa nhật, hai anh em tôi chơi banh ngoài sân cỏ bên cạnh nhà, chờ mẹ về cho ăn cơm. Anh tôi học lớp đệ thất trường Trung-học Đông-Giang, tôi học lớp mẫu-giáo của một trường tư trong phường. Đang chơi, vô tình trái banh do anh tôi đá quá mạnh, tôi đỡ không nổi nên bị trái banh trúng vào mặt. Đau quá tôi khóc ầm lên, anh tôi chạy đến dỗ dành tôi, lấy tay lau nước mắt cho tôi, xoa nhẹ vào má tôi, nơi bị đau. Vừa lúc đó mẹ tôi từ chợ về.Thấy mẹ, tôi càng khóc lớn thêm. Khi biết được sự việc, mẹ tôi quơ tay đập nhẹ mấy cái vào đầu anh tôi mắng: “Cha mi, làm em đau,” rồi vội dẫn tôi vào nhà, lấy khăn ướt lau mặt cho tôi, để tôi vào võng đưa qua đưa lại, dỗ dành: “Nín đi con, sau nầy đừng chơi banh nữa, tháng tới sinh nhật con ba về mẹ nói ba mua cho con chiếc xe đạp nhỏ, con đạp đi học giống như anh Hai của con.”
  • Lịch Sử Ngàn Người Viết, Phạm Tín An Ninh: Những Vì Sao Của Một Thời Tuổi Thơ
    Thời học trung học, tôi có người bạn thân, không những tướng tá mà cả cái tên cũng đẹp: Phan Ái Minh. Hai đứa học chung trường. Minh học Ban B và trước tôi một lớp, còn tôi dốt toán nên học Ban C. Vì vậy mà bạn còn là “ông thầy” kèm toán cho tôi. Nhà Minh ở trên Thành (Diên Khánh), cách thành phố Nha Trang, nơi có ngôi trường Võ Tánh của bọn tôi hơn mười cây số. Minh cùng người anh thuê căn nhà nhỏ trong một con hẻm ở gần đình Phương Sài để trọ học. Mỗi chiều Thứ Sáu, sau khi tan trường, hai anh em đạp xe về thăm nhà đến chiều Chủ Nhật lại ca bài đường trường xa trở lại Nha Trang, mang theo thức ăn cho một tuần sau đó. Tôi cũng từ một vùng quê khác vào Nha Trang học, ở nhà ông chú, một tiệm buôn giữa trung tâm thành phố. Để tránh ồn ào và khỏi bị sai vặt, tôi thường đạp xe lên nhà Minh vừa chơi vừa học. Có khi tôi ngủ lại hoặc cuối tuần theo anh em Minh về thăm quê bên kia Cổ Thành Diên Khánh.
  • • Trúc Giang MN, Những ngày cuối cùng của Tổng Thống NGUYỄN VĂN THIỆU ở Việt Nam
    Vì Hoa Kỳ cúp viện trợ. QLVNCH lâm vào thế nguy kịch trước quân số và vũ khí vượt trội của CSBV. Quân Khu 1 và QK 2 đã bị mất vào tay Cộng Sản. Tình hình quân sự và chính trị miền Nam rơi vào cảnh hỗn loạn.Xin ghi lại những sự việc đã xảy ra trong những ngày tháng cuối cùng của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam.
  • Phạm Tín An Ninh, Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân
    Hơn hai mươi năm nay, từ ngày đến định cư tại Na-Uy, một nước Bắc Âu nổi tiếng với những mùa đông dài băng giá, nhưng lại rất đẹp vào ngày hè và lãng mạn vào thu, tôi vẫn giữ thói quen đi len lỏi trong rừng, không chỉ vào những ngày nghỉ cuối tuần mà bất cứ lúc nào thấy lòng mình trăn trở. Không phải tò mò vì những cuộc tình cháy bỏng trong “Rừng Na-Uy”, cuốn tiểu thuyết nổi tiếng mới đây của một ông nhà văn Nhật Bản, nhưng để được lắng nghe những tiếng khóc. Tiếng khóc của cây lá, của gỗ đá trong rừng. Tiếng khóc có mãnh lực quyến dụ tôi, thúc bách tôi, cho dù nó đã làm tôi đau đớn, khốn khổ gần cả một đời.
  • Anh Trinh: ĐẰNG SAU HIỆP ĐỊNH PARIS: MẬT ỨƠC Nixon & Phạm Văn Đồng, MẬT ƯỚC Nixon và Nguyễn Văn Thiệu
    Năm 1973, ngày 7/2, mười một ngày sau khi ký kết Hiệp Định Paris, Kissinger lên đường đi Hà Nội. Tại Hà Nội Kissinger trao cho Phạm văn Đồng một công hàm của Tổng Thống Nixon, trong đó quy định thể thức thanh toán số tiền bồi thường chiến tranh cho Hà Nội là 4,75 tỷ USD. Sau đó Thủ Tướng cộng sản Việt Nam Phạm văn Đồng giao cho Kissinger mang về cho Tổng Thống Hoa Kỳ một công hàm hoan nghênh tinh thần Mật ước của Nixon và hứa sẽ thi hành nghiêm chỉnh Mật ước này. Như vậy là Mật ước đã có đủ chữ ký của cả hai người cầm đầu chính phủ. Tại sao cả hai bên đều không thi hành mật ước? Như vậy những gì hai bên thương lượng với nhau suốt 4 năm không nằm trong Hiệp Định, mà nằm trong Mật ước. Và hai bên ký với nhau Hiệp Định Paris chỉ là che mắt thế gian, còn mật ước mới là kết quả thương lượng thực giữa hai bên. Khoan nói tới hai bên đã mật cam kết với nhau những gì, nhưng tại sao lại không giữ lời giao ước? Đây là một giao ước mật chứ không phải là giao ước công khai. Một khi giao ước mật được ký kết thì phải được tôn trọng tuyệt đối, gần như là lời thề thiêng liêng. Nếu có một bên phản bội thì bên kia chỉ cần tung mật ước ra trước ánh sáng thì bên vi phạm sẽ trở thành kẻ lừa đảo.
  • Nguyễn Văn Đài: “Nụ hôn Nguyễn Mạnh Tường”.
    Miền Bắc có một vụ án có thật như sau:Một thanh niên nông dân đi làm đồng về, bắt gặp ông Đại đội  trưởng đang ôm ấp vợ mình trong nhà. Sẵn cái cuốc trên tay, anh ta phang một cái, ông Đại đội trưởng chết ngay.Một Phiên  tòa được lập ra với lệnh của cấp trên là xử thật nghiêm khắc: anh nông dân bị buộc tội giết người và làm mờ nhạt các tình tiết khác để giữ uy tín cho bộ đội.Chủ tọa phiên tòa trong vai chánh án là Luật sư Lê Văn Chất. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường được chỉ định bào chữa cho tội phạm. Ông chỉ được gặp thân chủ của mình ít phut.
  • Phan Nhật Nam, Mỗi ngày tiễn đưa một người..
    Ngày 6 tháng 12, khi đứng bên quan tài Anh Đại, Trung Tá Nguyễn Văn Phán, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 8 Thủy Quân Lục Chiến nằm lạnh im thì dẫu là người nông nổi, hời hợt bao nhiêu cũng phải có ý nghĩ, so sánh, liên tưởng. Hình hài nhỏ thó, da trắng xanh không khí sắc, khuôn mặt lạnh lẽo bất động, thiếu hẳn bộ râu đâm mạnh mẽ quen thuôc của hai mươi ba mươi, hơn 45 năm trước.. Ở Quảng Trị, 14 tháng 9 năm 1972... Chuyển xạ, chuyển xạ, bảo thằng M48 chuyển xạ, bắn sâp cái cổng, bắn cao lên cho mấy đứa con vào...Vào... vào.. Xung phong... xung phong.. Trung Tá Phán, (danh hiệu truyền tin Phu Nhân) thúc quân ào ào lên mục tiêu, Cổ Thành Đinh Công Tráng, Quảng Trị... Trung tá, trung tá.. cẩn thận coi chừng thằng vi-xi đầu trọc chuyên bắn sẻ còn đâu đây.. Người lính mang máy truyền tin lâp cập chạy theo. Tháng 9, 1995 ở Houston, Anh Đại bên trong áo sơ mi cổ lật màu tím, bên ngoài áo veste màu đen, để nguyên giày đế cao, tay cầm ly rượu, nhảy lên bàn tiệc nhà Mai Bá Trác.. Đưa em về Tả Ngạn.. Hò ơi.. (Thơ Phạm Nhuận).. Nay chớp mắt, chỉ còn thân người bất động nằm đây, và ngày mai 7, tháng 12 sẽ trở thành tro than.. Khi tôi chết đừng mang tôi ra biển.. Cho tôi về Lao Bảo, Khe Sanh.. Anh Đại à về đâu được nữa! Nước mất. Nhà tan. Mạ chết không thấy mặt. Tám mươi năm môt đời người ngắn như bữa rượu tàn, cuối cuộc. Tôi than thầm trong lòng..  Mỗi sớm mai thức dậy.
  • Trần Đỗ Cẩm, Trận Làng VEI Kỳ 5 (tiếp theo và hết)
    Bình phẩm một biến cố đã xảy ra là điều tương đối dễ dàng vì chúng ta biết rõ ưu khuyết điểm nên có thể đưa ra nhiều giả thuyết hoặc “nghi vấn” bắt đầu bằng chữ “nếu …”. Nhưng đặt mình vào cương vị của người có trách nhiệm với những quyết định sinh tử đúng lúc và đúng mức trước và trong lúc xảy ra trận đánh mới là điều đáng nói và đó cũng là sự khác biệt về khả năng của mỗi cấp chỉ huy. Tuy nhiên, “ôn cố tri tân”, rút ưu khuyết điểm và nhất là luận đúng công trạng, “trả lại cho Ceasar những gì của Ceasar” là điều nên làm. Chúng tôi không hề hàm ý mù quáng khen chê, chỉ trích hoặc chê bai thẩm quyền đã đưa ra quyết định này, lệnh lạc nọ, chỉ hy vọng đưa ra những nhận xét khách quan căn cứ vào những thực tế đã xảy ra.
  • Trần Đỗ Cẩm, Trận Làng VEI Kỳ 4
    ​​​​​​​Tới đây, để tránh ngộ nhận hầu dễ bề theo dõi các diễn tiến, xin lập lại qui ước về tên các địa điểm trong vùng. Danh từ Trại Làng Vei dùng để chỉ Trại LLĐB Làng Vei Mới, cách Trại Làng Vei cũ đã bị bỏ hoang sau trận đánh vào năm 1967 chừng 800 thước về phía Tây. Quân Lào thuộc TĐ 33 BV do Trung Tá Soulang chỉ huy, sau khi di tản Ban Houei Sane, hiện đóng tại trại Lang Vei cũ. Làng Vei là nơi người Thượng Bru cư ngụ. Tương tự, căn cứ Khe Sanh là nơi TQLC/HK đồn trú, nằm về phia bắc Làng Khe Sanh cũng là Chi Khu Hướng Hóa đã bị quân Bắc Việt chiếm đóng.Từ trên không nhìn xuống, trại Lang Vei trông như một khúc xương nằm trên dãy đồi thấp dọc theo mặt nam đường số 9. Trại được xây cất theo quan niệm đơn độc chiến đấu nhưng hỗ tương phòng thủ. Bên ngoài trại ngoài 3 lớp hàng rào kẽm gai rộng chừng 50 thước gài mìn claymore cũng như mìn chiếu sáng, còn một lớp hàng rào lưới sắt chống B-40. Trong trại gồm những công sự phòng thủ được xây cất kiên cố bằng bao cát và những hố cá nhân có nắp che. Tất cả các vị trí chiến đấu đều có xạ trường tốt có thể yểm trợ lẫn nhau.
  • Trần Đỗ Cẩm, Trận Làng VEI Kỳ 3
    ĐỊCH TẤN CÔNG TRẠI LÀNG VEI LẦN THỨ NHẤT Vào đầu năm 1967, khi Đại Úy LLĐB John J. Duffy cùng Phân Toán A-101 tới đồn trú tại Trại Làng Vei, tình hình tương đối yên tĩnh. Vì vậy, theo lệnh thượng cấp, Duffy mướn một nhóm thiểu số Bru “khai quang”, tháo gỡ hết chất nổ trong một bãi mìn không được ghi rõ trong bản đồ chung quanh trại. Vòng đai mìn này rộng chừng 180 thước. Đại Úy William A. Crenshaw, người thay thế Đại Úy Duffy mới tới Việt Nam chừng 2 tuần lễ và vừa tới Lang Vei được vài ngày khi Cộng Quân tấn công vào đêm 3 tháng 5. Cũng trong ngày đó, một toán tuần tiễu khoảng 30 người từ vùng hoạt động gần khu Phi Quân Sự vừa về tới trại. Trên đường triệt thoái, toán đụng độ nhiều lần với một lực lượng địch quân dường như đang di chuyển tới vị trí tấn công. Trưởng toán tuần tiễu là Trung Sĩ Striptoe báo cáo diễn tiến và yêu cầu Trưởng Trại cho lệnh báo động, nhưng Đại Úy Crenshaw không đồng ý.
  • Trần Đỗ Cẩm, Trận Làng VEI Kỳ 2
    SƠ LƯỢC VỀ BINH CHỦNG LLĐB/VNCHVào năm 1956, với sự trợ giúp của Phái Bộ Viện Trợ Quân Sự Hoa Kỳ, quân đội VNCH khai giảng một khóa học về Biệt Động cho khoảng 100 khóa sinh tại trường Biệt Động Nha Trang do người Pháp vừa chuyển giao. Tới đầu năm 1957, để đối phó với hoạt động mỗi ngày một gia tăng của CQ, Tổng Thống Ngô Đình Diệm ra lệnh thành lập một đơn vị đặc trách những hoạt động mật ngoại biên, do đó có chừng 70 sĩ quan và hạ sĩ quan được gửi đi huấn luyện về nhảy dù và truyền tin tại Vũng Tàu. Sau đó, 58 người trong số này được tuyển đi thụ huấn khóa Biệt Động 4 tháng tại Nha Trang do toán LLĐB Lưu Động Hoa Kỳ đảm trách. Sau khi mãn hạn, các khóa sinh được tuyển vào Liên Đội Quan Sát Số 1 chính thức thành lập tại Nha Trang vào tháng 11 năm 1957. Theo hệ thống tổ chức, đơn vị tân lập này được đặt dưới quyền chỉ huy của Sở Liên Lạc chuyên trách về tình báo, trực thuộc Phủ Tổng Thống, nằm ngoài tổ chức của Quân Đội. Sở Liên Lạc do Trung Tá Lê Quang Tung chỉ huy, đa số gồm nhân viên gốc người miền Bắc.
  • Hồi Ký  Lê Xuân Nhuận,   BỤI ĐẤT VÀ HƯ-VÔ
    Trưa ngày 25 tháng 12 năm 1974, tôi đang cùng với bạn-bè dự một bữa ăn nhân dịp Nô-En tại nhà của một thuộc-viên thì được Sĩ-Quan Trực từ Phòng Tình-Hình gọi máy đến báo-cáo một tin-tức khác thường.       Vào khoảng 11g30 vừa rồi, có một chiếc trực-thăng đáp xuống cạnh Trường Tiểu-Học Xã Lộc-Mỹ, thuộc Quận Ðại-Lộc, Tỉnh Quảng-Nam.  Từ trên phi-cơ bước xuống một thiếu-tướng và một trung-tá Việt-Nam Cộng-Hòa, cùng với một người đàn-ông và một người đàn-bà Hoa-Kỳ.  Người đàn-ông có mang theo một cái hộp trên tay.          Viên trung-tá vào trường, dẫn bác Cai Trường ra, giới-thiệu với mấy người kia; rồi bác Cai Trường vào trong mang ra một cái xẻng, theo sự chỉ-dẫn của hai người Mỹ, đào một cái lỗ, ngay giữa hàng-rào phân chia khoảng sân bên hông trường ấy với con đường hương-lộ bên ngoài, chôn xuống đó cái hộp từ tay của người đàn-ông Hoa-Kỳ, lấp đất lại, rồi xóa sạch dấu đất mới, để chỗ đó trông giống bình-thường như không có việc gì xảy ra.  ​​​​​​​
  • Dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín
    Ngày nay dầu khuynh diệp bác sĩ Tín không còn nữa nhưng người dân miền Nam tuổi trung niên trở lên ai cũng nhớ đến cái mùi đặc trưng của loại dầu gió thông dụng này. Dầu trị nhiều chứng bệnh, cảm mạo, sổ mũi, đau nhức cơ bắp, ho, đau bụng, đau răng, trầy chảy máu, ngừa gió, ngừa ban cho trẻ em… Người thường dùng nhất là các bà già, phụ nữ sinh đẻ nên dầu khuynh diệp còn được gọi là “dầu bà đẻ”.
  • LSNNV, Trần Đổ Cẩm: Trận làng Vei- Phần 1
    Chúng ta sẽ lần lượt duyệt qua các chi tiết liên quan, đồng thời phân tích cặn kẽ để độc giả có thể tự nhận xét và kết luận Trận Làng Vei xứng đáng là "Đêm Sao Bạc" hay "Đêm Sao Lạc" trong quân sử LLĐB Hoa Kỳ. Rất tiếc phần tài liệu về phía Việt Nam không có nhiều nên bài viết căn cứ phần lớn vào các sách vở Hoa Kỳ và một số chi tiết khác do anh em LLĐB/VN cung cấp. Tác giả ý thức được rằng việc thuật lại trung thực một trận đánh xảy ra cách đây đã trên 30 năm là điều không dễ dàng, nhất là biến cố đó liên quan tới LLĐB là đơn vị chuyên hoạt động trong khuôn khổ chiến tranh không qui ước Vì vậy, chúng tôi rất mong mỏi được độc giả, nhất là những người trong cuộc vui lòng bổ khuyết để bài viết được thêm chính xác.
  • • NGÔ THẾ VINH RED BERET PHYSICIAN ĐOÀN VĂN BÁ LEFT HIS MARKS WITH ALL SITUATIONS HE FACED THROUGH LIFE
    Lieutenant Ba’s singularly impressive display of courage, utter disregard for his own safety, and his overriding concern for his patients resulted in the saving of many lives. First Lieutenant Ba’s heroic actions reflect great credit upon himself and the Army of the Republic of Vietnam. [ BA, DOAN VAN 57/208029 1LT of the Republic of Vietnam:  Awarded Bronze Star Medal with “V” Device, Headquarters US MACV, 20 May 1968 ]
  • Phạm Trần: Cao Thế Dung và cuộc thảm sát TỔNG THỐNG Ngô Đình Diệm
    Bút ký “Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống” xuất hiện lần đầu trên Nhật báo Hòa Bình của Linh mục Trần Du, ghi tên 2 Tác gỉa là Cao Vị Hoàng và Lương Khải Minh.Tuy nhiên trong bài viết có tên “Biến cố 1 tháng 11, 1963: xét lại nguyên nhân và hậu quả” phổ biến  trên báo điện tử “Nghiên cứu Lịch sử” năm 2015 của Tác giả Nhà báo Đinh Từ Thức thì người mang bút hiệu Lương Khải Minh, từng được coi là chính Bác sỹ Trần Kim Tuyến, nguyên Giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị và xã hội Phủ tổng thống, Đệ I VNCH, 1956-1963, đã không viết một chữ nào trong sách này.
  • Tiểu Tử: Ai mới là NGỤY?
    Để phân biệt với “cách mạng”! Thằng ngụy, vợ ngụy, con ngụy, lính ngụy, chánh quyền ngụy, cơ sở ngụy, xí nghiệp ngụy, công nhân ngụy, “hầm-bà-lằng” ngụy... Và người ta nghĩ một cách rất đơn giản, rất thật thà: “Hễ thấy không có đóng con dấu ngôi sao đỏ thì cứ xếp vào đồ ngụy, là ăn chắc.”Thật ra, khi dán cái nhãn “ngụy” lên miền Nam, “Đảng và Nhà Nước” muốn nhân dân “chủ yếu là nhân dân miền Bắc” hiểu theo định nghĩa “ngụy” là giả, giả nhân giả nghĩa, giả đạo đức, giả yêu nước thương dân, “ngụy” là đoạt của người ta mà nói là của mình, là bịp, là láo, là phiến loạn...Về sau, khi nhân dân cả hai miền đều mở mắt, tiếng “ngụy” ít thấy dùng tới. Nhưng bây giờ thì mọi người đều nhận ra ai mới đúng là ngụy. Lớp ngụy trang bị rơi xuống, những ngụy ngôn bị vạch trần, thì chân tướng ngụy lòi ra rõ rệt, đến người mù cũng phải thấy
  • NGÔ THẾ VINH: Thời Gian Vẫn Ghi Dấu Những Chặng Đường Của BÁC SĨ MŨ ĐỎ ĐOÀN VĂN BÁ
    Trung uý Bá đã biểu lộ lòng can đảm phi thường, bất chấp nguy hiểm cho sinh mạng mình và chỉ quan tâm tới những người bệnh, với kết quả là ông đã cứu được nhiều mạng sống. Những hành động dũng cảm của Trung uý Bá phản ánh phẩm chất lớn lao của bản thân ông và của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
  • BILL LAURIE, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa 1968-1975
    Lời người dịch: Bill Laurie là sử gia Hoa Kỳ, một trong những chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam và nhân chứng được mời trình bày quan điểm trong cuộc hội thảo mang tên “Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa: Suy ngẫm và tái thẩm định sau 30 năm” (ARVN: Reflections and reassessments after 30 years ) do Trung Tâm Việt Nam thuộc đại học Texas Tech tổ chức tại Lubbock trong hai ngày 17 và 18 tháng 3 năm 2006. Nguyễn Tiến Việt
  • LÝ QUANG HOÀN: MỘT CHUYẾN VƯỢT BIỂN
    Câu chuyện xảy đã rất lâu nhưng trong đầu Doãn vẫn không thể nào nguôi ngoai về cái chết của Vân và 11 người khác vì bão tố, đói và thiếu nước ngọt trên chiếc ghe vượt biên gặp bão năm ấy phía ngoài hải phận Phillipine... Doãn đã đóng vai người đi mua sắt vụn, lưu lạc từ Sài gòn xuống các tỉnh miền Tây như Cần giờ, Long an, Sóc trăng, Trà vinh, Bến tre nhằm tìm cách móc nối các chủ ghe để tìm cách ra đi nhưng không được... Cuối cùng anh xuôi về Phan thiết, Cam ranh, Nha trang và rồi Tuy hiệp, Tuy hoà... Anh lê la ở Tuy hiệp hơn sáu tháng trời... Tuy hiệp là quê của dượng Ba, vợ ông là cô của Doãn. Ông đã rời quê vào Sài gòn làm ăn hơn ba mươi năm, và cũng nhờ thư giới thiệu anh là cháu vợ ông về Tuy hiệp làm ăn nên anh đã vào ở trọ nhà cô Tư, người em gái độc nhất của dượng ba ở quê...
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top