-
LUẬT SƯ ĐINH THẠCH BÍCH qua đời
Nhận được tin buồn Luật sư ĐINH THẠCH BÍCHThành viên trong Lực lượng Liên Minh của Thiếu tướng Trình Minh Thế / Thứ ủy Chiêu hồi, Nội các Chiến tranh, 1965-1967 / Chủ biên Nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại, 1976-1993 / Thành lập và Điều hành VietnamExodus Foundation, 2007-2021/ Đã tạ thế ngày 19 tháng 4 năm 2022 tại thành phố Midway, tiểu bang California, Hoa Kỳ Hưởng thọ 91 tuổi.
-
Tiểu Tử, CHUYỆN THUỞ GIAO THỜI
…Giữa tháng 4, một thằng bạn gọi điện thoại cho tôi, nói : « Mầy đừng đi di tản. Ở lại đi ! Không có sao hết ! Tao bảo đảm ». Thằng nầy làm lớn trong « Tổng Nha », nó nói « chắc như bắp » ! Lại một thằng bạn khác – thằng này người Pháp, làm việc ở sứ quán Pháp – nói trong điện thoại, giọng rất bình thản: « Mầy đừng đi đâu hết ! Mọi việc đều đã thoả thuận trước rồi ! Yên tâm ! ». Riêng tôi, tôi nghĩ: «Mình làm việc cho hãng dầu ngoại quốc trực thuộc hãng quốc tế SIPC (Shell International Petroleum Company – Anh Quốc) chắc không sao !». Vậy là tôi quyết định ở lại…
-
Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Những dòng cuối cho Người muôn năm cũ
Mùa Đông năm 1976, chúng tôi bay sang London, Anh, để thăm ông bà cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Trước khi đi, chúng tôi viết thư cho ông biết ngày giờ tới phi trường Heathrow và số chuyến bay. Ông trả lời là sẽ có người ra đón. Tới nơi thì vừa ra cửa đã thấy ông đứng ngay ở đó vẫy tay chào. Thật là cảm động gặp lại ông sau hơn một năm trời và sau bao nhiêu biến cố.
-
Ông Tư Sài Gòn, Đông về, lại nhớ đến… “cục gạch”
Thế là được dịp, thằng Tang mới kể, trong chương trình Quán Thanh Xuân gì đó của Đài VTV ngoài Bắc, có “giao lưu, gặp gỡ” một số người nổi tiếng, nói chuyện về đề tài mùa Đông, trong đó có bà nhà văn Đỗ Bích Thúy này. Bả kể hồi nhỏ, những buổi tối mùa Đông ở Hà Giang, trời rét lắm, nên bố bả lúc nào cũng nướng ba cục gạch trên bếp trong hai tiếng đồng hồ. Bố bà Thúy bảo đó là kiểu chống rét của bác Hồ hồi ổng còn ở chiến khu (!?). Bà Thúy nói ba cục gạch đó được nhét vào nhiều lớp bao tải, quần áo cũ, rồi nhét dưới lớp chăn bông cho bố mẹ bả một cục, hai anh trai của bả chung một cục, còn bả được riêng một cục. Bả nói gia đình bả không thể đi qua những mùa Đông nếu không có những cục gạch hồng của bố bả.
-
Nguyễn Hữu Huấn, ...TIẾC NGƯỜI RA ĐI
NHà văn Đào Vũ Anh Hùng tên thật là Đào Bá Hùng, sinh ngày 5 tháng 3 năm 1943 tại Hà Nội, viết văn từ năm 1960, viết thường xuyên cho các báo như Ngày Nay, báo Sống, báo Sóng Thần, báo Lý Tưởng của Không Quân/VNCH… với bút danh Đào Vũ Anh Hùng. Anh gia nhập Không quân khóa 65A, bay trực thăng phi đoàn 215 (Thần Tượng/Nha Trang), có thời gian làm huấn luyện viên hoa tiêu trực thăng và sau đó là phi đoàn 245 (Lôi Bằng/Biên Hòa) cho đến ngày mất nước, cấp bậc cuối cùng Thiếu Tá, phi đoàn phó rồi quyền phi đoàn trưởng. Sau năm 1975, gia đình anh chọn Dallas/Texas làm quê hương mới, chưa một lần trở về quê hương bỏ lại.
-
Phạm Tín An Ninh: Đôi Mắt Mùa Xuân
Nếu không nhờ đôi mắt ấy có lẽ tôi không bao giờ nhận ra vợ chồng người bạn trẻ, từng là ân nhân đã giúp tôi giữ được mạng sống của nhiều đồng đội và của cả chính mình, thời tôi còn lăn lộn trên chiến trường, khi lằn ranh sống chết nhiều khi còn mỏng hơn sợi tóc.
-
Trúc Giang MN: NGUYỄN CAO KỲ VÀ DƯƠNG VĂN MINH bao che cho Việt Cộng Nằm Vùng ?
Nguyễn Cao Kỳ và Dương Văn Minh đã từng bao che, giúp đỡ, chứa chấp, cung cấp phương tiện và vũ khí, cho Việt Cộng nằm vùng để đánh phá hậu phương Việt Nam Cộng Hoà. Hai ông tướng nầy có trách nhiệm trong việc đưa đồng bào miền Nam VN vào chế độ độc tài tàn bạo của Chủ Nghĩa Cộng Sản.
-
Trần Thị Nguyệt Mai, Đọc “Tháng Ngày Qua” Hồi ức của Bà NGUYỄN TƯỜNG NHUNG, phu nhân của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng,
Tác giả là trưởng nữ của Nhà văn Thạch Lam và cũng là phu nhân của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, một trong những vị tướng lãnh xuất sắc và trong sạch của Quân Lực VNCH. Cuốn sách hé mở cho chúng ta rõ hơn không chỉ về thân thế của hai gia đình rất nổi tiếng - Thạch Lam và Ngô Quang Trưởng - mà còn như một cuốn phim quay lại hình ảnh xã hội thời kỳ chiến tranh Việt Pháp và chiến tranh Việt Nam cận đại, hiển hiện nỗi khổ đau tận cùng khi mất mát cả tài sản lẫn những người thân yêu nhất trong đời, nỗi lo âu của người vợ lính khi chồng ra chiến trận và phút giây lãng mạn hạnh phúc khi chinh nhân trở về... Những ngày Tết Mậu Thân 1968 kinh hoàng thảm thương ở Huế cũng được ghi lại một cách sống động.
-
Nguyễn Đức Cung: Về Một TRƯỜNG HỢP PHÂN HÓA Trong Đảng Cộng Sản Việt Nam
Sinh hoạt trong một tổ chức chính trị, người ta không thể không đối diện với hiện tượng phân hoá trong các chính đảng trước đây con gọi là “hội kín” để từ đó rút ra những bài học, những kinh nghiệm quý báu cho đường lối hành đông của mình. Sự phân hóa nói chung là một hiện tượng thường thấy, không cứ trong lãnh vực nào, thí dụ ngay cả trong các tôn giáo chẳng hạn, và cũng đem lại nhiều đau khổ, mất mát cho con người hay các thành viên trong tổ chức, qua các hoạt động đấu tranh thấy được ở nhiều lãnh vực sinh hoạt kể cả văn hóa, xã hội, cộng đồng. Tuy nhiên nhiều khi bên trong sự kiện phân hóa cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố tích cực thúc đẩy những thành phần lãnh đạo tìm cách biến cải khuôn mặt đoàn thể, lề lối làm việc để nhờ đó mà phát huy được khả năng làm việc của cán bo và sức mạnh của tổ chức, đáp ứng được trước các thử thách của tình thế.
-
Trúc Giang MN, Lăng Ông Bà Chiểu và “Mả Ngụy”
Hàng năm, trong ba ngày Tết, lăng Ông Bà Chiểu tràn ngập rừng người đi lễ, một số lớn là người Hoa trong Chợ Lớn. Bên trong khói nhang mù mịt đến nghẹt thở.Ban đầu người dân vùng Sài Gòn Chợ Lớn đến lăng mộ để tưởng niệm công ơn của ông, nhưng những thế hệ sau tin tưởng rằng lăng mộ của một vị thần hiển linh, đề cầu an và cầu phước.Sau lễ, họ hái lộc đầu xuân khiến cho cây cối chung quanh bị chặt cành, bẻ lá do những người tham lam cho rằng cành lớn và dài thì có nhiều lộc.
-
Hoàng Long Hải, TẾT RỪNG
Phải nói là “tết tù”. Thế tại sao không nói hẳn là tết tù mà nói lòng vòng qua hai chữ “tết rừng”.Chuyện cũng có nguyên do của nó. Tết tù thì quá nhiều. Sau 30 tháng Tư, Thọ - Duẫn cho cả triệu người miền Nam vô tù, nên có cả triệu cảnh tết tù: Tù “Cải Tạo”, tù”Phục Quốc”, tù “Phản Động”: - Phản Động Chính Trị-, Phản động Tôn giáo, Phản động “Cách Mạng”, tù “Vượt biên”... Vậy nên có quá nhiều tết tù, nên tôi phải gọi là “Tết rừng” cho nó lạ một chút, gợi trí tò mò của người đọc, chớ viết ra không ai đọc, không ai thèm đọc thì cũng buồn. Gì chớ thơ văn bây giờ “lạm phát phi mã”, in ra không ai mua, post lên mạng không ai đọc. “Văn chương hạ giớ rẻ như bèo” Từ tiền bán thế kỷ 20, Tản Đà đã nói vậy rồi.
-
Phan Lạc Phúc: NGÀY GIỖ
Lời Diễn Đàn: Tất cả nhữngnhân vât trong bài viết này đều đãra người thiên cổ: nhà báo LôRăng Phan Lạc Phúc, nhà báo Vũ Đức Vinh và Thượng tọa Thích Thanh Long, “nhà sư” trong bài viết này. Chúng tôi xin đăng tải lại như một nén hương thắp trong những ngày cuối năm để tưởng niệm những ‘tinh hoa” của Việt Nam một thời chỉ vì chính sách trả thù nông cạn của đảng cộng sản Việt Nam đã để lại một mối hận trong lòng dân tộc Việt chưa biết đến bao giờ mới nguôi…
-
Hoàng Long Hải, gái kinh
Năm giờ sáng ngày Noel, “kiểng tù khua gắt gỏng” lại dóng lên, ai nấy thức dậy, chờ “cán bộ công an” đến “mở cửa chuồng”, điểm danh, ăn sáng - nói vậy cho sáng một chút, chớ bữa ăn sáng chỉ là một củ khoai lang, một khúc khoai mì, hoặc mấy lát khoai mì – và chuẩn bị ra sân trại, ngồi sắp hàng theo từng đội để đi “lao động là vinh quang, cuốc là số một”.
-
Lê Bá Định: Bay Trên Đất Bắc
Trung Tá VNCH Lê Bá Định sinh ngày 1 tháng 4 năm 1939 tại Sài Gòn; thân phụ là người gốc miền Bắc. Ông là một phi công nổi danh về khả năng bay khu trục lẫn khả năng viết.Ông Lê Bá Định cũng được biết đến như một cấp chỉ huy trẻ cương trực và quả quyết khi còn là Trung Tá Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 72 Chiến Thuật. Ông Lê Bá Định cũng được biết đến như một cấp chỉ huy trẻ cương trực và quả quyết khi còn là Trung Tá Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 72 Chiến Thuật. Sau 1975, ông Lê Bá Định trở thành tù nhân cải tạo trong nhiều năm, nhưng quyết định ở lại Sài Gòn mưu sinh bằng cách dạy Anh Văn.Ông qua đời ngày 4 tháng 2 năm 2014 tại Sài Gòn. Hưởng thọ 75 tuổi.
-
Trúc Giang Họa sĩ Ớt, Huỳnh Bá Thành,V.C nằm vùng, hung thần của văn nghệ sĩ miền Nam
Chính họa sĩ Ớt, tên Huỳnh Bá Thành, chỉ huy những cuộc theo dõi, bố ráp, bắt giữ, thẩm vấn và giam cầm những văn nghệ sĩ bị cho là gián điệp của CIA Hoa Kỳ. Đồng thời bỏ tù những tu sĩ Phật Giáo, bị gán tội phản cách mạng.Hai vụ điển hình là, “Vụ án Thập nhị tăng ni Già Lam” và “Vụ án Hồ Con Rùa” hay là “Những tên biệt kích cầm bút”
-
Hoàng Long Hải: Chuyện Ông Thiệu
Các nhà viết sử không thể hoàn toàn căn cứ qua những gì trên những lời đồn đãi để viết thành sách, nhưng trên thực tế, nhiều khi những lời đồn ấy lại chính xác hơn những gì viết ra trên giấy trắng mực đen. Sở dĩ có lời đồn đãi là vì có người muốn che giấu, nhất là giới thống trị. Để bảo vệ quyền lợi, bọn thống trị chỉ muốn khoe khoang những cái gì chúng cho là hay và giấu biệt những gì xấu xa, tàn bạo.
-
Trúc Giang MN VỤ THỦ TIÊU THÁI KHẮC CHUYÊN
Vụ án làm kinh động nước Mỹ khiến cho Nhà Trắng vào cuộc, và Điện Kremlin thừa nước đục thả câu, phát động tuyên truyền chống Mỹ trên thế giới.Sự việc bắt đầu bằng vụ thủ tiêu gián điệp hai mang tên Thái Khắc Chuyên, là thông dịch viên người Việt Nam, làm việc trong toán Biệt kích Mủ xanh B-57, có nhiệm vụ thực hiện Dự án Gamma (Project Gamma), mục đích vượt qua biên giới Cam Bốt thu thập tin tức tình báo về hoạt động của Cục R trên vùng Mỏ Vẹt của xứ Chùa Tháp.
-
Phan Xuân Sinh, CON TÀU CHỈ CÓ MỘT NGƯỜI
Anh cũng như bao nhiêu người sĩ quan khác ở Miền Nam. Sau 75, đều bị tập trung cải tạo. Những tháng đầu anh được vợ gửi cho một hai lần đồ ăn, sau đó thì biệt tăm. Anh được phép viết thư về cho gia đình nhiều lần. Nhưng không thấy vợ trả lời. Như thế kể như anh bị vợ bỏ. Sống trong trại cải tạo mà không có người thăm nuôi, không được tiếp tế đồ ăn, người đó kể như chết. Anh biết mình nằm trong số người bất hạnh đó. Nên anh phải tự lực cánh sinh. Nói chơi cho vui vậy chứ tự lực gì nổi. Có được thăm nuôi hay không, người tù nào cũng co cúm lại. Thức ăn dành dụm từng chút. Ra ngoài lao động, con mắt của họ dáo dác tìm bất cứ thứ gì có thể bỏ vào bụng cho đở đói. Cho nên người có quà thăm nuôi cũng như dân mồ côi, khi ra ngoài lao động cũng xục xạo tìm kiếm đào bới như nhau. Ai tìm được nấy ăn.
-
KIỀU MỸ DUYÊN, CẦU NGUYỆN CHO MỘT NGƯỜI HIỀN VỪA RA ĐI
Ba la một phụ nữ đôn hậu, đoan trang, ý tứ, mộ đạo, suốt đời làm việc từ thiện, ai cũng có nỗi buồn riêng mình nhưng riêng đệ nhất phu nhân này không nói cho ai nghe. Tôi được gặp chị nhiều lần nhưng chỉ được nghe những chuyện vui vẻ về con gái, con trai, con gái nuôi và cháu nội. Không bao giờ tôi nghe chị kể chuyện buồn mà ở đời này nỗi buồn nhiều lắm.
-
Đức Hà: Bà Nguyễn Văn Thiệu và Giấc Mơ Hồi Hương
“Tôi mong có dịp về lại Việt Nam thăm mồ mả ông bà và mang tro cốt của ổng về khi đất nước bình yên; Ông Già có trối rằng nếu được thì đem chôn tại quê ông ở Phan Rang nếu không thì rải một nửa xuống biển và một nửa trên núi,” bà Nguyễn Văn Thiệu nói như vậy về ước vọng của bà như một phụ nữ Việt bình thường không quên ơn tổ tiên dòng họ.
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày 27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840. Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.
Email: saigonweeklyonline@gmail.com
Thư từ bài vở: 702-389-5729
Quảng cáo: 702-630-0234
Hotline: 702-426-4404