NGÔ NHẬT ĐĂNG, CHUYỆN HÀ NỘI, sau ngày bị chiếm đoạt

NGÔ NHẬT ĐĂNG 

CHUYỆN HÀ NỘI,

sau ngày bị chiếm đoạt


Người Hà Nội cũ quanh phố cổ mấy ai mà không biết cái hiệu thuốc Tây có tên 8-3 của Công ty dược phẩm Hà Nội gần vườn hoa Bà đầm xòe sau 54 gọi là vườn hoa Cửa Nam. Những năm 75, 76…nhà thuốc này và ở ngôi nhà bên cạnh rất đông người đến lấy thuốc có cái tên hơi lạ “vi lượng đồng căn” chữa bệnh hen suyễn và vẩy nến, lạ hơn là người bốc thuốc không bao giờ lấy tiền. Người ta chỉ biết ông bà là công chức “thu dung” của chế độ cũ, ông làm ở nhà thương Phủ Doãn, còn bà ở nhà thương phụ sản còn gọi là bệnh viện C. Không hiểu sao tôi rất thích từ “Nhà thương”, một từ phổ biến sau này bị đổi thành “Bệnh viện” nhưng những người già vẫn dùng từ nhà thương như : Nhà thương Phủ Doãn, nhà thương Khách (của người Tàu trước 54, sau này gọi là bệnh viện Hòe Nhai)…


Ông Bà Thẩm Hoàng Tín ảnh chup năm 1952
 
Mấy ông già ở phố nhà tôi bảo : Ông ấy được gọi là Clark Gable vì đẹp trai và để bộ ria giống nhân vật chính trong bộ phim khét tiếng “Cuốn Theo Chiều Gió” làm dậy sóng Hà Nội hồi trước 54. Bố tôi nói với tôi : Ông ấy tên là Thẩm Hoàng Tín học dược ở Paris, còn là Thị trưởng Hà Nội từ năm 50-52. (1)
 
Một lần theo Thầy ra ngắm bóng nắng của cây Tháp Bút vào ngày Đoan Ngọ (vào ngày này đúng giờ Thìn bao giờ bóng của Tháp Bút cũng chấm vào đúng Đài Nghiên trên cổng vào đền Ngọc Sơn), Thầy tôi nói : Cây cầu Thê Húc này là do ông Thẩm Hoàng Tín cho xây lại sau khi Hà Nội bị tàn phá bởi “tiêu thổ kháng chiến” cùng với rất nhiều khu nhà bị đổ nát chỉ còn gạch vụn, Thầy tôi nói thêm : “Ông Tín có công rất lớn trong việc xây dựng lại Hà Nội” rồi thở dài.
 
Sau này tìm hiểu về Thẩm Hoàng Tín tôi biết thêm ông còn là con nuôi cụ Hoàng Huân Trung Chủ tịch hội Khai Trí Tiến Đức. Chữ Hoàng trong tên ông là vì lý do này, cụ Hoàng Huân Trung lại là cha của Đô đốc Hoàng Cơ Minh người sáng lập phong trào kháng chiến, tiền thân của đảng Việt Tân.
 
Vậy sao ông Tín lại ở lại mà không di cư vào Nam ?


 
Ngày đó trước làn sóng di cư ồ ạt, ông Hồ Chí Minh lo lắng bởi những nhà tư bản, chủ xưởng, chủ nhà máy…sẽ mang của cải ra đi, ông phái ông Nguyễn Duy Trinh vào Hà Nội gặp Thẩm Hoàng Tín, khen ngợi một người có tấm lòng “vì dân, vì nước” và mong muốn ông Tín ở lại và vận động những người “hằng tâm hằng sản” cũng ở lại để xây dựng đất nước đã được độc lập.
 

Ông Tín chấp nhận ở lại với cam kết tài sản của ông và của những người “tư sản dân tộc” sẽ không bị tịch thu. Rất nhiều người giàu cũng ở lại, họ nói “Ông thị trưởng còn ở lại kia mà”, phần đông nghĩ dù Việt Minh cộng sản thì cũng là người Việt, có lẽ nào….
 
Và cái chuyện “Có lẽ nào ?” đã xảy ra. Chỉ kể riêng chuyện ông Tín.
 

Chuyện kể rằng, khi bị "kiểm kê" tài sản, dù ông Tín trước đó đã "tự nguyện hiến tặng" một số tài sản như nhà và xe. Ông Tín tìm gặp ông cụ (2) để thắc mắc, ngài kịch sĩ vĩ đại gọi đàn em lên trách móc, vị đàn em nói : "Nhưng đó là ý nguyện của nhân dân". Lãnh tụ quay sang nói với khổ chủ :
- Chú thấy đó, đã là ý nguyện của nhân dân thì bác cũng chịu.

Và ông Tín cũng phải chịu. Sau này, đến năm 1980 ông Tín sang Pháp với con cái để “chữa bệnh” và mất ở Paris.

Ps : Ông bạn vong niên (sinh năm 1952) của tôi là con một nhà tư sản ở lại theo lời khuyên của ông Thẩm Hoàng Tín, ông “tư sản” này có một xưởng sửa chữa ô-tô vào loại lớn nhất miền Bắc. Năm 58, khi chứng kiến một cuộc biểu tình trên đường phố hô khẩu hiệu : “Đả đảo Ngô Đình Diệm !”, đứng trên vỉa hè ông “ngứa mồm” nói : “Ông Diệm làm gì mà đả đảo người ta ?”.Thế là, nhanh như chớp, hai người đứng sau lưng ông bẻ quặt tay ông lại và dẫn đi, khi ra tù thì ôi thôi, tài sản đã bị tịch thu bởi ông chủ nó là “phản động”. Khi kể chuyện này với tôi, con trai ông giờ là một anh thợ cạo trên vỉa hè (gần cái garage của ông bố) chỉ cười như mếu. Anh là một Catholic chân chính nên không biết văng tục.

 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top