• Trần Thị Hiếu Thảo - Truyện dài tình cảm xã hội - Chương 1

Văn Hóa - Nghệ Thuật

• Trần Thị Hiếu Thảo - Truyện dài tình cảm xã hội




Mùa xuân anh đi hái lộc ở lòng son
Mùa xuân bạn bè vui đối ẩm
Với em, tình xuân mãi mãi còn?
(Trích trong bài: Lộc Như Xuân, cùng tác giả.)



Chương Một
Mặt trời hạ dần xuống núi người làm đồng cũng muốn về nhà, người làm rẫy cũng muốn rời nương. Từng đàn bò, trâu, ngựa cũng đủng đỉnh về chuồng. Mặt đất mờ dần biến vào đêm, mặt đất như sẫm hơn vì đã thiếu ánh nắng. Gió hiên như lùa nhẹ vào nhà. Bà Mậu đang chờ đợi Duy Phong về. Bà đang bực tức trong người thì thấy Duy Phong dắt xe đạp đi vào ngõ. Chờ không nổi nữa bà ra tận đầu hè khi Duy Phong dắt xe vô. Bực quá bà la lên:
- Thằng kia đi kiếm ông kiếm cha mầy ở đâu trường tan từ lúc bốn giờ, bây giờ mặt trời sụp núi mất đất mấy đời, mầy mới về. Bộ mày mê con nhỏ Thanh Lê nhà ông Nguyễn Nhung hả mầy. Mầy phải biết con nhỏ đó là con ngụy quân, ngụy quyền? Mày không được quen với nó.
Ðể cho mẹ nói hết một hơi. Duy Phong dựng chân xe đạp một góc sân, anh đứng tần ngần giữa sân nghe. Rồi anh bình tĩnh vừa bước lên hè. Duy Phong vừa nói:
- Thời cuộc thì ai cũng phải làm việc thôi. Má nói như vậy hòa giải dân tộc làm gì? Hơn nữa bác ấy cũng tốt mà. Bác trai cũng như bác gái, cả hai đều tốt
- À mày mê con gái người ta mày đững kêu tốt sao? Con nên nhớ con là gia đình liệt sĩ, không thể quen rồi lấy vợ con ngụy quân, ngụy quyền. Con sẽ không thể làm ông này ông nọ, làm quan mày biết chưa?
Vẫn còn đứng trên hàng ba vỉa hè lắng tai nghe mẹ. Duy Phong phân trần:
- Ðâu cần làm ông này, hay ông nọ. Làm quan chi, con làm dân được rồi. Con nhỏ nhưng con biết làm ?Quan nhất thời làm dân vạn đạỉ má ơi. Má đừng có phá con?
- Phá mày cái gì? Vô nhà đi mẹ nói con nghe.

Duy Phong theo mẹ vào sâu trong nhà. Bà bảo:
- Ngồi xuống ghế đàng hoàng cho mẹ nói chuyện. Tao nghe tụi nó nói mầy yêu con Thanh Lê, mê nó lắm. Nhà có mấy cái ổi xá lị chín là mày cũng ráng hái, chờ đi học đưa cho nó. Mấy cây me phía sau hè vừa chín là mày leo lên hái gói, đợi đưa cho nó. Trời ơi hổng lo ăn học, mới lớn lo mê gái con??

Im lặng nhìn thái độ Duy Phong. Hồi bà Mậu nói tiếp:
- Con má chỉ có hai đứa con trai. Anh Hai đi ra Bắc học, giờ về lấy vợ chỗ ngon lành làm công an tỉnh? Còn con, còn nhỏ ở với má trong chiến tranh học cũng chậm vài năm. Lẽ ra năm nay mười tám tuổi là học mười hai xong. Nhưng giờ mới học lớp chín, học chung với con Thanh Lê rồi mê nó. Phải bắt chước anh Hai, noi gương anh Hai con. Giọng người mẹ rít lên nhưng Duy Phong vẫn bình tĩnh:
- Má dạy nhiều quá, mỗi người có một hướng đi, anh Hai là anh Hai, con là con. Anh Hai là Duy Việt, con là Duy Phong?
- Mày nói vậy nghĩa là sao, thằng nhỏ hỗn láo!
- Anh Hai đi công an, còn con làm thầy giáo, làm ruộng cũng được.
- Nói vậy mày mê nó quá rồi, có mê nó không? Nói cho tao nghe coi. Trời ơi là trời, sao vậy con?
- Thì cô ấy học cũng giỏi, đẹp gái, hát hay, múa xinh con thích, con yêu có sao đâu? Tụi con còn trẻ như bạn bè thôi. Má nghĩ chi, má đừng ngăn cấm, má tàn ác không được. Con không thích má như vậy đâu.
- Không thích kệ con, nhưng má quyết định; và bắt buộc con phải nghe. Nghĩa là tao phải cấm mày yêu nó, và cấm mày đủ thứ!
- Trời ơi má thiệt mệt?

Như chẳng nghe chi lời Duy Phong phản đối, như nghỉ mệt lấy hơi một lát. Mẹ Duy Phong bảo tiếp:
- Nghe đây. Không, nhất định là không được, tao cấm mày không được qua nhà nó nữa. Tao nghe cả hết, mày qua nhà con Thanh Lê, đẩy rơm cho cha nó vun trồng thành cây, gom rác cho ông ấy đốt cho sạch vườn. Khi sắp mưa tới, đạp lúa thế cho con Thanh Lê, má nghe hết con ơỉ

- Con tới chơi rủ cô ấy đi sinh hoạt, cô ấy là một đội viên tốt. Tới nhà gặp ba cô ấy làm, con góp, giúp người ta một tay có gì là xấu? Hơn nữa cô ấy tiểu thơ đạp chân yếu ớt. Con sợ đau chân cổ tộị nghiệp, con đạp thế cho cô ấy có chút xíu, mà ai mét với má?
- Tao chà chổi trên đầu mày chứ nói sợ chân nó đau. Ai mét kệ, miễn tao biết hết thì thôi.

Vẫn không buông như uất hận bà Mậu nói tiếp:
- Tao biết hết, đêm đi họp đội viên về hết, con lẫn trong trăng vô nhà nó rồi hai đứa đi chơi. Mày ôm nó người ta thấy báo với má. Không có cái gì má không biết, chỉ chưa nói với con thôi. Ðội viên gì mà cặp trai đi chơi cũng là loại mất nết?
- Năm nay cô ấy lên mười lăm, cô vẫn muốn đi đội viên chưa lên thanh niên thì có gì má ngại? Ðường đi tụi con còn xa lắm, má đừng cấm tội cho tụi con. Ði chơi chung trong làng, trong thôn, cách xóm có sao đâủ Má nghĩ lại đỉ má cứ làm cho lớn chuyện!
- Mày sa mê nó, say đắm nó không ngăn. Có ngày tao có cháu nội không chừng đó chứ không cấm? Vòng vo rồi mày cũng lòi ra cái đuôi mê nó. Làm sao làm đó, tao qua tới nhà họ, tao chửi ăn cho hết! Cả gia đình dụ dỗ con trai tao. Và tao phải nói với con Thanh Lê cái đồ mất nết, mới mười lăm tuổi đời, mê trai đi học mà ôm trai xà nẹo mỗi đêm?
- Ý tại con chứ không phải tại cô ấy. Con thương Thanh Lê chứ không phải lỗi cô ấy. Má đừng làm phiền cô ấy. Má làm quá con bỏ nhà đi hoang cho má vừa lòng.

Bà Mậu nghe Duy Phong nói thế, bà cảm giác tưởng như những cây cột kèo, trong nhà mái xưa trính hương này đang lồng lộn, lung lay quay kia chắc, và toàn bộ căn nhà bà như chuyển hướng đổi đỉ Bà như đuối sức, đổ mắt nhìn vào bàn thờ. Bà vẫn nói tiếp:
- Ba mày mất rồi trong chiến tranh giặc bắn, khi ông là du kích, má chỉ có hai anh em mày là Duy Phong, anh Hai mày là Duy Việt, thì ra thằng Duy Việt dễ dạy và khôn hơn. Tao phải gọi nó về dạy cho mày.
- Anh Hai dạy con? Dạy con cái gì? Duy Phong nhìn mẹ đang quay mắt về mình.
- Dạy mày, mày phải biết từ bỏ con nhỏ đó, không thì mày không có tương lai. Mày chỉ húp cháo rùa vì? Phần tao, tao phải gặp bà cô ruột nó, bà thường qua xóm đây ăn trầu xóm này, tao thường gặp bã trong các đám, bã làm bánh cưới bánh hỏi cho người ta. Tao nhất định phải nói nhắn với bã về con nhỏ đó, nó phải rời xa mày tức khắc. Còn nhỏ mà mê trai như sam, cả làng ai cũng biết. Hứ?

Bà Mâụ nói chữ ?hứ? nhấn cuối cùng, và bỏ đi xuống bếp.


Duy Phong ngồi gục đầu trên bàn, như không muốn nghe những gì mẹ anh tố tụng thêm? Rồi anh ngước nhìn lên bàn thờ với vẻ cố xin lỗi người cha, người quá cố. Duy Phong lại gục đầu suy nghĩ tiếp. Bởi anh dành tình cảm cho cô gái tên Thanh Lê. Con của một gia đình, được gọi là ?ngụy quyền? quá nhiều. Nên lòng anh như dâng lên cơn bão tố nhè nhẹ. Anh biết mẹ không thuyết phục nổi anh. Bà bỏ đi đâu rồỉ

Duy Phong thấy thật buồn não nề nơi anh! Anh đưa mắt nhìn con chó vện của anh đang nằm đó. Mình, má đang có một cuộc nội chiến mà nó im re. Má mình la mình dữ dội, má oanh tạc mình, đánh úp tinh thần mình, mà nó chẳng thèm dỏng tai ngó? Tai nó muốn cụp cụp xuống và nhè nhẹ rung rinh, nằm đó mà chán nghe. Như có vẻ vô tư chẳng để ý tới ai? Hay nó có thể bảo vệ má Mậu, hay nó tỏ vẻ thông cảm ủng hộ cho mình đây? Duy Phong đâm ra anh muốn nhìn nó, và thấy thương nó làm sao đó chứ! Anh lại nghĩ nó là loài có thể thông minh nhất mà lại vô tư nhất. Duy Phong chợt nhớ nhất về nó... Chuyện đi học về thỉnh thoảng nó chạy ra đón anh là quá bình thường. Anh thương, thích nó hơn là; có những khi anh đi trèo hái trái ở cây cao, xoài, me, mít, ổi, mận nó hay theo anh ra đứng dưới gốc, nó ngước cổ nhìn anh hái, như đang theo dõi coi anh có gì rủi ro không? Ðến khi anh an toàn, anh bước xuống gốc cây, nó lại ve vẩy đuôi đi bên anh, như cố tình chia sẻ, hít hít tưởng chừng nó cũng vui sướng lắm. Anh nghĩ thế, những kỷ niệm với con Vện khó quên, anh đi đến chỗ nó. Anh bảo:
- Sao mày im re nằm đây, tao đúng hay má Mậu đúng. Hã cậu củn ngoan. Vện?
Cậu chó mở đôi mắt hơi buồn nhìn anh, như là nghe được câu hỏi anh vậy. Nó hôn hôn cái tay anh, và nó bỏ đi đến chỗ khác nằm?
Lạ chưa? Anh lắc đầu chưng hửng nhìn nó thêm một chút, anh thương nó vô cùng, dù anh chưa tâm sự được gì với nó trong tình huống này, rồi anh quay lại cạnh bàn ngồi suy nghĩ nữa.
Sau một đoạn bà Mậu- Mẹ anh trở lại nói liền:
- Như người ta nói chẳng sai lời mà! Nước này thì khó cản rồi. Nhưng má không để cho con thế đâu! Bà nói và cầm cái chổi lông gà cán gỗ bóng loáng, bà quét trên trang thờ lại, sửa sang lại một đĩa trái cây. Lúc nào bàn thờ bà cũng nhiều trái cây vườn. Nào là chuối, nào cam, đu đủ, xoài, mít, mãng cầu, đủ thứ. Bà thích thế! Bà cũng nhìn quanh thấy con chó Vện đang nằm, bà chả buồn hỏi nó chi.

Duy Phong vẫn lặng thinh, rồi đứng lên nắm tay mẹ. Anh bảo:
- Má đừng như vậy. Con năn nỉ má cứ để tụi con quen nhau.
- Không được con phải quay về. Và hiểu con là ai, là con của ai?
- Con không cần con là ai. Má không thể khó khăn với tụi con quá. Duy Phong nói cứng rắn, nhưng âm hưởng thật trong tha thiết. Anh nhìn ra ngoài trời đêm đã về sâu hơn. Anh đi dắt xe đạp bỏ hút vào nhà.
- Vậy thì đừng kêu mẹ là mẹ nữa, hay là má gì nữa nha, muốn làm gì làm đi. Bà Mậu nói và liếc xéo Duy Phong.
- Hãy cho con được vui chơi, thân ái với bạn bè. Thời nào rồi con người cũng phải làm việc. Quan trọng là đức hạnh của mỗi người thôi má à. Chứ không phải xã hội hay chế độ. Duy Phong đứng gần mẹ cố ý phân trần.
- Không được, trăm phần trăm là không được, không bạn bè gì cả. Cũng đừng giải thích gì hơn với má. Bà Mậu lắc đầu kiên quyết.
- Con không thể sống theo ý má, con xin lỗi má thôỉ
Duy Phong bó tay vào lồng ngực, trả lời như thế. Trông ra ánh mắt anh thì còn trọng mẹ lắm. Coi ra Duy Phong vẫn còn lễ phép. Bà Mậu biết, song bà không mong là như vậy. Bà nhìn chiếc áo sọc trắng vắt ngang vài lằn xanh, nơi tà áo của Duy Phong có dính vài giọt mực nho nhỏ. Tại sao lại bị như thế? Bà mới mua cho chàng cách đây hai tuần mà? Bà định hỏi lý do, mà rồi bà lại thôỉ



Còn tiếp

 

Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top