Nguyễn Đức Cung
Về Một TRƯỜNG HỢP PHÂN HÓA
Trong Đảng Cộng Sản Việt Nam
Sinh hoạt trong một tổ chức chính trị, người ta không thể không đối diện với hiện tượng phân hoá trong các chính đảng trước đây con gọi là “hội kín” để từ đó rút ra những bài học, những kinh nghiệm quý báu cho đường lối hành đông của mình. Sự phân hóa nói chung là một hiện tượng thường thấy, không cứ trong lãnh vực nào, thí dụ ngay cả trong các tôn giáo chẳng hạn, và cũng đem lại nhiều đau khổ, mất mát cho con người hay các thành viên trong tổ chức, qua các hoạt động đấu tranh thấy được ở nhiều lãnh vực sinh hoạt kể cả văn hóa, xã hội, cộng đồng. Tuy nhiên nhiều khi bên trong sự kiện phân hóa cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố tích cực thúc đẩy những thành phần lãnh đạo tìm cách biến cải khuôn mặt đoàn thể, lề lối làm việc để nhờ đó mà phát huy được khả năng làm việc của cán bo và sức mạnh của tổ chức, đáp ứng được trước các thử thách của tình thế.
Trong lãnh vực chính trị ở Việt Nam, qua tư liệu và kinh nghiệm cá nhân, sự kiện phân hóa cua đảng Cộng Sản Việt Nam đã diễn ra từ những thập niên đầu thế kỷ XX đã là kinh nghiệm quý giá và là bài học bổ ích cho những ai hằng quan tâm đến sinh hoạt chính trị trong cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như trên quê hương của chúng ta.
Trước hết, sự kiện phân hóa diễn ra với các đảng cộng sản trong giai đoạn 1927-1929 khi trên ba vùng đất nước Việt Nam đã hiện diện cùng một lúc ba đảng cộng sản đó là Đông Dương Cộng Sản Đảng ở Bắc Kỳ, Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn ở Trung Kỳ và An Nam Cộng Sản Đảng ở Nam Kỳ là một sự kiện lịch sử mang tính phức tạp. Cả ba đảng cộng san này đeu thoát thai một tổ chức là Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, tiền thân của nó có tên Tâm Tâm Xã do cụ Phan Bội Châu lập ra và tháng 6 năm 1925 Nguyễn Ái Quốc đã tìm cách chiếm đoạt tổ chức này để lập nên sau khi cụ Phan bị Pháp bắt tại Thượng Hải. Tổ chức mới do Lý Thuy thành lập tại Quảng châu, theo lệnh của Đệ Tam Quốc Tế, có tên gọi tắt là Đồng Chí Hội và một mặt trận hay phong trào ngoại vi có tên Toàn Thế Giới Nhược Tiểu Dân Tộc Liên Hiệp Hội, Á Đông Bộ, Việt Nam Chi Bộ cũng đều nằm trong sách lược của Liên Sô. “Nhiệm vụ chủ yếu của ông - dưới sách lược về Đông phương của Liên Sô - là vận dụng cuộc cách mạng của Trung-quốc đang có ảnh hưởng mạnh đối với Việt-nam dùng chiêu bài chủ nghĩa dân tộc để lập nên một tổ chức gọi là Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội (gọi tắt là Đồng Chí Hội), tiến hành các hoạt động tổ chức và tuyên truyền hướng vào Việt Nam. Đồng Chí Hội chính là tổ chức tiền thân của đảng Cộng Sản Việt Nam.” 1. Đối với nhà cầm quyền Trung Quốc, ông có tên là Lý Thụy, với Đệ Tam Quốc Tế ông có tên là Nguyễn Ái Quốc, nhưng đoi với người Việt Nam ở Trung Quốc lúc đó ông lại có tên là Lão Vương hay Vương Sơn Nhi tức là chiết tự của chữ Thụy. Trong một đại hội của Trung Quốc Quốc Dân Đảng, Lý Thụy có một bài phát biểu dưới cái tên Vương Đạt Nhân. Chức vụ bên ngoài của Lý Thụy ở Quảng châu lúc bấy giờ là thông dịch viên của Michael Borodin, cố vấn Nga bên cạnh Trung Quốc Quốc Dân Đảng nhưng vai trò thực sự của ông là nhân viên của Mạc-tư-khoa phụ trách ve Viễn-Đông, sang Trung-quốc để hoạt động với chiêu bài chủ nghĩa dân tộc Việt-nam.
Đa số thanh niên VN hiện diện trong các tổ chức cách mạng ở Tàu hay Nhật lúc bấy giờ đều là những tấm lòng nhiệt huyết nghe theo tiếng gọi của Phong trào Đông du hoặc do tư tưởng yêu nước thúc đẩy, đã lén lút vượt biên giới sang Tàu theo lời kêu gọi của các cụ Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Đặng Tử Kính, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để trong thập niên đầu của thế kỷ 20. William J. Duiker trong Ho Chi Minh, a life gọi tổ chức do Lý Thụy lập ra là Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên (the Vietnamese Revolutionary Youth League) với những người nòng cốt như Lê Hồng Sơn tức Lê Văn Phán, Lê Hồng Phong, Ho Tùng Mậu (tức Lão Ích), Lâm Đức Thụ tức Nguyễn Công Viễn (hay Viện) vốn là người vận động tài chánh cho tổ chức cách mạng và bị tổ chức nghi ngờ là đã cộng tác với Pháp trong việc báo cáo việc Phạm Hồng Thái ném bom ở Sa Diện mưu sát toàn quyền Merlin. 2 Khi Nguyễn Ái Quốc mới đến Hồng Kông dưới bí danh Lý Thụy, nhà đương cuộc Pháp ở đây cũng như tại Hà Nội đã không nắm rõ lý lịch của Lý Thụy và cho rằng Nguyễn Ái Quốc còn ở tại Liên Xô nhưng sau đó họ điện về hỏi Paris và nơi đây cho biết Lý Thụy chính là Nguyễn Ái Quốc. Nhờ công của Lâm Đức Thụ, sau nhiều thủ thuật khó khăn, một bức ảnh của Lý Thụy được chụp khi ông tới trụ sơ của Quốc Dân Đảng Trung Hoa, và đã được chuyển cho mật thám Pháp.3 Tuy biết Thụ là gián điệp nhị trùng (agent double), Lý Thụy và một số thành viên trong Tâm Tâm Xã cũng không dám làm gì, vì Thụ là tay kiếm ra tiền bạc cho tổ chức.
Bên cạnh Đồng Chí Hội, Lý Thụy cũng tổ chức một cơ sở gọi là Ban Huấn luyện Chính trị Đặc biệt mà các học viên và thành phần ban giảng huấn đều được Trung-cộng đài thọ mọi sở phí về ẩm thực. Sau khi các học viên trải qua lớp huấn luyện chính trị từ tối thiểu 6 tháng, họ được giới thiệu vào Đồng Chí Hội mà địa điểm tuyên thệ thường là trước mộ phần của Phạm Hồng Thái ở Hoàng Hoa Cương (Quảng Châu).
Trong sách Việt Nam 1945-1995, Chiến tranh, Tị nạn, Bài học lịch sử, giáo sư Lê Xuân Khoa cho biết một cách khái quát: “Chính trong nội bộ cả Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng (VNTNCM) cũng có sự rạn nứt ngấm ngầm và đã bùng nổ công khai trong kỳ đai hội tháng Năm 1929 ở Hồng Kông. Nhóm đại biểu từ Việt Nam qua do Trần Văn Cung cầm đầu đã bỏ đại hội trở về nước phản đối Chủ tịch Đại hội Lâm Đức Thụ, và ngay sau đó lập ra Đông Dương Cộng Sản Đảng (ĐDCSĐ) để cạnh tranh với VNTNCM. Mấy tháng sau, nhóm Hồ Tùng Mậu, Lê Quang Đạt, Lê Hồng Sơn ở Trung Hoa lại lập ra An Nam Cộng Sản Đảng (ANCSĐ) và đề nghị họp với ĐDCSĐ để bàn chuyện thống nhất nhưng Trần Văn Cung từ chối đề nghị này. Trong khi đó, một số đảng viên cũ của Tân Việt Cách Mạng Đảng, một tổ chức thành lập sau khi Phan Bội Châu bị Pháp bắt năm 1925, lại lập thêm một đảng khác lấy tên là Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn (ĐDCSLĐ). Trước tình trạng chia rẽ của cộng sản Việt Nam thành ba phe, Comintern thông báo không thừa nhận phe nào và đỏi hỏi phải có một hội nghị thống nhất dưới sự điều hợp của đại diện Comintern. Đầu tháng Hai 1930, hội nghị thống nhất này được triệu tập tại Hồng Kông dưới sự chủ tọa của Nguyễn Ái Quốc và kết quả là sự giải tán của cả ba phe để thành lập một tổ chức duy nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN).” 4
Tuy nhiên trước khi phân tích một số dữ kiện có liên quan đến sự phân hóa của Đảng Cộng Sản Việt Nam, thiết tưởng cần nhắc sơ qua việc Nguyễn Ái Quốc tức Lý Thụy đã âm mưu cùng với Lâm Đức Thụ để lừa bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp.
Cuối năm 1924, nhận nhiệm vụ của Đảng Cộng Sản Liên Xô trong kế hoạch bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản qua châu Á, Nguyễn Ái Quốc được gửi sang Trung Quốc làm việc cho hãng thông tấn Xô Viết Rosta dưới quyền điều động của Mikhail Borodin, Trưởng đoàn cố vấn Comintern lúc bấy giờ đang cộng tác với Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tôn Dat Tiên. Nhiều tư liệu nói về sự có mặt của Nguyễn Ái Quốc tại Trung Hoa dưới bí danh Lý Thụy, nhưng các nhiệm vụ bên ngoài của ông lại khác nhau. Bề ngoài Lý Thụy làm thông dịch viên cho phái đoàn Borodin nhưng bên trong ông lại là nhân viên của Đệ Tam Quốc Tế phụ trách tổ chức đảng CS ở Đông Nam Á. Dĩ nhiên khi tiếp xúc với các lãnh tụ quốc gia như Phan Bội Châu, Nguyễn Hải Thần, hay Nguyễn Thượng Hiền, Lý Thụy đã khéo che dấu lý lịch cộng sản của mình mà chỉ đàm đạo về những vấn đề dân tộc như chính sách của thực dân Pháp tại Đông Dương, tệ nạn của triều đình Huế, đời sống cơ cực của người dân, thuế khóa bóc lột nặng nề v.v… Mới đến Trung Quốc chân ướt chân ráo, chưa có vốn liếng để hoạt động, Lý Thụy đã tìm cách liên hệ với những người trong tổ chức Tâm Tâm Xã đa số đều là gốc Nghệ Tĩnh với cụ Phan Bội Châu. Mục tiêu của Lý Thụy là chiếm đoạt các tổ chưc chính trị của các nhà cách mạng VN đã sang Tàu trước ông để xây dựng lực lượng chính trị riêng, loại trừ ảnh hưởng của các lãnh tụ quốc gia mà đối tượng trước mắt là cụ Phan Bội Châu, hầu giải tỏa các trợ lực trong việc bành trướng chủ nghĩa cộng sản quốc tế trên vùng đất mới. Mặc dầu cụ Phan là bạn của thân phụ mình là Phó bảng Nguyễn Sinh Huy nhưng Lý Thụy cũng không cần lưu tâm đến vấn đề đó.
Trong cuốn Ba nhà chí sĩ họ Phan, tác giả Đào Văn Hội cho biết trong một cuộc họp của các anh em cách mạng tại Quảng châu dưới sự chủ trì của Lâm Đức Thụ và Lý Thụy, để giải quyết vấn đề tài chánh cho tổ chức, Thụ đề nghị phải hy sinh một người cho cách mạng và ý kiến đó được hội nghị đồng ý. Tiếp đó Lâm Đức Thụ đề nghị bắt cụ Phan nộp cho lãnh sự Pháp để lấy một số tiền lớn và dùng số tiền đó phái người về nước tổ chức thanh niên. Hội nghị xiêu lòng và ủy cho Lâm Đức Thụ toàn quyền hành động. Mấy hôm sau người ta theo dõi và thấy Lâm Đức Thụ liên lạc với Phan Vị, một nhân viên cao cấp trong tòa lãnh sự Pháp ở Hương Cảng một cách rất thân mật. 5
Trong cuốn Tự phán, tập hồi ký cách mạng của mình, cụ Phan Bội Châu cho biết cụ từ Hàng châu đi Thượng Hải vừa ra khỏi ga xe lửa thì bị 4 tên mật thám bắt cóc đưa lên xe hơi chở vào tô giới Pháp ở Thượng Hải rồi tháng 7 năm 1925 chiến hạm Pháp từ đó chở cụ tới Hương Cảng rồi chuyển sang tàu Angkor của hãng Nhà Rồng đưa về Hải Phòng. 6
Nhà nghiên cứu sử học Trung Hoa, Tưởng Vĩnh Kính, trong tác phẩm Hồ Chí Minh tại Trung Quốc ghi nhận kết thúc của việc bán cu Phan rằng sau khi sự việc xong, hai người chia đôi số tiền một trăm ngàn đồng. Ông Hồ dùng phần tiền của ông để tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội; còn Thụ thì dùng tiền đó tiêu phí trong các hộp đêm ơ Hương Cảng. Cũng theo Tưởng Vĩnh Kính từ đó Hồ, Thụ, hai người còn tiếp tục hợp tác trong nhiều năm nữa để bán các đồng chí của cụ Phan. Nguyên vì lúc bấy giờ, các thanh niên Việt Nam trốn sang Quảng Châu để xin vào học trường võ bị Hoàng Phố rất đông. Những ai chịu theo Hồ gia nhập Đồng Chí Hội, thì sau khi học xong, sẽ được bảo đảm bí mật trở về nước an toàn; còn những ai vẫn trung thành với tổ chức của cụ Phan, khi về đến biên giới Hoa Việt, tức thì bị mật thám Pháp bắt ngay. Những người này sở dĩ bị bắt, vì trước đó Hồ đã báo cho Thụ ở Hương Cảng biết, Thụ đem ảnh của họ nộp cho lãnh sự Pháp ở Hương Cảng. Sau khi họ bị bắt, Hồ và Thụ lại được chia nhau tiền thưởng. 7
Sau đây cần tìm hiểu thêm về hai tổ chức do Lý Thụy lập ra đó là cơ sở ngoại vi có tên Hội Liên Hiệp Các Dân Tộc Bị Áp Bức (Society of Oppressed Peoples of Asia) do Liao Zhongkai làm chủ tịch, Lý Thụy làm tổng thư ký kiêm thủ quỹ với thành viên từ một số nước như Triều Tiên, Ấn Độ, Trung Hoa v.v… và Hội Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng thường được biết dưới tên Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội hay vắn tắt là Đồng Chí Hội hoặc Thanh Niên. Theo tư liệu của William J. Duiker, thành viên của tổ chức này vào thời điểm 1928 có khoảng 300 người ở Đông Dương với 150 người ở Nam Kỳ (đặc biệt là tại Sài Gòn và một số tỉnh vùng đồng bằng song Cửu Long như Mỹ Tho và Cần Thơ), 80 người ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Ngãi, 70 người ở Bắc Kỳ (Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nội và Hải Phòng. Một năm sau con số này tăng lên 1.700 người. Hơn ai hết, Lý Thụy là người hiểu được sự quan trọng của ngành truyền thông nên đã cho xuất bản tờ báo Thanh Niên làm cơ quan huấn luyện cho cán bộ của tổ chức và tuyên truyền trong nước qua các cơ sở gài trên các chuyến tàu biển từ Hồng Kông về Hải Phòng. Có khi ông cũng sử dụng tập sách Đường Kách Mệnh của ông làm tài liệu giảng huấn.
Trong tư liệu đã trích dẫn ở trên của Lê Xuân Khoa, tác giả không nói rõ các nguyên nhân đưa đến việc rạn nứt giữa ba đảng cộng sản tại Đông Dương lúc bấy giờ, Trong Trần Văn Giàu Tuyển Tập, tác giả Trần Văn Giàu đã cho biết tình hình tranh chấp gây cấn giữa các đảng cộng sản này nhưng cũng cố tình lấp liếm, che dấu sự thật khi viết rằng: “Từ tháng 10 đến cuối năm 1929, hai bên Đông-dương và An-nam chỉ trích nhau nhiều quá, mất nhiều công sức để đối phó nhau; thực sự thì sự chỉ trích nhau không phải phần lớn là ở trên những vấn đề căn bản của cách mạng, mà phần lớn là trên những vấn đề tương đối phụ thuộc, ví dụ như Đông-dương chỉ trích tên “An-nam”, An-nam phê bình “xích tổ”, v.v… Những sự xích mích đó có làm trở ngại cho công tác của cả đôi bên, nhất là ở Nam-kỳ, trong lúc đó thì đế quốc Pháp khủng bố ngày càng già. Quần chúng không thể không đòi hỏi hai bên chấm dứt sự công kích không mấy ý nghĩa, vô ích và có hại ấy, đòi hỏi sự thống nhất các lực lượng cộng sản. Cả hai Đông-dương và An-nam đều nói rằng mình là “bôn-sê-vích” (Đông-dương cộng sản đảng ở Trung ra báo Bôn-sê-vích, An-nam cộng sản đảng ở Hương-cảng cũng ra tạp chí Bôn-sê-vích), và nói rằng bên kia là Men-sê-vích. An-nam nói rằng mình là bôn-sê-vích vì là đa số ở Đại-hội Hương-cảng, Đông-dương nói rằng mình là bôn-sê-vích vì đa số đảng viên trong nước theo mình. Thực tế thì, năm 1929, ở Việt-nam, không có vấn đề bôn-sê-vích và men-sê-vích như ở Nga năm 1903 trong Đảng xã hội dân chủ.” 8
Sự rạn nứt trong các đảng cộng sản thật sự không bởi những lý do đơn giản như thế nhưng là ở chính sách, đường lối tổ chức lúc đó. Trong số những người tham gia cách mạng vô sản lúc bấy giờ đã xuất hiện hai chủ trương đó là chủ nghĩa dân tộc và cách mạng xã hội. Trần Văn Cung là thư ký thứ nhất của kỳ-bộ Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội ở Bắc kỳ, một người sinh trưởng ở Nghệ An, là một cán bộ cũ của Tân Việt Cách Mạng Đảng, vốn bị dính vào cuộc nổi dậy của Công xã Quảng Đông tháng 12 năm 1927 và bị tù. Trong cuộc họp ở nhà Lâm Đức Thụ tại Hồng Kông, Trần Văn Cung bất mãn khi ông đưa ra chủ trương tiến hành cuộc cách mạng xã hội mà bị nhóm Lâm Đức Thụ bác khước vì cho rằng tình hình lúc đó chưa thuận tiện lấy lẽ mật thám Pháp theo dõi gắt gao. Khi trở về Hà nội, Cung thuyết phục một số đồng chí chủ trương thành lập một đảng cách mạng chính thống theo ý thức hệ vô sản. Trong cuộc đại hội từ ngày 1 đến 19 tháng Năm 1929 tại Hồng Kông gồm 17 đại biểu đại diện cho 1200 đảng viên mà 800 thuộc Bắc Kỳ, 200 thuộc Trung Kỳ và 200 thuộc Nam Kỳ: 4 từ tổng bộ, 2 từ Xiêm, số còn lại đều từ Việt-nam (cả Bắc, Trung và Nam-bộ), Trần Văn Cung gặp gỡ Lê Hồng Sơn và đề nghị giải tán Đồng Chí Hội để thành lập đảng Cộng Sản nhưng ý kiến bị từ chối nhẹ nhàng. Cung và các đại biểu Bắc-Kỳ chính thức nêu quan điểm tại đại hội nhưng cũng bị chủ tịch Lâm Đức Thụ kiên quyết chống đối. Nhóm Trần Văn Cung gồm ba người đã giận dữ bỏ đại hội ra về và sau đó ngày 17-6 thành lập một to chức mới gọi tên là Đông dương Cộng sản Đảng và như thế là Đồng Chí Hội tại Bắc bộ bị khai tử.
Sau khi nhóm Trần Văn Cung bỏ về, đại hội đã bầu ra một Tổng bộ mới gồm hầu hết những người có mặt ở Đại hội và mot số người vắng mặt. Đại hội đó khai trừ Quốc-Anh (Trần Văn Cung), Sĩ-Quyết ( Ngô Gia Tự) và Kim-Tôn (Tuân), nói rằng những người này hành động “trẻ con” và “không xứng đáng đại diện cho nhân dân”, “không xứng đáng làm đảng viên của Việt nam Cách mạng Thanh niên” 9 và thảo ra một chương trình hành động đồng thời công bố một quyết nghị nói rằng việc thành lập một đảng cộng sản là cần thiết nhưng tình hình hiện tại chưa chín muồi, hơn nữa giai cấp công nhân vẫn còn rất chậm hiểu biết đối với các vấn đề lý thuyết cách mạng. 10
Trong một tư liệu có tên Contribution à l’histoire, do Louis Marty, trùm mật thám Pháp ở Đông dương biên soạn, tác giả này cho biết Nguyễn Ái Quốc “đã nói ở Mạc-Tư-Khoa mùa hè 1927 là không thể thành lập ngay một đảng Cộng-Sản ở Đông-Dương” vì chẳng ai hiểu ý nghĩa chữ Cộng-sản là gì. Tuy nhiên, ông nghĩ rằng có thể gây dựng một đảng cách mạng Quốc-gia xã-hội và các lãnh tụ sẽ dần dần đưa đảng viên vào truyền thống Mác-xít.” 11 Tháng Tám năm 1929, Hồ Tùng Mậu và Lê Quang Đạt sau khi được thả ra khỏi tù Quảng Đông đã trở về Hồng Kông, và với sự đồng ý của Lê Hồng Sơn đã quyết định thành lập một đảng cộng sản bí mật của riêng họ và nam trong cơ cấu của Đồng Chí Hội gọi tên là An nam Cộng sản Đảng với một ban chấp hành gồm Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Quang Đạt và hai thành viên khác. Các chi bộ đầu tiên của An nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam bộ mà phần lớn cơ sở đều lấy từ Đồng Chí Hội của Nam-bộ. Đảng này xuất bản tờ báo “Đỏ” ở Hương cảng và gửi về lưu hành trong nước.
Dĩ nhiên Đông dương Cộng sản Đảng và An nam Cộng sản Đảng chú trọng phát triển cơ sở, lôi cuốn đảng viên từ trong tổ chức cũ là Đồng Chí Hội. Trong thời điểm này, Hồ Tùng Mậu gửi một lá thư cho Trần Văn Cung gợi ý ca hai tổ chức nên gửi đại biểu qua Quảng Đông để thảo luận việc thống nhất đảng nhưng phe lãnh đạo Đông dương Cộng sản Đảng khinh bỉ trả lời rằng họ “quá bận”. Nhận định về An-nam Cộng-sản Đảng, nhóm Đông-dương cho rằng đó là những người “hoạt đầu”, “cách mạng không chân thật” 12 . Xuất hiện lúc bấy giờ có Đông-dương Cộng sản Liên đoàn mà nguồn gốc của tổ chức thoát thai từ Tân Việt Cách Mạng Đảng vốn là mot đảng có gốc rễ từ một số tổ chức trước đó. Ngày 25 tháng 1 năm 1925, một nhóm sinh viên các trường cao đẳng chuyên môn ở Hà Nội đứng đầu là Tôn Quang Phiệt cùng với cụ Ngô Đức Kế họp một hội nghị thành lập Việt Nam nghĩa đoàn. Sau đó một nhóm trí thức khác ở Vinh đứng đầu là Trần Mộng Bạch cùng một số chí sĩ nho học như cụ Lê Huân (giải Huân), cụ Nguyễn Đình Kiến (Tú Kiến) tổ chức một đoàn thể lấy tên Phục Việt Hội. Mùa hè năm 1925, Tôn Quang Phiệt gap Trần Mộng Bạch ở Vinh và tổ chức hội nghị thống nhất hai tổ chức này với tên Phục Việt Hội sau đó cải là Hưng Nam Hội. Tháng 7 năm 1926, Hưng Nam Hội lại đổi tên là Việt nam Cách mạng Đảng và cử một đoàn đại biểu do Trần Phú (lúc bấy giờ là một giáo viên ở Vinh) đứng đầu sang Quảng châu giao thiệp với Tổng bộ của Việt nam Cách mạng Đồng chí Hội do Nguyễn Ái Quốc tức Lý Thụy trực tiếp lãnh đạo. Sau đó Trần Phú về vận động kết hợp tổ chức Việt nam Cách mạng Đảng với Việt nam Cách mạng Đồng chí Hội và tuy việc vận động diễn tiến trong hai năm 1926, 1927 và nửa năm 1928 nhưng không thành.
Từ đầu năm 1929, Ban thường vụ của Việt nam Cách mạng Đảng ở Huế chỉ có Đào Duy Anh, còn Phan Đăng Lưu sang Quảng Châu, Ngô Đức Diễn sang Lào. Đảng này sau đó đổi tên ra Tân Việt Cách Mạng Đảng mà theo nhận định của Hồ Chí Minh “Tân Việt chỉ là một nhóm chính trị tự do cấp tiến. Họ nhận rằng chủ nghĩa cộng sản thì quá cao và chủ nghĩa “Tam dân” của Quốc dân đảng thì quá thấp. Họ chỉ muốn đấu tranh giải phóng Việt Nam, theo chủ nghĩa gì thì sau sẽ hay. Nhóm này gồm những phần tử trí thức, họ rất hăng hái, nhưng thiếu kinh nghiệm chính trị.” 13 Nhận định về Tân Việt Cách mạng Đảng, Louis Marty cho rằng: “Đoàn thể chính trị không được tổ chức, không có chương trình và phương tiện hoạt động nhất định để đạt tới một mục tiêu nhất định, không có liên lạc giữa các đảng viên; mỗi người hành động theo ý mình mà không tiên đoán những cản trở trên đường. Những người cách mạng này không biết gì về tình hình chính trị Đông Dương. Họ cũng không thảo nổi một kế hoạch thích nghi với hoàn cảnh. Ai cũng muốn cho An-nam độc lập, nhưng không ai ấn định phương thức hoạt động. Người thì chủ trương dùng võ lực chiếm lại xứ sở, người thì chủ trương ôn hòa hay cộng tác với người Pháp.” 14
Theo Trần Văn Giàu, vào đầu năm 1929, tình hình tổ chức của Tân Việt cách mạng đảng gặp lúc nguy cấp nên đa số đã ngả qua Đồng Chí Hội rồi vào Đông dương cộng sản đảng. Một số lãnh tụ Tân Việt muốn đảng là một đảng thuần túy quốc gia. Thành phần Trung ương của Tân Việt lúc bấy giờ không còn nhiều và một số đã bị bắt. Louis Marty lúc đó làm Công sứ Nghệ An có chủ trương chỉ tập trung sự khủng bố vào đảng Thanh Niên là đảng có tính chất cộng sản, còn đối với đảng Tân Việt phần nhiều là trí thức mà lại chưa thấy có hoạt động gì kịch liệt thì chỉ nên phân hóa mà thôi. 15 Trước tình thế khó khăn, các tỉnh bộ của Tân Việt phải tìm một đường hướng hoạt động mới mà trước mắt là hiệp nhất với Đồng Chí Hội, nhưng muốn dễ hiệp nhất thì phải nhượng bộ, mà càng nhượng bộ thì càng mất ảnh hưởng và xa dần mục tiêu đầu tiên. Một số cán bộ như Nguyễn-xuân-Thanh, Ngô-đức-Mẫu, Trần-đại-Qua, Nguyễn-khoa-Văn, Nguyễn-Tôn, Ngô-đức-Đệ, Trần-hữu-Chương, Lê-Tiềm họp nhau ở bến Đò Trai (Hà-tĩnh) để bàn việc chuyển đảng Tân Việt sang cộng sản. Trong tác phẩm Chủ nghĩa thực dân Pháp ở ViệtNam, Nguyễn Văn Trung cho biết: “Trong lúc đó, đảng Tân-Việt cũng phân tán sắp đi đến chỗ tan rã; có khuynh hướng muốn duy trì đảng, có khuynh hướng lại muốn sát nhập vào Đông-dương Cộng-sản đảng. Nhưng cuộc điều đình không đưa đến một thỏa thuận nào về hình thức sát nhập: Tân-Việt đòi sát nhập cả khối vào Đông-dương Cộng-sản đảng. Đông-dương Cộng-sản đảng lại đòi Tân-Việt phải giải tán trước rồi sẽ kết nạp từng người. Vừa sốt ruột, vừa hoang mang, không biết nên gia nhập Đông-dương Cộng-sản đảng hay An-nam Cộng-sản đảng, Tân-Việt tự động tổ chức riêng các giới thành đoàn thể (công-nhân, nông-dân, học-sinh, phụ-nữ v.v…). Tất cả họp thành Đông-dương Cộng-sản Liên-đoàn” 16 Một số tư liệu khác cho biết trong cuộc họp sau, ngoại trừ một số bị bắt còn có thêm Nguyễn-Nhuệ, Trần-Hưng, Lê-Thuận, Ngô-hữu-Yên, Lê-bá-Tuân. Tất cả đã quyết định chuyen Tân Việt thành Đông dương cộng sản liên đoàn, cũng có người nói là Tân Việt cộng sản liên đoàn. Cán bộ của Tân Việt lúc đó cũng có một số sau này nổi tiếng như Võ Liêm Sơn, Nguyễn Chí Diểu, Trần Hữu Duẩn, Nguyễn Khoa Văn, Đặng Thái Mai, Võ Nguyên Giáp… Đông dương cộng sản liên đoàn tuy ở Bắc có hai chi bộ nhưng cơ sở ở Trung lại có rất nhiều nhất là tại các tỉnh Nghệ an, Hà tĩnh.
Như vậy Đông Dương lúc bấy giờ có một lúc ba đảng cộng sản hoạt động trong thế trận kèn cựa, công kích nhau nhất là tại Nam Kỳ. Cả ba đảng này đều muốn được Đệ Tam Quốc Tế tài trợ, giúp đỡ và thừa nhận. Đệ Tam Quốc Tế đòi buộc các đảng cộng sản phải đi đến chỗ thống nhất lại thành một đảng mới được thừa nhận và yểm trợ.
Quốc Tế Cộng Sản bèn giao cho Trần Phú tống đạt cho Lý Thụy một chỉ thị yêu cầu giải quyết tình trạng phân hóa và xung đột đó.
Trong thời gian này Lý Thụy tức Nguyễn Ái Quốc đang ở Phichit, Thái Lan. Lê Hồng Sơn đã phái Lê Duy Điếm sang Thái Lan tường trình mọi sự việc cho Lý Thụy và Thụy đã tức tốc xuống tàu về Quảng Đông. Trước đó Quốc tế Cộng sản đã gửi thư chỉ trích An Nam Cộng Sản Đảng, ủng hộ lập trường của Đông Dương Cộng Sản Đảng tức lập trường của nhóm Trần Văn Cung. Ngày
Theo William J. Duiker, cuối tháng Giêng năm 1930 các đại biểu của Đông dương Cộng sản đảng và An nam Cộng sản đảng đã đến Hồng Kông còn các đại biểu của Đông dương Cộng sản Liên đoàn rời Đông dương bằng tàu biển, nhưng trên đường đi thì bị bắt vì tình nghi tổ chức cờ bạc. 17 Đào Duy Anh lại cho biết nhóm Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn không dự đại hội được vì lý do khác: “Đến ngày 1 tháng 1 năm 1930, do ý kiến đề xuất của Dũng kỳ (tức Nam kỳ) một cuộc hội nghị đại biểu của ba kỳ của Tân Việt được họp ở Đức Thọ, Hà Tĩnh, để bàn việc giải tán đảng Tân Việt mà thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn, nhưng hội nghị chưa kịp kết thúc thì toàn thể đại biểu dự hội nghị bị bắt nên hội nghị không cử được đại biểu đi dự đai hội thống nhất các tổ chức cộng sản họp ngày 3 tháng 2 năm 1930 ở Hương Cảng.” 18 Trong đại hội này, Nguyễn Ái Quốc là đại diện của Quốc tế Cộng sản chủ tọa, có sự tham dự của Trịnh Đình Cửu, và Nguyễn Đức Cảnh, đai diện Đông Dương Cộng sản đảng, Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm đại diện của An Nam Cộng sản đảng.
Trong số những người đại diện thành lập đảng Cộng sản Việt nam năm 1930 còn sống sót đến sau năm 1975 là Nguyễn Thiệu nen cần thiết nói rõ về tiểu sử của nhân vật này.
Nguyễn Thieu sinh ngày
Tháng 5 năm 1929, Nguyễn Thiệu cũng được cử đi dự Đại hội Thanh niên ở Trung Quốc nhưng Đại hội không thành công; đại biểu Kỳ hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ở Bắc Kỳ bỏ ra về và tháng 6-1929, thành lập tổ chức Đông Dương Cộng Sản Đảng.
Tháng 8 -1929, trở về nước, Nguyễn Thiệu cùng một số người thành lập tổ chức An Nam Cộng Sản Đảng (vào mùa thu 1929).
Tháng 1-1930, Đông dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở miền Trung.
Từ thời điểm này các đảng Cộng Sản hoạt động biệt lập, công kích lẫn nhau để tranh giành quần chúng. Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc được Quốc tế Cộng sản ủy cho công tác đứng ra vận động thống nhất các đảng cộng sản nên Nguyễn Ái Quốc gửi thư về nước mời các tổ chức Cộng Sản cử đại biểu sang Hồng Kông đe bàn việc hợp nhất.
Trong cuốn hồi ký của Nguyễn Thiệu hiện do con trai là Nguyễn Thiệp (Phó Vụ trưởng vụ châu Âu - Bộ Ngoại giao) lưu giữ, Nguyễn Thiệu cho biết một ngày vào cuối năm Kỷ Tị (1929) ông và Châu Văn Liêm lên một chiếc tàu biển, chui xuống hầm chứa than để ra khỏi vùng kiểm soát của Pháp, đến Hương Cảng gặp Lý Tự Trọng (Trọng con) là người thông minh, linh hoạt, giỏi tiếng Quảng Đông đón và đưa về nhà trọ là một hiệu buon người Trung Quốc. Hội nghị diễn ra khẩn trương từ ngày 3 đến
Sau đây là một đoạn trích trong hồi ký của Nguyễn Thiệu: “Chiều đến chúng tôi được đưa xem bóng đá. Chúng tôi chẳng thiết gì xem, theo đuổi một ý tưởng riêng. Trời mùa xuân, mới 7 giờ đã rắc sương mỏng xuống sân bóng, thấm lạnh. Bỗng một người tiến lại về phía chúng tôi; đó là anh Lê Duy Điếm, vừa bắt tay vừa kéo chung tôi quay lại góc sân bóng. Anh Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh đang đứng nói chuyện với anh Vũ Hồng Anh. Chúng tôi đang bắt tay thì Trọng con đưa một người nữa đến… Người mặc âu phục đen, cổ quấn phu-la đen, đầu đội mũ phớt. Hình dáng thon cao, trán rộng, mắt sáng, long lanh, bước đi nhanh nhẹn, quắc thước. Chúng tôi chưa kịp chào thì Người đã đưa tay bắt, mỉm cười: “Cung hỉ! Cung hỉ!”.Tiếp đó là lời hỏi thăm bằng tiếng Việt nhỏ nhẹ: “Các đồng chí mạnh khỏe chứ!”. Đồng chí Vũ Hồng Anh cung kính kể tên, chỉ từng người chúng tôi, rồi giới thiệu: “Đồng chí Vương, đại diện Đệ tam Quốc tế sẽ bàn việc thành lập Đảng với chúng ta… Người nói: “Các đồng chí, ở đây khong cho phép chúng ta nói dài, họp lâu. Vậy tôi xin nêu một vấn đề quan trọng trước tiên để chúng ta cùng làm. Chúng ta cần có một Đảng Cộng sản Việt nam vững mạnh để lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước đang đòi hỏi. Các đồng chí có tán thành không?
- Dạ, tán thành.
- Nếu các đồng chí tán thành thì hãy bỏ mọi thành kiến, xung đột cũ, cùng nhau thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Viêt Nam, có được không?
- Được ạ!
Cái ý nghĩ ra đây để “choảng nhau” tan biến.
- Nếu các đồng chí tán thành thì cần tập trung suy nghĩ, ngày mai chúng ta làm việc cho tốt.
Người bắt tay từng người rồi ra về.
… Cuộc họp thành lập Đảng tiến hành tại một địa điểm bên bờ sông Cửu Long.
...Như vậy, Hội nghị thành lập Đảng vào ngày 6 tháng Giêng năm Canh Ngọ tại Cửu Long thành, thuộc lãnh thổ Trung Hoa.
Bọn chúng tôi đến trước thấp thỏm chờ đợi. Một lát thì Bác đến.
- Các đồng chí đợi tôi có lâu không? Mời các đồng chí ngồi, chúng ta bắt đầu làm việc.
Bác móc thuốc lá ra mời mỗi người một điếu, tự đánh diêm, châm thuốc cho từng người. Bập xong một hơi thuốc, Bác thò tay móc mảnh giấy nhỏ kín chữ rồi nói:
- Để hội nghị nhanh gọn, chúng ta cần thống nhất chương trình nghị sự trước.
Trải tờ giấy gấp tư ra bàn, Bác nói:
- Phải thành thật đoàn kết với nhau, không nên nhắc chuyện cũ của bên nào.
… Về phân công, Bác nhận phần dự thảo Tuyên ngôn thành lập Đảng, còn chúng tôi dự thảo Chính cương, Điều lệ vắn tắt của Đảng và các đoàn thể: Thanh niên Cộng sản đoàn, Công hội Đỏ v.v.
Tuy là phân công, nhưng chúng tôi rất bỡ ngở và có lẽ Bác đã chuẩn bị với các đồng chí Vũ Hồng Anh, Lê Duy Điếm trước, nên các anh ấy nêu ra trước từng vấn đề cho chúng tôi trao đổi, góp ý rất nhanh.
Chỉ một tuần các vấn đề được thông qua tốt đẹp. Chỉ có vấn đề “làm cách mạng thổ địa” thì chúng tôi chưa phân biệt được ranh giới giữa sách lược và chương trình nên chúng tôi nêu ra khẩu hiệu “người cày có ruộng cày”. Khi đưa ra Bác phân tích quan hệ giữa mục tiêu cách mạng tư sản dân quyền và tiến lên chủ nghĩa xã hội.” 19
Sau khi hội nghị thành lập Đảng CSVN kết thúc, Nguyễn Thiệu về nước hoạt động trong tư thế Xứ ủy viên Nam kỳ, Bí thư Liên Tỉnh Ủy Mỹ Tho – Bến Tre – Cà Mâu. Năm 1932 ông bị bắt đày đi Côn Đảo và mặc dù được ông Nguyễn Hy (nguyên Tuần phủ Quảng Bình) là thân nhân can thiệp với người Pháp nói rằng Thiệu là một nhà cách mạng dân toc nhưng người Pháp luôn bác bỏ bảo rằng Thiệu là một người CS lớn (un grand communiste). Năm 1945, sau cách mạng tháng 8, Nguyễn Thiệu được trở về đất liền, đảm nhiệm một số công tác lãnh đạo ở Quảng Ngãi và Khu V rồi tập kết ra Bắc, giữ chức Viện trưởng Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Ông mất năm 1989. Gia đình Nguyễn Thiệu rất thân với Phạm Văn Đồng vì làng ông Đồng ở cách làng Thạch Trụ khoảng 5 cây số và có lẽ ông Thiệu cùng ông Đồng chung học trường Lycée du Protectorat nên những năm cuối cùng của ông Thiệu, sức khỏe của ông được chiếu cố cũng nhờ Phạm Văn Đồng giới thiệu với bác sĩ các bệnh viện. Trong khoảng từ năm 1975 đến 1992, bà con của Nguyễn Thiệu ở làng Thạch Trụ có vẻ bất mãn về sự đối xử của nhà nước CS đối với một người từng là sáng lập viên Đảng CSVN.
Sau năm 1975, Nguyễn Thiệu từ Bắc vào Sài Gòn. Khi thân nhân của ông hỏi một vài việc về đời cách mạng của mình, Nguyễn Thiệu chỉ khóc ròng và nói: “Tôi quên hết rồi.” 20
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, hội nghị được triệu tập tại một căn nhà nhỏ thuộc khu lao động ở Cửu-Long (Kowloon), sau đó vì lý do cần thiết được dời đến một số địa điểm khác gồm cả tại một sân bóng đá ở Cửu Long. Chỉ có đại diện của hai đảng Đông dương và An nam, riêng Lê Hồng Sơn và Hồ Tùng Mậu tham dự hội nghị với tư cách đại biểu của tổ chức cũ la Thanh Niên có tổng hành dinh đóng tại Hồng Kông. Trong hội nghị, Nguyễn Ái Quốc cho biết thân thế của mình và tế nhị yêu cầu các đại biểu chấm dứt cuộc khủng hoảng. Ông cũng quy trách nhiệm sự đổ vỡ cho cả hai bên va để giải quyết tình trạng phân hóa thì không phải đảng này sát nhập vào đảng kia hay ngược lại mà là cả hai đảng phải giải tán để chấp nhận thành lập một đảng mới, với một danh xưng mới. Thành viên của hai đảng cũ nếu chấp nhận tôn chỉ, mục đích của đảng mới đều có đủ tiêu chuẩn chính trị để tham gia. Nguyễn Ái Quốc gợi ý đảng mới này có một danh xưng mới là Đảng Cộng Sản Việt Nam nhưng rồi đến tháng 10 năm ấy, trong đại hội đại biểu kỳ 1 được cử hành tại Hương-cảng, tên đảng lại được đổi thành Đảng Cộng Sản Đông Dương. Cơ sở tổng bộ được dời về quốc nội. Bí thư đầu tiên của đảng là Trần Phú (bí danh là Lí Quí), người đã từng được huấn luyện tại Nga. Tháng 4. 1931, Trần Phú bị nhà đương cuộc Pháp – Việt bắt tại Sài-gòn, và đã chết trong tù. Lúc này đảng ấy mới chính thức được gia nhập Cộng Sản Quốc Tế, mỗi tháng nhận được 5.000 quan Pháp (tương đương 1.250 Mĩ kim) tiền trợ cấp.18 Việc đổi tên này được coi như sự kiện điều chỉnh lại cho đúng hướng với chính sách của Liên Sô “để phù hợp với ưu tiên quốc tế là đấu tranh giai cấp còn mục tiêu độc lập dân tộc chỉ là thứ yếu.” 21
Nhìn lại sự kiện này người ta thấy được rằng sở dĩ Đảng Cộng Sản Việt Nam phân hóa mãnh liệt nhưng cũng đoàn kết lại được mau chóng vì các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, chỉ thị rõ rệt và dứt khoát của Đệ Tam Quốc Tế (Liên Xô) buộc các đảng cộng sản Việt Nam phải ngồi lại với nhau trong một tổ chức duy nhất mới được thừa nhận và yểm trợ về mặt tài chánh và tổ chức khiến các thành phần lãnh đạo trong ba đảng cộng sản thấy rằng tự moi đảng không thể đơn phương hoạt động lâu dài vì không có tiền bạc lấy đâu ra phương tiện huấn luyện cán bộ, điều hành tổ chức?
Thứ hai, vai trò Nguyễn Ái Quốc là vai trò nổi bật vì chính tổ chức Đồng Chí Hội là do ông lập ra từ Quảng châu để chuyển về phát triển trong nước. Những người cầm đầu các tổ chức cộng sản trong nước đều do Nguyễn Ái Quốc đào tạo huấn luyện rồi các cơ sở đảng ở biên giới Việt Hoa an toàn đưa về trong nước để sinh hoạt. Họ đều là học trò của Nguyễn Ái Quốc và các tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nên họ lại chính do ông lập ra hoặc liên đới trách nhiệm cho nên tất cả họ đều chịu ảnh hưởng của ông, nghĩa là tuân phục chỉ thị của ông. Thêm vào đó, Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ đã là một nhân vật cộng sản có ảnh hưởng quốc tế. Trong thời gian ở tại Trung Quốc, vai trò của ông là đại diện của Đệ Tam Quốc Tế để lo công tác tổ chức cơ cấu cộng sản ở Đông Nam Á cho nên ông đã móc nối với nhiều tổ chức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc để vận động sự yểm trợ, che chở và chính ông đã chi phối được các tổ chức cộng sản ở Nam-dương, Mã-lai và Xiêm-la.22 Ảnh hương của Nguyễn Ái Quốc trùm phủ trong mọi cơ chế tổ chức của cộng sản tại Đông Nam Á kèm theo hành động của ông khéo léo, có tính thuyết phục và mị dân 23 được che dấu tuyệt diệu nên đã khiến các đảng cộng sản đi đến chỗ chấp nhận đường lối của ông đưa ra.
Thứ ba, kỷ luật thép của đảng cộng sản cũng đã là yếu tố giúp cho việc hàn gắn những rạn nứt mau chóng phủ lấp khoảng cách do sự kiện phân hóa giữa ba thành phần nói tren nhất là trong thời kỳ làm cách mạng bí mật, trong bóng tối thì kỷ luật đảng là một trong những yếu tố giữ gìn đảng là một tổ chức nguyên vẹn.
Thứ bốn, sự hiện diện của chế độ thực dân Pháp với bộ máy đàn áp sẽ sẵn sàng nghiền nát mọi tổ chức cách mạng dù theo dân tộc chủ nghĩa hay quốc tế chủ nghĩa cho nên sự mau chóng kết hợp giữa các tổ chức bất đồng ý kiến tránh được sự theo dõi và gài đặt người của thực dân vào tổ chức của mình.
Thứ năm, sự kèn cựa, tranh giành ảnh hưởng giữa các tổ chức cách mạng thuộc nhiều khuynh hướng dân tộc và quốc tế chủ nghĩa là yếu tố thúc đẩy phe cộng sản dứt khoát có một lựa chọn ngay trước mắt đó là ngồi lại với nhau để có đường sống, phát triển tổ chức và giành lấy quyền lãnh đạo quần chúng mà qua đó có lẽ họ đã nhìn thấy sức mạnh tiềm ẩn của đại khối dân tộc có thể xoay chuyển được bánh xe lịch sử.
Nói tóm lại, tất cả những yếu tố biện giải ở trên, đứng về phương diện lịch sử mà xét, mang các yếu tính chính trị mà đảng cộng sản, chua chát thay, lại có được qua ba tiêu chuẩn “ thiên thời, địa lợi và nhân hòa” cho nên kinh nghiệm của đảng cộng sản lại cũng là bài học của phe quốc gia khi phải kinh qua sự kiện phân hóa trong tổ chức đoàn thể của mình. Các chính đảng quốc gia như Việt Quốc, Đại Việt và Việt Tân (mới đây) cũng đã trải qua nhiều kinh nghiệm phân hóa khá đau thương trong lịch sử nhưng chưa đoàn kết lại được. Lý do vì sao? Bài học lịch sử sẽ trả lời vấn nạn này.
Nguyễn Đức Cung
New Jersey August 10-2009
CHÚ THÍCH:
1.- Tưởng Vĩnh Kính, Nhất Cá Việt Nam Dân Tộc Chủ Nghĩa đích Ngụy Trang Gia, bản dịch của Thượng Huyền có tên Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, Nhà xuất bản Văn Nghệ, California, USA, 1999, trang 72.
2.- William J. Duiker, Ho Chi Minh, a life, Nxb. Hyperion, New York, 2000, tr. 118.
3.- William J. Duiker, Sđd, tr. 121.
4.- Lê Xuân Khoa, Việt Nam 1945-1995, Chiến tranh, Tị nạn, Bài học lịch sử, Tập I, Nxb. Tiên Rồng, 2004, tr. 33.
5.- Đào Văn Hội, Ba nhà chí sĩ họ Phan, Nxb. Văn Sử, trang 130
6.- Phan Bội Châu, Tự Phán, Nxb. Nhân Chủ Học Xã, tr. 220.
7.- Tưởng Vĩnh Kính, Sđd, tr. 84.
8.- Trần Văn Giàu, Trần Văn Giàu Tuyển Tập, Nxb. Giáo Dục, 2000, tr. 943.
9.- Trần Văn Giàu, Sđd, tr. 941.
10.- William. J. Duiker, Sđd, tr. 159.
11.-Nguyễn Văn Trung, Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam, Thực chất và huyền thoại, Tập 1, Văn hóa và Chính trị, Nam Sơn xuất bản, 1963, tr. 217.
12.-Trần văn Giàu, Sđd, tr. 942.
13.- Trần dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Nhà xuất bản Văn Học, 1970, trích lại từ Đào Duy Anh, Hồi ký Đào Duy Anh (Nhớ nghĩ chiều hôm), Nxb. Trẻ, tái bản có sửa chữa, 2000, tr. 42.
14.- Nguyễn Văn Trung, Sđd, tr. 213.
15.- Đào Duy Anh, Sđd, tr. 43.
16.- Nguyễn Văn Trung, Sđd, tr. 218.
17.- William J. Duiker, Sđd, tr. 163.
18.- Đào Duy Anh, Sđd, tr. 46.
19.- Tư liệu do cụ Nguyễn Lương, con cụ Nguyễn Hy (1892-1965), ở New York cung cấp. Cụ Nguyễn Hy từng làm Quản đạo Ninh thuận, Án sát Phú Yên, rồi Tuần phủ Quảng Bình, về sau chuyển sang ngành tòa án ở Huế.
20.- Thư cụ Nguyễn Lương từ Staten Island, NY viết cho chúng tôi ngày 21.7.2009.
21.-Tưởng Vĩnh Kính, Sđd, tr. 110.
22.- Tưởng Vĩnh Kính, Sđd, tr. 116.
23.- Trong sách Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, Tưởng Vĩnh Kính cho biết “Đến như cách làm thế nào tiếp cận với quần chúng để tiến tới việc phát động và tổ chức quần chúng, thì ông Hồ bảo họ phải giữ thái độ nhất trí với quần chúng; nếu không thì thật khó mà gần gũi với quần chúng.” (Sđd, tr. 95). Thái độ nhất trí này dĩ nhiên đồng nghĩa với chính sách mị dân được cộng sản áp dụng qua suốt trường kỳ lịch sử.