• Tăng Quốc Kiệt, Gió
    Bức tranh trên đây là của họa sĩ Bửu Long ở Sài gòn, do người bạn chung là BS Ngô Văn Long giới thiệu anh với tôi. Anh là một đồng nghiệp trẻ, sau tôi vài lớp, thật đặc biệt. Sau 20 năm hành nghề Y khoa, một ngày đẹp trời, nổi hứng, như Từ Hải "giang hồ quen thói vẫy vùng", thay vì vác kiếm, anh vác cọ, thi vào đại học Mỹ thuật, học năm năm trở thành họa sĩ, vừa hành nghề Y khoa vừa vẽ, chưa kể còn làm thơ, đánh đàn v..v... nhiều tài quá !
  • Vũ Thất, Về Hưu
    Vào đến sở, việc đầu tiên của tôi là gắn chiếc walkie-talkie vào thắt lưng rồi đi một vòng kiểm soát tình trạng khiển dụng của các máy in-chụp Xerox tối tân: bắt đầu từ tầng một lên đến tầng năm, mỗi tầng hai máy ở hai đầu. Hôm nay gặp may, không máy nào nổi đèn màu báo hiệu bị đứt cầu chì, bị kẹt, hết giấy, hết mực, tôi chỉ phải làm mỗi việc “châm” thêm ít giấy mới. Dư thì giờ, tôi ấn thang máy lên từng chót để ngắm lần cuối quang cảnh nên thơ. Hãng này trước đây đóng đô ở Maryland trong một tòa nhà ba tầng cũ kỹ, rồi nhờ làm ăn khấm khá nên dời qua tòa nhà sáu tầng mới xây này ở Virginia.
  • Phạm Đức Thân, Thư Từ giữa Chopin-Potocka Thật Hay Giả
    Năm 1939, một phụ nữ tên Paulina Czernicka đến đài Radio Wilno, cho biết có trong tay những bức thư chưa hề công bố của Chopin gửi Potocka, và bảo rằng có thể lập một chương trình phát thanh về Chopin từ những thư này. Nhưng Thế Chiến II bùng nổ và kế hoạch không nghe nói đến nữa. Cho đến năm 1945 phụ nữ này, đang định cư tại vùng Tây Ba Lan, lại đến tiếp xúc đài Radio Poznan và phát thanh được những đoạn thư cho là chính Chopin viết.
  • Phạm Đức Thân, CUNG RÊ GIÁNG: CUNG DỤC LẠC CỦA CHOPIN
    Bản Luân Vũ (Waltz) cung Rê Giáng (Op.64, No.1) của Chopin tuy ngắn nhưng rất nổi tiếng. Phần chính là do nhạc hay của bài, nhưng một phần cũng còn do các giai thoại thêu dệt chung quanh nó. Nhất là khi nhà xuất bản lại thêm chữ Minute vào tựa đề, khiến nảy sinh những giải thích khác nhau, bởi vì Minute có hai nghĩa: ngắn (nhỏ) và một phút. Kẻ cho đây là Luân Vũ Ngắn, người cho đó là Luân Vũ Một Phút, vì nếu chơi thật nhanh thời lượng có thể chỉ gồm 1 phút. Nhưng theo Camille Bourniquel, Chopin viết bản nầy lấy cảm hứng khi nhìn thấy con cún nhỏ quay vòng vòng đuổi theo cái đuôi của nó. Cho nên bản nhạc còn một tên khác là Luân Vũ Tiểu Cún (The Little Dog Waltz). Có người còn phụ thêm rằng đây chính là con cún Marquis của George Sand, đã thân thiết với Chopin từ lâu, vì đã được nhắc đến trong thư Chopin gửi Sand, “cảm ơn Marquis đã nhớ đến anh và tới truớc cửa phòng anh hít hà.”
  • hoàng hải thủy, THƠ VA SỰ CÙNG KHỔ...
    Hôm nay, sau Đỗ Phủ hơn một ngàn năm, viết về Nguyễn Du, tôi viết:—  Từ ngày Việt Nam có Thơ không có nhà thơ nào tài hoa như Nguyễn Du!Tôi đã viết những câu trên ở Sàigòn gần hai mươi năm trước – những năm 1981, 1982 — Năm nay 2000, sống ở xứ người, tưởng niệm ngày tháng Nguyễn Du lìa đời, tôi viết:—  Từ ngày Việt Nam có Thơ không có nhà thơ nào tài hoa bằng Nguyễn Du!
  • thơ hồ minh dũng
    BẮC CẦU CHIẾC ĐŨA/Biển có lần nghe lời ta dụ dỗ/ Nhỏ bằng ao bắc chiếc đũa em qua/Tóc xõa xuống đơm ngàn nâm ngũ quả/ Chầu văn ta, một bóng lạ tế sao.
  • thơ Thụy Châu, NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ CỦA DƯƠNG GIAN
    Hãy nói về những điều tình cờ đưa em đến anh /Đưa em đến khung trời tình yêu không thể cóÔi, con đường đưa em đến đó /có thắp hàng trăm ngọn nến / cũng không thể hình dung những điều có thể của dương gian.
  • TRẦN THỊ NGUYỆT MAI Giới Thiệu Truyện Dài “ĐỜI THỦY THỦ 2” Của Nhà Văn Vũ Thất
    “Đời Thủy Thủ 2” được viết xong vào tháng 3/2023, 54 năm sau. Nhân vật chính lần này là một người đẹp Nha Mân, sinh viên khoa Sử Địa thuộc Đại học Sư phạm Sài Gòn, cảm tình viên của phong trào sinh viên phản chiến, có người yêu là một kiến trúc sư, nhân viên USAID, con trai một chủ thầu rác cho căn cứ Mỹ ở Quy Nhơn. Thuộc gia đình khá giả nhờ chiến tranh nhưng chàng ta lại đi theo Việt Cộng và muốn lôi kéo người yêu cùng hoạt động với mình. Dù đã được hai bên cha mẹ đồng ý, nhưng nếu hai người muốn cử hành hôn lễ, nàng phải lập thành tích bằng cách cho nổ tung một chiến hạm của Hải quân VNCH.
  • Hoàng Long Hải: Dại, khôn...
     Báo chí tiếng Anh quan tâm vụ ông Bùi Tuấn Lâm và video nhại lại Salt Bae của ôngQua Luân Đôn, ăn bò nướng dát vàng, báo chí Việt Nam nói gì? Báo chí quốc tế với báo chí Việt Nam hải ngoại phê phán, thậm chí chưởi bới tùm lum, ồn ào một dạo. Về mặt luật pháp thì không sai, - Có luật nào cấm Tô Lâm ăn thịt bò dát vàng đâu -. Nó có tiền thì nó ăn, như mọi khách hàng của tiệm nầy, ai bắt bớ gì được. Nhưng về mặt đạo đức thì người ta phê phán Tô Lâm dữ dội lắm: Bao nhiêu người Việt Nam còn nghèo, thậm chí hằng ngày không có ăn. Chế độ Cộng Sản tệ lậu, tham nhũng khủng khiếp, vô lương tâm, mới có những người hoang phí như Tô Lâm. Nói chung, chuyện đó là chuyện xấu, không nên làm.
  • Nón lá sen xứ Huế
    Những chiếc lá sen phủ lên nón mang theo trọn vẹn hồn dân tộc trở thành sản phẩm thủ công tinh tế và vô cùng độc đáo dành tặng du khách khi đến Huế.Đi dọc mảnh đất hình chữ S ta dễ dàng bắt gặp nhiều đầm sen tỏa hương thơm ngọt ngào khi vào mùa, hoặc xanh ngát khi sen kết hạt bùi béo. Cuộc sống càng náo nhiệt, càng đủ đầy người ta càng mong muốn hòa mình vào thiên nhiên thư thái.
  • Tạ Duy Anh: Thăm Đài Loan và ngậm ngùi nhìn về Việt Nam
    Cùng một gốc, chỉ sau 70 năm, lại khác nhau xa như trời với đất là do đâu thì bất cứ ai cũng biết? Nhưng điều kì lạ hơn là mặc dù hiền lành là thế, chính phủ Đài Loan, vốn coi Đại Lục chả ra gì, bình đẳng với mọi cường quốc, lại vẫn sợ dân của họ một phép. Sợ đến nỗi các quan chức liên tục xảy ra những cuộc tranh cãi nảy lửa trong chính phủ, những cuộc loạn đả nhau tại Quốc hội của cánh dân biểu.Những sự kiện như thịt nhiễm sán lợn, gian lận thi cử, tai nạn giao thông, cán bộ ăn nói nhăng nhít… mà xảy ra ở Đài Loan, thì không biết bao nhiêu quan chức cỡ bộ trưởng phải từ chức, thậm chí bị truy tố tức khắc.
  • 17 LỜI KHUYÊN CỦA THIỀN SƯ SỐ MỘT NHẬT BẢN
    Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX. Là trẻ mồ côi, 16 tuổi xuất gia, sau bị gọi nhập ngũ, chiến tranh kết thúc, Sawaki quay về tiếp tục tu học thiền. Kodo Sawaki lập hạnh không trụ mà đi khắp nơi để dạy thiền.
  • Phạm đức Thân: Đen & Trắng
    ​​​​​​​Hiện đang xẩy ra những phân biệt, kỳ thị gay gắt trên nhiều lãnh vực (tôn giáo, chủng tộc, giai cấp, giới tính....) khiến gây bạo loạn, xáo trộn xã hội. Người viết đã thử xét lại lịch sử và nhận thấy văn hóa Tây Phương có nhiều thù ghét như đã trình bầy trong bài Văn Hóa Thù Hận của Tây Phương. Bài này chỉ xin bổ túc đôi điều về kỳ thị chủng tộc tại xã hội Mỹ, nhất là giữa da trắng và da đen.
  • Phạm đức Thân: Văn hóa thù hận của Tây Phương
    Hiện đang xẩy ra nhiều biến động xã hội cho thấy hình như có một nền văn hóa thù hận bao trủm một số quốc gia, nhất là Âu Mỹ. Nhiều nơi có những phân biệt, kỳ thị, xung đột gay gắt, trên các vấn đề: nữ quyền, đồng tính, Hồi giáo, di dân, da trắng, da mầu, bạo lực cảnh sát, chênh lệch giầu nghèo, dị biệt tôn giáo, bất đồng chính kiến... Những biểu tình, phản kháng rất dễ thổi bùng thù ghét âm ỉ thành cơn bão táp thù hận, gây nên đốt phá, bạo loạn, phương hại mọi mặt cho xã hội. Xã hội nào cũng có trộn lẫn thù ghét và yêu thương. Nhưng phải chăng văn hóa Tây Phương thiên về thù hận nhiều hơn so với Đông Phương ?
  • Phan Nhật Nam: Tô Thùy Yên, Hãy biểu dương cùng tận!
    Năm 1992, nơi khu vườn của Như Phong ở Nhị Bình, Hốc Môn, Gia Định, trước ngày ra khỏi nước, anh nói với  Tô Thùy Yên: Cám ơn Bạn đã viết những giòng Thơ chính xác, với ý nghĩa Thơ là Sức Nâng Đở. Anh nói không quá lời, e rằng bày tỏ chưa đủ ý, chưa diễn tả được hết lòng tin cậy đối với Thơ. Đối với Bạn. Lời kẻ chết là lời thiêng. Lời kẻ kinh qua cơn khốn cùng là lời thật. Người Viết Thơ Tô Thùy Yên là người làm chứng thuần thành nhất – Làm chứng về Sự Khổ – Làm chứng về Cảnh Chết.
  • Đỗ Cường, NỒI CANH CHUA CỦA MÁ.
    Ngày xưa nhà tôi nghèo lắm, đến bữa ăn gia đình thường quây quần bên mâm cơm đạm bạc, không có người ăn trước người ăn sau, bởi nếu như vậy thức ăn sẽ không đủ cả cho gia đình mười người con.Anh em có một thông lệ ngầm là mỗi tháng phải nấu hai lần canh chua, đó là ngày Ba tôi lãnh lương và ngày anh em chúng tôi đề nghị.
  • hoànglonghải, Nhìn xuống đồi xanh
    Nhà tui qua đời cách nay 7 năm hơn.      Trước khi mất, cô ấy dặn: Nơi chôn nhà tôi phải như một công viên nhỏ. "Lâu lâu, anh và các con ra ngồi chơi với em." Thực hiện lời trăn trối của vợ, tôi mua một chỗ đất gồm 10 lô liền nhau, dựng một tấm bia to chừng một tấm ván ép, mặt trước đề "The Hoang family", mặt chưa tính làm gì.
  • Thơ Phan Phi Danh, NƯỚC MẤT, NGƯỜI CŨNG KHÔNG CÒN?!
    Nước mất, nhà cửa không cònThân siết hộ khẩu, Sàigòn xóa tênTìm về hẻm cũ, xóm quenNhìn vô thấy lạ.. Người từ nơi đâu? Giấc trưa nằm võng thong dongNhìn ra ngõ vắng, lặng yên xóm giềngTàu cau hắt nắng lên thềm Qua chiều “giải phóng”, nên thành “ngụy dân”
  • Trần Vấn Lệ: Ba Mươi Tháng Bốn ​​​​​​​Hai Ngàn Hai Mươi Ba
    Là lạ chớ mùa Hè còn gió rét/ Gió đùa cây vài chiếc lá bay bay/ Gió làm như gió cũng biết ngày /Cuối tháng Bốn triêu triệu người rơi lệ... / Câu đó của Võ Văn Kiẹt nói nhé/ và nói thêm:  Triệu triệu người hoan hô!/ Hết chiến tranh chưa phải lúc thái hòa /Thì nói ngược nói xuôi gì cũng đúng!
  • Nhà phê bình văn học ​​​​​​​Đặng Tiến vừa qua đời
    Giáo sư Đặng Tiến, tác giả cuốn Vũ trụ thơ, qua đời ở Pháp ngày 17/4, thọ 83 tuổi. Ông là thành viên của Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập, một tổ chức độc lập với Hội Nhà văn Việt Nam và không được Nhà nước công nhận, thậm chí còn bị sách nhiễu, đàn áp.  Các bài viết về sự ra đi của nhà phê bình Đặng Tiến ở các trang Tuổi Trẻ Online và Phụ Nữ Online đã không còn truy cập được, trong khi một số trang khác như VnExpress hay Thể thao Văn hoá người đọc vẫn còn có thể xem bài viết về chủ đề này.
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top