• Hoàng Long Hải: Thuốc phiện
    Thuốc phiện, hồi xưa chỉ có một thứ, màu đen như cao dán, người nghiện lấy một chút, nướng trên "ngọn đèn dầu lạc", rồi bỏ vào tẩu hút, đại khái như thế, tôi không rành vì tôi chưa hút thuốc phiện bao giờ.      Hút thuốc phiện thú lắm, nên trước năm 1945, đám nhà văn nhà veo ngoài Bắc, diễn dịch mấy tiếng "phiện thú lắm"  - nghĩa là hút thuốc phiện thú lắm - thành mấy chữ "phi yến thu lâm", con chim yến bay trong rừng thu. Tôi nói cho mẹ tôi nghe chuyện nầy, mẹ tôi bảo: Bày đặt! (1)
  • Vũ Thất, Chào mẹ
    Tôi không khó khăn nhận ra mẹ khi bà vừa bước ra khỏi trạm kiểm soát an ninh phi trường. Một tay kéo chiếc va ly nhỏ, một vai mang chiếc xách tay, mẹ thong dong như trôi theo dòng người. Dáng mẹ trông mảnh mai, thanh nhã, linh hoạt dù rằng đã ở cái tuổi tám mươi. Tóc đã bạc phơ. Chiếc áo sơ mi màu trắng như giúp khuôn mặt mẹ tươi tắn hơn ngày tôi gặp mười lăm năm trước. Mẹ đưa mắt tìm kiếm. Tôi giơ tay vẫy.
  • Trần Trung Tá, MỘT BÀI THƠ KHÔNG THỂ DÀI THÊM
    Những người Lính cũ ai còn sống hãy đốt cho trời đất nén nhang!
  • Thơ Trần Vấn Lệ, Tôi Đang Nhớ Những Con Chim Sẻ
    Tôi Đang Nhớ Những Con Chim SẻNắng không phải lá cây sao nắng rụng? Ôi chao Trời, mùa Hạ nắng buông tay!Cái ô tôi cầm nghe nắng rớt lung layNghe như thể trái tim mình say nắng!
  • TRẦN HỒNG VĂN, NGÀY VỀ
    Teruko Hyuga là bút hiệu của Hisako Hasegawa. Sinh năm 1934 tại Nhật Bản, bà đam mê viết truyện ngắn từ khi còn học ở bậc trung học. Vì vốn Anh Ngữ dồi dào, bà làm việc trong căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản. Những truyện ngắn của bà thường là những đề tài tâm lý, xã hội và viết cho thanh thiếu niên.
  • Trịnh Khải Hoàng, Ánh Mắt Người Tu Sĩ
    Năm 1966, tôi là đoàn viên Thiếu Niên Thần Phong, vốn là đoàn thể thiếu sinh bán quân sự do Trung Tá Lưu Kim Cương - Chỉ Huy Trưởng Không Đoàn 33 Chiến Thuật - Căn Cứ Phi Trường Tân Sơn Nhứt sáng lập. Ngoài giờ học Văn Hóa phổ thông ở trường trung học dân sự, chúng tôi được theo học các lớp huấn luyện Võ Thuật tại Võ Đường Thần Phong với những bộ môn: Thái Cực Đạo (Taekwondo), Aikido (Hiệp Khí Đạo), Judo (Như Đạo) và Thiếu Lâm Bắc Phái.
  •  Khuất Đẩu, NGƯỜI CHỒNG MỘT ĐÊM!
    Năm ấy, tôi mười bảy tuổi. Ở đất Bình Định, tuổi đó đã có người đi lấy chồng. Như mẹ tôi, như cô tôi. Tệ lắm cũng đã có người đi dạm. Nhưng tôi thì chưa. Tôi đang học lớp bảy nên có nhiều mộng ước hơn mẹ và cô. Tôi chưa nghĩ ra người chồng tương lai của mình sẽ như thế nào, nhưng ít ra cũng hơn cha tôi và dượng tôi. Đó là những người đen đúa, tuy không đến nỗi xấu xí, nhưng ai cũng già trước tuổi. Quanh năm gần như chỉ mặc quần đùi để lộ đôi chân khẳng khiu mốc thếch. Đó là chưa nói tới cái bệnh sốt rét họ mang về từ rừng núi xa xôi sau khi đi làm nghĩa vụ dân công, tức là đem gạo muối tiếp tế cho bộ đội, hay đi tải đạn. Người nào mặt cũng tái mét, da dẻ vàng vọt như không còn một hột máu.
  • Nguyễn Dư, Đôi điều về  Giám mục BÁ ĐA LỘC
    Đọc sử ai cũng biết rằng Nguyễn Ánh dẹp được phe Tây Sơn là nhờ có sự giúp đỡ về ngoại giao và quân sự của giám mục Bá Đa Lộc. Sử nhà Nguyễn không đả động gì đến chuyện giám mục Bá Đa Lộc soạn tự điển, làm giàu cho ngôn ngữ, văn học nước ta.Mời các bạn cùng ngồi vào bàn... bàn về một cuốn tự điển của giám mục Bá Đa Lộc.
  • Việt Phương: HOÀNG NGỌ
    ​​​​​​​Ngọ im lặng. Cô ngắm anh chàng "Việt kiều" đang say sưa thu những góc hình ở bến đò Gia Hội. Nhìn máy ảnh với ống kính dài thòng của anh, Ngọ đoán, anh không phải là tay chụp hình tài tử. Đến đường Chi Lăng. Tới phố cổ Gia Hội. Hoàng Ngọ lại thấy anh đang chăm chú chụp những mái nhà rêu phong, cổ kính. Những ngôi chùa Chiêu Ứng, chùa Bà, chùa Quảng Đông... mòn mỏi theo màu thời gian. Những cột ôn, cột mệ, cột mạ, cột con đứng khắn khít bên nhau trong khu phố của người Hoa từ thế kỷ thứ 19.
  • Osabe Hideo, Người dịch : Quỳnh Chi: Tìm cha
    Không biết cha là ai, hóa ra là lại có rất nhiều... Cứ nghĩ thế có phải là hơn không.Hikaru tự nhủ thầm như vậy, rồi lấy chiếc ly trên bàn rót rượu vào, định sẽ ở lại đây uống rượu một mình chờ cho dến khi Okamura tỉnh dậy.
  • Vũ Thất, Xem Và Đọc ​​​​​​​MEMOIRS OF A GEISHA
    Cuối năm 2005, được về hưu, đúng lúc báo chí ồn ào về phim Memoirs of a Geisha (Hồi ức một ả đào), cơn đam mê cũ trở về, lại tự cho mình đã nghe được tiếng Anh sau 20 năm đi làm sở Mỹ, bèn xông xáo mua vé ngay ngày đầu khởi chiếu. Xem xong, chỉ hiểu được phần nào! Tôi đổ thừa cho hai nguyên do. Một là, tiếng Anh của cả người xem lẫn người diễn xuất đều không phải là người Mỹ nên nghe tiếng được tiếng không. Hai là, vì chuyển biến của phim khá nhanh nên khó nắm bắt nội dung.
  • Van Huynh: Một Thời Vang Bóng!
      Sau năm 1954, khi nền tân nhạc ở miền Nam nói chung, Sài Gòn nói riêng phát triển rực rỡ, cùng với việc nhiều nhạc sĩ, ca sĩ miền Bắc vào Sài Gòn định cư đã làm đa dạng hơn nền âm nhạc giai đoạn này. Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ lệnh cấm khiêu vũ, các vũ trường dần chuyển hướng sang phòng trà ca nhạc đã tạo đà cho văи hóa phòng trà khởi sắc vượt bậc.
  • BS Đỗ Hồng Ngọc: SẾN GIÀ NAM
    Đã có những bài báo, những tranh luận sôi nổi về thứ nhạc “sến hay không sến” này. “Sến” mà sao người ta thuộc, người ta khắc cốt ghi tâm? “Sến” mà sao người ta cười người ta khóc?... Gần đây trên mạng, nhiều bạn trẻ «còm» rằng nhờ “sến” mà nuôi dưỡng được tâm hồn trong một thế giới vô cảm, và có bạn còn rất tự hào rằng đã sưu tầm được hàng ngàn bản nhạc « sến » để làm của quý!
  • Truyện Khushwant Singh, Phạm Đức Thân dịch: ÔNG VÉO MÔNG
    Khushwant Singh (1915 - 2014) có một sự nghiệp đồ sộ trong nhiều lãnh vực: chính trị, ngoại giao, lịch sử, báo chí... nhưng đáng kể là lãnh vực văn học. Với cả trăm truyện dài và ngắn ông là một nhà văn Ấn nổi tiếng, ngang tầm R.K.Narayan, Salman Rushdie... và từng nhận nhiều giải và bằng danh dự về văn học và báo chí. Tiểu thuyết nổi tiếng nhất Train to Pakistan (1956).
  • Từ Thức đọc truyện Tiểu Tử: Những giọt nước mắt , ​​​​​​​Những tiếng thở dài
    Tiểu Tử là một nhà văn đã chứng minh ngược lại, có thể viết hay với những tình cảm tốt. Trong tác phẩm của ông, hầu như chỉ có những tình cảm tốt, chỉ có tình người. Một nhân vật nói về một nhân vật khác trong truyện ngắn “Made in Vietnam’’: người chi mà tình nghĩa quá héng? 
  •  Tiểu Tử: NỘI
    Tôi làm việc ở Côte d'Ivoire (Phi Châu), cách xa vợ con bằng một lục địa, và cách xa Mẹ tôi bằng nửa quả địa cầu. Những lúc buồn trống vắng, tôi hay ra một bãi hoang gần sở làm để ngồi nhìn biển cả. Mặt nước vuốt ve chân cát, tiếng sóng nhẹ nghe như thì thào… những thứ đó làm như chỉ dành cho riêng tôi. Tự nhiên tôi cảm thấy như được vỗ về an ủi. Những lúc đó, sao tôi nhớ Má tôi vô cùng. Trên đời này Má tôi là người duy nhứt an ủi tôi từ thuở tôi còn ấu thơ cho đến khi trên đầu tôi đã hai thứ tóc. Ngay đến đêm cuối cùng trên quê hương, cũng chính trong vòng tay khẳng khiu của Má tôi mà tôi khóc, khi gởi vợ gởi con… Lúc nào tôi cũng tìm thấy ở Má tôi một tình thương thật rộng rãi bao la, thật vô cùng sâu đậm, giống như đại dương mà tôi đang nhìn trước mặt.      Bây giờ tôi hiểu tại sao tôi hay ra ngồi đây để nhìn biển cả…
  • Trần Bạch Thu: Đôi Nẻo Có Không
    Được một thời gian, đến khi có đủ điều kiện luật định, thầy nộp đơn xin nhà trợ cấp (housing) của chính quyền địa phương. Mọi việc thông suốt, nơi ăn chốn ở tương đối ổn định, thầy bắt đầu tham dự rộng rải vào các sinh hoạt Phật sự trong vùng. Ban đầu thầy đăng đàn thuyết giảng, sau đó trở thành thầy tụng cầu siêu cho thân nhân của Phật tử qua đời. Tiếng lành đồn xa, thầy tụng rất hay, chuyên nghiệp và rất nổi tiếng khắp vùng. Bấy giờ chùa nào cũng mời thầy về tu tập ở chùa vì ngoài việc tụng cầu siêu tại tư gia, một số Phật tử còn muốn mời khách đông đảo đến chùa dự lễ cầu siêu cho rộng rải và thường có đãi thức ăn chay sau lễ. Thầy qui y lại một lần nữa và có pháp danh mới. Thầy Nguyên Hồng.
  • Ngô Thế Vinh: Trần Mộng Tú, Phụ Nữ Và Chiến Tranh
    PHỤ NỮ GIỮA CHIẾN TRANH VIỆT NAM: THỜI ĐIỂM 1969 Tầm nhìn Chiến tranh, Giấc mơ Hòa bình [Visions of War, Dreams of Peace] [1] là nhan đề một tuyển tập thơ của các nhà thơ nữ; nếu là Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, họ đã là những nữ quân nhân như y tá, bác sĩ đã từng chăm sóc các thương bệnh binh; nếu ở những ngành nghề khác, họ đảm trách các dịch vụ không tác chiến như chuyên viên truyền tin, tiếp vận, kiểm soát không lưu, nhân viên Hồng Thập Tự... Nếu là người Việt, họ là những phụ nữ thuộc hai miền Nam hay Bắc, với những trải nghiệm khác nhau, qua những năm tháng chiến tranh. Và như từ bao giờ, cho dù ở đâu, phụ nữ và trẻ em vẫn là thành phần dễ bị tổn thương nhất trong chiến tranh.
  • Trọng Thanh, Cảm Nhận Khi Đọc Đời Thuỷ Thủ (2) của Vũ Thất
    Tôi không có thói quen đọc sách để giải trí, mà chỉ tìm đọc những tác phẩm trong đó có những điều phải tìm hiểu, thuận và nghịch, để cho tâm trí được “sáng” hơn một chút, tầm nhìn được “rộng” hơn một chút – có phần “cầu lợi”. Đời thuỷ thủ (2) đáp ứng được điều mong muốn ấy.
  • Trần Trung Thuần, Đọc Thơ ĐẶNG TOẢN
    Thơ Đặng Toản...ba chữ là hàng chữ cuối trên bìa cuốn sách nhan đề Xếp Màu Cho Tuổi.  Cái bìa trước của cuốn thơ Đặng Toản "giản đơn" như thế.  Bìa sau chỉ có màu.  Bia trước phia trong có hình phác họa tác giả qua "nét vẽ tài hoa của họa sĩ Trương Đình Uyên", đó có thể coi như độc giả đã bước đầu biết tác giả ra sao qua ngòi bút chì đặc biệt của một họa sĩ đặc biệt nổi tiếng phác họa chân dung...
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top