-
Trần Kiêm Đoàn, CAO HUY THUẦN BIẾT BAO GIỜ CÓ LẠI
Cư sĩ Cao Huy Thuần sinh năm 1937 tại Huế, tốt nghiệp đại học Luật khoa Sài gòn năm 1960, dạy đại học Huế (1962-1964), năm 1964 sang Pháp và ở lại cho đến cuối đời. Anh là GS.TS về ngành chính trị học tại đại học Picardie, Pháp cho đến ngày hưu trí. Dẫu mang bao nhiêu học hàm, học vị trong nước và ngoài nước, những huynh trưởng và đoàn sinh trong hệ thống GĐPT Việt Nam như tôi, một thời và mãi mãi, vẫn gọi nhân vật Cao Huy Thuần bằng tiếng “Anh” thân thương vì anh đã đến, đã sống và đã đi với chân dung của một người Phật tử thuần thành sống tình nghĩa và chung thủy với Đạo Pháp, Dân Tộc, người thân, bằng hữu và chính mình. Anh ra đi lúc 23 giờ 26 phút ngày 7-7-2024 (nhằm mùng 2 tháng 6 năm Giáp Thìn) tại Paris, Pháp. Cư sĩ Cao Huy Thuần là tác giả của nhiều tác phẩm bằng tiếng Pháp về khoa học chính trị và quan hệ quốc tế. Cùng duyên lành với tiếng Việt thân yêu, Anh là tác giả của nhiều tác phẩm giá trị gồm hơn 15 đầu sách đã được in ấn và xuất bản cùng nhiều bài biên khảo, tham luận, nhận định về các đề tài tôn giáo, văn chương và chính trị.
-
Song Thao, Ông TRƯỜNG KỲ: SỐNG ĐỂ ĂN
“Sống để ăn” là châm ngôn của ông Trường Kỳ. Thời ở Việt Nam trước năm 1975, ông là “vua hippy”, “vua nhạc trẻ”, nghênh ngang một cõi. Tôi không thích chế độ quân chủ nên không quen ông vua này. Qua tới Montreal, ông…thoái vị để làm một ông vua khác, “vua đớp hít” tôi mới quen ông. Ông hú là có tôi, tôi hú là có ông. Nói vậy nhưng chuyện ông hú thì lia chia mà tôi hú thì như lá mùa thu. Tôi theo sao kịp đức tính đớp hít của ông!
-
Đặng Ngọc Thuận md, CHẾT ĐUỐI TRÊN CẠN
Chỉ còn vài ngày nữa thôi, tôi đã đủ 90 tuổi. Nhìn lại cuộc đời trôi nổi từ Bắc xuống Nam rồi sang Quebec, tôi thấy Ông Trời sắp đặt cho tôi một số phận thật nhiều ‘vào tử ra sinh.’ Chỉ xin kể lại đây những sự việc quả thật ‘chết 7 còn 3’ mà thôi. Để rồi xin kết thúc bằng câu chuyện ‘chết đuối trên cạn’ xảy ra cho tôi mới mấy tuần trước, ngay trên giải đất Canada ‘đất lành chim đậu’ này !’ Thế nhưng các bạn trượt tuyết trên núi coi chừng tuyết đổ ầm ầm từ trên cao xuống chôn kín người, ngộp thở mà chết. Trường hợp của tôi khác hẳn.
-
Trúc Giang MN, Những cộng đồng “ma cà rồng” đang sống trong lòng nước Mỹ.
Hiện tại, trong lòng nước Mỹ cũng còn có những cộng đồng người hút máu người được triển khai dưới hình thức giống như ma cà rồng. Tiến sĩ John Edgar Browning, thuộc Viện Công Nghệ Georgia, đã bỏ ra 5 năm xâm nhập vào các cộng đồng ma cà rồng để tìm hiểu về sinh hoạt và văn hóa của những nhóm uống máu người nầy cho dự án của ông.
-
Trần Vấn Lệ, Hành Phương Tây
Ta với ngươi hề phương Tây hành./Tóc xanh, nào phải, chỉ trời xanh!/Lòng thơm? Không phải! Hương hoa cỏ./Mơ mộng… Mà ôi mộng chẳng thành!
-
Trần Vấn Lệ, NGÀY CỦA CHA NGÀY HOA HỒNG RỰC RỠ
Tôi tự tin: Tình Mẹ Cha là Mối Tình Lãng Mạn,/ Biển có bờ, Lòng Dạ Biển Mênh Mông!/Ngày Của Mẹ - Ngày Của Hoa Hồng./Ngày Của Cha - Ngày Hoa Hồng Rực Rỡ!
-
Khôi Nguyên Thảo, CHA TÔI
Thú thực, trước khi ba mất, tôi chưa từng nghĩ tới chuyện có thế giới bên kia hay không. Nhưng sau đó, mỗi khi thắp nhang lên bàn thờ, tôi vẫn dọn hai đĩa trái cây, một đĩa nhỏ cúng ba, một đĩa lớn hơn để ông mời những người khác, nhất là những đứa nhỏ xung quanh. Bởi tôi biết, ông chưa bao giờ ăn miếng ngon một mình.Và ngoài khu vườn ba tôi nâng niu từng mầm cây mà ông không đợi ngày ăn trái, tôi luôn thấy bóng ông đi về trong tiếng chim hót, lá reo
-
Nhà văn Trần Hoài Thư vừa qua đời
Tin từ nhà văn Ngô Thế Vinh cho biết theo bác sĩ Trần Qúi Thoại, con trai nhà văn Trần Hoài Thư thì nhà văn Trần Hoài Thư đã mất lúc 6 giờ 35 sáng nay [giờ miền Đông Hoa Kỳ], Thứ Hai 27.05.2024 tại bệnh viện JFK, New Jersey, đúng một tháng sau ngày phu nhân của ông là bà Ngọc Yến mất [27.04.2024]. Đây là một tin buồn và cũng là một mất mát lớn lao cho nền Văn học Việt Nam. Xin phân ưu cùng BS Trần Qúi Thoại và hai Anh Trần Qúi Phiệt, Trần Qúi Trâm trước tin buồn này.
-
Trần Vấn Lệ, VĨNH BIỆT TRẦN HOÀI THƯ
Trần Hoài Thư mất rồi,sáng hôm qua, tại North Plainfield, New Jersey,Tôi nhận được tinlòng chết lặng!Rồi anh, Trần Hoài Thư có tên rất đẹp: Trần Quý Sách!Coi như "Vách có tai, dừng có mạch", tôi có thêm một tin buồn là vậy!Những thân tình như hoa tuyết bay!Những nhớ nhung còn cái bóng hao gầy...Anh với tôi có hai lần tay bắt,Dịp anh chị về Nam California cách nay mười lăm năm...
-
Fujisawa Shuhei, Phạm Vũ Thịnh dịch, Kiếm pháp Tùng phong
Cuộc chiến diễn ra khoảng giữa hành lang hẹp. Shinbei ngay từ đầu đã bị đặt vào thế thủ. Yanagida đi phía sau, hai thuộc hạ nhào tới vung kiếm chém Shinbee. Đáng mặt là những sát thủ được Yanagida lựa chọn, cả hai đều thi triển đường kiếm nhanh và khéo. Một người ở độ tuổi trung niên hơi mập, người kia trẻ và cao.Một người chém xong lùi lại, người kia chém tiếp ngay không hở một giây. Liên tiếp bị tấn công không ngưng nghỉ, Shinbee trông có phần yếu thế. Anh lắc lư từ bên này sang bên kia như một cây sậy trước gió. Có lúc chân bị trượt đi. Thấy thế, Thế tử bất giác cũng rút đoản đao đang đeo ở thắt lưng ra.
-
Vũ Thế Thành, CHUYỆN MỘT THỜI ĐỂ NHỚ...
Tôi nhìn ra sân vườn, mưa vẫn rơi rả rích. Mưa rơi trên khóm trúc sát bên cửa sổ, rơi từng giọt một, chẳng vội vàng gì. Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn !
-
Thơ Trần Vấn Lệ, ĐỘC HÀNH PHONG VŨ PHI PHI
Có một người đi trong nắng mưa/ Đi tới tương lai không mong không chờ/Ôm cái bình đựng cơm phiếu mẫu,/Mệt, xếp bằng ngồi, giống đứa bé thơ!
-
Hoàng Long Hải, TẾ HANH, “người Do Thái lang thang” trên đất Bắc
Thật tình, đối với các nhà thơ tiền chiến theo Cộng Sản, tôi ít khi nhớ tới Tế Hanh. Điều đó dễ hiểu vì hầu hết những nhà thơ nầy đều phản thùng nên nhớ tới họ làm chi?! Khi còn trẻ, càng ngưỡng mộ họ bao nhiêu thì khi lớn lên, đọc những câu thơ như “Thắp đèn cho sáng ba gian, Lôi mi ra giữa đình làng đêm nay,” hay bài “Trước đây ba tháng” của Xuân Diệu tôi thấy thất vọng vô cùng. Thơ thẩn mà như thế thì còn nhắc đến họ làm gì! Trước hết thơ Tế Hanh không “sặc mùi đấu tố” hay “học tập” như thơ Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu. Không rõ Tế Hanh có phải tham gia các lớp học tập như các nhà thơ tiền chiến sau cái gọi là “Luận cương văn hóa nổi tiếng” của Trường Chinh hay không? Thực chất, cái gọi là luận cương đó chỉ là sản phẩm “chôm” của Mao, hay có thể gọi là một bản sao chép của Mao cũng vậy.
-
Hoàng Long Hải, HỌ HỒ Ở NƯỚC TA
Nói chung, người Tàu sang Việt Nam vì chạy loạn chính trị, di cư vì sinh kế, di cư để kinh doanh sang nước ta đông lắm. Dần dần, họ bị "Việt hóa", thành người Việt Nam, nếu cho về Tàu, chắc họ cũng không về, trở thành những người Việt Nam chống Tàu, làm vua, làm quan to ở nước ta, nắm lấy nền kinh tế của nước ta, ở địa phương cũng như ở trung ương, cả làm vua nữa. Ở Nam bộ, mỗi xã, một ấp nhỏ, cũng có một tiệm hay quán "chạp phô" của người Tàu.
-
Phạm Thành Châu, BÍ ẨN MỘT CHUYỆN TÌNH
Đây là chuyện kể thời còn đi học. Tôi có thằng bạn nối khố. Nối khố đúng nghĩa, thân nhau từ nhỏ đến lớn. Cho đến bây giờ đầu hai thứ tóc mà vẫn mầy tao. Dĩ nhiên tôi phải gọi vợ hắn bằng chị một cách lễ phép. Chúng tôi sinh ra, lớn lên ở thành phố Hội An, là một thành phố cổ, nổi tiếng trong giới du lịch quốc tế. Nhà cổ cả mấy trăm năm mà người dân không hề sửa chữa. Họ bảo thủ cũng có nhưng sửa để làm gì? Con cái lớn lên, đứa nào cũng tìm cách bay nhảy ra khỏi thành phố, chỉ còn người già và trẻ con, vả lại nhà có hư, dột gì đâu? Nhà xưa, tường xây mấy lớp gạch dày, ngói lợp âm dương, sườn nhà bằng gỗ tốt, mấy cây cột nhà to tướng bằng gỗ lim, gõ ... mối, mọt gặm gãy răng không ra.
-
5 cuốn sách thần bí và trí tuệ của phương Đông cổ đại
Nền văn hóa Phương Đông cổ đại hàm chưa rất nhiều điều bí ẩn, trong đó không thể không kể đến những cuốn sách cổ từng được ví như “thiên thư”, vì chúng vừa thần bí vừa trí tuệ, lại có sức ảnh hưởng lớn và xuyên suốt hàng ngàn năm qua.
-
Huy Thái, Sơ nét tìm hiểu về Niết-bàn
Lời Giới Thiệu:Đây là một bài viết tổng quan về NIẾT BÀN vừa mang tính hàn lâm, vừa có tinh thần đại chúng hay nhất mà tôi được đọc.Khái niệm Niết Bàn trong Phật giáo là biểu tượng của một miền đất hứa vừa mộng, vừa thực như viễn tượng Thiên Đường trong các tôn giáo thuần lý thần học khác.Bài viết của Huy Thái có giá trị khảo luận công phu và nghiêm cẩn song hành với trải nghiệm tâm linh và tri thức mang một Niết Bàn viễn mộng về với đương niệm hiện thực của chúng ta.Đây là một món quà đầy ý nghĩa và đáng trân trọng của tác giả gửi đến đại chúng trong mùa Phật Đản.Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn
-
Nhà Văn Phạm Gia Đại Ra Mắt Sách \"Người Muôn Năm Cũ\"
-
Thơ Trần Vấn Lệ, CÓ MỘT NƠI VẬT KHÔNG ĐỔI SAO KHÔNG DỜI
-
Thinh quang
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.
Email: saigonweeklyonline@gmail.com
Thư từ bài vở: 702-389-5729
Quảng cáo: 702-630-0234
Hotline: 702-426-4404