• Tiểu Tử, TẤM VẠT GIƯỜNG
    Mà thiệt ! Công việc hổng có gì gọi là nặng nhọc. Tôi treo võng giữa hai cây gáo lớn cạnh bờ sông, rồi nằm tòn ten trên đó ca tới ca lui mấy câu vọng cổ, lâu lâu trèo lên cây gáo ngồi nhìn ruộng lúa minh mông kéo dài tới rừng tràm nằm phía trong xa, xa cỡ đôi ba dậm hú. Đó là chiều sâu. Còn chiều ngang là nằm dài theo con sông Cái, có con rạch No làm ranh phía trên, chỗ tôi treo cái võng, và con rạch Bù Xu làm ranh phía dưới. Từ rạch No muốn nhìn thấy rõ rạch Bù Xu phải xè bàn tay đưa lên ngang mày che bớt ánh sáng ! Nói như vậy, để thấy ruộng ông Cả Bảy lớn biết ngần nào…
  • Lê Tất Điều, Chuyện vui về vụ Hấp Lực
    Cuối năm 2015, một hội viên trong “The Theoretical Physics Group" nêu câu hỏi: "Tại sao trong chân không cây búa và sợi lông chim rơi cùng một tốc độ như Galileo đã khám phá." Không ai trả lời được.Tiến sĩ Charles Ivie và tôi đã có ý niệm về câu trả lời, dựa trên một thí nghiệm trong ý tưởng của Einstein về sự biến đổi vị thế của "người quan sát". Nhưng câu trả lời chưa ổn vì lúc đó tôi chưa xác định được vị trí của muôn vật trong không gian.
  • Lê tất Điều, Vũ Trụ không hề có Hấp Lực 
    Hơn bốn trăm năm trước, Galileo đã tìm ra những chứng cớ vô cùng quan trọng liên quan đến Hấp Lực. Nhưng cụ không ngờ, không biết. Bốn trăm năm sau, chúng ta thấy khám phá lạ lùng của cụ, cũng không ngờ nốt, nên vẫn hồn nhiên coi Vũ trụ có đủ kiểu Hấp lực là chuyện bình thường.
  • Lê Đình Thông: Ngày giỗ Đầu của GS VŨ QUỐC THÚC:
    GS Vũ Quốc Thúc và người viết Lê Đình Thông/ GS Vũ Quốc Thúc sinh ngày 5/8/1920, mất ngày 22/11/2021, hưởng đại thọ 101 tuổi. Thánh lễ an táng đã được linh mục Nguyễn Kim Sang cử hành tại Giáo xứ Paris ngày 25/11/2021, các nghi thức hỏa táng diễn ra ngày 1/12/2021 tại Crématorium du Mont Valérien. Giáo sư Thúc mất đi để lại lòng thương tiếc tại Paris cũng như trên toàn thế giới.
  • Lê Tất Điều, THỰC HIỆN BỘ PHIM VỀ VẬT LÝ
    Khoa học thực dụng cực kỳ tiến bộ, khoa học lý thuyết nhiều món giậm chân tại chỗ, những chỗ cách đây cả trăm năm. Chỉ vì khoa học thực dụng sai đúng kiểm chứng được ngay, trong khi khoa học lý thuyết thì rất khó, nhiều khi không có cách xét nghiệm thực hư.
  • Trầm Tư Mặc, Cô Nữ Cảnh Sát Tôi Yêu
    Tôi là người Việt Nam, mới đi tị nạn qua Mỹ cùng gia đình được ba tháng. Những lần lái xe lúc ban đầu thật là khó khăn, đối với những người mới định cư tại một quốc gia to lớn, văn minh và phồn thịnh nhất thế giới. Mọi thứ ngỡ ngàng. Tập được lái xe cho quen và mua được một chiếc xe “cà tàng” cũ kỹ,là niềm hạnh phúc lớn lao cho cả gia đình tôi, để làm chân đi kiếm cơm.Tôi biết lái xe hồi còn ở trong nước, hồi còn chế độ cũ. (Ở đây phải tập lại và thi lại, để lấy bằng lái xe mới).Chánh quyền nước Mỹ vừa trợ cấp, vừa tổ chức huấn luyện học hỏi, để người tị nạn có việc làm sanh sống. Con cái còn nhỏ cho đến trường đi học, không phải bằng tiếng Việt Nam. Bao khó khăn lẫn người lớn cùng trẻ nhỏ, mà vẫn vui lòng vì hai chữ Tự Do.
  • Giới thiệu 4 quyển sách của GEORGE J. VEITH về Tháng 4 Đen
    George J. Veith là một cựu đại úy Bộ binh của Quân Lực Hoa Kỳ, ông đã viết nhiều sách về Chiến tranh Việt Nam, phát biểu tại nhiều hội nghị, và đã điều trần về vấn đề POW/MIA trước Quốc hội Hoa Kỳ. Ông hiện đang làm việc và sinh sống ở tiểu bang Delaware.4 quyển sách về chiến tranh Việt Nam của ông là:– Sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam, 1973-1975 (2012) (The Fall of South Vietnam, 1973- 1975 (2012);– Mật danh Bright Light: Câu chuyện chưa kể về Nỗ lực Giải cứu tù binh Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam (1998) (Code-Name Bright Light: The Untold Story of U.S. POW Rescue Efforts during the Vietnam War (1998);– Không để lại ai phía sau: Bill Bell và Cuộc tìm kiếm tù binh Mỹ/MIA từ Chiến tranh Việt Nam (2004) (Leave No Man Behind: Bill Bell and the Search for American POW/MIAs from the Vietnam War (2004.–  Cuốn sách thứ tư của ông viết về lịch sử chính trị, xã hội và kinh tế về sự thăng trầm của miền Nam Việt Nam: năm 2020, ông hoàn tất một tác phẩm mới, một nỗ lực “Trả lại Sự Thật cho Miền Nam” qua “Drawn Swords in a Distant Land: South Vietnam’s Shattered Dreams (Tạm dịch: Đấu Kiếm Nơi Vùng Đất Xa: Những Ước Mơ Tan Vỡ Của Miền Nam Việt Nam)
  • BS.Trần Văn Tích: Gia đình tôi và ngày 30.04
    Vào ngày 30.04.75 tôi đang giữ chức vụ Y sĩ trưởng Bệnh xá Phủ Đặc uỷ Trung ương Tình báo. Nhân viên tình báo an ninh được xếp vào thành phần bị đe doạ tính mệnh nếu Miền Nam rơi vào tay cộng sản. Theo tác giả Frank Snepp trong “Sauve qui peut“, bản dịch tiếng Pháp cuốn “Decent Interval“ thì Kissinger yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ biểu quyết chấp nhận cho 130.000 công dân Đông Dương nhập cảnh Hoa Kỳ, trong số có 50.000 người được xem là ở hoàn cảnh “chí nguy“ (de haut risque).
  • Osen and Sokichi Truyện Izumi Kyoka,   PHẠM ĐỨC THÂN chuyển Việt ngữ
    Izumi Kyoka (1873-1939) là nhà văn Nhật viết khoảng 300 tác phẩm đủ loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch....) với tính chất lãng mạn, siêu nhiên, huyền ảo....Osen Và Sokichi (Baishoku kamonanban) là tác phẩm của giai đoạn trưởng thành bao gồm những chủ đề thường thấy trong toàn bộ sự nghiêp: thanh niên trẻ yêu kỹ nữ hơn tuổi; đời kỹ nữ với những ngang trái; vẻ đẹp nhân vật qua mô tả lông mày, mắt, ngực, chân tay... Văn phong cổ kính, tượng trưng, hoa lệ, huyền ảo... khiến nhiều khi khó hiểu. Nhân vật xưng "tôi" có khi là nhân vật chính của truyện, có khi tách ra làm người kể truyện. Các đoạn ít khi được nối kết thành bố cục chặt chẽ, mà là những đoạn mô tả riêng biệt qua văn chương diễm tuyệt, rồi cộng vào thành truyện.
  • Phạm Tín An Ninh, Dư âm của bài hát ngày xưa
     Định cư ở Nauy hơn ba năm, sau khi ổn định công việc làm ăn và việc học hành cho mấy đứa con, tôi tổ chức một chuyến Âu du bằng xe hơi. Chiếc xe Ford của tôi vừa cũ kỹ vừa nhỏ, không thể nào vượt qua một chặng đường trên dưới bảy ngàn cây số, và dĩ nhiên cũng không đủ chỗ cho một gia đình lớn nhỏ tám người.  Tôi mướn một cái xe mới toanh mười hai chỗ ngồi, có máy lạnh và kính mát đàng hoàng. Tôi không muốn bất cứ điều gì làm mất cái hứng thú cho cuộc hành trình đầu tiên của chúng tôi trên những đất nước mà trước đây tôi đã từng một thời mơ ước nhưng chẳng bao giờ nghĩ là có một ngày được đi qua. Tôi và đứa con trai lớn vừa mới đủ tuổi lấy bằng lái xe thay nhau làm tài xế. Bà xã và cô con gái lớn chịu trách nhiệm xem bản đồ và theo dõi lộ trình.
  • Truyện Phạm Thành Châu: Chuyện Tình của Người Vừa Đánh Răng Vừa Huýt Sáo
    Đây là một chuyện tình. Mà chuyện tình dang dở mới hay, chứ hai anh chị yêu nhau rồi thành vợ chồng thì chán chết. Bạn đã lập gia đình chưa? Cứ soi gương hoặc nhìn trộm “đối phương,” thì sẽ thấy những nét thê lương trên gương mặt đau khổ vì sẽ phải sống với nhau đến “đầu bạc răng long!” Chán đến bực nào!Chuyện phải có đầu có đuôi. Phần đầu chuyện nầy xảy ra ở Việt Nam, trước 1975, phần cuối nằm bên Mỹ, sau năm 2000. Trên hai mươi năm! Coi như từ thế kỷ 20 qua thế kỷ 21!Ở một tỉnh lẻ miền Trung Việt Nam, có cậu học trò yêu cô nữ sinh. Cậu tìm cách cho cô biết là mình yêu cô ta, nghĩa là tỏ tình, cô ta chấp nhận, và thế là cô cậu yêu nhau. Diễn tiến chuyện tình nào cũng giống nhau. Viết thư, hẹn hò, gặp nhau, cầm tay nhau, thề non hẹn biển... đại khái như vậy.  Tỉnh lẻ còn có màn khuyến khích nhau chăm học để xây dựng tương lai. Thế nên, trên bàn học, cả hai đều giành một nửa thời gian để học, một nửa để mơ mộng và viết thư tình. Cậu vâng lời người yêu, học ngày học đêm, học xanh mặt... nhưng tú tài hai, cậu thi rớt (thi hỏng). Vậy là phải vào trường Sĩ Quan Thủ Đức. Trong thời gian trong quân trường, cô cậu vẫn thư từ với nhau, vẫn quyết giữ lời thề chỉ yêu một người.
  •  Bác sĩ Lại Mạnh Cường: Một chút đối thoại về NGHIÊM SỸ TUẤN!
    Tôi chỉ nghe qua tiếng Nghiêm Sĩ Tuấn khi trong giới áo trắng bàn bạc về các quân y sĩ hy sinh ngoài chiến trường, như NST ở Khe Sanh vào tháng 4 năm 1968. Qua tuyển tập về NST do bác sĩ Ngô Thế Vinh chủ trương và biên soạn, tôi phác hoạ ít nhiều chân dung của vị đàn anh đáng kính đã hy sinh trong chiến tranh khi đang cứu giúp thương binh trong lửa đạn. Chắc chắn trong cuộc đời tôi không có cơ may nào gặp gỡ để trao đổi trực tiếp với ông, nhưng vì ngưỡng mộ nhân cách lớn và việc làm của ông, bắt chước ông tôi thử tưởng tượng ra một cuộc đối thoại thật ngắn với ông về một tiểu phẩm ông sáng tác làm tôi day dứt mãi trong lòng với ít nhiều băn khoăn, thắc mắc NTôi chỉ nghe qua tiếng NST khi trong giới áo trắng bàn bạc về các quân y sĩ hy sinh ngoài chiến trường, như NST ở Khe Sanh vào tháng 4 năm 1968.Qua tuyển tập về NST do bác sĩ Ngô Thế Vinh chủ trương và biên soạn, tôi phác hoạ ít nhiều chân dung của vị đàn anh đáng kính đã hy sinh trong chiến tranh khi đang cứu giúp thương binh trong lửa đạn.Chắc chắn trong cuộc đời tôi không có cơ may nào gặp gỡ để trao đổi trực tiếp với ông, nhưng vì ngưỡng mộ nhân cách lớn và việc làm của ông, bắt chước ông tôi thử tưởng tượng ra một cuộc đối thoại thật ngắn với ông về một tiểu phẩm ông sáng tác làm tôi day dứt mãi trong lòng với ít nhiều băn khoăn, thắc mắc
  • Phiếm Song Thao: MŨ ÁO XÊNH XANG
    Năm nay các cô các cậu ra trường không vui. Vì dịch bệnh, họ không được xênh xang mũ áo lãnh bằng trước bá quan thiên hạ. Xứ sở này người ta chuộng học vấn và tri thức. Cứ xong một cấp học là ồn ào tổ chức lễ ra trường, mũ áo đủ bộ, hoa hoét tưng bừng. Kể cũng hay và vui. Đây là một cách khuyến khích các cô các cậu chú tâm học hỏi. Vui nên phớt lờ truyền thống. Truyền thống là mũ áo ra trường chỉ dành cho các sinh viên đại học. Nhưng truyền thống đôi khi cũng phải theo thời, nói vậy nghe bù trất. Đã truyền thống thì cứng ngắc, chẳng cựa quậy chi được, theo thời sao đặng. Thời nay vui là chính nên ra trường trung học, tiểu học và ngay cả mẫu giáo, nhà trẻ cũng mũ áo như ai.
  • Truyện ngắn Marjorie Barnard, Thân Trọng Sơn dịch: Trúng Số
    Marjorie Barnard sinh tại Ashfield, Sydney, lúc nhỏ bị bệnh sốt tê liệt nên chỉ được nuôi dạy ở nhà, đến 10 tuổi mới vào trường. Năm 1911, cô học trường Nữ Trung học Sydney, tỏ ra rất ham học. Tiếp tục bậc đại học, M.Barnard tốt nghiệp năm 1920, được khen thưởng vì kết quả xuất sắc môn lịch sử, và do vậy, được cấp học bổng du học Đại học Oxford. Con đường sáng tác của Marjorie Barnard có cơ hội phát triển nhanh với sự xuất hiện của cô bạn thân thời sinh viên là Flora Eldershaw. Trong những lần gặp gỡ, đôi bạn cùng nhau đàm đạo văn chương và nảy ra ý tưởng cộng tác viết tiểu thuyết. Cả hai thấy thôi thúc hơn khi Tạp chí The Bulletin loan báo tổ chức trao giải sáng tác. Họ gởi tác phẩm " A House is Built " , Căn nhà được xây, vào năm 1928, lấy bút hiệu chung là M.Barnard Eldershaw. Điều bất ngờ là tác phẩm, viết với chủ đề xã hội gia trưởng, vấn đề lớn của thời đó, được đồng giải nhất với một tác giả khác. Cũng với bút hiệu đó, họ viết thêm năm tiểu thuyết khác nữa, ngoài các sách về lịch sử và phê bình. Tác phẩm cộng tác cuối cùng là cuốn Ngày mai và Ngày mai và Ngày mai (" Tomorrow and Tomorrow and Tomorrow") , xuất bản năm 1945, được Patrick White, nhà văn Úc duy nhất đạt Giải Nobel Văn chương, hết lời khen ngợi.
  • • Tiểu Tử: MẤY CHUYỆN NHO NHỎ nghe rát từ đáy lòng
    Rồi, không đợi tôi hỏi, ông kể lại những gì mà mẹ ông đã kể cho ông nghe… Hôm qua, bà cụ đi thăm một bà bạn. Bà đi qua lối này để về nhà. Đây là ngõ đi tắt duy nhứt dẫn qua khu nhà bà ở. Khi đến khoảng đất trống có bốn trụ đèn đường, bà trợt chân té. Lúc đó, cũng có mấy người hấp tấp qua lại, họ quay đầu nhìn nhưng rồi bỏ đi luôn. Một người đàn ông Á Đông, đã đi qua rồi, thấy vậy chạy trở lại đỡ bà đứng lên, lượm cái xắc da mang chéo vào người bà, ân cần hỏi bà có sao không ? Bà bước thử vài bước, nói không sao, rồi kể rằng già rồi, đi thì được, chỉ có ngồi xuống đứng lên mới là khó. Ông ta tỏ vẻ ái ngại, bước lại cập tay bà nói để dìu bà về. Hai người đi như vậy một lúc, bỗng bà hỏi ông người Tàu hả, ông trả lời rằng mình là người Việt Nam. Mắt bà sáng lên, bà nói bà có bà bạn năm nào cũng đi du lịch Việt Nam vào dịp đầu năm, bả nói xứ ông đẹp lắm rẻ lắm, dân chúng hiếu khách dễ thương …
  • • Lê Tất Điều: PHÚC ĐÁP NHỮNG LỜI CHÊ TRÁCH CỦA ÔNG HUỲNH KIM GIÁM
    Bài “Giải mật phương trình của Einstein” chỉ gửi cho bằng hữu, người thân, đọc đỡ buồn trong lúc bị biệt giam tại gia. Ông anh Lý Trung Tín và vài bằng hữu cao hứng cho phổ biến rộng rãi. Cũng hơi áy náy vì đang thời đại dịch mà nói chuyện vật lý thì vô duyên quá. Không ngờ nó được nhiều người chiếu cố. Riêng ông Huỳnh Kim Giám không những đọc còn tìm lỗi chính tả và nêu ra những chi tiết mà theo ý ông là sai lầm nghiêm trọng.
  • • Truyện Khoa Học Giả Tưởng của Arthur C. Clarke , Trương Mỹ Vân dịch
    AI ĐÓ ?  "WHO'S THERE?" LGT: Arthur C. Clarke (1917-2008) sinh tại Anh quốc. Ông sớm biểu lộ năng khiếu khoa học và năm 13 tuổi đã tự làm viễn vọng kính bằng vật liệu thô sơ. Là văn sĩ giàu óc tưởng tượng, có sức sáng tạo dồi dào và được mệnh danh là “nhà văn vĩ đại của loại truyện khoa học giả tưởng”, ông được đề cử tranh giải Oscar năm 1969 với kịch bản phim “2001: A Space Odyssey”. Ngoài ra ông còn là nhiếp ảnh gia, thám hiểm và chụp hình dưới đáy biển trong Vịnh San Hô ở Úc và dọc theo bờ biển Tích Lan, nơi ông cư ngụ cuối cùng.Truyện “Ai Đó?” được dịch từ nguyên tác “Who’s There?”, một truyện khoa học giả tưởng được viết vào đầu thập niên 1960 lúc chưa có những vệ tinh nhân tạo được dùng trong hệ thống truyền thanh truyền hình trên thế giới. Điều bất ngờ lý thú ở đoạn cuối là đặc điểm điển hình cho loại truyện-thật-ngắn này.
  • Tìm Vui Cuối Ðời
    Mẩu đăng tìm bạn bốn phương trên báo làm bà Phượng cảm động và ngưỡng mộ : ... Người đàn ông cô đơn mỗi tuần mang hoa đến mộ phần của vợ, 70 tuổi, nhà cửa ổn định, tài chính vững vàng, tinh thần thảnh thơi, bao dung vị tha. Muốn tìm một phụ nữ 65 tuổi trở xuống để cùng nhau tìm niềm vui cuối đời .....Người đàn ông tuổi xế chiều có nhà cửa và tài chính vững vàng đương nhiên là người khá gỉa lại thêm tấm lòng bao dung vị tha. Bà thú vị hào hứng nhất điều này.
  • Chú chuột con
    Công việc cách nơi anh và người vợ sinh sống cả mấy trăm dặm, đi về khó khăn, mệt mỏi nên anh chọn một chỗ trọ gần sở làm. Anh lại thường xuyên phải rời nhiệm sở để xem xét các công trình đang tiến triển, anh làm việc cho một công ty khoan dầu. Lần này cũng thế, anh cần đến công trường nơi công ty đặt giàn máy khoan. Gọi là ‘công trường’ nhưng thực ra đó là một khung sắt khổng lồ, các cột sắt ròng lớn hơn cổ tay bắt dính với nhau để chống đỡ những tấm vỉ thép dày làm nơi đặt máy móc, chỗ nhân viên đi lại. Giàn khoan nằm giữa biển khơi, một ốc đảo nhỏ nhỏ, chung quanh mênh mông nước. Nhân viên dùng xuồng máy hoặc tàu nhỏ để đi về đất liền, phương tiện giao thông giản dị và sẵn có.
  • NỤ HÔN ĐÊM GIÁNG SINH
    Nhìn thẳng vào mắt Kelly, Mai Trâm lắc đầu: - Tôi không thể ký được. Tôi phải hỏi ý kiến luật sư của tôi. - Nếu cô muốn hội ý với luật sư của cô thì chiều nay cô có thể nghỉ sớm để gặp luật sư của cô; bởi vì, ngày mai cô đến đây mà cô chưa ký thì cô sẽ không được vào phòng làm việc.
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top