Trần Lý Lê
Bảo Huân
Công việc cách nơi anh và người vợ sinh sống cả mấy trăm dặm, đi về khó khăn, mệt mỏi nên anh chọn một chỗ trọ gần sở làm. Anh lại thường xuyên phải rời nhiệm sở để xem xét các công trình đang tiến triển, anh làm việc cho một công ty khoan dầu. Lần này cũng thế, anh cần đến công trường nơi công ty đặt giàn máy khoan. Gọi là ‘công trường’ nhưng thực ra đó là một khung sắt khổng lồ, các cột sắt ròng lớn hơn cổ tay bắt dính với nhau để chống đỡ những tấm vỉ thép dày làm nơi đặt máy móc, chỗ nhân viên đi lại. Giàn khoan nằm giữa biển khơi, một ốc đảo nhỏ nhỏ, chung quanh mênh mông nước. Nhân viên dùng xuồng máy hoặc tàu nhỏ để đi về đất liền, phương tiện giao thông giản dị và sẵn có.
Anh đi làm xa, người vợ ở lại nhà ngày ngày đến sở làm trong thành phố. Cứ vài tuần anh lại về thăm nhà. Cuộc sống của đôi vợ chồng cứ êm đềm tiếp diễn, hạnh phúc giản dị và nỗi hân hoan dâng cao khi người vợ cấn thai. Gia đình nhỏ xíu ấy sắp có thêm người, một con người bé bỏng kết nối cuộc đời anh với người vợ chặt chẽ hơn, quấn quýt hơn.
Khi cái thai ngọ ngoạy, chị bảo với anh rằng… “nó” đang nhắc mình rằng nó có mặt anh à! Anh bỡ ngỡ lạ lẫm vì chưa hiểu “ngọ ngoạy” là cảm giác ra sao thì chị nhẹ nhàng so sánh… như khi mình ấp con gà con giữa lòng bàn tay, nó nhúc nhích… Khi cái thai thúc đạp, chị xoa bụng, lúc dịu dàng… con lại thúc cùi chỏ vào sườn mẹ… khi mắng yêu… con lại đá mẹ nữa rồi…
Lật bật thế nào rồi cũng đến cuối năm, người vợ đi vào tháng thứ bảy của thai kỳ, mệt mỏi và “lệt bệt” hơn nhưng chị vui lắm, đôi mắt lúc nào cũng long lanh sáng ngời hạnh phúc. Ðứa con đầu lòng sắp chào đời trong sự trông mong của hai vợ chồng.
Lần này cũng là chuyến đi hàng tuần, anh đến đó làm việc ít ngày rồi trở về đất liền. Theo lịch trình, anh sẽ về đến nhà vào chiều Ba Mươi Tết. Nhưng đến ngày thứ nhì ở giàn khoan thì đài khí tượng loan tin có cơn bão sắp thổi qua vùng biển ấy, có thể bão sẽ cuốn thẳng ra biển nhưng cũng có thể chuyển hướng mà thổi đến cái ốc đảo nhỏ nhỏ kia. Công việc đang đến hồi bận rộn; anh không thể về sớm hơn dự định để tránh bão. Ðành vậy, anh tiếp tục công việc nhưng lòng thầm mong cơn bão xoay chiều để anh kịp về đất liền và về thăm nhà cùng ăn Tết với gia đình.
Bão đến. Gió quần quật. Mưa gào thét chung quanh. Tiếng gió hú lồng lộng, lá cờ sũng nước quằn quại trong cơn giông. Rồi cột cờ oằn mình gẫy gập. Ông tặc thiên đang ra oai với con người. Ðất trời rạp mình chịu đựng. Sóng quật từng hồi lên giàn khoan. Mọi vật dường như chìm trong màn nước. Trong phòng trú ẩn, anh và những người đồng sự ngồi chờ cơn bão đi qua. Ðiện thoại vào đất liền mất sóng, chẳng ai liên lạc được với gia đình họ. Những mẩu tin ngắn chậm chạp qua lại như một phép lạ, người ta chỉ còn biết chờ đợi.
Sau sáu tiếng đồng hồ vật vã, cơn bão đi qua. Biển lại êm, lặng sóng và xanh ngắt. Trời xanh, từng mảng mây trắng lờ lững. Không gian yên ả như chưa bao giờ biết giận dữ. Anh và những người cộng sự lại tiếp tục công việc, một ngày như mọi ngày. Chỉ khác là sau hai ngày phải ngưng làm việc để sửa soạn trú ẩn, tránh bão khiến lịch trình làm việc của họ đình trệ. Và các cuộc điện đàm, thư từ, tin nhắn… với đất liền mới chậm chạp hoạt động trở lại.
Anh nhận được tin người vợ được đưa vào bệnh viện vì cơn đau bụng bất ngờ. Thế là anh cuống quýt tìm phương tiện về thành phố, lòng cồn cào vì lo lắng.
Khi anh nói chuyện được với thân nhân thì người vợ vừa trải qua cơn vượt cạn khá sớm, trước ngày định cả sáu tuần lễ. Ðứa con ra đời thiếu tháng đang nằm trong “lồng ấp” chờ ngày cứng cáp. Chị còn trong cơn mơ màng, nửa tỉnh nửa thức vì thuốc mê.
Sau một chuyến tàu, hai chuyến bay anh về đến nhà đúng ngày Mùng Hai Tết. Ðứa con đầu lòng ra đời ngày hôm trước. Ở bệnh viện, người vợ đã tỉnh táo hơn, đã có thể kể cho anh nghe câu chuyện vượt cạn trước ngày định. Chị lên cơn đau bụng bất ngờ và bắt đầu xuất huyết. Người hàng xóm tốt bụng đã đưa chị vào phòng cấp cứu. Họ chỉ kịp báo tin cho bà mẹ sau khi đã đến được bệnh viện.
Người bác sĩ sản khoa khám bệnh và nhận ra rằng người vợ bị tróc nhau. Cái nhau tự dưng “bong” ra, không còn bám chặt vào thành tử cung nữa. Nghĩa là nguồn sống của thai nhi đang tỏn mỏn dần rồi sẽ bị cắt đứt và đứa trẻ cần được đưa ra đời cấp kỳ. Cuộc giải phẫu được quyết định nhanh chóng, chị chỉ kịp ký tên vào tờ giấy cho phép bác sĩ và bệnh viện mổ trước khi được chụp thuốc mê. Chị vượt biển một mình trong khi bà mẹ còn đang trên đường đi.
Nụ cười nở trên đôi môi khô, chị bảo với anh rằng… con đến sớm, anh về muộn nên bố con không kịp “chào nhau”… Anh lỡ mất cơ hội tập thở Lamaze với chị giữa những cơn co thắt giục giã khi đứa trẻ đòi chào đời. Họ đã tập luyện cả mấy tháng trời để sửa soạn cho cơn vượt biển hãi hùng. Anh cũng chẳng được cắt sợi nhau nối kết người vợ và cuống rốn từ thân thể hài nhi để chào đón đứa con. Anh tiếc lắm nhưng nỗi ân hận lớn nhất là anh không kịp về để đồng hành với chị. Họ đã xếp đặt để anh lấy ngày nghỉ thường niên khi chị sinh nở. Ðâu có ai tính đến chuyện rủi ro như tróc nhau hay bão tố?
Anh vòng tay đỡ lưng chị, giúp chị ngồi vào chiếc xe lăn. Chị chưa đi đứng vững vàng một mình vì thuốc mê chưa tan. Mặt chị nhăn lại vì cơn đau từ vết mổ mới khâu. Chị còn đau đớn lắm nhưng chị muốn cùng anh đến thăm đứa con. Chị chưa được ôm con trong tay từ lúc đứa trẻ ra đời. Hài nhi nằm trong lồng kính và được cách ly đề phòng ngừa nhiễm trùng.
Anh đẩy xe lăn đến khu Neonatal Intensive Care nơi những đứa trẻ thiếu tháng, chưa sẵn sàng nhưng vẫn ra đời rất sớm được nuôi dưỡng trong lồng kính. Ðược báo tin trước, người y tá đã sửa soạn sắp xếp những dây nhợ lòng thòng quanh đứa trẻ, từ ống dưỡng khí đến dây tâm động đồ…, rồi đẩy chiếc lồng kính sát gần anh chị. Qua khung kính dày, anh chị nhìn đứa con. Thằng bé đỏ hỏn, người chỉ nhỉnh hơn con mèo chút đỉnh đang thở hào hển như thể nó đang cố gắng thu góp cho hết lượng dưỡng khí chung quanh. Mắt nó nhắm hờ, cái mũi tẹt “gia truyền”, chiếc miệng nhỏ xíu mở hé. Da thịt nhăn nhúm. Tóc lơ thơ vài sợi nhưng con có đủ hai tay, hai chân. Mỗi bàn tay đủ năm ngón dài ngắn. Hai bàn chân tí hon vẫn còn vệt dầu đen từ thủ tục hành chánh. Khi đứa trẻ ra đời, bàn chân được in lên giấy để đánh dấu phòng ngừa việc lầm lẫn hoặc tệ hại hơn, đánh tráo hài nhi.
Chị đặt tay lên khung kính, thèm được ôm đứa con, sờ nắn thân thể nó. Mới ngày hôm trước, nó còn nằm trong bụng chị, êm ấm và gần gũi biết bao! Nước mắt chị ứa ra nóng hổi trên má. Chị xúc động quá. Chị có con. Chị được làm mẹ sau bao ngày chờ đợi… Vai chị rung lên, dưới bàn tay anh nóng ấm, che chở.
Anh quỳ xuống đất, lồng kính của đứa con nằm ngang tầm mắt. Anh nhìn thấy làn da bụng mỏng dính của đứa trẻ. Lồng ngực nó phồng lên xẹp xuống liên tục. Lòng anh nhói lên niềm đau đớn… tội nghiệp con bé bỏng… Anh thầm mơ ước được đổi đời sống mình cho nó, có cách nào để anh truyền sinh lực mình sang đứa con, giúp nó đỡ mệt nhọc hít thở?
Hai vợ chồng nhìn ngắm đứa trẻ qua lớp kính dày, họ không biết chán. Giữa những tiếng thì thầm và cả lúc im lặng, mỗi người theo đuổi ý nghĩ riêng. Sự nhiệm màu của một nguồn sống mới. Họ cảm được dòng suối hạnh phúc chảy chan hòa từ sinh linh bé bỏng ấy. Anh chị hẳn vẫn còn say sưa nhìn ngắm dù cả tiếng đồng hồ đã qua nếu chị không ngại ngùng bảo anh… sữa chảy anh ạ! Trên áo chị, một khoảng ngực ướt lan dần. À, chị sinh thiếu tháng nhưng vẫn có sữa, lạ nhỉ?! Những gì đã thôi thúc cơ thể chị tạo ra nguồn dinh dưỡng kia? Tình yêu nồng nàn của người mẹ? Chị tần ngần hỏi anh… không biết con đã ăn được chưa? Chắc nó đói lắm?…
Anh vẫy tay ra dấu gọi người điều dưỡng bên kia lớp kính… Vợ tôi chảy sữa, có cho con bú được không?... Người phụ nữ ngần ngại… Chưa cho ăn được ông ạ! Ðể tôi hỏi ý bác sĩ xem sao…
Người chồng đẩy chiếc xe lăn đưa vợ về phòng sản phụ sau khi hẹn giờ để gặp vị bác sĩ nhi khoa. Họ có cả chục câu hỏi đại loại như… Khi nào thì vợ chồng anh có thể ôm đứa con vào lòng mà nựng nịu âu yếm? Khi nào thì nguồn sống bé bỏng kia mới được uống sữa mẹ? Khi nào thì nó sẽ bớt vật vã mệt nhọc để thở? Khi nào thì họ được đem con về nhà… Tác phẩm đầu tay chỉ mới tượng hình nên chưa có dòng chữ nào. Ðứa con đầu lòng nên cuốn sách kinh nghiệm còn trống trơn.
Chị nói với anh… Hôm nay Mùng Hai Tết, năm Tý, cu Tý tuổi con chuột, anh ạ!… Rồi mơ màng… Hình như tuổi Tý thì chuột sa hũ nếp, con tha hồ ăn chơi, chẳng phải làm gì nhọc nhằn kiếm sống?! Anh phì cười… Tuổi nào mà chẳng phải kiếm sống, nhưng cu Tý nhà mình thì chắc là sướng lắm, được cha mẹ, ông bà cưng hết mình!…
Anh lan man nghĩ tiếp trong đầu về những ngày đầy ắp tiếng cười sắp tới. Những ước tính tương lai… ta sẽ, ta sẽ…
Anh nhìn ra cửa sổ, mặt trời mùa Xuân ửng đỏ ngoài kia. Lòng anh chan hòa ấm áp… Cu Tý, con chuột của bố!…
TLL
Orlando, FL
Anh đi làm xa, người vợ ở lại nhà ngày ngày đến sở làm trong thành phố. Cứ vài tuần anh lại về thăm nhà. Cuộc sống của đôi vợ chồng cứ êm đềm tiếp diễn, hạnh phúc giản dị và nỗi hân hoan dâng cao khi người vợ cấn thai. Gia đình nhỏ xíu ấy sắp có thêm người, một con người bé bỏng kết nối cuộc đời anh với người vợ chặt chẽ hơn, quấn quýt hơn.
Khi cái thai ngọ ngoạy, chị bảo với anh rằng… “nó” đang nhắc mình rằng nó có mặt anh à! Anh bỡ ngỡ lạ lẫm vì chưa hiểu “ngọ ngoạy” là cảm giác ra sao thì chị nhẹ nhàng so sánh… như khi mình ấp con gà con giữa lòng bàn tay, nó nhúc nhích… Khi cái thai thúc đạp, chị xoa bụng, lúc dịu dàng… con lại thúc cùi chỏ vào sườn mẹ… khi mắng yêu… con lại đá mẹ nữa rồi…
Lật bật thế nào rồi cũng đến cuối năm, người vợ đi vào tháng thứ bảy của thai kỳ, mệt mỏi và “lệt bệt” hơn nhưng chị vui lắm, đôi mắt lúc nào cũng long lanh sáng ngời hạnh phúc. Ðứa con đầu lòng sắp chào đời trong sự trông mong của hai vợ chồng.
Lần này cũng là chuyến đi hàng tuần, anh đến đó làm việc ít ngày rồi trở về đất liền. Theo lịch trình, anh sẽ về đến nhà vào chiều Ba Mươi Tết. Nhưng đến ngày thứ nhì ở giàn khoan thì đài khí tượng loan tin có cơn bão sắp thổi qua vùng biển ấy, có thể bão sẽ cuốn thẳng ra biển nhưng cũng có thể chuyển hướng mà thổi đến cái ốc đảo nhỏ nhỏ kia. Công việc đang đến hồi bận rộn; anh không thể về sớm hơn dự định để tránh bão. Ðành vậy, anh tiếp tục công việc nhưng lòng thầm mong cơn bão xoay chiều để anh kịp về đất liền và về thăm nhà cùng ăn Tết với gia đình.
Bão đến. Gió quần quật. Mưa gào thét chung quanh. Tiếng gió hú lồng lộng, lá cờ sũng nước quằn quại trong cơn giông. Rồi cột cờ oằn mình gẫy gập. Ông tặc thiên đang ra oai với con người. Ðất trời rạp mình chịu đựng. Sóng quật từng hồi lên giàn khoan. Mọi vật dường như chìm trong màn nước. Trong phòng trú ẩn, anh và những người đồng sự ngồi chờ cơn bão đi qua. Ðiện thoại vào đất liền mất sóng, chẳng ai liên lạc được với gia đình họ. Những mẩu tin ngắn chậm chạp qua lại như một phép lạ, người ta chỉ còn biết chờ đợi.
Sau sáu tiếng đồng hồ vật vã, cơn bão đi qua. Biển lại êm, lặng sóng và xanh ngắt. Trời xanh, từng mảng mây trắng lờ lững. Không gian yên ả như chưa bao giờ biết giận dữ. Anh và những người cộng sự lại tiếp tục công việc, một ngày như mọi ngày. Chỉ khác là sau hai ngày phải ngưng làm việc để sửa soạn trú ẩn, tránh bão khiến lịch trình làm việc của họ đình trệ. Và các cuộc điện đàm, thư từ, tin nhắn… với đất liền mới chậm chạp hoạt động trở lại.
Khi anh nói chuyện được với thân nhân thì người vợ vừa trải qua cơn vượt cạn khá sớm, trước ngày định cả sáu tuần lễ. Ðứa con ra đời thiếu tháng đang nằm trong “lồng ấp” chờ ngày cứng cáp. Chị còn trong cơn mơ màng, nửa tỉnh nửa thức vì thuốc mê.
Sau một chuyến tàu, hai chuyến bay anh về đến nhà đúng ngày Mùng Hai Tết. Ðứa con đầu lòng ra đời ngày hôm trước. Ở bệnh viện, người vợ đã tỉnh táo hơn, đã có thể kể cho anh nghe câu chuyện vượt cạn trước ngày định. Chị lên cơn đau bụng bất ngờ và bắt đầu xuất huyết. Người hàng xóm tốt bụng đã đưa chị vào phòng cấp cứu. Họ chỉ kịp báo tin cho bà mẹ sau khi đã đến được bệnh viện.
Người bác sĩ sản khoa khám bệnh và nhận ra rằng người vợ bị tróc nhau. Cái nhau tự dưng “bong” ra, không còn bám chặt vào thành tử cung nữa. Nghĩa là nguồn sống của thai nhi đang tỏn mỏn dần rồi sẽ bị cắt đứt và đứa trẻ cần được đưa ra đời cấp kỳ. Cuộc giải phẫu được quyết định nhanh chóng, chị chỉ kịp ký tên vào tờ giấy cho phép bác sĩ và bệnh viện mổ trước khi được chụp thuốc mê. Chị vượt biển một mình trong khi bà mẹ còn đang trên đường đi.
Nụ cười nở trên đôi môi khô, chị bảo với anh rằng… con đến sớm, anh về muộn nên bố con không kịp “chào nhau”… Anh lỡ mất cơ hội tập thở Lamaze với chị giữa những cơn co thắt giục giã khi đứa trẻ đòi chào đời. Họ đã tập luyện cả mấy tháng trời để sửa soạn cho cơn vượt biển hãi hùng. Anh cũng chẳng được cắt sợi nhau nối kết người vợ và cuống rốn từ thân thể hài nhi để chào đón đứa con. Anh tiếc lắm nhưng nỗi ân hận lớn nhất là anh không kịp về để đồng hành với chị. Họ đã xếp đặt để anh lấy ngày nghỉ thường niên khi chị sinh nở. Ðâu có ai tính đến chuyện rủi ro như tróc nhau hay bão tố?
Anh nhìn chị, khuôn mặt người vợ còn hằn nét mệt mỏi rồi nhìn quanh phòng. Ở đầu giường, trên bàn đêm đã có tấm ảnh thánh gia, ông Joseph, bà Mary và hài nhi Jesus. Chị nhìn theo ánh mắt anh, nụ cười lại nở trên môi… Mẹ mới mang tấm hình vào sáng nay. Cụ bảo để cầu xin ơn phúc…
Anh nắm chặt tay chị, cơn xúc động đến ào ạt, hình như mắt anh đang ướt. Tự dưng hai đầu gối anh mềm hẳn đi, anh quỳ xuống trước tấm ảnh, tay vẫn nắm chặt tay người vợ. Anh thì thầm bài kinh thủa niên thiếu, bài kinh tạ ơn nguồn ân sủng đã đến trong đời, vợ chồng anh vừa trải qua một cơn bão. Anh và đồng sự vào nơi trú ẩn chờ đất trời nguôi cơn giận dữ. Chị bươn chải vượt biển mồ côi và đến bờ mẹ tròn con vuông.Anh vòng tay đỡ lưng chị, giúp chị ngồi vào chiếc xe lăn. Chị chưa đi đứng vững vàng một mình vì thuốc mê chưa tan. Mặt chị nhăn lại vì cơn đau từ vết mổ mới khâu. Chị còn đau đớn lắm nhưng chị muốn cùng anh đến thăm đứa con. Chị chưa được ôm con trong tay từ lúc đứa trẻ ra đời. Hài nhi nằm trong lồng kính và được cách ly đề phòng ngừa nhiễm trùng.
Anh đẩy xe lăn đến khu Neonatal Intensive Care nơi những đứa trẻ thiếu tháng, chưa sẵn sàng nhưng vẫn ra đời rất sớm được nuôi dưỡng trong lồng kính. Ðược báo tin trước, người y tá đã sửa soạn sắp xếp những dây nhợ lòng thòng quanh đứa trẻ, từ ống dưỡng khí đến dây tâm động đồ…, rồi đẩy chiếc lồng kính sát gần anh chị. Qua khung kính dày, anh chị nhìn đứa con. Thằng bé đỏ hỏn, người chỉ nhỉnh hơn con mèo chút đỉnh đang thở hào hển như thể nó đang cố gắng thu góp cho hết lượng dưỡng khí chung quanh. Mắt nó nhắm hờ, cái mũi tẹt “gia truyền”, chiếc miệng nhỏ xíu mở hé. Da thịt nhăn nhúm. Tóc lơ thơ vài sợi nhưng con có đủ hai tay, hai chân. Mỗi bàn tay đủ năm ngón dài ngắn. Hai bàn chân tí hon vẫn còn vệt dầu đen từ thủ tục hành chánh. Khi đứa trẻ ra đời, bàn chân được in lên giấy để đánh dấu phòng ngừa việc lầm lẫn hoặc tệ hại hơn, đánh tráo hài nhi.
Chị đặt tay lên khung kính, thèm được ôm đứa con, sờ nắn thân thể nó. Mới ngày hôm trước, nó còn nằm trong bụng chị, êm ấm và gần gũi biết bao! Nước mắt chị ứa ra nóng hổi trên má. Chị xúc động quá. Chị có con. Chị được làm mẹ sau bao ngày chờ đợi… Vai chị rung lên, dưới bàn tay anh nóng ấm, che chở.
Anh quỳ xuống đất, lồng kính của đứa con nằm ngang tầm mắt. Anh nhìn thấy làn da bụng mỏng dính của đứa trẻ. Lồng ngực nó phồng lên xẹp xuống liên tục. Lòng anh nhói lên niềm đau đớn… tội nghiệp con bé bỏng… Anh thầm mơ ước được đổi đời sống mình cho nó, có cách nào để anh truyền sinh lực mình sang đứa con, giúp nó đỡ mệt nhọc hít thở?
Hai vợ chồng nhìn ngắm đứa trẻ qua lớp kính dày, họ không biết chán. Giữa những tiếng thì thầm và cả lúc im lặng, mỗi người theo đuổi ý nghĩ riêng. Sự nhiệm màu của một nguồn sống mới. Họ cảm được dòng suối hạnh phúc chảy chan hòa từ sinh linh bé bỏng ấy. Anh chị hẳn vẫn còn say sưa nhìn ngắm dù cả tiếng đồng hồ đã qua nếu chị không ngại ngùng bảo anh… sữa chảy anh ạ! Trên áo chị, một khoảng ngực ướt lan dần. À, chị sinh thiếu tháng nhưng vẫn có sữa, lạ nhỉ?! Những gì đã thôi thúc cơ thể chị tạo ra nguồn dinh dưỡng kia? Tình yêu nồng nàn của người mẹ? Chị tần ngần hỏi anh… không biết con đã ăn được chưa? Chắc nó đói lắm?…
Anh vẫy tay ra dấu gọi người điều dưỡng bên kia lớp kính… Vợ tôi chảy sữa, có cho con bú được không?... Người phụ nữ ngần ngại… Chưa cho ăn được ông ạ! Ðể tôi hỏi ý bác sĩ xem sao…
Người chồng đẩy chiếc xe lăn đưa vợ về phòng sản phụ sau khi hẹn giờ để gặp vị bác sĩ nhi khoa. Họ có cả chục câu hỏi đại loại như… Khi nào thì vợ chồng anh có thể ôm đứa con vào lòng mà nựng nịu âu yếm? Khi nào thì nguồn sống bé bỏng kia mới được uống sữa mẹ? Khi nào thì nó sẽ bớt vật vã mệt nhọc để thở? Khi nào thì họ được đem con về nhà… Tác phẩm đầu tay chỉ mới tượng hình nên chưa có dòng chữ nào. Ðứa con đầu lòng nên cuốn sách kinh nghiệm còn trống trơn.
Chị nói với anh… Hôm nay Mùng Hai Tết, năm Tý, cu Tý tuổi con chuột, anh ạ!… Rồi mơ màng… Hình như tuổi Tý thì chuột sa hũ nếp, con tha hồ ăn chơi, chẳng phải làm gì nhọc nhằn kiếm sống?! Anh phì cười… Tuổi nào mà chẳng phải kiếm sống, nhưng cu Tý nhà mình thì chắc là sướng lắm, được cha mẹ, ông bà cưng hết mình!…
Anh lan man nghĩ tiếp trong đầu về những ngày đầy ắp tiếng cười sắp tới. Những ước tính tương lai… ta sẽ, ta sẽ…
Anh nhìn ra cửa sổ, mặt trời mùa Xuân ửng đỏ ngoài kia. Lòng anh chan hòa ấm áp… Cu Tý, con chuột của bố!…
TLL
Orlando, FL