Trúc Giang MN, Vì sao VIỆT NAM không có một TRIẾT LÝ GIÁO DỤC?


Vì sao VIỆT NAM không có
một TRIẾT LÝ GIÁO DỤC?

Trúc Giang MN
 

Ngày 5-9-2020, lễ khai giảng năm học 2020-2021 với gần 23 triệu học sinh trên cả nước. Nhiều vấn đề được đặt ra: nâng cao chất lượng giáo dục, tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo chức, cải cách sách giáo khoa, đưa chương trình nhân quyền vào dạy từ lớp mẫu giáo đến đại học.
Nhưng thật ra, cho đến nay Việt Nam vẫn không có một triết lý giáo dục. Vậy triết lý giáo dục là gì? Và vì sao mà Việt Nam không có triết lý giáo dục?
 
Triết lý giáo dục là gì?

Một cách tổng quát, mục đích của nền giáo dục là đào tạo con người tương lai cho đất nước. Khi đã xác định được mục đích đào tạo con người như thế nào, thì tất cả những phương tiện liên hệ cần thiết được xử dụng để đạt được mục đích đã nêu ra. Cụ thể là nội dung giáo dục, phương pháp giảng dạy, sách giáo khoa, thành phần giáo chức, học cụ, thời khóa biểu ghi số ngày, giờ cho những môn học. Chế độ chính trị nào thì có triết lý giáo dục của nó.
 
Vì sao Việt Nam ngày nay không có một triết lý giáo dục?

Hồi tháng 9 năm 2007, Học viện Quản lý Giáo dục, thuộc Bộ Giáo dục-Đào tạo, đã tổ chức một cuộc hội thảo về “Triết lý giáo dục Việt Nam”. Sau đó, tạp chí Cộng Sản có bài tường trình là hội nghị không tìm ra được một triết lý giáo dục cho Việt Nam hiện nay.
Ngành giáo dục đào tạo ra những con người để sống và phục vụ xã hội và dân tộc, nhất là trong tương lai. Vì thế ngành giáo dục và chính quyền quốc gia phải biết được xã hội và dân tộc trong tương lai là xã hội gì, theo chế độ chính trị nào, thì mới xác định được mục đích đào tạo ra con người trong hiện tại cũng như trong tương lai.
 
Con người Việt Nam trong tương lai là con người gì?

Hiện nay Chủ nghĩa Cộng Sản đã và đang chết. Chế độ Cộng Sản đã chết. Con người Cộng Sản cũng đã chết. Chế độ nầy là một xác chết chưa chôn, cho nên nhà trường XHCN Việt Nam ngày nay chỉ đào tạo ra những con ma mang vong hồn của những người đã chết, những cái đã chết…

Chủ nghĩa CS đã bị vất vào sọt rác của nhân loại. Chế độ CS đã giết chết trên 100 triệu người vô tội nên đã bị vất vào hố xí. Con người CS Việt Nam đã trở thành những “người tư bản đỏ”. Đảng CSVN không còn đại diện của giai cấp vô sản mà là một tổ chức tham nhũng, bịp bợm, bê bối, bậy bạ, bết bát, bệ rạc. Nhà nước hiện nay là một xác chết chưa chôn nên chỉ đào tạo ra những con ma vô danh cho tương lai.
Tình trạng nầy khiến cho có nhiều ý kiến là nên thay tên đảng CSVN, thay tên nước VN. Mục đích là loại bỏ hai chữ Cộng Sản.

GS TS Nguyễn Đăng Hưng nêu nhận xét:
“Cái nền giáo dục Việt Nam hiện nay không chỉ là lạc hậu, mà còn là lạc đường. Vì lạc đường nên cứ loay hoay mãi mà không có lối ra”.

Chừng nào còn điều 4 Hiến pháp thì bắt buộc ngành giáo dục phải đào tạo con người “vừa hồng vừa chuyên”. Thế nhưng màu hồng không còn nữa, mà chỉ còn màu đen, là màu hắc ám, không văn minh, kém văn hóa, lạc hậu. Bảo vệ cái lạc hậu thì làm sao mà dám ngẩng mặt lên nhìn thế giới văn minh trong tương lại?”

 
Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa

Nói đơn giản, triết lý giáo dục là một sách lược có mục đích đào tạo con người cho xã hội, cho dân tộc.
Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 có mục đích đào tạo những con người tự do, sống trong chế độ tự do, dân chủ. Khi xác định được mục đích đào tạo như thế, thì tất cả những hoạt động giáo dục phải phục vụ cho mục đích đó. Cụ thể là nội dung giáo dục trong sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, thời khóa biểu, các môn học, đội ngũ thầy cô giáo và những nhà giáo dục.
Triết lý giáo dục Việt Nam Cộng Hòa dựa trên ba căn bản chính là: Nhân Bản- Dân Tộc-Khai Phóng.
 
  1. Về Nhân Bản

Đối tượng của giáo dục là con người, là học sinh, sinh viên các trường học. Nhà trường không đào tạo con người ra một khuôn mẫu nào cả, mà giúp phát triển khả năng của mỗi cá nhân để họ có kiến thức, biết phân biệt phải trái, để tự chọn cho họ con đường tương lai của mỗi người.

“Nhân bản” là tôn trọng con người, đề cao và bảo vệ con người, cụ thể là bảo vệ những quyền tự do căn bản của con người đã được ghi trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngày 10-12-1948. (Universal Declaration of Human Rights).
Tóm tắt bản tuyên ngôn như sau. Mọi người sinh ra được bình đẳng. Phải đối xử nhau trên tinh thần bác ái. Không phân biệt màu da, chủng tộc, giới tính, quan điểm chính trị…Mọi người được quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội…Mọi người được quyền sống, an toàn cá nhân…

Nền Giáo Dục VNCH không đào tạo con người phục vụ cho một tôn giáo hay một  đảng phái chính trị nào cả. Tôn giáo và chính trị không được đưa vào nhà trường VNCH.
 

2) Về Dân Tộc


Nhà trường giáo dục học sinh tôn trọng văn hóa tốt đẹp của dân tộc trong mọi sinh hoạt từ gia đình, nghề nghiệp, xã hội. Bảo đảm sự đoàn kết và sự trường tồn của dân tộc. Giáo dục lòng yêu nước để bảo vệ dân tộc, quốc gia. Không làm tay sai bán nước…
 

3) Về khai phóng


Không bảo thủ tinh thần dân tộc hẹp hòi, mà phải mở rộng cửa đón nhận sự tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới. Tiếp nhận tinh thần dân chủ, tinh hoa văn hóa của thế giới. Tham gia hợp tác và hội nhập vào sinh hoạt quốc tế.
 

4) Nhận xét của GS.TS Nguyễn Đăng Hưng về  nền giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa


GS.TS Nguyễn Đăng Hưng đã từng giảng dạy trong nước và ngoài nước hàng chục năm, đã từng tiếp cận với nhiều nền giáo dục thế giới, nêu nhận xét về nền giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa như sau:
“Chương trình giáo dục của GS Hoàng Xuân Hãn đã xây dựng cho chính phủ Trần Trọng Kim từ năm 1945, đó là một chương trình rất chuẩn cho Việt Nam. Bằng chứng là chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã áp dụng trong 10 năm, mà đã tạo ra nhiều thế hệ con người trí thức của miền Nam, xây dựng được con người biết quý trọng con người, có tình người, có ý thức dân tộc, có tình yêu đất nước. Hiểu biết về lịch sử Việt Nam và thế giới, và ngay cả những chuyên môn trong khoa học, nên khi ra thế giới không hề thua kém người Mỹ, người Pháp, hay người của những nước khác”.

Thực tế đã chứng minh nhận xét nầy của GS.TS Nguyễn Đăng Hưng. Đó là những con cháu Việt Nam Cộng Hòa đã thành danh xuất sắc ở Hoa Kỳ.

a). Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh (SN 1960). Giám đốc Khoa học và Kỹ thuật thuộc Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Đại diện nước Mỹ trong tổ chức NATO. Đã chế tạo bom áp nhiệt (Thermobaric bomb) chỉ trong 67 ngày để xuyên phá hầm ngầm và địa đạo của quân khủng bố Al Qaeda ở Afghanistan. Bà Ánh đã đạt được những giải thưởng và huy chương cao quý của nước Mỹ.

b). GS Lưu Lệ Hằng đạt giải “Nobel Thiên Văn”.

c). Bà Giao Phan. Tổng Giám đốc chương trình đóng hàng không mẫu hạm. Bà quản lý toàn bộ các công trình đóng những hàng không mẫu hạm tối tân nhất thế giới như: các tàu USS Enterprise, USS Kennedy và USS Gerald R. Ford.

      
   

      Bà Dương Nguyệt Ánh.  


GS Lưu Lệ Hằng        



Bà Giao Phan

Hiện tại đã có 5 nam tướng và 2 nữ tướng gốc Việt trong quân đội Mỹ.
              
        
Chuẩn Tướng Danielle Ngô.                 


Phó Đề Đốc Vũ Thế Thùy Anh


       
 
5. Những điểm nổi bật của giáo dục Việt Cộng hiện nay là phương pháp nhồi sọ, đạo đức suy đồi, gian lận thi cử và bạo lực học đường
 

•  Nhà trường Xã hội Chủ nghĩa chỉ đào tạo cán bộ đảng viên


Nền giáo dục quốc gia phải phục vụ cho dân tộc, trái lại nền giáo dục hiện tại chỉ phục vụ cho đảng CSVN mà thôi. Bằng chứng cụ thể là Nghị Quyết 142 của Bộ Chính Trị Đảng, đang được thi thi hành với nội dung như sau:

“Xây dựng một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế, vừa có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với đảng và giai cấp công nhân, có khả năng động viên quần chúng”.


Nghị Quyết 142 nầy chỉ đạo cho ngành giáo dục, đào tạo ra những cán bộ, đảng viên có trình độ về khoa học và kinh tế để cai trị quần chúng nhân dân.
Nhưng rất tiếc là cái đảng ôn hoàng dịch lệ nầy ngày nay chỉ còn đại diện cho giai cấp tư bản đỏ, bệ rạc, bất xứng mà thôi. Cho nên NQ 142 nầy không dám tự nhận rằng nó là triết lý giáo dục của VN ngày nay. Nếu bị gọi là một triết lý thì người ta cười thúi đầu cho. Dân tộc là trường tồn, đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ là một chính quyền tạm thời, đang có chiều hướng tan rả theo sau Nga và những nước Đông Âu…
 

•  Phương pháp nhồi sọ


1)Nhồi sọ ở lớp mẫu giáo

Ngay từ khi đứa bé vào nhà trẻ, mẫu giáo, thì luôn luôn được nghe cái điệp khúc “Đêm qua em mơ gặp bác Hồ. Râu bác dài, tóc bác bạc phơ. Em âu yếm hôn lên dế bác…”

Mẫu giáo của Việt Nam Cộng Hòa.
Cô giáo và các em ca hát.
“Kìa con bướm vàng, kìa con bướm vàng. Xòe đôi cánh, xòe đôi cánh, Bay nhởn nhơ trên bông hồng. Bay nhởn nhơ trên bông hồng. Em ngồi xem, em ngồi xem”.
Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Cây tươi nhờ nước nhờ phân. Nhờ người nhổ cỏ vun phân bấy chầy. Trẻ nên nhờ bởi có thầy. Không thầy dạy dỗ đố mầy làm nên.

• Nhồi sọ ở bậc tiểu học







               

Câu kinh nhật tụng phải thuộc nằm lòng là: “Em quyết tâm học tập tốt, lao động tốt, làm tốt 5 điều bác dạy”. “Ai yêu bác Hồ hơn các em nhi đồng”. “Lần gặp bác Hồ tôi bị…”. “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Đám con nít không ưa nên sửa lại như sau. “Như có bác Hồ trong nhà thương Chợ Quán. Như có bác Hồ đang ngồi binh xập xám”…
Học sinh phải vào Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. Quàng khăn đỏ.

         
   Cánh tay nhớp nhúa của hôn tặc, ôm chặt cái đầu để hôn cho sát, cho sâu, cho dài

•  Nhồi sọ ở trung học



Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Luôn luôn học tập theo gương đạo đức của bác Hồ vĩ đại. Phấn đấu để được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, rồi vào đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhiệm vụ chính thức được ghi như sau:

1. Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Gương mẫu chấp hành và vận động thanh, thiếu niên thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền. Chấp hành Điều lệ Đoàn và các nghị quyết của Đoàn; tích cực tuyên truyền về tổ chức Đoàn trong thanh niên; sinh hoạt đoàn và đóng đoàn phí đúng quy định.

3. Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên”.
 

Đạo đức ở trường học suy đồi cùng cực


• 21 cô giáo nhan sắc được cử đi tiếp khách, hầu rượu cho tiệc liên hoan ở Hồng Lĩnh.

Một văn bản hành chánh của UBND tỉnh Hà Tĩnh nêu rõ tên tuổi của 21 cô giáo xinh đẹp, được cử đi tiếp khách, hầu rượu trong một tiệc liên hoan đầu tư, kéo dài trong 3 ngày từ 12 đến 14-8-2016.
Sau chương trình ca nhạc “Liên hoan Dân ca Ví dặm Nghệ-Tĩnh”, 21 cô giáo nhan sắc hấp dẫn nầy còn phải cùng quan khách tới một nhà hàng ở thị xã Hồng Lĩnh, cùng nhau ăn uống, tiếp bia rượu và hò hát suốt mấy ngày liên hoan của tỉnh.

Sau mấy ngày liên hoan tưng bừng, một số cô giáo không bằng lòng, cho rằng sự việc làm ảnh hưởng đến tư cách và cuộc sống cá nhân của họ. Một vài tờ báo cho biết đó không phải là nhiệm vụ của giáo viên. Việc cử cô giáo đi tiếp khách, hầu rượu cho các đại gia đầu tư là một sỉ nhục, vô đạo lý, không thể chấp nhận được.

Thế nhưng, đa số cô giáo trong 21 người đó, thì tỏ ra thích thú và hãnh diện vì đã làm tốt cho tỉnh và cũng là cơ hội được tiếp cận với những đại gia.


Hiệu trưởng biến trường học làm lầu xanh ở Hà Giang

           http://1.bp.blogspot.com/_SWuEYKDOI2w/S2LhxtbicRI/AAAAAAAAjvk/HDm2cuoll9s/s400/01.jpg  
       Bị cáo Thúy Hằng trên đường vào tòa


* Thầy trò trước tòa

1. Thầy trò mua, bán dâm tại trường học.

Sầm Đức Xương, hiệu trưởng trường trung học cấp ba Việt Lâm, huyện Vị Thanh, tỉnh Hà Giang, đã dùng quyền lực đe dọa những nữ sinh nhà nghèo mà học kém để gạ tình. Nếu ưng thuận thì được nhiều tiền và việc học tiến bộ. Trái lại, nếu không, thì bị ở lại lớp.
Nữ sinh bán dâm đầu tiên là Nguyễn Thị Thanh Thúy, đã khai trước tòa hồi năm 2011 là y thị đã có quan hệ tình dục với hiệu trưởng nầy 6 lần, trong đó có 2 lần tại văn phòng hiệu trưởng. Bán trinh giá 3 triệu đồng, bán dâm từ 500 ngàn trở lên. Hiệu trưởng Sầm Đức Xương đã chi trả cho Thanh Thúy 4 triệu 500 ngàn đồng.

2. Thiết lập đường dây gái gọi tại trường học.

            



Hiệu trưởng Sầm Đức Xương và Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND Hà Giang.

Nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy lôi kéo Nguyễn Thúy Hằng bán dâm cho hiệu trưởng 3 lần, nhận được 650,000 đồng.
Thầy trò hiệu trưởng nầy mở rộng địa bàn hoạt động bán dâm lên tới cấp tỉnh. Thanh Thúy và Thúy Hằng đã cung cấp tình dục cho những cán bộ lãnh đạo tỉnh, đứng đầu là Chủ Tịch UBND tỉnh là Nguyễn Trường Tô và 16 cán bộ lãnh đạo tỉnh, gồm những giám đốc các sở và ban ngành.
Hai học sinh nầy đứng đầu đường dây gái gọi tại trường cấp ba Việt Lâm. Đã có một “danh sách đen” những cán bộ mua dâm học sinh. Nhớ thuộc lòng số phone của những cán bộ nầy. Dịch vụ bán dâm bằng cell phone luôn hoạt động không ngừng.

Do yêu cầu của khách hàng, Thúy Hằng và Thanh Thúy mở rộng thị trường bán dâm đến trường cấp hai trong tỉnh. Hàng chục nữ sinh từ 13 đến 18 tuổi tham gia đường dây gái gọi nầy. Thúy Hằng đã lừa một học sinh 13 tuổi đến khách sạn cho hiệu trưởng Sầm Đức Xương phá trinh.

Vì có liên quan đến Chủ tịch UBND và 16 cán bộ lãnh đạo tỉnh, nên các phiên tòa được xử kín. Thế là 16 cán bộ có tên trong danh sách đen mua dâm được lọt qua lưới pháp luật.
Sầm Đức Xương 9 năm tù giam. Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thúy Hằng mỗi người 36 tháng tù về tội môi giới mãi dâm.
 

Con em chịu ảnh hưởng của gia đình, nhà trường và xã hội


Gia đình, nhà trường và xã hội tác động mạnh mẽ vào cá tính của mầm non trên đường trưởng thành.
Trong gia đình, cha mẹ lương thiện, đạo đức là tấm gương tốt cho những mầm non trở thành con người tốt. Nhưng đại đa số gia đình Việt Nam ngày nay đã đưa những cái xấu để con cái noi theo.
Nhà trường Việt Nam ngày nay đa số là những ổ vi trùng tàn phá sự thơ ngây lương thiện của con em học sinh.
Ngoài xã hội, có lắm người bỏ hóa chất độc hại vào thực phẩm, miễn sao thu được nhiều tiền, chết ai nấy bỏ. Lái xe bất chấp luật đi đường, gây tai nạn, cũng chết ai nấy bỏ. Tại nạn giao thông ở Việt Nam thuộc loại cao trong những cao nhất của thế giới. Liên Hiệp Quốc đã cử “sứ thần tự nguyện” là tài tử điện ảnh Dương Tử Quỳnh (Michelle Yeoh) sang Việt Nam để khuyến cáo làm giảm bớt tại nạn giao thông chết người. Cảnh sát giao thông phải dùng lưới bắt cá, tung lên để bắt những lái xe tốc độ cao với ý đồ qua mặt cảnh sát. Cảnh sát quyết bắt cho được những người vi phạm, mục đích để nhận hối lộ.

 • Hàng trăm người xông vào cướp bia

          
   Thú nhận của người tham gia “hôi” bia: “Tôi nhục nhã lắm” 1


         Xe chở bia gặp nạn, hàng trăm người xông vào hôi của.

Con người của chế độ Cộng Sản vô cảm chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc

Lúc 2 giờ trưa ngày 4-12-2013, chiếc xe chở 1,500 thùng bia Tiger do tài xế Hồ Kim Hậu (30 tuổi), bị lật tại vòng xoay Tam Hiệp, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Cả ngàn “thùng bia” đổ xuống đường. Mỗi “thùng” 12 lon. Hàng trăm người hồ hởi xông vào cướp bia. Một phụ nữ hốt được mấy thùng bia, và có người còn đem xe ba gác cùng gia đình đến cướp bia. Những người hôi của còn tranh giành nhau, gây gổ nhau.
Tài xế Hồ Kim Hậu van xin, gào khóc thảm thiết. Một số người còn dọa đánh tài xế khi anh ngăn cản họ lấy bia.
Chỉ sau khoảng 30 phút, số lượng bia rớt xuống đường bị hốt sạch. Ngay cả tấm bạt phủ xe mà anh Hậu đã mua 6 triệu đồng cũng bị lấy đi trước mắt anh.
Sau vụ cướp bia, anh Hậu cho biết, không ăn, không ngủ được vì sợ bị đuổi việc.
Hoạt cảnh vô cảm nầy chỉ có trong chế độ hiện nay. Lịch sử VN chưa có bao giờ. Vì sao con người Việt Nam lại vô cảm, không còn tình người đến như thế?
Những ông bà cha mẹ như thế thì làm gì có con cháu lương thiện được?.

 • Học sinh đua nhau đi phá thai, nạo thai.

Một thống kê cho thấy, 51% học sinh, sinh viên tán thành và cho biết việc trai gái ở thử với nhau trước hôn nhân là việc bình thường. Thiếu nữ vị thành niên đi nạo thai cũng là việc bình thường.
Cơ quan y tế cho biết, mỗi nămVN có 1,400,000 ca nạo thai, trong đó tuổi dưới 18 chiếm 500,000 vụ.
Chỉ riêng 9 tháng đầu trong năm 2006, chỉ riêng ở nhà Bảo Sanh Từ Dũ, Sài Gòn, đã có 18,821 ca nạo thai cho số trẻ vị thành niên. Ngoài ra, nhiều bịnh viện có phụ sản khoa, vẫn tiến hành việc phá thai nên không có thống kê.


15 tuổi nạo thai 2 lần

Bác sĩ Phạm Thị Hồng Minh, giám đốc Trung Tâm Kế Hoạch hóa gia đình, bịnh viện Phụ Sản Trung Ương, cho biết trẻ em từ 15 đến 18, đôi khi đến bác sĩ, thì cái thai đã lớn từ 1ớn từ 13 đến 15 tuần. Cũng có em 15 tuổi mà đã hút thai hai lần, nhưng đáng báo động là nhiều em chỉ có 11, 12 tuổi. Các bác sĩ sản khoa phải phát hoảng về kiến thức phòng tránh thai của các em “tuổi ô mai” hiện nay.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Hợi cho biết: “Nhiều bạn trẻ hiện nay, chủ động yêu, chủ động quan hệ tình dục, mà hoàn toàn bị động trong việc mang thai.” Cũng có người phát hiện ra mình có thai khi nó đã quá lớn.
Hiện nay có hơn 42,200 hài nhi bị cha mẹ bỏ rơi, đang an nghĩ tại 2 nghĩa trang bào thai ở Thừa Thiên-Huế.


            
   Nghĩa trang bào thai ở Thừa Thiên-Huế
 
Bạo lực học đường

Bạo lực học đường bao gồm học trò đánh thầy, cô giáo. Thầy cô giáo mất nết đánh đập học trò, và học trò đánh nhau với học trò. Bạo lực nầy là hậu quả của công an đánh đập dân chúng mà cụ thể là đánh chết người trong đồn “Côn an”.

9.1. Học trò đánh thầy cô giáo. Đạo lý ở đâu?

Người Việt Nam có truyền thống tôn sư trọng đạo. Thầy cô giáo được gia đình và xã hội kính trọng, những châm ngôn “không thầy đố mầy làm nên”, “Muốn sang phải bắt cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”. Thế nhưng, ngày nay, một số lớn học sinh không còn kính trọng những người đã đem tâm huyết ra dạy dỗ mình nên người nữa. Nhiều đệ tử đã ra tay hạ gục sư phụ ngay trong lớp học, trên bục giảng.

Đó không phải là những trường hợp hiếm hoi, mà nó phát triển đại trà trong các trường học khắp nơi trong nước.

         
Cô giáo Sương bị học sinh đánh gãy mũi, bất tĩnh


* Một thầy giáo bị học sinh đánh

Ngày 17-3-2009, học sinh Nguyễn Như Thành, lớp 11 trường Tôn Đúc Thắng, Ninh Thuận, bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích cho giáo viên Lý Thị Thu Sương, bị đánh gãy xương sóng mũi, thương tích 12%. Lý do. Không làm bài tập môn hoá học, bị cô giáo nhắc nhở, Thành ôm cặp bỏ lớp ra ngoài để phục kích tấn công cô giáo.

9.2. Hỗn chiến giữa thầy trò

Ngày 17-9-2009, 3 học sinh Nguyễn Duy, Nguyễn Văn Khẩn và Nguyễn Thương, lớp 10 trường Chu Văn An, Gia Lai, bỏ lớp đi nhậu, bị thầy môn Anh văn Lê Văn Lợi ghi tên vắng mặt vào sổ đầu bài. Sau khi chất vấn thầy, Nguyễn Duy cầm viên gạch đánh thầy Lợi.
Thầy Vịnh dạy môn Toán, cô Hoa môn Văn xông vào can ngăn, cũng bị Duy và Khẩn rượt đánh. Cả ba chạy trối chết. Thấy vậy, nhiều thầy cô khác nhảy vào can thiệp, thế là một trận hỗn chiến giữa thầy trò diễn ra trước mặt học sinh các lớp tràn ra xem.

Ngày 29-9-2009, Hội đồng kỹ luật nhà trường đuổi học 1 năm hai học sinh tên Duy và Khẩn, học sinh tên Thương bị ở lại lớp.

9.3. Một thầy giáo bị học sinh đánh trọng thương

Thầy giáo Nguyễn Văn Hải, chủ nhiệm lớp 11 trường Vĩnh Hưng, Tân An, phải nhập viện vì bị học sinh đánh.


Lý do. Học sinh Nguyễn Văn Thoại không thấy tên mình trong danh sách được lên lớp, bèn ra trước cổng trường cầm hung khí chờ sẵn. Khi thầy Hải chạy xe ra cổng thì Thoại dùng gậy triển khai chiêu đả cẩu bổng tấn công tới tấp. Cũng may, nhờ thầy Hải có đội mũ an toàn, nên chỉ bị trọng thương ở thân thể, phải đưa đi cấp cúu, thương tích 12%.

9.4. Học sinh hạ gục thầy trên bục giảng, chỉ bị án treo

            

Thầy giáo Lưu Phước Mỹ đã bị học sinh Vũ Hoàng Hiếu đánh phải đi cấp cứu

Ngày 17-7-2010, học sinh Vũ Hoàng Hiếu, lớp 11 trường Ban Mê Thuột, đã ném đá và dùng thanh gỗ có đóng đinh ở đầu, ra tay tới tấp tấn công giáo viên môn toán Lưu Phước Mỹ. Thầy giáo ngã quỵ bất tĩnh trên bục giảng, với thương tích 20%.
Lý do. Bị thầy nhắc nhở vì không đứng dậy chào thầy trong khi cả lớp nghiêm trang đứng lên.
Toà án xử Vũ Hoàng Hiếu 2 năm tù treo.



Chuyện học trò đánh thầy ngày nay kể ra không hết, nào là học trò thuê du đảng thanh toán thầy, kéo bè đảng xâm nhập vào nhà riêng tấn công thầy giáo…
Nhiều người đặt câu hỏi: “Học trò đánh thầy, cô giáo, đạo lý ở đâu?


9.4. Nhiều thầy cô giáo mất nết đánh đập học trò

1. Trẻ em bị hành hạ ngay tại nhà trẻ

Bé Nguyễn Anh Đạt, 3 tuổi, ở trường mầm non Thiện Ý, Đà Lạt, bị chết ngạt do cô giáo đặt cháu vào thang máy để dọa cho cháu nín khóc.

Hồi tháng 4 năm 2016, cháu Trần Minh Khoa, 5 tuổi, ở trường mầm non Ngân Hà, Đà Nẵng bị cô giáo đánh thủng màng nhĩ do dùng tay tát mạnh vào mặt và tai. Một phụ huynh ở Quận 3 Sài Gòn cho biết con bà bị đánh nứt xương bàn tay vì cháu cầm viết tay trái.

Cháu bé 4 tuổi bị cô giáo cột vào cửa sổ.




            

                  Ngày 29-11-2018, tại trường Mầm non Đại Trực, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, cháu bé 4 tuổi tên Nguyễn Thị P. bị cô giáo buộc dây vào người rồi cột vào cửa sổ. Một phụ huynh đến đón con, chụp hình được.

2. Cô giáo bắt cả lớp tát vào má bạn học 231 cái, đến nổi nạn nhân phải nhập viện.

Ngày 19-11-2018, báo Lao Động đưa tin, cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy (SN 1977) thuộc trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, (Quảng Bình). Cô dạy môn toán và làm chủ nhiệm lớp 6.2. Cô giáo phát hiện em Hoàng Thị N. (SN 2007) nói tục trong lớp nên ra lịnh cho học sinh cả lớp với 23 học sinh có mặt, mỗi em phải tát 10 cái vào gò má của Hoàng Thị N.

Cô giáo ra lịnh, ai tát nhẹ thì phải tát lại. Và cô Phương Thủy tát một cái thật mạnh làm chuẩn. 23 học sinh, mỗi em tát 10 cái thành 230 và cô giáo một cát thành 231 cái tát.
Gò má em N. sưng vù, bầm tím, phải “nhập viện”

Phong trào Cải cách Ruộng đất ở trường học được lập lại ở trường tiểu học Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Chị Ngô Thanh Tâm, phụ huynh của học sinh lớp 2 nầy cho biết, con chị bị cô giáo ra lịnh cho học sinh tát vào má con chị 50 cái.
Trong tờ trình, hiệu trưởng cho biết, vụ việc xảy ra là do bộc phát, cô giáo không chỉ đạo. Học sinh tự đánh nhau thôi.

3. Bé lớp một bị đánh tím mặt vì viết chính tả chậm

           
          Hình em bé trên báo DailyMail*


Cô giáo Thu Trà hối hận

Chiều ngày 29-3-2016 trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh một bé gái với đôi mắt, gò má và khuôn mặt bị bầm tím. Tin báo chí cho biết bé gái tên Phàn Chung Thủy, 6 tuổi, ở xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, viết chính tả chậm nên bị cô giáo Trần Thị Thu Trà đánh đập. Cháu Thủy được đưa vào bịnh viện Đa khoa Bát Xát cấp cứu.

Sự việc được tờ DailyMail (Anh Quốc) đăng lại như sau: “A teacher who beat a six-year-old across the face with a ruler because she made a spell mistake is facing the sack in northern Vietnam. Her teacher, Tran Thi Thu Tra, flew into a rage when she saw the youngster struggling with during a spelling test. The young girl, known only as T. pictured required hospital treatment after being beaten by a reacher”

Bên cạnh hiện tượng học trò đánh thầy nở rộ khắp nơi, thì đội ngũ giáo chức lại xuất hiện những ông thầy bà cô mất nết đánh đập học trò.
Việc thầy cô giáo ngược đãi học sinh, tuy không nhiều, nhưng đã xảy ra khắp nơi. Từ roi vọt đến bạo hành bằng lời nói, đã diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Phụ huynh ghi nhận có những vụ phạt có tính cách vô nhân tính.

Vụ phạt độc đáo nhất được tổ chức y chang như cuộc đấu tố trong Cải Cách Ruộng Đất của Đảng trước kia.

Học sinh cả lớp lần lượt tố cáo, lên án, rồi mỗi em lên tát vào mặt bị cáo. Cũng có trường hợp phụ huynh phản ảnh cô giáo dùng chổi chà đánh học sinh.

           
             Học trò nằm bịnh viện vì bị thầy giáo đánh

4. Chào thầy dạy toán bằng tiếng Anh, trò bị đánh.

Ngày 15-3-2017, tại trường trung học Cà Mau, giáo viên Tăng Hùng Cường, dạy môn toán, vào lớp, các em học sinh đứng lên hô chào thầy bằng tiếng Việt. Một học sinh tên Danh lại chào thầy bằng tiếng Anh “Hello teacher” nên bị thầy dùng thước đánh vào tay và mặt. Học trò ôm cặp ra khỏi lớp. Ban giám hiệu đến giải quyết. Thầy giáo Tăng Hùng Cường cho biết đã uống rượu trước khi lên lớp và đánh học sinh.

Những ông thầy gạ tình lấy điểm, những thầy giáo cưỡng hiếp học sinh chỉ mới 8 tuổi ở lớp 4 đã đăng trên các báo.

9.5. Học trò đánh nhau

1. Màn túm tóc, xé áo đánh nhau của hai nữ sinh

          

      Nắm tóc và lột quần áo là chiêu sở trường của nữ sinh

Tối hôm 1-11-2014, một clip dài hai phút được tung lên mạng ghi lại hai nữ sinh tỷ thí với nhau như một màn đô vật. Sau vài câu khẩu chiến, hai nữ sinh xông vào nhau, miệng văng tục, tây chân đấm đá túi bụi. Chung quanh là những bạn đứng xem. Đã thờ ơ, mà còn cổ vũ nữa.
Một bé gái bị xé rách áo, lột nội y. Bé gái dùng áo để che ngực nhưng cũng bị giật đi. Để ngực trần. Những người lớn chứng kiến không ai can ngăn cả.
Theo người đăng tải clip thì vụ việc xảy ra ở Bãi Cháy, Quảng Ninh.

2. Nữ sinh Thanh Hóa bị lột áo ngay cửa trường.
    


Giờ tan học. Nữ sinh tên B. lớp 10 trường Thọ Xuân, Thanh Hóa bị bốn nữ sinh tấn công, lao vào đấm đá túi bụi. Tay nắm tóc, lột quần áo trước sự chứng kiến của nhiều học sinh khác.
Nhà trường cho rằng vụ việc xảy ra bên ngoài trường học nên không can thiệp, để cho công an xử lý.
Học sinh đánh nhau xảy ra hà rầm như cơm bữa. Đa số là nữ sinh. Nữ kê tác quái, gà mái đá gà cồ.
 

10* Học sinh gian lận thi cử


           

  Thí sinh có ba tay, 1 tay dưới bàn * Giấu phao thi vào ngực

Kể từ năm 2015, Việt Nam kết hợp hai kỳ thi tốt nghiệp phổ thông (Xem như tú tài) và tuyển sinh vào đại học, được tổ chức cùng một ngày trên toàn quốc. Kỳ thi nầy là một sự kiện rất quan trọng, mở cánh cửa cho học sinh tìm việc làm hoặc được nhận vào đại học.
Học sinh quyết chiếm cho được mảnh bằng nên hiện tượng gian lận thi cử được phát triển rầm rộ ở khắp nơi trên toàn quốc. Chỗ nào có trường thi thì có nhiều cửa hàng bán phao thi công khai.

1). Phao thi

           
  
Phao thi nhuộm trắng sân trường sau giờ thi

Phao thi là một dụng cụ gian lận thi cử. Chữ “Phao” bắt nguồn từ phao cứu sinh trên biển, cứu mạng người, không để chết chìm dưới nước. Phao thi ghi những tài liệu để qua mặt các giám thị gác thi, để cứu mạng những học sinh học kém.
Phao thông thường là những mảnh giấy nhỏ nằm trong lòng bàn tay, chữ nhỏ nhưng rất rõ nét. Các nữ thí sinh mặc váy ngắn thì viết tài liệu ở bắp đùi. Nhiều người đặt phao thi vào ngực. Ngày nay, gian lận thi bằng những thiết bị công nghệ cao, lưu trữ tài liệu trong điện thoại di động hoặc thiết bị liên lạc giữa thí sinh và người bên ngoài. Đó là thí sinh cho biết đề thi. Bên ngoài giải đề thi rồi chuyển vào phòng thi.

2). Chợ phao thi



               

Trước ngày thi, chợ phao thi rầm rộ nở ra ở các nơi có trung tâm thi. Công khai bán phao thi mỗi bộ từ 5,000đ đến 12,000 đồng, đa số là ở những cửa hiệu mang bản photocopy.
Một phóng sự cho biết, chỉ trong 10 phút mà đã có 8 phụ huynh dẫn con em đến mua phao. Người bán quảng cáo: “Các anh chị khỏi phải lo, năm nay Bộ Giáo Dục cho đậu 100% nên giám thị lờ đi để thí sinh đánh bùa vô tư, thoải mái…”

3). Về phần giám thị coi thi

    
               Nhắm mắt làm ngơ *  Thí sinh nộp lại phao sau giờ thi
Giám thị ngoảnh mặt làm ngơ hoặc nhìn trời hiu quanh, để cho thí sinh tha hồ quay cóp nhau. Đánh bùa. Cũng có giám thị chép bài của thí sinh nầy rồi chuyền cho thí sinh khác.
Sau giờ thi, phao thi tràn ngập sân trường. Đó là những phao đã sử dụng hoặc không sử dụng được nên phải bỏ. Phao thi đã tồn tại trong nhiều năm qua, chứng tỏ nó còn công dụng.

4). “Học sinh thi đậu tốt nghiệp 100% không cần dò kết quả”.

Hiệu trưởng trường cấp ba Mang Thích, Vĩnh Long, đóng dấu ký tên Nguyễn Văn Bon vào thông cáo.

5). Gian lận thi cử nghiêm trọng ở Bắc Giang

Ngày 18-6-2012, hiệu phó trường cấp ba Lý Thường Kiệt, chủ tịch hội đồng thi, cùng 2 thanh tra và 21 giáo viên tham gia giải đề thi rồi chuyển vào các phòng thi. Báo chí phát hiện, hiệu phó bị cách chức. 2 thanh tra và 21 giáo viên bị cảnh cáo.

 
Kết luận

GS Nguyễn Đăng Hưng kết luận:
“Thôi đừng loay hoay mãi tốn thì giờ, mà nên nhìn thẳng vào vấn đề đi. Hãy sử dụng chương trình giáo dục Việt Nam đã có từ lâu rồi. Đó là chương trình giáo dục mà GS Hoàng Xuân Hãn đã xây dựng cho chính phủ Trần Trọng Kim từ năm 1945, mà Việt Nam Cộng Hòa đã sử dụng thành công.
Thật ra cũng khó, vì Nhà nước XHCN hiện nay là một xác chết chưa chôn nên chỉ đào tạo ra những con ma vô danh cho tương lai.
 

Trúc Giang

Minnesota ngày 20-2-2021


 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top