Trúc Giang MN, Trung Cộng khó thoát khỏi Hoa Kỳ

Trúc Giang MN

Trung Cộng khó thoát khỏi
thiên la địa võng của Hoa Kỳ


Thành ngữ “thiên la địa võng” dùng để chỉ một tình thế “không lối thoát, không có đường ra, khi đội quân nào đó bị vòng vây khép chặt từ bốn phía, hết đường chạy”.
Tại Đại hội 19 của đảng Cộng Sản Trung Quốc, Tập Cận Bình tuyên bố: “Đã đến lúc Trung Quốc phải giành lấy vị trí trung tâm trên trường quốc tế”
Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố: “Đồng USD là sản phẩm của quá khứ. Đồng Nhân dân tệ sẽ thành đồng tiền quốc tế”.
Tập Cận Bình kích động Chủ nghĩa Dân tộc để thực hiện Giấc mộng Trung Hoa (The Chinese Dream). Dân tộc Trung Hoa còn cái mặc cảm là bị xếp ngang hàng với chó. Một tấm bản treo trước công viên ở Thượng Hải ghi “No Dogs and Chinese Allowed”.
Đâu có phải “muốn là được”. Hoa Kỳ và các đồng minh đã lập thế trận bao vây chặt chẽ, từ trên trời, trong lòng nước và đáy biển.
 
1. Mỹ và đồng minh bao vây Trung Cộng
Vành đai địa lý bắt đầu từ căn cứ hỏa tiễn quốc gia Hoa Kỳ ở Alaska, xuống Hạm đội 3, Hạm đội 7, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (Indo-Pacific Command=INDOPACOM). Vành đai nối tiếp bằng những căn cứ quân sự của Mỹ và lực lượng quân sự của các quốc gia như Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines, Australia. Cộng thêm căn cứ Mỹ ở Okinawa, Hawaii, và một căn cứ bí mật ở Thái Lan.

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương gồm có 2 hạm đội, là Hạm đội 3 và Hạm đội 7 với 6 tàu sân bay, trang bị những vũ khí tối tân nhất ở 540 máy bay chiến đấu hiện đại nhất, do mỗi tàu sân bay có 90 máy bay các loại.
Trên trời, “dũng sĩ” chúa tể không gian X-37B, sẵn sàng tiêu diệt hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Cộng.
Khi chiến sự nổ ra, Trung Cộng dù có 3 đầu 6 tay, chạy trời không khỏi nắng, không thoát khỏi thiên la địa võng của Hoa Kỳ. Tứ bề thọ địch nên ông Tập đành phải bó tay.
 
Tàu con thoi X-37B vận hành bằng năng lượng mặt trời
 
2. Mỹ xóa sổ chiến thuật “Chống tiếp cận”của Trung Cộng.
Mỹ xóa sổ chiến thuật nầy bằng 3 thứ vũ khí ưu hạng như: Siêu khu trục hạm tàng hình Zumwalt DD-1000. Tuần duyên hạm tối tân LCS của Hải quân Hoa Kỳ. Tàu ngầm tấn công lớp Virginia

  Tàu tuần duyên LCS
Nói thêm về công nghệ tàng hình.
Tàng hình là công nghệ làm cho vật thể không bị phát hiện bởi radar. Radar phát ra sóng bức xạ điện từ. Tia nầy gặp vật thể thì dội ngược lại được nhìn thấy trên màn hình của radar.
Có hai cách làm cho sóng bức xạ không dội ngược lại, một là vật thể như máy bay, xe tăng…phải có cấu trúc góc cạnh để đánh bạt, không cho sóng của radar dội ngươc trở về radar.
Cách thứ hai là dùng những hóa chất hấp thụ, sóng radar nên không có hình dạng nào được nhìn thấy trên màn hình radar.
Tuy nhiên, trên thực tế có những công nghệ tân tiến có thể làm vô hiệu hóa tàng hình thông thường.
 
2.1. Chiến thuật “Chống tiếp cận” của Trung Cộng
Trung Cộng tự hào về khả năng không cho tàu sân bay và tàu chiến của Hoa Kỳ đến vùng biển phòng thủ chiến thuật của họ. Đó là chiến thuật Chống tiếp cận (Anti-Access/Area Denial=A 2/AD).
Trung Cộng bố trí tên lửa DF-21, được mệnh danh là “Sát thủ tàu sân bay”. Tên lửa có tầm bắn xa 2,000km. Phối hợp với radar và các thiết bị báo động sớm, tạo ra một vùng bất khả xâm phạm trên biển.
Nhưng mừng hụt.
Hoa Kỳ có những chiến hạm tối ưu có khả năng xóa sổ chiến thuật nầy của Trung Cộng. Những chiến hạm gồm có: siêu khu trục hạm tàng hình Zumwalt DD-1000,  tuần duyên hạm tối tân LCS, tàu ngầm tấn công Virginia.
 
2.2. Siêu khu trục hạm tàng hình Zumwalt DD-1000
    
Chiến hạm siêu tàng hình DDG-1000

Hồi tháng 4 năm 2012, truyền thông Mỹ gây chấn động thế giới về việc Hải quân Hoa Kỳ triển khai khu trục hạm tàng hình Zumwalt DD-1000 vào Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Leon Panetta khẳng định. “Với khả năng tàng hình tiên tiến nhất, với hệ thống định vị siêu âm có khả năng tấn công phi thường, mà không cần có người điều khiển. Đó là tương lai của chúng ta. Là chiến hạm của thế kỷ 21. Vũ khí nầy cho phép Hoa Kỳ tự do hoạt động trong những khu vực ngăn chặn” .

Vũ khí trang bị của chiếc Zumwalt DDG-1000



Chiếc Zumwalt DDG-1000 được trang bị bằng những vũ khí hạng nhất, đặc biệt là hệ thống định vị siêu âm và bệ phóng hỏa tiễn đa năng, là phóng nhiều loại hỏa tiễn khác nhau mà không cần điều chỉnh phần mềm của bệ phóng (Software), phóng hỏa tiễn tinh khôn tấn công mặt đất là hỏa tiễn hành trình (Cruise missile) Tomahawk được nâng cấp.

Hai giàn phóng hỏa tiễn 155mm hiện đại nhất của tàu chiến nầy tương đương với một tiểu đoàn pháo binh.

Chiếc Zumwalt DDG-1000 trị giá 3.8 tỷ USD.
Chiến hạm nầy cùng với hai loại tàu chiến tối tân nhất, là tàu ngầm lớp Virginia và tuần duyên hạm LCS đã dư sức xóa sổ chiến thuật mà Trung Cộng tự hào, là chiến thuật “Chống tiếp cận”
2.3. Tuần duyên hạm tối tân LCS của Hải quân Hoa Kỳ

 Tàu chiến đấu gần bờ LCS

Tàu chiến đấu gần bờ LCS (Littoral Combat Ship) dùng công nghệ tàng hình tối ưu, tốc độ 56Km/giờ, không sử dụng chân vịt (Propeller) và bánh lái, mà dùng ống hơi nước điều khiển. Tàu có thể áp sát vào bờ và cũng có thể chạy trên sông. Hỏa lực cực mạnh. Đuôi tàu có sàn đáp chứa hai trực thăng diệt tàu ngầm SH-60 Seahawk, và 4 xe bọc thép hoặc 4 xe humvee.

Bốn chiếc LCS gồm 2 tàu LCS-1 USS Freedom và LCS-2 USS Independence, đang đóng ở Singapore kiểm soát cửa ra vào của eo biển Malacca, nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.
Những chiếc LCS đang được canh tân để gia tăng kỹ năng thượng thặng.
 
2.4. Tàu ngầm tấn công lớp Virginia


Tàu ngầm tấn công Virginia

Tàu ngầm Virginia nổi bật nhất là có khả năng hoạt động ở cả vùng nước sâu và vùng nước cạn. Tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân nên cực kỳ im lặng, có khả năng phóng hỏa tiễn Tomahawk tấn công mặt đất và hỏa tiễn Harpoon nhắm vào tàu nổi, tàu ngầm của đối phương.
Hỏa tiễn Đông Phong DF-21 là miếng mồi ngọn của tàu ngầm Virginia.
Tử huyệt của hỏa tiễn DF-21 là phóng thẳng đứng nên được bố trí giữa trời, và cần thời gian hai tiếng đồng hồ để nạp nhiên liệu. Giàn phóng gồm 3 chiếc xe tải khiến cho vệ tinh đối phương phát hiện và tiêu diệt.

Tàu ngầm lớp Virginia đã khai tử chiến thuật Chống tiếp cận nên Trung Cộng phải dời hỏa tiễn vào sa mạc Gobi và cao nguyên Tây Tạng.

 
Hỏa tiễn DF-21 là trụ cột của chiến thuật chống tiếp cận

 
3. Hoa Kỳ dư sức tiêu diệt Vạn Lý Trường Thành dưới nước của Trung Cộng
3.1. Con đường ra biển lớn của tàu ngầm Trung Cộng
Hạm đội tàu ngầm của Trung Cộng đặt tại căn cứ Du Lam thuộc đảo Hải Nam. Tàu ngầm chỉ có 2 con đường ra biển lớn để chống Mỹ và đồng minh.

1). Không thể ra phía đông

Tàu ngầm không thể ra biển lớn ở phía đông, vì những căn cứ quân sự của Mỹ và đồng minh ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Okinawa và Hawaii.

 2). Chỉ có con đường phía nam, qua Biển Đông để vào Ấn Độ Dương.


  Hình Vạn Lý Trường Thành dưới nước

Trung Cộng đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa như đá Chữ Thập, đá Gavin, đá Subi và Gạc Ma.
Để bảo vệ con đường biển của tàu ngầm, và cũng để chống xâm nhập của Mỹ, Trung Cộng thành lập một khu vực dưới đáy biển, đặt tên là “Vạn Lý Trường Thành” dưới nước. Bao gồm một mạng lưới tàu ngầm và những bộ cảm biến, radar, mục đích phát hiện và tấn công tàu ngầm của Mỹ.
 
3.2. Vũ khí mới để tiêu diệt Vạn Lý Trường Thành dưới nước của Trung Cộng.
 

1). Bộ Quốc phòng Mỹ xây dựng chiến lược bù đắp thứ ba để triệt hạ căn cứ nầy của Trung Cộng.

Chiến lược Bù đắp thứ ba (The Third Offset Strategy) là sản xuất và xử dụng vũ khí tối tân nhất, có kích cở đặc biệt phù hợp với việc xâm nhập và tấn công làm vô hiệu hóa căn cứ dưới biển nầy của Trung Cộng. Đồng thời duy trì lợi thế tối ưu về quân sự của Hoa Kỳ trên thế giới.

2). Các thứ vũ khí mới tiêu diệt Vạn Lý Trường Thành của Trung Cộng.

 Đó là hai thứ vũ khí mới mục đích chính là tiêu diệt chiến thuật Vạn Lý Trường Thành dưới nước, và tiêu diệt tàu ngầm của Trung Cộng.
Đó là tàu ngầm không người láy săn tàu ngầm, và tàu nổi không người diệt tàu ngầm.
 
4. Hoa Kỳ làm chủ không gian

4.1. Mô tả tàu con thoi X-37B
Tàu con thoi X-37B vận hành bằng năng lượng mặt trời qua 2 tấm pin. Có bình accu giữ điện vì ban đêm không có ánh sáng mặt trời.
Năm 2010, tàu con thoi X-37B được hỏa tiễn đẫy Atlas 5 đưa lên quỹ đạo 300km, ngoài bầu khí quyển của trái đất là 100km.
Thời gian bay 677 ngày. Con tài dài 8.9m, sải cánh 4.5m, cao 2.9m, tốc độ 28,044 km/giờ.
X-37B được phóng lên bằng hỏa tiễn, và đáp xuống mặt đất trên đường băng, như máy bay thông thường.
 
4.2. Khả năng của X-37B
Nét đặc biệt của X-37B là có thể thay đổi quỹ đạo để tránh bị tấn công từ mặt đất.
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ giữ bí mật về hoạt động của con tàu nầy, nhưng những chuyên viên và những nhà quan sát cho rằng, nó có thể bắt cóc hoặc tiêu diệt vệ tinh của đối phương, thu thập tin tức, và gây nhiễu tín hiệu do vệ tinh của đối phương gởi xuống mặt đất.

Đặc biệt là nó có khả năng phóng hỏa tiễn xuống mặt đất.
X-37B không có đối thủ. Làm chủ không gian. Và Hoa Kỳ vẫn còn là một siêu cường trên thế giới.
 
5. Hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Cộng

Ngày 27-12-2011, phát ngôn viên Ran Cheng cho biết, Trung Quốc khẳng định rằng hệ thống định vị vệ tinh tự tạo Bắc Đẩu đã bắt đầu hoạt động, trong nổ lực chấm dứt sự lệ thuộc về vệ tinh của nước ngoài. (Mỹ).
Hệ thống Bắc Đẩu còn gọi là Compas. Là hệ thống xác định vị trí trên mặt đất, với 35 vệ tinh. Mức độ chính xác là 25m, và đang nổ lực cải tiến để có độ chính xác trong 10m.
Trung Quốc dùng hỏa tiễn Trường Chinh 3 để đưa các vệ tinh vào quỹ đạo cách mặt đất 21,150km.
 
6. Hệ thống định vị toàn cầu GPS của Hoa Kỳ



Là hệ thống xác định vị trí trên mặt đất, gồm 24 vệ tinh nhân tạo đặt bên ngoài bầu khí quyển trái đất, cách mặt đất 20,200km.
Hệ thống do bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thiết kế và sản xuất. Trong cùng một thời điểm, luôn luôn có 3 vệ tinh trong hệ thống cùng xác định một tọa độ ở bất cứ nơi nào trên trái đất.
GPS hoạt động trong mọi thời tiết rồi chuyển tín hiệu xuống các trạm thu nhận trên mặt đất.
 
6.1. Ba thành phần của hệ thống.
 Không gian
Phần kiểm soát
Phần xử dụng

1). Phần không gian.

24 vệ tinh với tốc độ bay 7,000 miles trong một giờ. Được sắp xếp làm sao để máy thu trên mặt đất luôn luôn nhìn thấy 4 vệ tinh ở bất cứ một thời điểm nào.
Vệ tinh hoạt động nhờ năng lượng mặt trời và những bộ pin, accu giữ điện khi không có ánh sáng. Ban đêm.

2). Phần kiểm soát.
Kiểm soát luôn luôn để hệ thống vệ tinh bay theo một quỹ đạo 20,200km. Có 5 trạm kiểm soát trên mặt đất, đa số là ở Hoa Kỳ.

3). Phần xử dụng.

Phần xử dụng bao gồm những máy móc thu nhận tín hiệu và những chuyên viên xử dụng máy móc. Mỗi vệ tinh hoạt động 10 năm. Nặng 1,500kg, dài 5m. Các tấm thu năng lượng điện mặt trời rộng 7m2.

4). Ứng dụng trong quân sự.

GPS dẫn đường các loại vũ khí như sau: Bom thông minh JDAM (Joint Direct Attack Munition) bao gồm các loại bom GBU-31 (GBU=Guided Bomb Unit), bao gồm các loại hỏa tiễn không đối đất (Air-to-Ground missile). Hỏa tiễn Tomahawk.

Kể từ năm 1980, Hoa Kỳ cho phép bất cứ người nào, công ty nào trên thế giới, được xử dụng miễn phí một số công dụng của hệ thống GPS.

5). Hỏa tiễn hành trình Tomahawk


Hỏa tiễn hành trình (Cruise missile) BGM-109 Tomahawk

Hỏa tiễn hành trình (Cruise missile) BGM-109 Tomahawk có tầm bắn xa từ 3,000km đến 10,000km. Có thể mang đầu đạn hạt nhân. Dài 7.9m, sải cánh 5.4m, cao 1.42m. Tốc độ 656km/giờ. Nặng 2,150kg.
Những đặc điểm của Tomahawk: Đường bay do hệ thống định vị toàn cầu GPS hướng dẫn. Đường bay rất thấp để tránh bị radar phát hiện. Đường bay không bay thẳng, mà theo địa hình của đường bay. Tomahawk chỉ đánh những mục tiêu cố định hoặc mục tiêu di chuyển chậm trên mặt đất.
Hỏa tiễn nầy rất chính xác. Trong chiến tranh ở Iraq, các phóng viên ngụ tại một khách sạn gần mục tiêu, rất an tâm quan sát mục tiêu. Hỏa tiễn đánh vào mục tiêu rất chính xác.
Tomahawk bị đánh lừa.
Quân đội Nam Tư đồn trú ở Kosovo chế tạo 200 máy bay MiG-29 và MiG-21 bằng cao su bôm hơi.

Do vệ tinh cung cấp tọa độ, Mỹ đã bắn 725 Tomahawk vào những máy bay bằng cao su bôm hơi.
Giá tiền trung bình là 2 triệu USD một quả.
 
7. Hệ thống chiến đấu AEGIS

 Hệ thống chiến đấu AEGIS chống hỏa tiễn đạn đạo (Ballistic Missile) liên lục địa. Đó là hệ thống tối tân nhất, phức tạp nhất hiện nay.

(AEGIS=Advanced Electronic Guided Interceptor System). Hỏa tiễn đạn đạo có tầm sát hại từ 5,000km đến 15,000km nên gọi là liên lục địa.

Hệ thống AEGIS gồm có:
Một máy xử lý tín hiệu. Có khả năng phát hiện, theo dõi hỏa tiễn của đối phương từ xa.
Một hệ thống máy tính chỉ huy.
Một hệ thống phóng hỏa tiễn đánh chặn hỏa tiễn địch từ xa.

Một hệ thống Radar AN/SPY-1, là bộ phận chủ yếu và quan trọng của hệ thống chiến đấu AEGIS. Radar có khả năng giám sát 3 chiều, theo dõi hàng trăm mục tiêu cùng một lúc, cung cấp đường dẫn cho hàng trăm hỏa tiễn đánh chặn tiêu diệt hàng trăm hỏa tiễn địch, từ các phương hướng khác nhau cùng một lúc.
Ngoài ra còn nhiều hệ thống hỗ trợ khác cho hệ thống AEGIS nầy, như:
Hệ thống liên lạc với vệ tinh để xác định tọa độ đường bay siêu tốc độ của hỏa tiễn địch.
Hệ thống chiến tranh điện tử, phá vở các hoạt động gây nhiễu của đối phương.
Hệ thống hiển thị trên màn hình màu to lớn trên tàu, nêu rõ những chi tiết cần thiết để đánh chặn, tiêu diệt từ xa hỏa tiễn tấn công của địch.

Hệ thống AEGIS trang bị trên tàu chiến có khả năng tàng hình tối cao. Vỏ tàu kiên cố bằng hai lớp thép đặc biệt.
Tóm lại, hệ thống chiến đấu AEGIS vô cùng tối tân, vô cùng phức tạp. Radar phát hiện hướng bay và tọa độ mục tiêu. Các hệ thống phức tạp phối hợp với nhau và cuối cùng ra lịnh cho các giàn phóng hỏa tiễn trên tàu tiêu diệt hàng chục, thâm chí hàng trăm hỏa tiễn của địch từ các phương hướng từ xa cùng một lúc.

Hiện nay trên thế giới chỉ có 108 tàu chiến được trang bị bằng hệ thống AEGIS. Hoa Kỳ có 91 chiếc. Nhật Bản 4 chiếc và hải quân các nước khác như Úc, Na Uy, Hàn Quốc, Tây Ban Nha.
AEGIS phức tạp nhất khiến cho Trung Cộng, Nga và Nhật Bản cũng không có khả năng chế tạo hệ thống AEGIS như của Hoa Kỳ.
Hệ thống chiến đấu AEGIS có thể tiêu diệt hỏa tiễn đạn đạo cách xa 500km. Vũ khí đánh chặn nầy bay cao 160km, tức là ở ngoài bầu khí quyển bao bọc trái đất dầy 100km.
 
8. Hỏa tiễn đạn đạo (Ballistic missile)

Hỏa tiễn đạn đạo có đường bay theo 3 giai đoạn: giai đoạn phóng, giai  đoạn giữa và giai đoạn lao xuống mục tiêu.

Giai đoạn phóng.
Phóng theo chiều thẳng đứng. Hỏa tiễn vượt qua bầu khí quyển của trái đất. (100km) Kéo dài từ 3 đến 4 phút.

Giai đoạn giữa.
Hỏa tiễn ở quỹ đạo tầng thấp của vũ trụ. Tầng nầy không có sức hút của trái đất. Hỏa tiễn bay theo chiều ngang, kéo dài từ 15 đến 20 phút.

Giai đoạn lao xuống mục tiêu.
Khi không còn sức đẩy, hỏa tiễn rơi trở về bầu khí quyển. Ở độ cao 100km, hỏa tiễn được hệ thống định vị toàn cầu GPS hướng dẫn đến đánh mục tiêu cách xa 500km.

 
9. Chiến lược “Một Vành Đai-Một Con đường” của Trung Cộng

9.1. Vài nét tổng quát về Một Vành Đai-Một Con Đường
 
Một Vành Đai-Một con đường “Nhất Đới-Nhất Lộ” là con đường trên biển và con đường trên bộ.
Trên bộ. Là hệ thống đường cao tốc và đường sắt.

Ngày 14-5-2017, Tập Cận Bình phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn « Một Vành Đai-Một Con Đường ». Trung Quốc lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á, AIIB (AIIB=Asian Infrastructure Investment Bank) với số vốn 124 tỷ USD, viện trợ, cho vay và đầu tư vào các nước đang phát triển.
Mục đích của dự án là mở rộng và liên kết thương mại giữa Châu Á, Châu Phi và Châu Âu. Trung Quốc sẽ xuất ra 9 tỷ USD hỗ trợ các nước đang phát triển (Nước nghèo) để mở mang hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế.

Vành Đai- Con Đường, là Trung Cộng âm mưu dùng sức mạnh mềm về kinh tế và tài chánh để lôi kéo các nước nghèo xoay trục về Bắc Kinh, cụ thể là buộc con nợ phải nhường đất để Trung Quốc làm căn cứ quân sự.
 
9.2. Nhất Đới-Nhất Lộ
Là con đường trên bộ và con đường trên biển
1). Con đường trên bộ

Là hệ thống đường xe cao tốc và đường sắt nối liền các quốc gia từ Trung Quốc đi qua Trung Á, tiến vào Iran, Iraq, Syria, Thổ Nhỉ Kỳ và chấm dứt tại thành phố Venice (Ý) của châu Âu.

2). Con đường trên biển

Bắt đầu từ Tuyền Châu (Phúc Kiến) qua Quảng Đông chạy xuống Hải Phòng, đến eo biển Malacca qua Ấn Độ Dương sang Kenya, Somalia (châu Phi) qua Biển Đỏ (Hồng Hải) vào Địa Trung Hải (Mediterranean Sea) và cuối cùng cũng đến thành phố Venice của Ý (châu Âu).

Tham vọng của chiến lược Một Vành Đai-Một Con Đường là nối ba châu lục: Á, Âu và châu Phi. Sức mạnh kinh tế tác động vào chính trị, và thế giới sẽ xoay trục về Bắc Kinh. Đồng thời Trung Cộng sẽ lập những căn cứ quân sự chống Mỹ.
 10. Âm mưu dùng « bẫy nợ » của Trung Cộng

10.1. Sri Lanka bị sập bẫy nợ của Trung Cộng
Trung Cộng  đưa hối lộ cho tổng thống thời đó, nhất là bà vợ mê kim cương của ông. Sri Lanka ký giấy vay nợ 1.5 tỷ USD để các nhà thầu Trung Quốc hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng. Cụ thể là hải cảng Hambantota, hệ thống xa lộ và phi trường.
Trung Cộng không giao tiền mặt, buộc con nợ phải ký giấy nợ của ngân hàng, để ngân hàng giao tiền cho các nhà thầu Trung Quốc thực hiện các công trình của các nước con nợ. Đó là nắm đằng cán, khi con nợ không trả tiền đã vay, thì Trung Cộng không mất tiền.
 
10.2. Kết quả của các công trình hiện đại của Sri Lanka
Hàng hóa phải nằm chờ ở bến tàu, hai ngày sau mới có tàu đến. Phi trường hiện đại thì mỗi tuần chỉ có 4 chuyến bay với vài trăm hành khách.
Tóm lại, các cơ sở hạ tầng không phù hợp với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu của Sri Lanka. Nước nầy chỉ sản xuất trà, cà phê, cao su và một số nông sản khác, không có giá trị trên thị trường thế giới.
Nợ ngập đầu, chủ nợ hối thúc, nên hồi tháng 12 năm 2017, Sri Lanka không còn khả năng trả nợ, buộc phải chính thức giao cảng Hambantota cho Trung Cộng thuê trong 99 năm..

Trung Cộng còn cướp thêm một số đất lân cận để xây căn cứ quân sự.
Hiện nay khi nghe nhắc đến tên Trung Cộng người ta liền nghĩ đến « Chủ nghĩa đế quốc chủ nợ ».
Cũng bằng cách đó, Trung Cộng đã mua dần những cảng chiến lược như cảng Piraeus (Hy Lạp), Darwin (Úc) và Djibouti (Châu Phi).
 
10.3. Vài nét tổng quát về Sri Lanka
Trước kia, Sri Lanka có tên là Ceylon (Tích Lan). Dân số hiện tại là 21,203,000 người, đa số theo Phật Giáo. Diện tích 65,610Km2.

1). Bẫy nợ. Trung Cộng chiếm cảng Hải Phòng của Việt Nam  

Lãnh đạo đảng Cộng Sản đã đặt đất nước lệ thuộc vào Trung Cộng về chính trị, kinh tế. Nợ nần chồng chất, do bọn tay sai Hán ngụy, có truyền thống bán nước tạo ra.
Nợ trong chiến tranh, để tiến hành xâm lược miền Nam, thống nhất đất nước để đưa cả nước lên chế độ độc tài XHCN.

Và sau đó, Việt Nam vay nợ của Trung Cộng để thực hiện dự án xe điện treo Cát Linh-Hà Đông. Dự án ban đầu do Trung Cộng cho vay 552 triệu USD, khởi công tháng 11 năm 2013. Dự án được thi hành “bữa đực bữa cái”, câu giờ rồi đòi tăng nợ, từ 552 triệu USD lên 868 triệu USD, nghĩa là tăng 316 triệu USD.

Thái độ lật lọng nầy chỉ có chủ tớ họ biết nhau mà thôi, người dân không biết nguyên nhân là gì. Dự án chậm trễ 5 năm sau khi Nguyễn Phú Trọng dâng cảng Hải Phòng làm đầu cầu của vành đai Nhất Đới-Nhất Lộ.

 
11. Thoát Trung

12.1. Trường hợp Malaysia
Trung Cộng dùng tiền bạc, cho vay để lôi kéo các con nợ đứng về phe họ, chống lại Hoa Kỳ, nhưng âm mưu đó bị phát hiện. Bài học của Sri Lanka làm cho nhiều nước tỉnh ngộ. Các quốc gia con nợ nhận rõ chân tướng là cái bẫy nợ của Trung Cộng.

Ngày 21-8-2018, Thủ tướng Malaysia là ông Mahathir Mohamad, tuyên bố hủy bỏ hai dự án « bất công » trị giá 22 tỷ USD, trong đó có dự án đường cao tốc trị giá 20 tỷ USD.
Ông Mahathir cho rằng Trung Cộng là thực dân kiểu mới. Cựu thủ tướng Najib Razak đã nhận hối lộ của Trung Cộng nên ký những thỏa thuận bất công. Ông Najib Razak đang đối mặt với 32 tội như rửa tiền, lạm dụng quyền lực, biển thủ…Vợ ông là bà Rosmah Mansor bị Ủy ban Chống Tham nhũng bắt giữ ngày 3-10-2018 về tội rửa tiền.
 
11.2. Trường hợp các nước khác
Nhiều nước trước kia theo Trung Cộng, nay đã tỉnh ngộ, sớm muộn gì cũng xoay chiều, chống lại Trung Cộng. Philippines là một ví dụ cụ thể. Tổng thống Rodrigo Duterte đã có ba lần chỉ trích Trung Cộng trong 10 ngày.

Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia cùng đòi Trung Cộng giảm quy mô của các dự án nhiều tiền.
Chiến lược Nhất Đới Nhất Lộ của Trung Cộng đang nẩy nở những mầm mống đảo chiều. Chống lại Bắc Kinh.

Thủ đoạn Bẫy nợ của Trung Cộng được kết quả bằng những căn cứ quân sự như sau:

Căn cứ hải quân ở cảng Gwadar, Pakistan
Căn cứ Marao, Maldives (Quần đảo, cách Sri Lanka 700 km. Dân số 349, 106 người)
Căn cứ Hambantota, Sri Lanka (Đảo ngoài khơi phía Nam, cách bờ biển Ấn Độ 31km)
Căn cứ ở hải cảng Chittagong, Bangladesh
Căn cứ ở hải cảng Ile Cocos, Myanmar
Căn cứ ở hải cảng Sihanoukville, Campuchia
Những căn cứ nầy chỉ ở những bến cảng, một khu vực nhỏ không thể so sánh được với những căn cứ ở những quốc gia đồng minh của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Nhiều nhất là chỉ phục vụ cho tàu ngầm lánh nạn trước sức mạnh của Mỹ và đồng minh.
 
12. Cuộc tập trận quân sự Vành đai-Thái Bình Dương với mục đích răn đe Trung Cộng

Cuộc tập trận RIMPAC

Cứ 2 năm, Hoa Kỳ và đồng minh tổ chức cuộc thực tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC=Rim of Pacific. Rim là vành đai.
Cuộc tập trận làn thứ 28 bắt đầu từ ngày 19 tháng 6, kết thúc ngày 24 tháng 6 năm 2022. Gồm có 26 quốc gia tham dự: Úc, Canada, New Zealand, Anh Quốc, Chile, Colombia, Pháp, Indonesia, Đức, Nhật Bản, Malaysia, Hòa Lan, Peru, Singapore, Nam Hàn, Thái Lan, Ấn Độ và Israel… Hoa Kỳ không mời Đài Loan. 
Tập trận để chuẩn bị chiến đấu. Mỹ có nhiều đồng minh, Trung Cộng không có đồng minh nào cả.
Khi chiến tranh nổ ra, thì vũ khí hiện đại từ 4 phương 8 hướng khai hỏa cùng một lúc, tấn công vào một mục tiêu cố định là Bắc Kinh. Cho dù ông Tập có 3 đầu 6 tay cũng đành bó tay. Thúc thủ.

Với vũ khí hiện đại nhất, đoàn quân tinh nhuệ nhất, bao gồm: 38 tàu nổi, 4 tàu ngầm, 170 máy bay, 25,000 quân.
Cuộc diễn tập kéo dài 5 ngày, từ 19 đến 24 tháng 6 năm 2022.
Bộ chỉ huy đặt tại Honolulu, Hawaii.
Cuộc tập trận nêu cao ý chí và sự hợp tác của các quốc gia nhằm cảnh báo âm mưu bành trướng bá quyền của Trung Cộng, và bảo vệ tuyến đường hàng hải quốc tế, nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương thông qua eo biển Mallacca của Singapore, vào Biển Đông.
Về chiến thuật quân sự, thực hiện việc phối hợp giữa bộ chỉ huy với các đơn vị của những quốc gia tham dự, sự liên lạc của các đơn vị quốc gia tham dự với nhau. Gọi là “hợp đồng tác chiến”.
 
13. Tàu sân bay của Trung Cộng

Trung Cộng có 3 tàu sân bay. Chiếc thứ nhất là Liêu Ninh, chiếc thứ hai tên Sơn Đông, chiếc thứ ba tên Phúc Kiến.
 

 Tàu sân bay Liêu Ninh


Liêu Ninh được đóng thời Liên Xô có tên là Varyag. Liên Xô tan rả, chiếc tàu nầy được cho vào đống sắt phế thải ở Ukraina. Ukraina bán đấu giá. Trung Cộng mua chiếc Varyag với giá 20 triệu USD.

Để giữ bí mật quân sự, Trung Cộng cho biết là chiếc tàu sẽ được xử dụng làm một sòng bài nổi. Khi chiếc Varyag được kéo về Trung Cộng, thì được cho biết là chiếc tàu dùng để nghiên cứu và huấn luyện.

Tàu sân bay Liêu Ninh được hạ thủy ngày 23-9-2012. Dài 304m, rộng 37m, mang 26 máy bay và 4 trực thăng. Trang bị 8 súng phòng không AK-630, 12 tên lửa đối hải.

Tàu sân bay Liêu Ninh không có máy phóng để cất cánh, không có máy hãm đà khi đáp xuống, cho nên máy bay chiến đấu J.15 chỉ cất cánh và đáp xuống trong điều kiện sóng êm biển lặng. Nếu mưa to gió lớn thì chiếc máy bay chiến đấu nầy phải đắp chiếu, nằm một góc trên sàn bay.
 

 Tàu sân bay Sơn Đông


Hàng không mẫu hạm Sơn Đông (ảnh: Li Gang/Xinhua/Getty)

Thông tấn xã nhà nước, Tân Hoa Xã, cho biết, việc đóng tàu vào tháng 11 năm 2013. Mọi chi tiết khác được giữ bí mật. Bộ Quốc phòng Trung Cộng nói rằng “Việc thiết kế và xây dựng đang được tiến hành”
Con tàu được hạ thủy ngày 25-4-2017.
 

 Tàu sân bay Phúc Kiến


Tàu sân bay Phúc Kiến

Phúc Kiến là tàu sân bay thứ 3 của Trung Cộng. Được hạ thủy ngày 17-6-2022. Tàu mang 40 máy bay chiến đấu và một vài trực thăng. Những chi tiết về tàu sân bay nầy được giữ kín.
 
14. Hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford (CVN-78)

USS=United States Ship. CVN=Carrier Volplane Nuclear)

 
14.1.  Vài nét tổng quát về hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford (CVN-78)
       
      Tổng Giám đốc Giao Phan và tàu sân bay Gerald R. Ford

Hải quân Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm, 10 chiếc thuộc lớp Nimitz và một chiếc thuộc lớp Gerald Ford.
Hàng không mẫu hạm (HKMH) USS Gerald R. Ford (CVN-78) là chiếc đầu tiên thuộc lớp Ford, lớn nhất và tối tân nhất thế giới.
Chiếc tàu dài 337m, tháp điều khiển cao 78m, tốc độ 30 hải lý (57km/giờ) được đưa vào xử dụng ngày 22-7-2017.
Tuổi thọ 50 năm. Trị giá 13 tỷ USD.
CVN-78 mang 90 máy bay các loại. Hai thiết bị hiện đại nhất là máy phóng và máy hãm đà bay cho phép thực hiện từ 160 đến 270 phi vụ mỗi ngày, liên tục trong 30 ngày.
 
                  Sức mạnh của HKMH là những máy bay chiến đấu thế hệ 5, gồm có những chiếc F/A-18EF, F-35C, trực thăng SH-60 Seahawk.
Nhân viên gồm có 508 sĩ quan và 3,789 thủy thủ.
Đội hình tác chiến của HKMH gồm có: một tàu tuần dương, 3 tàu khu trục, một hoặc 2 tàu ngầm.
 
14.2. Những cơ sở trên tàu.
Cơ sở y tế. Một bịnh viện nội trú, gồm một phòng xét nghiệm, đầy đủ tất cả những thứ thuốc, một phòng giải phẩu, một phòng chăm sóc đặc biệt có 3 giường, phòng cấp cứu 2 giường. Toàn thể có 41 giường.
11 sĩ quan y tế và 30 nhân viên quân y. Một nhà bếp phục vụ trên 12,000 bữa ăn mỗi ngày. Cũng có phòng thể dục, phòng giải trí, phòng hớt tóc, thư viện và mộ siêu thị trên tàu.
 
15. Nữ Tổng giám đốc gốc Việt điều hành đóng hàng không mẫu hạm hiện đại nhất thế giới

Người nữ Tổng giám đốc điều hành việc đóng hàng không mẫu hạm hiện đại là một người gốc Việt, bà Giao Phan.
Trả lời phỏng vấn của đài VOA, bà Giao Phan cho biết, có 5 thứ quan trọng nhất và nổi bật mà không có một quốc gia trên thế giới có thể làm được.

Thứ nhất. Ngoài Hoa Kỳ ra, chưa có quốc gia nào có hệ thống phóng và hệ thống hãm đà bay, giúp máy bay cất cánh và hạ cánh, như HKMH Ford.

Thứ hai. Tàu được xây dựng thiết kế mới nhất chưa từng có trong vòng 40 năm qua. Khả năng sản xuất một nguồn điện gấp 3 lần so với lớp Nimitz.

Thứ ba. Tàu có nhiều phi vụ nhất trong một ngày.
Thứ tư. Hệ thống tác chiến hợp nhất, trong đó có radar 3 chiều.

Thứ năm. Điều quan trọng nhất, là chúng tôi quan tâm chăm sóc đời sống của hàng ngàn thủy thủ sống nhiều năm trên HKMH.
Bà Giao Phan cho biết, HKMH như một thành phố, một căn cứ quân sự trên biển. Nhờ đó, máy bay không cần phải xin phép một quốc gia nào cả, không cần xin phép hạ cánh ở phi trường và không phận của ai cả.
Bà Phan cho biết, tôi rất hãnh diện và được vinh hạnh được tham gia trong việc xây dựng HKMH Gerald R. Ford. Đây là cơ hội để tôi trả ơn cho nước Mỹ, nhất là Tổng thống Ford. Vì Tổng thống đã tạo cơ hội cho gia đình tôi được vào nước Mỹ hơn 40 năm trước. Năm 1975.
 
16. Hoa Kỳ triển khai hạm đội tàu ngầm
       không người lái ở Biển Đông

 Bộ trưởng Quốc phòng  Mỹ, ông Ashton Carter cho biết, Lầu Năm Góc đã hoàn tất các tàu ngầm không người lái. Điểm đặc biệt nhất là tàu ngầm nầy có khả năng hoạt động ở vùng nước cạn. Tàu ngầm nầy được xem như vũ khí tối thượng ở Biển Đông.
Một điểm đặc biệt nữa là kích thước nhỏ, dài 3m đến 15m. Chi phí chế tạo rẻ hơn nên có thể sản xuất một số lượng lớn hơn. Vì kích thước nhỏ nên khó bị phát hiện khi lẻn sâu vào vùng nước cạn.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                     
16.1. Hệ thống Sonar của loại tàu ngầm nầy
Tàu ngầm nầy được trang bị hệ thống Sonar. (Sonar=Sound Navigation And Ranging). Là kỹ thuật xử dụng sự lan truyền âm thanh để tìm đường di chuyển, liên lạc nhau hoặc phát hiện các đối tượng trên mặt nước, trong lòng nước và ở đáy biển.
Tàu ngầm không người láy nầy là vũ khí tối thượng ở Thái Bình Dương. Tàu ngầm không người lái UUV=Unmanned Undersea Vehicle. Vì chỉ có nó mới có khả năng hoạt động ở vùng nước cạn chiếm một vùng rộng lớn ở Biển Đông.
Nhiệm vụ là săn, rà phá mìn, thu thập thông tin tình báo, trinh sát và giám sát.

16.2. Tàu nổi không người lái của Mỹ săn tàu ngầm của Trung Cộng.
Cơ quan Nghiên cứu Dự án quốc phòng tối tân nhất của Mỹ (DARPA=Defence Advanced Research Projects Agency, đã cho ra mắt vũ khí mới để thực hiện chiến thuật săn tàu ngầm trong lòng đại dương, chống thủy lôi, đó là chiếc Sea Hunter (Thợ săn biển).
 
17. Khi chiến tranh nổ ra
Cuộc chiến mở màn từ trên trời. Tàu con thoi X-37B, chúa tể không gian, không có đối thủ, triệt hạ hệ thống định vị Bắc Đẩu, thế là các loại vũ khí được hướng dẫn bằng hệ thống định vị của Trung Cộng, ở dưới đất bị xem như tê liệt.
Lúc đó, những đồng minh của Mỹ trên Vành Đai Thái Bình Dương như Nhật, Nam Hàn, Philippnes, và cả những căn cứ của Mỹ ở Okinawa, căn cứ hỏa tiễn quốc gia của Hoa Kỳ ờ Alaska, khai hỏa cùng một lúc.
Những quốc gia trong tổ chức Vành Đai-Thái Bình Dương (RIMPAC) bảo vệ tuyến đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Mộ số quốc gia như: Úc, Canada, New Zealand, Anh Quốc, Pháp, Indonsia, Đức, Hòa Lan, Ấn Độ…cũng nhập trận. Hoa Kỳ tổ chức 28 cuộc tập trân nên được xem là một sức mạnh “hợp đồng tác chiến”
Trung Cộng không có đồng minh nào cả. Bắc Kinh chỉ đưa đầu ra lãnh các thứ vũ khí tối tân nhất từ 4 phương 8 hướng. Ông Tập dù có 3 đầu 6 tay cũng phải bó tay chịu trận.
Những căn cứ quân sự của Trung Cộng nằm trên chiến lược Nhất Đới-Nhất Lộ, đa số nằm trên hải cảng mà Trung Cộng chiếm đoạt bằng mánh khóe nham hiểm là “Bẫy Nợ”. Những căn cứ nầy là những khu vực nhỏ, chỉ dành cho tàu ngầm neo đậu. Không quan trọng đối với Mỹ và đồng minh.
 
Kết luận.
Phải công nhận rằng nền kinh tế của Trung Cộng gia tăng một cách đáng ngạc nhiên. Một phần do các công ty Hoa Kỳ chuyển sang Trung Cộng. Lợi dụng sức lao động của công nhân Trung Cộng giá rẻ, nên các công ty Mỹ chuyển những công thức sang những “cơ xưởng”. Thế là những sản phẩm Made In China tràn ngập thị trường Mỹ.
Tập Cận Bình có tham vọng đưa đồng nhân dân lên thị trường quốc tế bằng chiến lược Nhất Đới-Nhất Lộ. Nhưng bị trời hại. COVID- 19 đã xóa tham vọng của ông Tập.
Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ
Trúc Giang MN
Minnesota ngày 10-10-2023

 
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top