Thy Phương: Di Sản Cách Mạng Tháng 10

Di Sản Cách Mạng Tháng 10

Thy Phương



Chỉ ở Hà Nội Lenin mới còn chỗ đứng

Tháng này năm này là thời điểm kỷ niệm trăm năm của Cách mạng Tháng mười (CMTM) cho dù chẳng nơi nào người ta kỷ niệm, ngay cả ở nước Nga, là nơi xuất phát của cuộc cách mạng đã đưa những tên tuổi như Lenin, Stalin đi vào lịch sử. Lenin được xem là lá cờ của cách mạng, là lãnh đạo, là linh hồn của cuộc cách mạng vô sản này. Nhưng ông ta chết vào năm 1924, không kịp cho Hồ Chí Minh gặp mặt chiêm bái, và Stalin lên cầm quyền từ năm 1924 đến 1953 thì cũng đi gặp Lenin, khi “mới” (theo tiêu chuẩn chính trị của Mỹ thời nay) 75.

Stalin thiết lập và củng cố nền chuyên chính vô sản một cách xuất sắc, cho đến bây giờ vẫn đưọc nhắc đến như bạo chúa độc nhất vô nhị trong lịch sữ nước Nga với những trại tập trung ở Tây Bá Lợi Á, không chỉ khủng bố người dân mà với kẻ thù và cả với những đồng chí nhưng không đồng hướng.

Là những người chỉ cần biết, chỉ cần nhớ lại những gì đáng biết, đáng nhớ, chúng ta chỉ cần ghi nhận CMTM này  là từ nước Nga xảy ra trong năm 1917, gần hai năm trước khi Đệ nhất Thế chiến chấm dứt, lợi dụng sự hoảng sợ, chán nản, tuyệt vọng của người lính trước “chiến tranh đế quốc” cùng sự sự nghèo đói của tầng lớp nông dân trong một năm mất mùa lớn, sản xuất kiệt quệ. Nó thực sự chẳng liên quan gì đến lý thuyết “cách mạng vô sản” của tầng lớp công nhân chống lại chủ nghĩa tư bản bóc lột (Nga làm gì có chủ nghĩa tư bản và giai cấp công nhân).

Stalin vửa củng cố “chuyên chính vô sản” trong nước vừa âm mưu bành trướng ngoài nước, nhuộm đỏ cả Đông Âu, Địa Trung Hải và Trung Á… Cuộc CMTM này đã kích thích sự trỗỉ dậy của cộng sản sau đó ở nhiều nước châu Âu với sự yểm trợ, tiếp tay của Nga sau Đệ nhị Thế chiến, lây lan qua châu Á với Trung Cộng, Hàn Cộng, Việt Cộng… Cuộc Chiến tranh Lạnh bắt đầu từ 1948  kéo dài đến năm 1990 khối Cộng sản Quốc tế mới sụp đổ, sau khi hàng chục triệu người đã bị hy sinh trong các cuộc chiến “giải phóng”, không phải cho một lý tưởng mà cho một tham vọng khát máu đầy ảo tưởng.

Tại sao Cộng sản Quốc tế sụp đổ? Một trong những lý do là sự thất bại của “kinh tế xã hội chủ nghĩa”. Người dân ở các nước cộng sản chăng còn gì để mất nữa, nên họ đòi phải thay đổi: cơm no áo ấm cũng không, tự do dân chủ cũng chẳng có. Việt Nam là một trường hợp nghiên cứu điển hình vể sự phi nhân bạo ngược vì một tham vọng chuyên chính cộng sản mà tiếc thay nhiều nhà nghiên cứu chính trị thời nay ngu xuẩn của Mỹ chẳng phài ai cung thấy cho dù bài hoc sờ sờ ra đó.

Trong dịp trăm năm này, Putin đ4ạ cho thấy quan điểm của mình về CMTM: ông muốn dẽp bỏ đi tượng dfd2ái lenin. Ông thấy răng có thể chuyên chính mà khôn cấn đán áp người dân đến mức đó. Tập Cận Bình tuy đã có dịp dựng tượng đái của mình lên ngang hang Mao trach Đông, nhưng ông củng nhún vai. Chỉ có “Giáo sư” Nguyễn Phú Trọng (cho dù là tồng bì thư, ông vẫn muốn được gọi là giáo sư để cho thấy ông cũng có cái mà người ta nghĩ ông không có: đầu óc) gọi CMTM là “một biến cố lịch sử chấn động thế giới” và “giáo sư” bày tỏ “sự đau xót trước biến cố đầy bi kịch xảy ra ở Liên Xô vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước”. Nhiều khi vì ngu mà người ta bị mang tiếng giả dối; nhiều khi vì giả dối mà phải lãnh tiếng ngu. Nhiều khi bị mang cả hai tiếng chẳng oan tí nào!

Nhưng sự thực vẫn phải nói là CMTM vẫn còn những âm hưởng xấu, như thành ngữ “Bad habit die hard”, hay “Tật xấu khó bỏ”. Xem chừng cái thời của cộng sản đâu đâu cũng là “chuyên chính” đang trở lại, đến độ ông Trump cũng đứng ngồi không yên, cho dù độc tài thời nay phải khôn khéo một tí, vẫn còn phải mượn cài vỏ bọc dân chủ.



Sáu mươi chín năm sau khi Karl Marx va Friedrich Engels hoàn thành “Bản Tuyên ngôn Cộng sản” (Communist Manifesto) năm 1848 bàn về chuyện đấu tranh giai cấp và cuộc cách mạng vô sản “tất yếu” để tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, văn kiện này mới có chỗ dùng, chính là hồi còi xung trận của cuộc Cách mạng tháng mười ở Nga. Cách đây đúng một trăm năm, trong khoảng tháng hai tháng ba, giữa lúc châu Âu đang chìm trong lửa đạn của Đệ nhất Thế chiến, quần chúng công nông của nước Nga kết hợp với binh sĩ đang ở ngoài trận tuyến, đã vùng dậy, trước làm “Cách mạng tháng hai” để lật đổ vua Nga, sau đó đi đến bước quyết định “Cách mạng tháng mười” – theo lịch xưa, nhưng thực sự xảy ra vào ngày 7-11-2017 – khi lực lượng Bolshevik của Lenin hạ bệ chính phủ lâm thời của Alexander Kerensky và thiết lập nhà nước cộng sản. Chế độ Nga hoàng sụp đổ, chuyên chính vô sản ra đời, và một người Bolshevik chuyên sống lưu vong trở về nước đảm nhận chức vụ lãnh đạo, chính là Vladimir Ilyich Lenin. Một trăm năm sau, một Vladimir khác ôm ấp một tham vọng còn khủng khiếp hơn chuyện đời xưa.

       Nhắc lại chuyện trăm năm trước đương nhiên phải có một ý nghĩa nào đó. Bao nhiêu người Mỹ ngày nay biết gì, hiểu gì về biến chuyển lịch sử trọng đại này và hiểu vì sao Cách mạng tháng mười cho đến nay thực sự vẫn còn những “hiệu ứng phụ” (side effects) nghiêm trọng trong chính trị thế giới? Cách mạng tháng mười thành công mới đưa đến sự hình thành của một đế chế Nga rộng lớn dưới tên mới là Liên Xô. Đế chế này trong hơn 70 năm đã gieo rắc “the specter of communism” – bóng ma cộng sản trùm phủ lên toàn thế giới. Những thỏa thuận sai lầm giữa Đồng Minh và Liên Xô sau Đệ nhị Thế chiến đã làm cho hàng loạt nước rơi vào tay cộng sản, như Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungari, Bulgaria, Romania, Nam Tư… khối cộng sản Đông Âu thành hình. Sự “cận thị” của những nhà chiến lược quốc tế của Mỹ đã để cho Mao Trach Đông đánh đuổi Tưởng Giới Thạch ra đảo Đài Loan vàTrung Cộng thành hình. Sau đó là sự chia cắt của Triều Tiên và rồi Việt Nam. Cuộc chiến tranh lạnh giữa Cộng Sản quốc tế và thế giới tự do cũng kéo dài hơn bốn thập niên, và hai bên đã đọ sức nhau trong một số “chiến trường trắc nghiệm” – trong đó có Việt Nam.

Tuy nước Mỹ đã gần 250 tuổi (Tổng thống Donald Trump vừa qua có hứa nhân sinh nhật thứ 250 của Mỹ chín năm nữa, ông sẽ làm cho nước Mỹ lớn mạnh vô song) và đã trải qua bao nhiêu cuộc đổi đời của thế giới, người Mỹ về căn bản vẫn sống tách rời theo thế giới quan của người dân một hải đảo – cho dù hải đảo này rộng lớn như cả một lục địa. Nhật báo The New York Times từng đề cập đến “island mentality” của ông Trump, nhưng thực ra, ông Trump không phải là người duy nhất, thậm chí ông không cô đơn trong tâm lý “co cụm hải đảo” này. Cho nên, mặc dù người Mỹ vẫn tự hào dân trí cao, thực sự là ngay cả lịch sử và chính trị của nước Mỹ, người Mỹ phần lớn vẫn nhận thức rất mơ hồ, bảo thủ - có lẽ một phần lớn vì đây là một đất nước của di dân, cho nên sự gắn bó với lịch sử, văn hóa truyền thống của Mỹ không phải dễ dàng với tất cả mọi người. Huống gì là những chuyện xa vời, chuyện toàn cầu. Chẳng hạn như quan điểm của họ về cuộc chiến Việt Nam. Có thể họ đã từng chấp nhận dễ dàng Mỹ phải chiến đấu ở Miền Nam để bảo vệ một tiền đồn của Thế giới Tự do. Nhưng khi chiến tranh xem chừng kéo dài, không thấy được “ánh sáng cuối đường hầm”, thì ngưòi ta chỉ nghe tiếng reo hò của người phản chiến ngu xuẩn như Jane Fonda hay Tom Hayden, hay đúng hơn những người “sợ chiến tranh”, “sợ chết”, trên các sân trường đại học, mà không có ý niệm gì sâu sắc hơn vế ý nghĩa của cuộc chiến, về mối đe dọa sự bành trướng của cộng sản trên toàn vùng Đông Nam Á… Thậm chí, ngay cả tờ NYT cũng không thấy nhờ cuộc chiến này mà Đông Nam Á đã đứng vững để sau này thành khối ASEAN!

Ngưòi ta đã kỷ niệm 100 năm ngày Đệ nhất Thế chiến bùng nồ năm 1914. Và thề sẽ suy ngẫm lịch sử để rút ra bài học và tránh tái phạm lỗi lầm. Nay là lúc kỷ niệm 100 năm cuộc Cách mạng tháng mười của Nga.  Khác với Đệ nhất Thế chiến, Cách mạng tháng mười vẫn còn những di sản hay tàng tích trước mắt. Chẳng khó gì để thấy di họa lân dài từ thế kỷ 20 qua thế kỷ 21!
Kark Marx hình dung sự nổi dậy của giai cấp công nhân khi chủ nghĩa tư bản cực thịnh. Cách mạng Nga không có mấy công nhân. Nga là một nước tư bản chủ nghĩa lạc hậu. Ở những nước mà Marx hình dung “chủ nghĩa tư bản đang vào thời quá độ”, như Đức, Anh, Pháp… công nhân không làm nổi cách mạng vô sản. Cách mạng ở Nga là sự nổi dậy của giới binh sĩ chán ghét chiến tranh và cho rằng vua Nga đã giành quyền điều hành cuộc chiến một cách non nớt, làm cho Nga bị Đức lấn lướt trên trận địa. Đây là một cuộc chiến có số tử thương cao nhất vì những công cụ chiến tranh mới như xe lửa, pháo binh… Cùng với sự nổi loạn của binh sĩ ngoài mặt trận bị cộng sản lợi dụng là sự nghèo đói, cùng quẫn của nông dân, không có cả đất để cạp, bởi vì đất đai nằm trong tay của giới quí tộc địa chủ quyền thế và vì chiến tranh, mùa màng thất bát. Nếu không có Đệ nhất Thế chiến, binh sĩ đã không nổi dậy. Chỉ có nông dân mà thôi, nhà cầm quyền thừa khả năng đàn áp. Bởi vậy mà khẩu hiệu của Lenin là “Hòa bình, Bánh mì và Đất đai” để liên kết binh và nông lại với nhau.

Một bài học mà giới cầm quyền phải luôn luôn ghi nhớ là khi quần chúng lao động ít học đang bị tuyệt vọng, bế tắc trong nghèo đói cùng sự phẫn nộ vì sự bất bình đẳng giàu nghèo và áp bức của một giới lãnh đạo vô cảm, thì đúng như Lenin nói, đó là thời điểm người ta phải nổi dậy. Đó là lý do vì sao trong cuộc nội chiến sau đó, từ 2018-2020, phía “cách mạng” đã thành công. Họ sẵn sàng dùng chiến thuật biển người, địch chết một ta chết mười nhưng cuối cùng vẫn cắm được ngọn cờ chiến thắng. Họ bị hy sinh hay sẵn sàng hy sinh? Và cũng như trong mọi cuộc cách mạng, ai còn nhớ những người đã nằm xuống bởi vì tổn thất quá lớn, không kể hết và không thu lượm được. Chính sự tổn thất lớn này là cái giá phải trả hay động lực cho những chiến thắng của cách mạng. Chúng ta cũng hiểu được bài học này từ cuộc chiến tranh của chúng ta. chống lại sự xâm lăng của miền bắc. Địch bao giờ cũng nói “còn non còn nươc còn người”, bởi vậy Hà Nội chẳng bao giờ phải nao núng cho dù bao nhiêu thế hệ đã phải nằm xuống, thây chất cao như núi. Thực sự sống dưới chế độ cộng sản, làm sao con người có thể có cuộc sống trong đời mình?

Nhưng chúng ta cũng nên hiểu rằng cuộc cách mạng này đã chẳng tồn tại nếu không có những thỏa hiệp ngu xuẩn từ cả Đức lẫn Đồng Minh. Đức đã ngưng tiến công trên mặt trận đánh vào Nga sau khi Lenin quyết định nhượng cho Nga một số lãnh thổ, trong đó có Ba Lan và Ukraine sát với nước Đức theo Hiệp định Brest-Litovsk ký vào tháng 3-1918 – tám tháng trước khi thế chiến chấm dứt! Lenin đã cực kỳ khôn ngoan, tuyên bố “Nay chúng ta đã đạt được đình chiến, có nghĩa là chúng ta đã chinh phục cả thế giới!”. Theo ước tính, Nga mất cả 25% dân số vì hiệp định này. Lẽ ra những nước Đồng Minh Anh, Mỹ, Pháp… phải có  những cố  vấn chính trị  sáng suốt hơn. Tuy nhiên, suy diễn cách nào đó, chính họ đã giúp Lenin và Nga đạt thỏa hiệp này khi họ đưa lính vào một số quân cảng của Nga theo yêu cầu của Nga! Theo sử liệu, “trong quá trình thương lượng, các lực lượng Anh, Pháp, Mỹ quả thật đã chiếm đóng một số cảng của Nga, nhưng cần nhớ ràng ở mức độ nào đó những nước Đồng Minh này đã được phe Bolshevik của Nga cố tình mời đến để hù dọa Đức và tăng cường tư thế mặc cả với kẻ thù. Những nước Đồng Minh đã mù quáng đến mức không nhìn thấy đe dọa lâu dài mà Lenin toan tính, đã chú tâm hầu như hoàn toàn vào việc giúp Lenin trở lại cuộc chiến chống Đức. Khi nhìn lại lịch sử nước Nga trong giai đoạn đó, chúng ta chỉ có thể thở dài, bởi vì Đống Minh còn phạm nhiều lỗi lầm sau đó, và Liên Xô sau đó còn lấn tới hung tợn hơn trong Đệ nhị Thế chiến.

Trong thời gian trước và sau Đệ nhị Thế chiến, Đồng Minh vẫn chưa thấy được mối đe dọa rất nguy hiểm của Liên Xô, mặc dù những hành động bành trướng của Điện Cẩm Linh dưới thời Stalin đặc biệt táo tợn. Đồng Minh đã để cho bao nước Đông Âu lần lượt rơi vào tay cộng sản. Lý do là trong thời gian giữa hai cuộc thế chiến (1918-1940), nhiều nước châu Âu đang rơi vào tình trạng khủng hoảng như hiện nay chúng ta đang thấy: những vấn đề chính trị và kinh tế của từng nước làm cho ý thức chống Quốc xã cùng cảnh giác trước đe dọa của cộng sản trở thành tê liệt, vô hiệu. Sự đoàn kết chống Quốc Xã cũng không có, mà sự thống nhất hành động để ngăn chận sự nổi dậy của các phe nhóm chính trị cộng sản trong nước được Liên Xô tiếp tay cũng không. Sau Đệ nhị Thế chiến, Tổng thống Roosevelt đang trên ngưỡng cửa tử thần, ông chẳng muốn làm gì cả. Ông qua đời ngay trong năm đó! Phần của cái bánh chia cho Liên Xô sau thế chiến quá lớn, của một mình Nga cũng tương đương với cả khối đồng minh Anh, Pháp, Mỹ… Rốt cuộc cả Đông Âu rơi vào gọng kềm (không phải vòng tay) cộng sản. Đến khi người ta thấy nguy mở ra mặt trận NATO (Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương) và Kế hoạch  Marshall giúp các nước Tây Âu phục hồi thì đã muộn.

Đống Minh đã thua Nga trong Đệ nhất Thế chiến khi đề cho Liên Xô cộng sản tồn tại. Họ không có viễn kiến cho dù vẫn chấp nhận chủ nghĩa tư bản!  Đồng Minh lại thua Nga trong Đệ nhị Thế chiến khi để cho Nga thao túng cả Đông Âu, họ vẫn chưa thấy mối đe dọa nay càng lớn hơn của Cộng Sản Quốc tế đối với lục địa này vì nước Anh cũng nghĩ mình là hải đảo – chẳng ai đụng đến mình và mình chẳng đụng đến ai. Sau đó, Tổng thống Mỹ Harry Truman  để yên cho Mao Trạch Đông đuổi Tưởng Giới Thạch ra đảo Đài Loan - cả Đông Á nhuộm trong màu đỏ - nhất là sau khi Triều Tiên bị chia cắt và họ Kim làm cho Bình Nhưỡng thành nhà thương điên nguy hiểm nhất thế giới. Và Pháp cho Cộng Sản cơ hội tiếm quyền ở Việt Nam.

Giới chính trị ở Mỹ và châu Âu thường chỉ nhìn ngắn hạn cùng những lợi ích đất nước an toàn có tính “cục bộ”. Giới trí thức và chuyên gia chính trị quốc tế và lịch sử có tầm nhìn hơn, nhưng không có tiếng nói chung vì sự xung đột triền miên giữa khuynh hướng bảo thủ và cấp tiến. Từ thời đó, ngưòi ta đã thấy chế độ nhà nước cảnh sát tàn bạo, độc ác, cưỡng bách tập thể hóa nông nghiệp từ thời Lenin, qua Stalin, đã dẫn đến nhũng trại cải tạo, hành quyết, thủ tiêu và nạn chết đói như thể nhân mãn của hàng triệu người. Lạ thay, sống dưới một chế độ bạo ngược, con người mất hết cảm nhận về nhân quyền, dân quyền, sự bình đẳng kinh tế xã hội, và cũng không còn dám hỏi “hòa bình, đất đai, bánh mì” ở đâu.

Trong năm 1990 khi Cộng Sản Quốc tế bắt đầu sụp đổ, tính ra có đến 2.2 tỷ người đang sống tại những nước khác nhau theo chủ nghĩa cộng sản. Tức khoảng 30% dân số thế giới. Có nghĩa là gần 1/3 dân số thế giới đã đánh mất cuộc sống trong cả đời của mình. Tât cả chỉ vì cuộc Cách mạng tháng mười. Nhưng khi đã đổ, thì nó phải đổ thôi!

Câu chuyện đâu đã ngừng ở chổ đó vì lịch sử có tính liên tục - một điều Tổng thống Trump không thấy. Putin và nước Nga của ông không xem tinh thần “cách mạng thang mười” bất diệt nhưng vẫn còn tiếc nuối một đế chế Liên Xô. Và Điện Cẩm Linh đúng là bất diệt với những âm mưu táo tợn đối với nhân loại phục hồi đế chế này theo nếp thủ đoạn chính trị quốc tế và quốc nội của Stalin. 

Những sử gia của Hoa Kỳ đã cho thấy họ quên cuộc Cách mạng tháng mười này, cho nên chưa hiểu đúng mức cuộc chiến tranh lạnh Stalin khơi mào sau đó, mà Việt Nam là một nạn nhân  khốc liệt nhất của sự ngu xuẩn chính trị ở Washington, và nay vẫn còn mơ hồ về thời hậu chiến tranh lạnh mà nước Nga của Putin đang lợi dụng tình trạng mất trật tự quốc tế để táo tợn, lần đầu tiên trong lịch sử, tìm hết cách có tay trong để mở rộng ảnh hưởng đến cả nước Mỹ.

 Thi Phương








 
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top