Hoàng Ngọc Nguyên, TRÁI TIM MỘT BẬC LÃO NIÊN

Hoàng Ngọc Nguyên

TRÁI TIM MỘT BẬC LÃO NIÊN




Không phải đến ngày hôm qua dân chúng Mỹ mới được nhìn thấy một hình ảnh trang nghiêm, đáng kính trọng của một chính khách Hoa Kỳ hiếm hoi còn xót lại. Xin mời quí vị xem lại, đọc lại một bài diễn văn khác có ý nghĩa sâu xa hơn về đất nước này mà tổng thống Biden đã đọc và dịp Giáng Sinh 2013 trước một nước Mỹ phân hóa đến ngậm ngùi.

Ngày 22-12-2023, hai ngày trước Lễ Giáng Sinh, Tổng thống Joe Biden đã có những lời tâm sự gởi gắm đến người dân Mỹ. Ông đã khá dũng cảm khi thẳng thắn nêu lên hiện trạng chia rẽ, phân hóa nơi người dân. Ông là chính khách đầu tiên, tổng thống đầu tiên, dám nói: “Chính trị của chúng ta đã trở nên quá cuồng nộ, quá hạ cấp, quá đảng phái. Chúng ta thường xem nhau như kẻ thù, không phải như láng giềng; với tư cách là đảng viên đảng Dân Chủ hoặc đảng Cộng Hòa, thay vì với tư cách là những người Mỹ đồng bào. Chúng ta trở nên quá chia rẽ”.

Chọn thời điểm mùa Giáng Sinh để nói lên những lời tâm  huyết này, ông Biden muốn người dân Mỹ, trong ánh sáng Phúc Âm, biết tin cậy nhau, thương yêu nhau, hợp quần, đoàn kết, tránh sự doán thù, chia rẽ - như những chân lý của cuộc sống. Sống trong đất nước, trong xã hội, người dân phải nghĩ, phải biết cách đến với nhau và mở rộng vòng tay cho nhau. Chân lý nằm trong lý tưởng đó, khi chúng ta sống trong một đất nước đa chủng, đa nguồn, đa văn hóa, người ta cần nhau hơn bao giờ hết, nhưng cảm thấy xa lạ, không cần biết đến nhau hơn bao giờ hết.

Những lời tâm tình cùa Ông Biden chưa quá 19 phút, ghi lại chưa quá 1.200 chữ, cho nên chỉ làm cho người nghe, người đọc lắng dịu trong tâm tư, tâm tình, nhưng chưa đủ khả năng khai sáng tâm trí. Lối sống Mỹ thường giới hạn quan hệ giữa người và người trong câu chào hỏi “How are you”, nhưng ít khi đi xa hơn đến mức con người có thể gần nhau. Ngược lại, ngay từ thời xa xưa, quan hệ giữa người và người trong nước Mỹ đã có những “uẩn khúc” về màu da, về chủng tộc, về tôn giáo, về giàu nghèo, về quyền lực chính trị và về quan hệ liên bang-tiểu bang…

Sự thù oán đầu tiên đã phát sinh từ cuộc Nội chiến 1961-65 đã khiến cho hơn 700.000 người thuộc hai miền phải nằm xuống, nhung cuộc Nội chiến này cũng có nguyên ủy trong cơ cấu và định chế chính trị liên bang-tiểu bang và lưỡng đảng của nước Mỹ. Vì là một đất nước của cơ hội (land of opportunities), là “vùng đất hứa” (land of promises), cho nên nước Mỹ, “vùng đất của di dân” (land of immigrants) bao giờ cũng có những bất ổn với khả năng trở thành một vấn đề tiềm tàng chính trị. Nước Mỹ lúc thì mở cửa (lúc cần người) lúc thì đóng (lúc không kham nổi). Đối với thành phần dân chúng khốn cùng (under-privileged), chính phủ lúc thì mở rộng hầu bao, lúc thì siết lại… Những vấn đề đại loại như thế làm cho xã hội khó có tiếng nói chung.

Đặc biệt từ dưới thời Tổng thống Barack Obama (2009-2016), từ năm 2010, một phong trào da trắng cực hữu đã nổi lên ngày càng mạnh như một loại “Tea Party”, được trang bi bằng chủ thuyết “Christian nationalism”, để tấn công vào đường lối phúc lợi xã hội của ông cùng lớp người da đen mà họ cho rằng đang mạnh lên nhờ ông Obama. Những phe nhóm da trắng siêu đẳng (white supremacist) này ngày càng phát triển, nhất là trong khu vực nông thôn và lao động ngoại ô, và được thúc đẩy khuyến khích mạnh từ ngày Donald Trump vào Tòa Bạch Cung đang tìm cách tạo một sự ủng hộ bảo thủ cực đoan trong phía quần chúng Cộng Hòa. Cụ thể là những nhóm Qanon, Proud Boys, Oath Keepers, Patriots… mở rộng thế lực “bạch chủng siêu đẳng”… và không ngai trang bị vũ khí khi xuống đường, dựa vào “Đệ nhị Tu chánh án”. “Chủ nghĩa dân tộc Cơ đốc giáo” đã khiến cho giới chính trị dân cử của Cộng Hòa một phần phải theo đuôi, theo đuổi “chính sách MAGA”. Và cũng cần nói rằng trong khi đa số người Mỹ gốc Á tránh xa những xu hướng chính trị nguy hiểm và phiêu lưu này, một số Mỹ gốc Việt “thức thời” - nhất là những nhà chính trị ở O.C., đã không ngại khoác chiếc áo cầm chuông lên mình.

Đó là những vấn đề ông Biden không tiện nói trong những lời tâm tình hòa giải đơn giản này. Và khi ông không nói ra “vì lý do chính trị không tiện nói”, đương nhiên, người ta chưa thể thấy được có khả năng nào, khi nào và trong điều kiện nào,  nước Mỹ tìm lại sự bình yên - nếu có.

Tuy nhiên, bài nói chuyện với những lời lẽ tâm tình tha thiết của lão trượng Joe Biden đã cho thấy con người của ông. Chúng ta chưa hề nghe những lời lẽ nhân bản từ tốn đó từ một con người như Donald Trump cho dù ông ta đã ở trong Tòa Bạch Cung cũng bốn mùa Giáng Sinh – trưoóc khi gần đất xa trời. Chúng ta cũng chưa hề nghe từ bất cứ người lãnh đạo nào trong đảng Cộng Hòa nói lên môi quan tâm, xót xa, lo ngại trước sự phân hóa ngày càng tan nát nơi nơi giữa hai đảng, giữa các tiểu bang, giữa các tôn giáo, giữa các chủng tộc.
Nay thì chúng ta đã nghe từ Tổng thống Joe Biden. Chúng ta nay có thể thấy niềm vui tràn lên lồng ngực, và sau đó là nỗi buồn chìm lắng trong tâm tư.

Giữa nói và làm, đó là một con đường chông gai và bình thường không thiếu gì người phải bỏ cuộc.
Tuy nhiên, mọi chuyện phải bắt đầu từ nhận thức.


Dù sao, đây là toàn bài diễn văn nàycủa tổng thống Biden mà tôi xin dịch lại để chúng ta cùng nhìn thấy lại trái tim nồng ấm yêu quê hương của một chính trị gia lão thành liêm khiết của đất nước này.


Good afternoon.
“Món Quà kỳ diệu đã được ban tặng 
một cách âm thầm, lặng lẽ làm sao.”


Trung tâm của câu chuyện Giáng sinh là một sự tĩnh lặng. Một đêm tĩnh lặng khi tất cả thế giới trở nên tĩnh lặng và tất cả sự lôi cuốn, tất cả tiếng động, tất cả nhũng gì chia rẽ chúng ta, những gì khiến chúng ta chống đối nhau, tất cả - tất cả mọi thứ dường như rất quan trọng nhưng thực sự không phải thế, tất cả đều tan biến trong tĩnh lặng của buổi tối mùa đông.

Và chúng ta nhìn lên bầu trời, nhìn vào một ngôi sao đơn độc, tỏa sáng hơn tất cả những ngôi sao còn lại, dẫn dắt chúng ta nhìn về sự ra đời của một đứa trẻ - đứa trẻ mà những người theo đạo Cơ đốc tin là con của Chúa; giờ đây, thật kỳ diệu, ở đây giữa chúng ta trên Trái đất này, đang mang lại hy vọng, tình yêu, hòa bình và niềm vui cho thế giới.

Vâng, đó là một câu chuyện đã hơn 2.000 năm rồi, nhưng vẫn còn rất sống động cho đến ngày nay. Chỉ cần nhìn vào mắt trẻ thơ vào buổi sáng Giáng Sinh, hoặc lắng nghe tiếng cười của một gia đình bên nhau trong mùa lễ này sau bao nhiêu năm — sau bao nhiêu năm xa cách. Chỉ cần cảm thấy hy vọng dâng lên trong lồng ngực khi chúng ta cất tiếng hát “Bài ca ca ngợi Thánh thần,” cho dù trước đó đã hát chẳng biết bao nhiêu lần.

Vâng, cho dù sau 2000 năm, Lễ Giáng Sinh vẫn có sức mạnh nâng chúng ta dậy, đưa  chúng ta đến với nhau, thay đổi cuộc đời, thay đổi thế giới.

Câu chuyện Giáng sinh là trọng tâm của lễ Giáng sinh - đức tin Kitô giáo. Nhưng thông điệp về hy vọng, tình yêu, hòa bình và niềm vui, cũng mang tính phổ quát cho tất cả mọi người.

Nó nói với tất cả chúng ta, cho dù chúng ta theo đạo Cơ đốc, Do Thái, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Phật giáo hay bất kỳ đức tin nào khác, hay không có đức tin nào cả. Nó nói với tất cả chúng ta là những con người ở trên thế gian này phải quan tâm đến nhau, đùm bọc nhau và yêu thương nhau.

Thông điệp Giáng Sinh luôn quan trọng, nhưng nó đặc biệt quan trọng trong những thời điểm nhiều thử thách, như thời điểm chúng ta đã trải qua trong vài năm qua.

Đại dịch đã cướp đi của chúng ta quá nhiều thứ. Chúng ta đã mất quá nhiều thời gian lẽ ra để sống với nhau. Chúng tôi đã mất quá nhiều người - những người chúng ta yêu quý. Hơn một triệu sinh mạng bị mất chỉ riêng ở Mỹ. Một triệu chiếc ghế nay để trống làm tan nát trái tim các gia đình trên khắp đất nước.

Chính trị của chúng ta đã trở nên quá cuồng nộ, quá hạ cấp, quá đảng phái. Chúng ta thường xem nhau như kẻ thù, không phải như láng giềng; với tư cách là đảng viên đảng Dân Chủ hoặc đảng Cộng Hòa, thay vì với tư cách là những người Mỹ đồng bào. Chúng ta trở nên quá chia rẽ.


Nhưng dù thời thế này có khó khăn đến đâu, nếu nhìn kỹ hơn một chút, chúng ta sẽ thấy những điểm sáng trên khắp đất nước: sức mạnh, sự quyết tâm, khả năng phục hồi đã định hình lâu dài cho nước Mỹ.

Chúng tôi chắc chắn đang đạt được tiến bộ. Mọi việc đang trở nên tốt hơn. COVID không còn kiểm soát cuộc sống của chúng ta. Trẻ đã trở lại trường học. Mọi người đã trở lại làm việc. Trên thực tế, nhiều người đang làm việc hơn bao giờ hết.

Người Mỹ đang xây dựng lại, đang đổi mới trở lại, mơ ước trở lại.

Vì vậy, tôi hy vọng trong mùa Giáng Sinh này, chúng ta hãy dành một vài phút tĩnh lặng để suy ngẫm và tìm thấy sự tĩnh lặng trong tâm điểm của Giáng Sinh — đó là tâm điểm của Lễ Giáng Sinh. Và hãy nhìn xem — hãy thực sự nhìn nhau, không phải với tư cách là đảng viên Dân Chủ hay đảng viên Cộng Hòa, không phải như thành viên của “Nhóm Đỏ” (CH) hoặc “Nhóm Xanh” (DC), nhưng thực sự nhìn nhau để hiểu chúng ta là ai: những người Mỹ đồng bào. Những người đồng bào xứng đáng được đối xử với phẩm giá và sự tôn trọng.

Tôi chân thành hy vọng kỳ nghỉ lễ này sẽ rút cạn chất độc đã lây nhiễm nền chính trị của chúng ta và khiến chúng ta chống lại nhau.
Tôi hy vọng mùa Giáng sinh này đánh dấu một khởi đầu mới cho đất nước chúng ta, bởi vì có rất nhiều lý do kết hợp chúng ta lại với nhau tư cách là người Mỹ, rất nhiều điều đoàn kết chúng ta hơn là chia rẽ chúng ta.

Chúng ta thực sự may mắn được sống ở đất nước này. Cho nên tôi thực sự hy vọng chúng ta dành thời gian nhiều hơn để quan sát - để quan tâm đến nhau. Không phải cho mình mà là cho nhau.

Rất nhiều người điêu đứng trong mùa Giáng Sinh. Đó có thể là khoảng thời gian vô cùng đau đớn và cô đơn khủng khiếp. Tôi biết điều này, như nhiều bạn cũng biết.


 
Kiều Mỹ Duyên, Trao Đi Yêu Thương, Nhận Lại Hạnh Phúc
   Ảnh chup Các em cô nhi tại chùa Hoa Long Cổ Tự ở quận 9, Sài Gòn, ngày 10/12/2024. Một người làm việc thiện, 2 người làm việc thiện, trăm người làm việc thiện, ngàn người làm việc thiện, của ít lòng nhiều, người có khả năng khiêm tốn thì làm theo sức của mình, không có tiền thì làm việc bằng thì giờ, công sức của mình: đến chùa, viện mồ côi, nấu nướng, trồng bắp, trồng rau, nuôi gà vịt, heo, hay dạy học, dạy cho trẻ con mồ côi, cũng là làm việc thiện. ​​​​​​​          Trong xã hội, mọi người thương nhau, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Người Thượng không có kiến thức, người thiểu số bệnh cùi rất nhiều. Người Kinh dạy cho người Thượng ở sạch sẽ, biết tắm rửa hàng ngày thì đỡ bệnh tật. Thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau, dạy bảo lẫn nhau, thì đỡ bệnh tật hơn.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top