Hoàng Ngọc Nguyên, RA NGÕ GẶP ANH HÙNG

RA NGÕ GẶP ANH HÙNG

Hoàng Ngọc Nguyên


Anh hùng dân tộc: Maria Ressa

     
Bongbong Marcos, Leni Robredo và  Sara Duterte

 
Rồi võ sĩ đương nhiên không sợ ai; và thị trưởng Manila Isko Moreno trẻ tuổi, hát hay, nhảy giỏi

Những câu chuyện về tranh cử tổng thống nghe được từ Manila đầu tháng mười này phải khiến người ta đi tới một kết luận: Phi Luật Tân vẫn là một “điển cứu” (case study) về sự khôi hài và phí phạm của dân chủ ở Đông Nam Á.
Trong hơn nửa thế kỷ qua, hay chính xác phải là bảy thập niên qua, người Mỹ đã thất bại trong viêc đưa dân chủ đến những nước trong vùng này, trong đó có một nước từng là “tiền đồn của thế giới tự do” – Outpost of the Free World.
Đó là điểu đã rõ, vì dân chủ không phải là một món hàng có thể xuất cảng bằng viên trợ Mỹ, và áp đặt lên một nước Mỹ bảo hộ tưởng là chuyên dễ nhưng vẫn là khó chơi. Người ta có thể hát mấy bài ca của Elvis Presley, Nat King Cole, the Platters, Patti Page… nhưng nói chuyện dân chủ theo kiểu Mỹ thật khó lắm.
Hơn nữa, mô hình dân chủ Mỹ cũng ngày càng “khả nghi”. Trước và sau Nội chiến Mỹ (1961-65), tại Capitol Hill ở Washington D.C. cũng chỉ có hai đảng chuyên nghề phá nhau thay vì phải hợp tác với nhau để tìm lối ra, cách đi lên cho đất nước. Trò chơi dân chủ là thế đó!
Đừng nhìn đâu xa, chỉ nhìn ngày nay cũng đủ ngán ngẩm. Trên sân khấu, đảng Cộng Hòa đối lập như thường lệ đang ra sức phá hoại đảng Dân Chủ cầm quyền để giành thế đa số tại lưỡng viện trong bầu cử năm 2022, trong khi Tổng thống Joe Biden đang khổ sở trăm bề, đứng ngồi không yên vì không biết phải làm gì.
Ông không biết phải làm gì một phần vì ông không biết phải làm gì! Ông đặt những mục tiêu ngoài tầm tay cho nên không biết làm sao với tới, chẳng hạn như kế hoạch phúc lợi nâng cao mức sống mọi giới từ trẻ đến già. Ngay trong đảng, ông vẫn chưa tìm ra cách tạo sự thỏa hiệp, đoàn kết; cánh cấp tiến (progressive) quá xa cách với ôn hòa (moderate), không nói gì đến nhánh bảo thủ. Đàng khác, ông phải đốí phó với những lãnh tụ Cộng Hòa như Mitch McConnell (chủ tịch nhóm thiểu số tại Thượng Viện), Kevin McCarthy (chủ tịch nhóm thiểu số tại Hạ Viện).
McConnell vào đầu tháng mười đã “long trọng” phát biểu: “Quan điểm của người Cộng Hòa là đơn giản. Chúng tôi không đòi hỏi gì. Trong hai tháng rưỡi, chúng tôi đơn giản chỉ cảnh báo đảng của Tổng thống phải tự giải quyết vấn đề nâng cao mức trần của nợ chính phủ bởi vì đảng của ông muốn điều hành chính phủ một mình”.
Đáp lại, ông Biden chỉ có sự phẫn nộ. Ông nói sự ngoan cố phủi tay của Cộng Hòa trong việc tìm cách trang trải nợ phát sinh từ thời Donald Trump là “đinh cao của sự vô trách nhiệm”. Cuối cùng, McConnell phải “thỏa hiệp”, đồng ý tạm gia hạn mức nợ trần đến giữa tháng 12 trong khi hai đảng tiếp tục tìm cách “thỏa hiệp”, có nghĩa là đảng Dân Chủ phải tìm cách nhượng bộ.
Vấn đề chính đối với người dân là ở chỗ chính trị của Mỹ là một hệ thống lưỡng đảng, thế nhưng đứng trước những vấn đề sống còn của chính quyển, của đất nước, như COVID-19 chẳng hạn, đảng Cộng Hòa im lặng làm như họ không có trách nhiệm. Hay như vấn đề cuộc nổi loạn ngày 6-1 nhằm lât đổ chính quyền, Cựu Phó Tổng thống Mike Pence đã xuẩn động nói: “Đảng Dân Chủ làm lớn chuyện để khỏa lấp nhưng thất bại của Joe Biden cũng như bỉ thử những người ủng hộ Trump”. Thế nhưng Pence quên rằng Quốc Hội và chính ông ta nguy khồn như thế nào trong ngày bạo loạn lịch sử phản dân hại nước đó. Donald Trump, như điều tra sau này tiết lộ, đã tính buộc Bộ Tư Pháp hủy bỏ kết quả bầu cử tồng thống vì lý do đơn giản: ông ta thua!
Dân chủ của Mỹ như thế cho nên khó là bài học cho những nước đang phát triển. Chúng ta cứ nhìn những nước Đông Nam Á (chín nước – không kể “vương quốc” Brunei nhỏ như lỗ mũi và chưa hề biết đến hai chữ “dân chủ”) để hiểu được dân chủ là điều “ước mong nhiều, đời không bấy nhiêu”.
Trước hết phải nói nước Việt Nam với đảng Cộng Sản “yêu qui” (tùy độc giả bỏ dấu). Nguyễn Phú Trọng miền bắc sau khi lật đổ đươc Nguyễn Tấn Dũng miền nam trẻ hơn để làm tổng bí thư thêm vài nhiệm kỳ nữa cho dù đã bị “stroke” và nhanh chóng đến tuổi cởi hạc, đã nói rằng “dân chủ độc đảng” như Việt Nam “thế mà hay”, là phương thức hữu hiệu nhất “của dân do dân vì dân”. Người dân quá tin Đảng cho nên không cần có thêm đảng nào khác nữa. Ai nói khác là đáng bị tội “phá hoại đoàn kết quốc gia”, và “cửa nhà tù luôn luôn rộng mở”, dù chỉ một thời gian rồi qua Mỹ. Chỉ có điều mâu thuẫn: ai cũng thấy, cũng biết nạn tham nhũng và lạm dụng quyền thế đang lan tràn ở Việt Nam, còn mạnh hơn đại dịch coronavirus. Không có dân chủ, không có lý do gì người ta phải sợ cả!
Lào, nước chư hầu của Việt Nam, cũng chỉ có con đường đó để đi theo. Dù ông Xây-xẩm Sau-khi-xỉn không còn nữa. Còn Campuchia tuy chống Việt Nam sau khi Hun Sen trở mặt chạy theo tàu, chàng Hun, cầm quyền từ gần bốn thế kỷ qua, gạt qua một bên con cháu Thái tử Sihanouk, nay đã chu đáo sắp xếp cho các con: thằng thì nắm quân đội, thằng thì công an, đứa thì nắm đảng. Giáo hội Phật giáo ở Campuchia cũng hiền như giáo hội Việt Nam hiện nay (cứ hỏi Thích Trí Quang thì biết), không dính gì chuyện chính tri, chỉ ham chuyện đời. quyên tiền xây chùa, cho nên chẳng gây náo động như thời Phật giáo Ấn Quang trước 1975 đã có công làm suy yếu chế độ Miền Nam.
Hai nước Hồi giáo là Malaysia và Indonesia. Tuy nhiên, ở cả hai, chúng ta vẫn có thể thấy một hệ thống đa đảng, bầu cử tương đối “tự do và ngay thật” (free and fair), và người dân vẫn sẵn sàng xuống đường để bày tỏ sự ủng hộ hay chống đối của mình. Indonesia là một nước phức tạp với dân số 273 triệu, gần gấp ba lần Việt Nam, và có nhiều hệ phái trong Hồi giáo “chung sống hòa bình”. Tạp chí Economist xem dân chủ của Indonesia là “lệch lạc” (flawed democracy). Nhưng có còn hơn không. Ít ra người dân có niềm tin và sẵn sàng tranh đấu cho dân chủ. Có lẽ vẫn có người còn nhớ Indonesia từng có hai nhà độc tài vĩ đại, Sukarno và Suharto, và họ đều bị bứng.
Malaysia cũng là một nước có dân chủ, cho dù thử thách triền miên. Tạp chí uy tín “The Diplomat” gọi nền dân chủ đó là “teetering” - khập khiểng. Đảng nắm quyền thường nhanh chóng đi vào hướng lạm quyền, tham nhũng, và đảng đối lập sẵn sàng tập họp dân chúng xuống đường. Cứ xem ông Thủ tướng Mahathir Mohamad đã 95 nhưng không chịu từ chức theo nhiệm kỳ đã mãn và sau 70 năm làm chinh trị đến mức người ta không chịu nổi phải bứng ông đi! Nay tuy đã gần trăm tuổi, ông vẫn xuống đường hàng ngày đòi lật đổ đảng đương nhiệm để ông trở lại chính quyền với tầm nhìn quốc tang cho chính mình!
Có hai nước Phật giáo chính thống chính cống là Thái Lan và Myanmar (Miến Điện). Phật giáo là tôn giáo nhấn mạnh ý thức “đời là bể khổ” với sinh lão bệnh tử và tham sân si mạn. Cho nên người thường cần giác ngộ “bốn chân lý” (tứ diệu đế) và bát chánh đạo, không nói gì đến lãnh đạo chính trị hay bậc chân tu. Nhưng từ bao đời, ở hai nước này nạn quân phiệt không làm sao dẹp được. Ở Thái Lan, một nước mà ai lỡ có lời xúc phạm đến vua cũng phải vào tù, thì quân đội dựa vào quân vương, mà vua cũng biết sợ nên phải dựa vào các tướng. Nhưng dân Bangkok là một dân tộc thực sự “Ra ngõ gặp anh hùng”. Họ vẫn xuống đường!!!
Ở Miến Điện, quân đội dựa vào thế Thiên triều ở Băc Kinh cho nên đàn áp thẳng tay người dân xuống đường – già trẻ lớn bé. Cái tham lam của mấy ông tướng đã rõ khi quốc hội phải dành một số ghế cho “quân đội nhân dân” (khoảng 25%), và một số vị trí trong nội các (quốc phòng, nội an) họ cũng “xí”. Nhưng lòng tham (quyền) không đáy! Họ muốn đảng họ bảo trợ phải thành công trong bầu cử năm 2021 để họ nắm quyền100%. Khi thất bại, họ chơi ngay sách của ông Trump, tố cáo “bầu cử gian lận” và bắt hết người trong đảng đang cầm quyển. Nhưng điều khó ngờ là người dân Myanmar không chịu thua trước sự phản loạn của quân đội lật đổ chính quyền dân chủ, dân bầu. Cho nên, cho dù hàng ngàn người đã chết (trong đó có cả trẻ em), hàng ngàn người đã bị bắt kể từ khi quân đội cướp chính quyền tháng hai năm nay, cuộc đấu tranh căng thẳng như một cuộc nội chiến.
Singapore là trường hợp khá phức tạp. Nươc này chỉ có 5.6 triệu dân, có mức GDP trên đầu người còn cao hơn cả Mỹ (Singapore: $65,641, Mỹ: $63,611). Trong lịch sử đất nước mới độc lập từ 56 năm nay (9-8-1965) chỉ có hai người lãnh đạo là hai cha con Lý Quang Diệu và Lý Hiển Long (xin đừng nhầm với Lý Tiểu Long, tức Bruce Lee). Singapore theo cách nhìn nào đó như môt nườc Hoa ly khai, khó thể là một nước dân chủ đại nghị thực sự, nhưng cũng khó xem đó là một nước chuyên chế. Hongwan Liu, một giáo sư Singapore, có nhận định như sau để trả lời câu hỏi: “Is Singapore really a liberal democracy: “ Không. Mà chúng tôi cũng không nói nước mình như thế. Tôi nghĩ rằng chính phủ Singapore thực sự tin rằng có một sự phân cách sai lạc giữa dân chủ và chuyên quyển, và chúng tôi chính là một thí dụ đứng đắn cho sự thành công của một chế độ khác với dân chủ tự do của phương tây. Trường hợp của Singapore tế nhị một cách đáng ngạc nhiên,  rất dễ bị người ngoài hiểu lầm, những người quen thuộc với những dẫn chứng cực đoan về chinh phủ. Nói về mặt tự do, có một số điểu tôi có thể nói là thực sự không tự do: không có quyền tự do hội họp và một báo chí tương đối bị kiểm soát, là hai điều chúng ta hẳn phải nghĩ đến, cả hai cò một tác động lên tự do ngôn luận. Những điều khác là những đe dọa thoáng hiện xảy ra ít thường xuyên hơn và vô lý hơn những gì người ngoài nghĩ, chẳng hạn như Đạo luật An ninh Nội bộ và những vụ án về tội phỉ báng.
Lo xa rồi lại nghĩ gần, chỉ có người Việt chúng ta trong nước là ăn ở quá hiền. Chỉ có vài người ở nước ngoài, xa nhà lâu ngày, tiêm nhiễm thói hư tật xấu, lại cứ nghĩ mình màu da nay đã trắng, cho nên cũng bày chuyện tham gia bao loạn “White Supremacy” và cứ mơ tưởng sẽ đi vào sử xanh!
Nhưng để cho câu chuyên có một “happy ending”, chúng ta từ Việt Nam hãy nhìn qua Biển Đông để thấy nền dân chủ trào lộng ở Phi Luật Tân (Phi là một trong hai nước Đông Nam Á đã từng giúp Việt Nam Cộng Hòa trong chiên tranh chống cộng trước 1975). Nước này chỉ mới được Mỹ cho độc lập sau Đệ nhị Thế chiến, và có hai điều nên biết là có đến hơn 7.500 đảo lớn nhỏ, dân rãi rác nhiều nơi sống như thổ dân, tổng dân số lên đến 110 triệu và nước này ít nhiều cũng là một nước dân chủ học ít nhiều từ Mỹ. Chúng ta cũng biết Philippines từng có một tổng thống độc tài đến mức làm tổng thống đến 20 năm - đến năm 1986 mới bị lật đổ. Vợ ông ta là hoa hậu, cho nên nói gì chồng cũng nghe theo, nên bà  xúi người chồng sợ vợ đừng rút lui khi hết nhiệm kỳ. Marcos làm thiết quân luật và bắt chước Nhậm Ngã Hành, cha Nhậm Doanh Doanh, có chồng cũng sợ vợ là Lệnh Hồ Xung, cứ thế làm tổng thống cho đến khi bị Cách mạng Quyền lưc Nhân dân với cả triệu người xuống đường lật đổ. Sau khi Marcos lưu vong chết ở Hawaii, bà vợ Imelda trở về nước, và đã là thượng nghị sĩ bốn nhiệm kỳ qua! Luật pháp nước Phi này cũng li kỳ, mà cử tri cũng li kỳ!  
Nưóc này từng có hai nữ tổng thống:. Corazon Aquino (1986-92) chính là người cầm đầu cuộc tranh đấu lật đổ Marcos sau khi chồng là thượng nghị sĩ Ninoy Aquino bị người của Marcos bắn chết ngay tại phi trường Manila. Con trai của bà, Benigno Aquino,  là tổng thống từ 2010-16. Con vua thì lại làm vua! Aquino đã qua đời vì ung thư đầu năm nay!  Giữa hai mẹ con là bà tổng thống Gloria Macapagal (2001-2010), chính là con của cố Tổng thống Diosdado Macapagal (1961-65). Bà đang làm phó tổng thống cho Joseph Estrada (1998-2001) thì ông này bị truất bãi vì tham nhũng, bà lên thay ông ba năm còn lại, và rồi bà thắng một nhiệm kỳ cho nên cầm quyền được 10 năm. Bà muốn sửa đổi hiến pháp để làm thêm sáu năm nữa nhưng mọi người đều nói: “Bỏ đi tám”. Tổng thống quân nhân duy nhất là Fidel Ramos (1992-98), người có công trong cuộc cách mạng lật đổ Marcos!
Tồng thống Duterte, nay đã 76, trước  là thị trưởng thành phố Davao của đảo đông dân là Mindanao, nổi tiếng là “khinh xuất”, hành động tàn bạo như sát nhân bừa bãi đối với những  nghi can buôn bán ma túy, hành động táo bạo khi bỏ tù tất cả những ai dám phê bình ông ta, và trong ngoại giao, hành động thô  bạo để giữ sự “độc lập” với Mỹ, ông ta thỉnh thoảng lại tung tăn chạy theo Tập Cận Bình. Nhưng rồi sáu năm điên rồ của ông ta cũng qua – như bốn năm Trump. Tưởng rằng khác Trump khi ông ta nói sẽ từ bỏ chuyện chính trị để đi tu (tránh đi tù). God Bless Him! Nhưng ngày 8-10, con gái ông Sara Duterte, đang là thị trưởng Davao cũng gợi ý ra tranh cử tổng thống! Tức thì Duterte tuyên bố sẽ đứng phó cho con gái của mình. My God! Câu chuy ê ệ n chưa ngừng ở đó. Có lẽ không muốn bị cha xỏ mũi, Sara Duterte bỗng nhiên ngưng không chịu nộp đơn dù đã quá hạn.
Cùng ra tranh cử cũng có vài nhân vật “gây tranh cãi”. Như bà Phó tổng thống đương nhiệm Leni Lobredo “không đồng tình với đường lối chống ma túy của tổng thống”; như võ sĩ vô địch thế giới Manny Pacquiao. Như thị trưởng Manila Francisco Domagoso, trẻ tuổi, hát hay, nhảy giỏi. Nhưng gây tranh cãi nhiều nhất là Thượng nghị sĩ Marcos Jr., con của cố tổng thống độc tài Marcos. Ngoài sự tưởng tượng của chúng ta, Marcos và Duterte là chỗ rất thân tình; Chính Duterte đã tổ chức quốc tang cho Marcos như một đại anh hùng dân tộc gần đây. Marcos Jr. được sự ủng hộ của không ít giới trẻ không biết Marcos cha là ai. Và Macos con cũng nói: “Cha là cha. Con là con. Tôi không phải chịu trách nhiệm về chuyện cha tôi đã làm”.
Như vậy ai là “anh hùng dân tộc” ở nước Phi này?
Theo tổ chức Giải Hòa bình Nobel, đó chính là bà Maria Ressa. Ngày 7-10, họ đã tuyên bố hai người được giải Hòa bình năm 2021 vì đã tranh đấu cho tư do ngôn luận là Maria Ressa và Dmitry Muratov (người Nga). Họ là những nhà báo đấu tranh cho lý tưởng tự do. Họ được chọn trong số 329 “ứng cử viên”. Bà Ressa, người đồng sáng lập trang tin Rappler, được khen ngợi vì đã sử dụng quyền tự do ngôn luận để "vạch trần việc lạm dụng quyền lực, sử dụng bạo lực và chủ nghĩa độc tài ngày càng gia tăng ở quê hương của bà, Philippines".
Trong một tuyên bố, Rappler cho biết rất "vinh dự và kinh ngạc" khi giám đốc điều hành đã được trao giải thưởng. "Không thể có một thời điểm tốt hơn - thời điểm mà các nhà báo và sự thật đang bị tấn công và làm suy yếu… Báo chí tự do, độc lập và dựa trên thực tế phục vụ để bảo vệ chống lại sự lạm dụng quyền lực, dối trá và tuyên truyền chiến tranh," ủy ban cho biết trong một tuyên bố. "Nếu không có tự do ngôn luận và tự do báo chí, sẽ khó có thể thúc đẩy thành công tình huynh đệ giữa các quốc gia, giải trừ quân bị và một trật tự thế giới tốt đẹp hơn để thành công trong thời đại của chúng ta," bản tuyên bố nói thêm.
Maria Ressa đồng sáng lập trang tin tức Rappler vào năm 2012. Trang web này hiện có 4,5 triệu người theo dõi trên Facebook và được biết đến với khả năng phân tích thông minh và điều tra kỹ lưỡng. Đây là một trong số ít các tổ chức truyền thông Philippines công khai chỉ trích Tổng thống Rodrigo Duterte và các chính sách của ông. Rappler đã xuất bản nhiều về cuộc chiến chống ma túy chết người của tổng thống theo chủ nghĩa dân túy, cũng như đưa ra một cái nhìn phê phán về các vấn đề sai trái, vi phạm nhân quyền và tham nhũng. Bà Ressa đã tự mình báo cáo về sự lan truyền của các tuyên truyền của chính phủ trên mạng xã hội.
Càng suy nghĩ, càng thương cho hàng trăm người Việt đang bị tù vì tranh đấu cho tự do ngôn luận nhưng bị bỏ quên bởi ngay chính đồng bào của mình.




Anh hùng dân tộc: Maria Ressa

     
Bongbong Marcos, Leni Robredo và  Sara Duterte

 
Rồi võ sĩ đương nhiên không sợ ai; và thị trưởng Manila Isko Moreno trẻ tuổi, hát hay, nhảy giỏi
Những câu chuyện về tranh cử tổng thống nghe được từ Manila đầu tháng mười này phải khiến người ta đi tới một kết luận: Phi Luật Tân vẫn là một “điển cứu” (case study) về sự khôi hài và phí phạm của dân chủ ở Đông Nam Á.
Trong hơn nửa thế kỷ qua, hay chính xác phải là bảy thập niên qua, người Mỹ đã thất bại trong viêc đưa dân chủ đến những nước trong vùng này, trong đó có một nước từng là “tiền đồn của thế giới tự do” – Outpost of the Free World.
Đó là điểu đã rõ, vì dân chủ không phải là một món hàng có thể xuất cảng bằng viên trợ Mỹ, và áp đặt lên một nước Mỹ bảo hộ tưởng là chuyên dễ nhưng vẫn là khó chơi. Người ta có thể hát mấy bài ca của Elvis Presley, Nat King Cole, the Platters, Patti Page… nhưng nói chuyện dân chủ theo kiểu Mỹ thật khó lắm.
Hơn nữa, mô hình dân chủ Mỹ cũng ngày càng “khả nghi”. Trước và sau Nội chiến Mỹ (1961-65), tại Capitol Hill ở Washington D.C. cũng chỉ có hai đảng chuyên nghề phá nhau thay vì phải hợp tác với nhau để tìm lối ra, cách đi lên cho đất nước. Trò chơi dân chủ là thế đó!
Đừng nhìn đâu xa, chỉ nhìn ngày nay cũng đủ ngán ngẩm. Trên sân khấu, đảng Cộng Hòa đối lập như thường lệ đang ra sức phá hoại đảng Dân Chủ cầm quyền để giành thế đa số tại lưỡng viện trong bầu cử năm 2022, trong khi Tổng thống Joe Biden đang khổ sở trăm bề, đứng ngồi không yên vì không biết phải làm gì.
Ông không biết phải làm gì một phần vì ông không biết phải làm gì! Ông đặt những mục tiêu ngoài tầm tay cho nên không biết làm sao với tới, chẳng hạn như kế hoạch phúc lợi nâng cao mức sống mọi giới từ trẻ đến già. Ngay trong đảng, ông vẫn chưa tìm ra cách tạo sự thỏa hiệp, đoàn kết; cánh cấp tiến (progressive) quá xa cách với ôn hòa (moderate), không nói gì đến nhánh bảo thủ. Đàng khác, ông phải đốí phó với những lãnh tụ Cộng Hòa như Mitch McConnell (chủ tịch nhóm thiểu số tại Thượng Viện), Kevin McCarthy (chủ tịch nhóm thiểu số tại Hạ Viện).
McConnell vào đầu tháng mười đã “long trọng” phát biểu: “Quan điểm của người Cộng Hòa là đơn giản. Chúng tôi không đòi hỏi gì. Trong hai tháng rưỡi, chúng tôi đơn giản chỉ cảnh báo đảng của Tổng thống phải tự giải quyết vấn đề nâng cao mức trần của nợ chính phủ bởi vì đảng của ông muốn điều hành chính phủ một mình”.
Đáp lại, ông Biden chỉ có sự phẫn nộ. Ông nói sự ngoan cố phủi tay của Cộng Hòa trong việc tìm cách trang trải nợ phát sinh từ thời Donald Trump là “đinh cao của sự vô trách nhiệm”. Cuối cùng, McConnell phải “thỏa hiệp”, đồng ý tạm gia hạn mức nợ trần đến giữa tháng 12 trong khi hai đảng tiếp tục tìm cách “thỏa hiệp”, có nghĩa là đảng Dân Chủ phải tìm cách nhượng bộ.
Vấn đề chính đối với người dân là ở chỗ chính trị của Mỹ là một hệ thống lưỡng đảng, thế nhưng đứng trước những vấn đề sống còn của chính quyển, của đất nước, như COVID-19 chẳng hạn, đảng Cộng Hòa im lặng làm như họ không có trách nhiệm. Hay như vấn đề cuộc nổi loạn ngày 6-1 nhằm lât đổ chính quyền, Cựu Phó Tổng thống Mike Pence đã xuẩn động nói: “Đảng Dân Chủ làm lớn chuyện để khỏa lấp nhưng thất bại của Joe Biden cũng như bỉ thử những người ủng hộ Trump”. Thế nhưng Pence quên rằng Quốc Hội và chính ông ta nguy khồn như thế nào trong ngày bạo loạn lịch sử phản dân hại nước đó. Donald Trump, như điều tra sau này tiết lộ, đã tính buộc Bộ Tư Pháp hủy bỏ kết quả bầu cử tồng thống vì lý do đơn giản: ông ta thua!
Dân chủ của Mỹ như thế cho nên khó là bài học cho những nước đang phát triển. Chúng ta cứ nhìn những nước Đông Nam Á (chín nước – không kể “vương quốc” Brunei nhỏ như lỗ mũi và chưa hề biết đến hai chữ “dân chủ”) để hiểu được dân chủ là điều “ước mong nhiều, đời không bấy nhiêu”.
Trước hết phải nói nước Việt Nam với đảng Cộng Sản “yêu qui” (tùy độc giả bỏ dấu). Nguyễn Phú Trọng miền bắc sau khi lật đổ đươc Nguyễn Tấn Dũng miền nam trẻ hơn để làm tổng bí thư thêm vài nhiệm kỳ nữa cho dù đã bị “stroke” và nhanh chóng đến tuổi cởi hạc, đã nói rằng “dân chủ độc đảng” như Việt Nam “thế mà hay”, là phương thức hữu hiệu nhất “của dân do dân vì dân”. Người dân quá tin Đảng cho nên không cần có thêm đảng nào khác nữa. Ai nói khác là đáng bị tội “phá hoại đoàn kết quốc gia”, và “cửa nhà tù luôn luôn rộng mở”, dù chỉ một thời gian rồi qua Mỹ. Chỉ có điều mâu thuẫn: ai cũng thấy, cũng biết nạn tham nhũng và lạm dụng quyền thế đang lan tràn ở Việt Nam, còn mạnh hơn đại dịch coronavirus. Không có dân chủ, không có lý do gì người ta phải sợ cả!
Lào, nước chư hầu của Việt Nam, cũng chỉ có con đường đó để đi theo. Dù ông Xây-xẩm Sau-khi-xỉn không còn nữa. Còn Campuchia tuy chống Việt Nam sau khi Hun Sen trở mặt chạy theo tàu, chàng Hun, cầm quyền từ gần bốn thế kỷ qua, gạt qua một bên con cháu Thái tử Sihanouk, nay đã chu đáo sắp xếp cho các con: thằng thì nắm quân đội, thằng thì công an, đứa thì nắm đảng. Giáo hội Phật giáo ở Campuchia cũng hiền như giáo hội Việt Nam hiện nay (cứ hỏi Thích Trí Quang thì biết), không dính gì chuyện chính tri, chỉ ham chuyện đời. quyên tiền xây chùa, cho nên chẳng gây náo động như thời Phật giáo Ấn Quang trước 1975 đã có công làm suy yếu chế độ Miền Nam.
Hai nước Hồi giáo là Malaysia và Indonesia. Tuy nhiên, ở cả hai, chúng ta vẫn có thể thấy một hệ thống đa đảng, bầu cử tương đối “tự do và ngay thật” (free and fair), và người dân vẫn sẵn sàng xuống đường để bày tỏ sự ủng hộ hay chống đối của mình. Indonesia là một nước phức tạp với dân số 273 triệu, gần gấp ba lần Việt Nam, và có nhiều hệ phái trong Hồi giáo “chung sống hòa bình”. Tạp chí Economist xem dân chủ của Indonesia là “lệch lạc” (flawed democracy). Nhưng có còn hơn không. Ít ra người dân có niềm tin và sẵn sàng tranh đấu cho dân chủ. Có lẽ vẫn có người còn nhớ Indonesia từng có hai nhà độc tài vĩ đại, Sukarno và Suharto, và họ đều bị bứng.
Malaysia cũng là một nước có dân chủ, cho dù thử thách triền miên. Tạp chí uy tín “The Diplomat” gọi nền dân chủ đó là “teetering” - khập khiểng. Đảng nắm quyền thường nhanh chóng đi vào hướng lạm quyền, tham nhũng, và đảng đối lập sẵn sàng tập họp dân chúng xuống đường. Cứ xem ông Thủ tướng Mahathir Mohamad đã 95 nhưng không chịu từ chức theo nhiệm kỳ đã mãn và sau 70 năm làm chinh trị đến mức người ta không chịu nổi phải bứng ông đi! Nay tuy đã gần trăm tuổi, ông vẫn xuống đường hàng ngày đòi lật đổ đảng đương nhiệm để ông trở lại chính quyền với tầm nhìn quốc tang cho chính mình!
Có hai nước Phật giáo chính thống chính cống là Thái Lan và Myanmar (Miến Điện). Phật giáo là tôn giáo nhấn mạnh ý thức “đời là bể khổ” với sinh lão bệnh tử và tham sân si mạn. Cho nên người thường cần giác ngộ “bốn chân lý” (tứ diệu đế) và bát chánh đạo, không nói gì đến lãnh đạo chính trị hay bậc chân tu. Nhưng từ bao đời, ở hai nước này nạn quân phiệt không làm sao dẹp được. Ở Thái Lan, một nước mà ai lỡ có lời xúc phạm đến vua cũng phải vào tù, thì quân đội dựa vào quân vương, mà vua cũng biết sợ nên phải dựa vào các tướng. Nhưng dân Bangkok là một dân tộc thực sự “Ra ngõ gặp anh hùng”. Họ vẫn xuống đường!!!
Ở Miến Điện, quân đội dựa vào thế Thiên triều ở Băc Kinh cho nên đàn áp thẳng tay người dân xuống đường – già trẻ lớn bé. Cái tham lam của mấy ông tướng đã rõ khi quốc hội phải dành một số ghế cho “quân đội nhân dân” (khoảng 25%), và một số vị trí trong nội các (quốc phòng, nội an) họ cũng “xí”. Nhưng lòng tham (quyền) không đáy! Họ muốn đảng họ bảo trợ phải thành công trong bầu cử năm 2021 để họ nắm quyền100%. Khi thất bại, họ chơi ngay sách của ông Trump, tố cáo “bầu cử gian lận” và bắt hết người trong đảng đang cầm quyển. Nhưng điều khó ngờ là người dân Myanmar không chịu thua trước sự phản loạn của quân đội lật đổ chính quyền dân chủ, dân bầu. Cho nên, cho dù hàng ngàn người đã chết (trong đó có cả trẻ em), hàng ngàn người đã bị bắt kể từ khi quân đội cướp chính quyền tháng hai năm nay, cuộc đấu tranh căng thẳng như một cuộc nội chiến.
Singapore là trường hợp khá phức tạp. Nươc này chỉ có 5.6 triệu dân, có mức GDP trên đầu người còn cao hơn cả Mỹ (Singapore: $65,641, Mỹ: $63,611). Trong lịch sử đất nước mới độc lập từ 56 năm nay (9-8-1965) chỉ có hai người lãnh đạo là hai cha con Lý Quang Diệu và Lý Hiển Long (xin đừng nhầm với Lý Tiểu Long, tức Bruce Lee). Singapore theo cách nhìn nào đó như môt nườc Hoa ly khai, khó thể là một nước dân chủ đại nghị thực sự, nhưng cũng khó xem đó là một nước chuyên chế. Hongwan Liu, một giáo sư Singapore, có nhận định như sau để trả lời câu hỏi: “Is Singapore really a liberal democracy: “ Không. Mà chúng tôi cũng không nói nước mình như thế. Tôi nghĩ rằng chính phủ Singapore thực sự tin rằng có một sự phân cách sai lạc giữa dân chủ và chuyên quyển, và chúng tôi chính là một thí dụ đứng đắn cho sự thành công của một chế độ khác với dân chủ tự do của phương tây. Trường hợp của Singapore tế nhị một cách đáng ngạc nhiên,  rất dễ bị người ngoài hiểu lầm, những người quen thuộc với những dẫn chứng cực đoan về chinh phủ. Nói về mặt tự do, có một số điểu tôi có thể nói là thực sự không tự do: không có quyền tự do hội họp và một báo chí tương đối bị kiểm soát, là hai điều chúng ta hẳn phải nghĩ đến, cả hai cò một tác động lên tự do ngôn luận. Những điều khác là những đe dọa thoáng hiện xảy ra ít thường xuyên hơn và vô lý hơn những gì người ngoài nghĩ, chẳng hạn như Đạo luật An ninh Nội bộ và những vụ án về tội phỉ báng.
Lo xa rồi lại nghĩ gần, chỉ có người Việt chúng ta trong nước là ăn ở quá hiền. Chỉ có vài người ở nước ngoài, xa nhà lâu ngày, tiêm nhiễm thói hư tật xấu, lại cứ nghĩ mình màu da nay đã trắng, cho nên cũng bày chuyện tham gia bao loạn “White Supremacy” và cứ mơ tưởng sẽ đi vào sử xanh!
Nhưng để cho câu chuyên có một “happy ending”, chúng ta từ Việt Nam hãy nhìn qua Biển Đông để thấy nền dân chủ trào lộng ở Phi Luật Tân (Phi là một trong hai nước Đông Nam Á đã từng giúp Việt Nam Cộng Hòa trong chiên tranh chống cộng trước 1975). Nước này chỉ mới được Mỹ cho độc lập sau Đệ nhị Thế chiến, và có hai điều nên biết là có đến hơn 7.500 đảo lớn nhỏ, dân rãi rác nhiều nơi sống như thổ dân, tổng dân số lên đến 110 triệu và nước này ít nhiều cũng là một nước dân chủ học ít nhiều từ Mỹ. Chúng ta cũng biết Philippines từng có một tổng thống độc tài đến mức làm tổng thống đến 20 năm - đến năm 1986 mới bị lật đổ. Vợ ông ta là hoa hậu, cho nên nói gì chồng cũng nghe theo, nên bà  xúi người chồng sợ vợ đừng rút lui khi hết nhiệm kỳ. Marcos làm thiết quân luật và bắt chước Nhậm Ngã Hành, cha Nhậm Doanh Doanh, có chồng cũng sợ vợ là Lệnh Hồ Xung, cứ thế làm tổng thống cho đến khi bị Cách mạng Quyền lưc Nhân dân với cả triệu người xuống đường lật đổ. Sau khi Marcos lưu vong chết ở Hawaii, bà vợ Imelda trở về nước, và đã là thượng nghị sĩ bốn nhiệm kỳ qua! Luật pháp nước Phi này cũng li kỳ, mà cử tri cũng li kỳ!  
Nưóc này từng có hai nữ tổng thống:. Corazon Aquino (1986-92) chính là người cầm đầu cuộc tranh đấu lật đổ Marcos sau khi chồng là thượng nghị sĩ Ninoy Aquino bị người của Marcos bắn chết ngay tại phi trường Manila. Con trai của bà, Benigno Aquino,  là tổng thống từ 2010-16. Con vua thì lại làm vua! Aquino đã qua đời vì ung thư đầu năm nay!  Giữa hai mẹ con là bà tổng thống Gloria Macapagal (2001-2010), chính là con của cố Tổng thống Diosdado Macapagal (1961-65). Bà đang làm phó tổng thống cho Joseph Estrada (1998-2001) thì ông này bị truất bãi vì tham nhũng, bà lên thay ông ba năm còn lại, và rồi bà thắng một nhiệm kỳ cho nên cầm quyền được 10 năm. Bà muốn sửa đổi hiến pháp để làm thêm sáu năm nữa nhưng mọi người đều nói: “Bỏ đi tám”. Tổng thống quân nhân duy nhất là Fidel Ramos (1992-98), người có công trong cuộc cách mạng lật đổ Marcos!
Tồng thống Duterte, nay đã 76, trước  là thị trưởng thành phố Davao của đảo đông dân là Mindanao, nổi tiếng là “khinh xuất”, hành động tàn bạo như sát nhân bừa bãi đối với những  nghi can buôn bán ma túy, hành động táo bạo khi bỏ tù tất cả những ai dám phê bình ông ta, và trong ngoại giao, hành động thô  bạo để giữ sự “độc lập” với Mỹ, ông ta thỉnh thoảng lại tung tăn chạy theo Tập Cận Bình. Nhưng rồi sáu năm điên rồ của ông ta cũng qua – như bốn năm Trump. Tưởng rằng khác Trump khi ông ta nói sẽ từ bỏ chuyện chính trị để đi tu (tránh đi tù). God Bless Him! Nhưng ngày 8-10, con gái ông Sara Duterte, đang là thị trưởng Davao cũng gợi ý ra tranh cử tổng thống! Tức thì Duterte tuyên bố sẽ đứng phó cho con gái của mình. My God! Câu chuy ê ệ n chưa ngừng ở đó. Có lẽ không muốn bị cha xỏ mũi, Sara Duterte bỗng nhiên ngưng không chịu nộp đơn dù đã quá hạn.
Cùng ra tranh cử cũng có vài nhân vật “gây tranh cãi”. Như bà Phó tổng thống đương nhiệm Leni Lobredo “không đồng tình với đường lối chống ma túy của tổng thống”; như võ sĩ vô địch thế giới Manny Pacquiao. Như thị trưởng Manila Francisco Domagoso, trẻ tuổi, hát hay, nhảy giỏi. Nhưng gây tranh cãi nhiều nhất là Thượng nghị sĩ Marcos Jr., con của cố tổng thống độc tài Marcos. Ngoài sự tưởng tượng của chúng ta, Marcos và Duterte là chỗ rất thân tình; Chính Duterte đã tổ chức quốc tang cho Marcos như một đại anh hùng dân tộc gần đây. Marcos Jr. được sự ủng hộ của không ít giới trẻ không biết Marcos cha là ai. Và Macos con cũng nói: “Cha là cha. Con là con. Tôi không phải chịu trách nhiệm về chuyện cha tôi đã làm”.
Như vậy ai là “anh hùng dân tộc” ở nước Phi này?
Theo tổ chức Giải Hòa bình Nobel, đó chính là bà Maria Ressa. Ngày 7-10, họ đã tuyên bố hai người được giải Hòa bình năm 2021 vì đã tranh đấu cho tư do ngôn luận là Maria Ressa và Dmitry Muratov (người Nga). Họ là những nhà báo đấu tranh cho lý tưởng tự do. Họ được chọn trong số 329 “ứng cử viên”. Bà Ressa, người đồng sáng lập trang tin Rappler, được khen ngợi vì đã sử dụng quyền tự do ngôn luận để "vạch trần việc lạm dụng quyền lực, sử dụng bạo lực và chủ nghĩa độc tài ngày càng gia tăng ở quê hương của bà, Philippines".
Trong một tuyên bố, Rappler cho biết rất "vinh dự và kinh ngạc" khi giám đốc điều hành đã được trao giải thưởng. "Không thể có một thời điểm tốt hơn - thời điểm mà các nhà báo và sự thật đang bị tấn công và làm suy yếu… Báo chí tự do, độc lập và dựa trên thực tế phục vụ để bảo vệ chống lại sự lạm dụng quyền lực, dối trá và tuyên truyền chiến tranh," ủy ban cho biết trong một tuyên bố. "Nếu không có tự do ngôn luận và tự do báo chí, sẽ khó có thể thúc đẩy thành công tình huynh đệ giữa các quốc gia, giải trừ quân bị và một trật tự thế giới tốt đẹp hơn để thành công trong thời đại của chúng ta," bản tuyên bố nói thêm.
Maria Ressa đồng sáng lập trang tin tức Rappler vào năm 2012. Trang web này hiện có 4,5 triệu người theo dõi trên Facebook và được biết đến với khả năng phân tích thông minh và điều tra kỹ lưỡng. Đây là một trong số ít các tổ chức truyền thông Philippines công khai chỉ trích Tổng thống Rodrigo Duterte và các chính sách của ông. Rappler đã xuất bản nhiều về cuộc chiến chống ma túy chết người của tổng thống theo chủ nghĩa dân túy, cũng như đưa ra một cái nhìn phê phán về các vấn đề sai trái, vi phạm nhân quyền và tham nhũng. Bà Ressa đã tự mình báo cáo về sự lan truyền của các tuyên truyền của chính phủ trên mạng xã hội.
Càng suy nghĩ, càng thương cho hàng trăm người Việt đang bị tù vì tranh đấu cho tự do ngôn luận nhưng bị bỏ quên bởi ngay chính đồng bào của mình.

 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top