Hoàng Ngọc Nguyên, MỘT THỜI BÓNG ĐÁ

Hoàng Ngọc Nguyên

MỘT THỜI BÓNG ĐÁ



Pelé và WC 1970


Đỗ Thới Vinh - tiền đạo số 8


Đội tuyển chúng ta may ra còn nhớ vài tên:
Tỷ, Thanh, Hiếu, Rạng, Myo, Vinh, Th ách, Há, Nhung, Tư, Kane, Cụt…

Tin đến vào một ngày cuối năm (thứ năm 29-12) từ thành phố Sao Paulo của nước Ba Tây. Cho dù không hẳn là tin dữ, vì cả mấy ngày trước người ta đã có tin ông đã vào nhà thương cấp cứu từ cuối tháng 11 vì nhiễm trùng đường hô hấp và những biến chứng liên quan đến ung thư ruột. Ông đã 82, cho nên nhiều người vẫn nghĩ ông khó qua khỏi. Nay thì ông đã ra đi, phần nào hơi bất ngờ và hơi nhanh –Bất ngờ và nhanh, kiếp người thường kết thúc như thế. Và truyền thông quốc tế từ bao lâu nay đã sẵn sàng những lời ca ngợi một nhân vật lịch sử độc đáo trong làng cầu thế giới như thế.

Chẳng hiểu hiện nay có bao nhiêu người biết rằng Pelé là nhân vật đã thực sự đem nước Ba Tây và bóng đá Ba Tây đến với thế giới. Pelé cũng là cầu thủ duy nhất trên thế giới đã ba lần nâng cao chiếc Cúp Vô Địch World Cup (1958 tại Thụy Điển, 1962 tại Chile và 1970 tại Mexico). Trong những năm 60 và 70, có lẽ đâu đâu người ta cũng biết Pelé, cho dù cũng có không ít người không biết nước Ba Tây của Pelé cụ thể nằm chỗ nào. Và với sự thống trị của bóng đá Ba Tây trên làng cầu thế giới, từ hơn 60 năm qua, Pelé đã là biểu tượng của bóng đá toàn cầu hóa.

Trong năm 1958 đó, Pelé đã nhanh chóng trở thành thần tượng của thế hệ trẻ trong niềm thán phục không tưởng được: một cầu thủ da đen làm lu mờ tất cả các cầu thủ da trắng nổi tiếng của các nước châu Âu bóng đá hùng mạnh bao đời. Và chuyện không tránh khỏi: Người ta bắt đầu tò mò tìm hiểu xem nước Ba Tây nằm ở đâu, và hiểu ít nhiều về truyền thống bóng đá của nước này với kỹ thuật giữ bóng, dắt bóng, chuyền bóng đặc sắc của cá nhân cầu thủ.
 
Thực ra, chỉ có sự vô lý mới giải thích được vì sao năm 1950 Ba Tây không đoạt được World Cup đầu tiên cho mình khi giải này năm đó được tổ chức ngay trên sân nhà và Ba Tây quá mạnh so với Uruguay là nước vào chung kết – quá yếu và quá nhỏ. Nhưng Ba Tây lại thua Uruguay 1-2 ở phút cuối cùng 79 sau khi đã dẫn truớc 1-0 và bị gỡ hòa 1-1 (Vào năm đó, thời gian một trận đấu chỉ có 80 phút).

Ba Tây là một nước hiếm có ở Nam Mỹ. Thống kê năm 2022, dân số 214 triệu, và đến 56% là người da đen (do sư bộc phát của chế độ nô lệ kéo dài hơn ba thế kỷ và chỉ chấm dứt vào năm 1888) và phong trào di dân từ châu Âu. Để so sánh, Argentina có dân số 45 triệu, và Uruguay 4.5 triệu – cả hai nước này đều nói tiếng Tây Ban Nha và chủ trương “bạch hóa dân tộc”, tức xóa thiểu số bạch chủng trong xã hội với chính sách “chỉ có một giọt máu da trắng cũng là người da trắng”. Trong khi đó Ba Tây nói tiếng Bồ Đào Nha và có một đa số quá bán là người da đen, là thành phần nghẻo khó nhất trong nước vốn nghèo này. Nghẻo đến mức trẻ da đen thích chơi bóng đá có khi phải gom giấy và giẻ rách lại làm trái banh. Theo câu chuyện về Pelé được ghi lại “Khi còn nhỏ, cái thú chơi bóng của cậu bé là chân trần chay trên sân đất và trái banh được độn với vớ và giẻ - đó chính là khởi đầu một sự nghiệp lây lừng lâu dài”. Nhưng vùng Nam Mỹ bóng đá phát triển mạnh – một phần vì trẻ nghèo không có gì khác để chơi. Ba Tây với dân số vượt trội so với những nước láng giềng, và sự nghèo đói cũng vượt trội vào khoảng sau Đệ nhị Thế chiến, nhưng bóng đá cũng hơn hẳn những nước chung quanh.

Nhờ WC 1958, nhờ Pelé, thế giới mới biết Ba Tây. Và chỉ biết đến Pelé trong giải vô địch thế giới này có lẽ cũng không công bằng. Một số trong chúng ta có thể còn nhớ lại, vào thời đó, những tên tuổi anh hùng khác, đặc biệt là Garrincha, (lúc đó 25, so với Pelé 18) là một tiền đạo nổi bật với  tài điều khiển quả bóng như một người đôi chân có nam châm thu hút trái bóng. Đến WC 1962, Garrincha còn nổi bật hơn nữa, được xem là thiên tài hiếm có đã đem đến cho Ba Tây chiếc cúp vàng thứ hai, và riêng Garrincha đạt được Đôi Giày Vàng cho cầu thủ ghi bàn nhiều nhất (9 bàn thắng), và Quả Bóng Vàng cho cầu thủ hay nhất. Pelé bị thương đầu gối sau trận đầu tiên trong WC 1962. Năm 1966, WC tại Anh, đến phiên Garrincha bị thương ở đầu gối sau 2 trận đấu cho nên phải tạm thời giã từ sân cỏ. Lúc đó ông đã 31. Năm 1970, Ba Tây đoat WC tại Mexico, đội tuyển chỉ có Pelé (lúc đó đã 30), không có Garrincha, nhưng Pelé sáng chói trong trận chung kết Ba Tây thắng Ý 4-1.

Nói đến thời vàng son của bóng đá Ba Tây, người Việt thế hệ đó không khỏi nhớ đến thời “trưởng thành” của bóng đá Miền Nam – những năm cuối thập niên 50 và những năm đầu của thập niên 60 với những đội bóng gây hào hứng vô kể cho khán giả bóng đá tại những sân Tao Đàn (Vườn Ông Thượng), sân bóng đá Quân Đội, và sau đó là sân Cộng Hòa. Sân Tao Đàn nằm môt bên đường Huyền Trân Công Chúa, nhìn qua Dinh Độc Lập, nhỏ (sức chứa khoang 15.000 người) nhưng ấm cúng, nhất là những khi có đá đèn. Trên sân đó chúng ta đã từng chứng kiến sự đua tranh giữa những đội lớn như Tổng Tham Mưu, AJS (Thanh niên Thể thao), Cảnh sát, Ngôi sao Gia Định, Câu lạc bộ Thề thao Saigon (CSS), Quan Thuế… Và có những cầu thủ không thể quên được như Đỗ Thới Vinh, Đỗ Quang Thách, Phạm Văn Rạng, Nguyễn Ngọc Thanh, Hà Tam (Há), Hùng 1, Hùng 2, Ngầu, Phát, Đực 1, Đực 2, Nhung (Pierre), Kane… Khó quên nhất trong đó là Đỗ Thới Vinh, số 8, từ Quân Cụ qua Tồng Tham Mưu, nhỏ con nhưng nhanh và dẫn banh hay – vẫn được gọi xứng đáng là Pelé Viêt Nam. Vinh chính là linh hồn của đội tuyển Việt Nam thời đó. Cũng khó quên những đội nước ngoài đã đến Saigon, như Djurgarden (Thụy Điển), Nam Hoa, Đông Phương, Peru…

Bóng đá trở thành một phần của đời sống thuở đó cũng nhờ báo chí hang say vào trận. Nói đến thời đó, chúng ta không thể quên Huyền Vũ và điệu nhạc mở đầu các chương trình tường thuât các trận đấu của ông. Huyền Vũ, một đai úy trong quân đội VNCH, là người tường thuật bóng đá hấp dẫn chưa từng có đã khiến cho chúng ta luôn luôn cảm thấy sôi nổi theo ông. Và về báo chí, chớ quên tờ Đuốc Thiêng, tuần báo đóng đô tại số 24 đường Nguyễn An Ninh (người viết bài này thứ hai nào cũng chầu chực có mặt ở nơi này vào lúc 1 giờ trưa chỉ để mua một tờ báo và xem có bài chuùa của mình không - trước khi đạp xe trở lai lớp đệ tứ truờng Chu Văn An đường Trần Binh Trọng), cùng những nhà báo thề thao “nổi danh tài sắc một thời” như Thiệu Võ, Hoa Lê…

Người ta nói vào 1-2 năm cuối đời, Pelé phải chống nạng mà đi. Nhưng nay thì ông đã qua đời, va chắc rằng hàng trăm triệu người trên thế giới này thuộc thế hệ của ông hay trước và sau thế hệ đó, đang ngâm ngùi trước sự ra đi này. Những người cao niên trên 70 hẳn bén nhây hơn lớp phía dưới về qui luật của muôn đời. Người ta đang nhắc lại một lời tâm tình trước đây của ông: Tôi được sinh ra để chơi bóng, cũng như Beethoven được sinh ra để viết nhạc và Michelango được sinh ra để vẽ.

Những lởi chia buồn đã không ngớt được nói lên cho nhân vật huyền thoại này. Santos FC, câu lạc bộ đầu tiên của Pelé đã dựng lên hình ảnh của ông trên Twitter với hàng chữ “Bất diệt”. Cầu thủ Neymar, một trong những cầu thủ nổi tiếng nhất của Ba Tây hiện nay, đang chơi cho Paris Saint Germain, đã nói “Pelé đã thay đổi tất cả. Ông đã chuyển bóng đá thành một nghệ thuật, một môn chơi giải trí. Ông đã cho người nghèo, người da đen một tiếng nói, và đặc biệt hơn cả, ông đã làm cho thế giới thấy được Ba Tây. Bóng đá và Ba Tây đã nâng cao vị thế của mình nhờ Vua Bóng Đá”. Chỉ cần nhắc lại: lần cuối cùng Ba Tây được World Cup là cách đây 20 năm tại Đại Hàn!

Bởi thế bao giờ Ba Tây cũng phải một lòng một dạ nhớ ơn Pelé đã mang đất nước đến với thế giới. Và bóng đá cũng chẳng thể quên được chính Pelé đã làm khởi sắc một môn chơi có thể đã đi vào sự nhàm chán nếu không có lối chơi ảo thuât của đôi bàn chân của Ba Tây, lối chơi của Pelé.

Bởi vậy, sự so sánh của tổ chức FIFA (Bóng đá Thế giới) vào năm 2000 xem Pelé và Maradona là hai cầu thủ nổi bật nhất của thế kỷ 20 chỉ có tính chính trị mà thiếu tình người trong đó. Làm sao Maradona, từng nổi tiếng với “God’s hand” trong WC 1986 (Argentina vô địch thế giới năm này), “bàn tay ảo thuật” (không phải bàn chân), người từng ngụp lặn trong nghiện ngập, và chỉ thắng được một WC, có thể so sánh được với Pelé!

Với người đã biết bóng đá là một nguồn hạnh phúc của loài người, chỉ có Pelé!

Hoàng Ngọc Nguyên

 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top