Hồ sơ Pandora
Điều tra của Washington Post
NHIỀU TÝ DOLLAR “ĐEN” ĐƯỢC DẤU KÍN BỞI NHỮNG LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI
Hồ sơ Pandora Papers gồm hơn 29.000 tài khoản nước ngoài, nhiều hơn gấp đôi con số được xác định trong Hồ sơ Panama. Trong số các chủ tài khoản có hơn 130 người được tạp chí Forbes liệt kê là tỷ phú và hơn 330 viên chức nhà nước tại hơn 90 quốc gia và các vùng lãnh thổ, gấp đôi con số được tìm thấy trong các tài liệu Panama.Báo Washington Post vừa tiết lộ các hồ sơ bí mật nêu chi tiết về những chuyển ngân tài chính không rõ ràng mà những lãnh tụ toàn cầu dùng để che dấu tài sản, những đường dây liên hệ và thủ thuật kế toán để tránh khỏi đóng thuế hay che dấu tiền cho những tổ chức tội phạm, các đường dây ma túy, tống tiền, buôn bán vũ khí...
Một loạt hồ sơ tài chính tư nhân mà báo Washington Post có được cho thấy phạm trù rộng lớn của hệ thống tài chính bí mật từ nước ngòai đã che giấu hàng tỷ đô la trốn các cơ quan thuế vụ, chủ nợ, những cơ quan điều tra tội phạm và trong 14 trường hợp liên quan đến các nhà lãnh đạo quốc gia hiện tại trên khắp thế giới.
Những tiết lộ này gồm hơn 100 triệu đô la mà Vua Abdullah II của Jordan đã chi cho những ngôi nhà sang trọng ở Malibu, California, và các địa điểm khác; hàng triệu đô la tài sản và tiền mặt thuộc sở hữu bí mật của các nhà lãnh đạo Cộng hòa Séc, Kenya, Ecuador và các nước khác; và một ngôi nhà bên bờ sông ở Monaco sở hữu bởi một phụ nữ Nga, người đã có khối tài sản đáng kể sau khi tin đồn cô có con với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Những tiết lộ này lại tiếp cận rất gần với các viên chức Hoa Kỳ và nhiều nhà lãnh đạo Tây phương, những người thường xuyên lên án các quốc gia nhỏ hơn có hệ thống ngân hàng dễ dãi đã bị "lợi dụng" trong nhiều thập kỷ bởi những kẻ cướp đoạt tài sản quốc gia và những tội phạm rửa tiền bẩn.
Ví dụ như những bằng chứng mới lộ diện cho thấy tiểu bang Nam Dakota hiện đối diện với các tranh chấp về pháp lý không rõ ràng ở châu Âu và Caribe về những bí mật tài chính. Hàng chục triệu đô la từ bên ngoài Hoa Kỳ hiện được bao che bởi các công ty ủy thác ở Sioux Falls, một số có liên hệ với những người và công ty bị cáo buộc vi phạm nhân quyền và các hành vi phạm luật khác.
Các chi tiết này có trong hơn 11,9 triệu hồ sơ tài chính do Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) phát giác và đã được Washington Post và các cơ quan truyền thông khác kiểm tra sự chính xác. Các hồ sơ này bao gồm những email riêng tư, những bảng chiết tính bí mật, hợp đồng bí mật và các hồ sơ khác mở đầu cho các kế hoạch tài chính bất chính và xác định được các cá nhân đằng sau chúng.
Những hồ sơ này được gọi là Pandora Papers, vượt quá tầm cở của những cáo giác của cuộc điều tra Panama Papers 5 năm trước đây. Vì dữ liệu mà Panama Papers được lấy từ một công ty luật duy nhất, nhưng tài liệu mới Pandora Papers bao gồm hồ sơ từ 14 dịch vụ tài chính riêng biệt hoạt động tại các quốc gia và thuộc nhiều quốc gia bao gồm Thụy Sĩ, Singapore, Sép, Belize và Quần đảo Virgins Island thuộc Anh.
Hồ sơ Pandora Papers gồm hơn 29.000 tài khoản nước ngoài, nhiều hơn gấp đôi con số được xác định trong Hồ sơ Panama. Trong số các chủ tài khoản có hơn 130 người được tạp chí Forbes liệt kê là tỷ phú và hơn 330 viên chức nhà nước tại hơn 90 quốc gia và các vùng lãnh thổ, gấp đôi con số được tìm thấy trong các tài liệu Panama.
Hệ thống "tài chính nước ngoài - offshore" finance là gì?
Là hệ thống 'tài chính' của nước ngoài' cung cấp sự bảo mật cho khách hàng, tạo cơ hội để che giấu tài sản khỏi sự điều tra của chính quyền, chủ nợ và những yêu cầu bồi thường khác, cũng như tránh khỏi sự giám sát của công chúng.Tại sao nó được gọi là "tài chính nước ngoài"?
Hệ thống này được gọi là tài chính nước ngoài bởi vì các quốc gia cung cấp dịch vụ che dấu của cải này thường ở các đảo hoặc ven biển. Nhưng ngày nay "ngoài khơi-offshore" có nghĩa là bất kỳ nơi nào không phải là quốc gia cư trú của khách hàng.Những dịch vụ này có hợp pháp không?
Các công ty cung cấp dịch vụ "tài chính nước ngoài" được thành lập theo luật của quốc gia nơi cư trú. Nhưng khách hàng của họ đã 'lạm dụng' những "dịch vụ nước ngoài" này theo để che dấu của cải có được không hợp pháp.Hậu quả giây chuyền
Kết quả là những dịch vụ "tài chính nước ngoài" mà hồ sơ Pandora Papers này đề cập tới đã cung cấp trên toàn thế giới một hệ thống tài chính 'chính tà' song hành toàn hảo có tác dụng bào mòn kéo dài trong nhiều thế hệ làm tiêu hao những khoản tiền đáng kể từ công quỹ của nhiều chính phủ, làm trầm trọng thêm hố sâu lệnh giàu nghèo của xã hội khi đồng lõa che dấu tài sản phạm pháp của những kẻ gian lận, những chính trị gia độc tài, cản trở chính quyền và các nạn nhân trong nổ lực tìm kiếm hoặc thu hồi tài sản bị cất giấu.Sherine Ebadi, cựu nhân viên FBI từng là đặc vụ chính về hàng chục vụ tội phạm tài chính cho biết: Hệ thống "tài chính nước ngoài" là một vấn nån mà mọi người tuân thủ luật pháp trên toàn thế giới phäi quan tâm.
Theo ông Ebadi thì hệ thống tài chính nước ngoài đóng vai trò chính trong việc bảo vệ tài sản của các tổ chức buôn bán ma túy, các tổ chức tống tiền, buôn bán vũ khí và các tội phạm khác. Ebadi, hiện là phó giám đốc điều hành tại Kroll, một công ty tư vấn và điều tra doanh nghiệp, cho biết thêm: "Các hệ thống này không chỉ giới hạn trong việc gian lận thuế. Chúng đã làm suy yếu toàn thể cấu trúc của một xã hội tốt".
Báo Washington Post đã xuất bản tám bài báo, cũng như các đoạn video và âm thanh, dựa trên tài liệu trong tài liệu Pandora Papers. Hai nhân vật được báo này nêu ra trước tiên là vua Jordan và tổng thống Nga Putin. Những bài kế tiếp së phân tích kỹ hơn về các khía cạnh ‘liên hệ’ của Hoa Kỳ vào hệ thống này, bao gồm tác hại do chính sách ‘thiên đường thuế” của Hoa Kỳ và cách những tội Hoa Kÿ vẫn có thể bảo vệ tài sản bằng cách sử dụng ‘hệ thống tài chính nước ngoài - offshore finance’
Trong những bài tiếp theo, các câu chuyện về việc cướp bóc các cổ vật ở châu Á, sự giàu có của các tỷ phú xuất hiện trong hồ sơ dấu diếm và tác động của các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với các nhà tài phiệt Nga.
Pandora Papers là một tài liệu dày tố cáo những hoåt động tài chính phi luật pháp toàn cầu, một tài liệu liên quan đến 150 tổ chức tin tức ở 117 quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau. Tài liệu này bao gồm cả các báo cáo của BBC và báo The Guardian tiết lộ chi tiết mới về các nhà tài trợ nước ngoài đóng góp hàng triệu USD cho Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Anh Boris Johnson. Tổ chức Hiệp hội các nhà báo Điều tra quốc tế ICIJ đã hợp tác với các cộng sự viên nước ngoài về câu chuyện về một Hồng Y Công giáo bị tai tiếng ở Mexico, hàng triệu đô la do các thành viên trong chính phủ của Thủ tướng Pakistan Imran Khan nắm giữ ở nước ngoài, cũng như nắm giữ bí mật của các nhà lãnh đạo từ châu Âu đến châu Mỹ Latinh.