• Thế Sự Thăng Trầm, Hoàng Ngọc Nguyên: SÚNG ĐẠN CŨNG LÀ CHUYỆN VĂN HÓA

• Thế Sự Thăng Trầm, Hoàng Ngọc Nguyên:


SÚNG ĐẠN CŨNG LÀ CHUYỆN VĂN HÓA

NRA hay thiệt! Rồi đâu lại vào đấy! 

Sau vụ nổ súng tại khách sạn Mandalay, Las Vegas, vào đầu tháng 10, 2017 với những con số kỷ lục về người thiệt mạng (59) và bị thương (827), nhiều người hy vọng rằng những nhà lập pháp Cộng Hòa sẽ hồi tâm và tìm cách thoát khỏi vòng cương tỏa của Hiêp hội Súng Quốc gia (NRA) để đi tìm những giải pháp ngăn ngừa bạo lực súng đạn trong thời buổi con người ngày càng điên loạn và hiểm độc. Chúng ta không còn dám tin ở sức mạnh hay hiệu quả của nền dân chủ Mỹ nữa. Chúng ta chỉ mong đợi ở sự ghê sợ trưóc chết chóc và niềm đau thương với những ngưòi vô tội nạn nhân của những vụ mass shootings, trong đó kẻ giết người ngang nhiên dùng những cây súng liên thanh, tự động thường chỉ có thể có ở trên chiến trường, để giết người bất kể, càng nhiều người nằm xuống càng đạt mục tiêu gây tiếng vang lịch sử. Sự ghê sợ này cùng lòng nhân ái của một nước vẫn tự cho mình là một đất nước có tín ngưỡng, một dân tộc Cơ Đốc giáo, phải buộc những nhà chính trị phải cùng nhau hành động nhanh chóng – ít nhất không cho phép lưu hành những loại súng khủng khiếp như thế trong thời buổi con người vừa ngu hơn, vừa điên hơn, vừa ác hơn, vừa độc hơn. Thế nhưng sau một tháng trôi qua kể từ ngày có vụ nổ súng ở khách sạn Mandalay bởi một tên đại gian ác âm mưu giết chết hàng trăm, hay hàng ngàn người nhưng kết quả chi chừng đó, đúng là NRA hay thiệt. Rồi đâu lại vào đấy. Có nghĩa là chẳng có gì xảy ra cả. 

Trước sự thất vọng não nề này, chúng ta chỉ có thể tự trách mình. Bao nhiêu kinh nghiệm đã có, từ bao lâu nay, có phải mới đâu, mà chúng ta cứ mê ngủ, không chịu “học tập”. Cứ sau một vụ thảm sát xảy ra, chúng ta lại mừng khấp khởi, cứ cầu Trời khần Phật thế nào hai viện của Quốc Hội Mỹ sẽ nhanh chóng, khẩn cấp họp lại để đưa ra mot đai luat tăng cường kiêm tra súng dãn, đề cho loại súng tấn công (assault rifle) giết người hàng loạt không còn được lưu hành, và những người “có vấn đề” (ngu, điên, ác, hiểm) sẽ không được giấy phép mua súng. Dù sao, các nhà dân cử cũng là con người, aren’t they! Cứ xem nước Úc tiến bộ đến chừng nào. Đó phải là thiên đàng hạ giới khi người dân sống mà không phải lo những vụ án bạo lực súng đạn, nhờ luật pháp kiểm tra súng đạn của nước Úc ngày càng chặt chẽ sau một vài vụ nổ súng từ đời xửa đời xưa. Ngay cả những nước phương tây, dân chủ tự do là thế, nhưng không bao giờ người dân phải sống nơm nớp lo sợ vì “khủng bố nội địa” (domestic terrorism). Chỉ gần đây nguời Hồi giáo mới cho lục địa này hiểu thế nào là khủng bố nhập cảng trong chế độ tự do mậu dịch. Để biết được sức mạnh của khủng bố Hồi giáo, cứ xem vụ nổ ngày 14-10 vừa qua ở thủ đô Somalia, hơn 230 ngưòi thiệt mạng.
Thế nhưng cho dù là người vô tình bao nhiêu với thời cuộc, chúng ta đều có thề nhớ những vụ tương đối gần đây ngay cả với những di dân mới như chúng ta: vụ thảm sát ở trường trung học Columbine, Colorado (1999) với 12 người thiệt mạng, 24 bị thương; vụ  trường Vir-ginia Tech (2007) với 32 người chết 17 bị thương; vụ sát hại trẻ thơ vô tội ở trường tiểu học Sandy Hook (Newtown, Connecticut) vào tháng 12 năm 2012, 27 thiệt mạng; vụ ở nhà hát Au-rora, Colorado, tháng sáu năm 2012, với 12 người chết, 70 bị thương … Gần đây nhất là vụ thảm sát ở trung tâm xã hội San Bernadino năm 2015 gây tử thương cho 14 người, thương tích 22;  vụ giết người ở nhà thờ Charleston vào năm 2015 khiến chín người da đen thiệt mạng; và vụ tàn sát ở một hộp đêm của người đồng tính ở Orlando 2016 – 49 người chết, bị thương 58 người). Các tổng thống Mỹ, từ Bill Clinton đến George W. Bush và Barack Obama… sau các biến cố này đã tức thì xúc động lên tiếng, đoan quyết sẽ hành động tức thì… Nhưng lực bất tòng tâm, những tiếng nói của họ có khi lạc lỏng…
Bởi thế, chúng ta mới thấy phản ứng khôn ngoan của đương kim Tổng thống Donald Trump: ông chẳng nói gì cả, chẳng để lộ sự xúc động, và chẳng có bất cứ một lời hứa hẹn gì. Ông chỉ bảo người dân: Hãy quên đi, cứ để thời gian trôi qua rồi hãy bàn lại chuyện này. Bởi vì ông biết rằng làm không lại NRA. Hay đúng hơn, ông đã nhận cả 30 triệu tiền vận động tranh cử từ hiệp hội này. Bị trám miệng, cũng như bao người Cộng Hòa khác, nay ông còn nói gì được nữa – nhất là ông còn tham vọng tranh cử năm 2020, nếu không bị impeach dọc đường!
Nhưng chúng ta đừng ngạc nhiên và cũng đừng đổ hết trách nhiệm cho một ông tổng thống vốn chủ trương “Me First”. Ông có bị hề hấn gì đâu! Người ta đã chóng quên vụ nổ súng ở Las Vegas bởi vì họ chỉ nhớ con số nạn nhân 59 người chết, cũng chẳng cao hơn nhiều so với các vụ trước đây (ông Trump sẽ nói người ta phải “tự hào” vi chỉ chết chừng đó), nhưng quên rằng còn có cả gần 850 người bị thương, cho nên con số nạn nhân thật sự phải lên tới cả 900 người. Bị thương vì súng đạn! Hãy tưởng tượng cuộc sống của những nạn nhân của vụ nổ súng ở Las Ve-gas từ nay cho đến khi gặp lại 59 người kia. Bao nhiêu người phải sống trong phế tật vì súng đạn vô tình?
 Để bào chữa, hay bênh vực chuyện tự do mua bán súng, mang súng, giữ súng, mà người ta gọi chung là “quyền súng” (gun rights) đối nghịch với “gun control” (kiểm soát súng), người ta hay viện lý do “hiến pháp” và Đệ nhị Tu chánh án. Tu chánh án này được viết ra vào một thời ngưòi ta khuyến khích phong trào “nhân dân tự vệ”, ai cũng nên có súng để chống lại đế quốc Anh xâm lược, cùng bảo vệ quyền “tự quản” của địa phương của mình – không để cho “độc lập, tự do” bị liên bang lạm dụng. Dân quân tự kết hợp theo từng địa phương, và đương nhiên phải có súng, cho nên tu chánh án khuyến khích mọi người tham gia dân quân tự trang bị súng, giữ súng cho mình - một phần cảnh giác sự lạm dụng của những người có súng đối với những người không có súng. Bởi vậy mới có chuyện cao bồi miền Viễn Tây đi đâu cũng mang súng và “bắn chậm thì chết” - người Mỷ da trắng lập quốc (American settlers) đã quen như thế. Người ta cũng hay nói đến chuyện “văn hóa truyền thống” để phòng khi có người nói Đệ nhị Tu chánh án đã lỗi thời. Người Mỹ vẫn quen với cách sống, cách nghĩ, cách làm như vậy đối với vấn đề súng. Khi người ta không chịu nhìn vào thực tại của cuộc sống, đương nhiên phải nhắm mắt ca ngợi “văn hóa truyền thống” mà không định nghĩa được.
Do đó, những người thực tế hơn thì nói rằng chúng ta trước hết hãy nhìn vào “văn hóa súng đạn” của Mỹ để hiểu được giới hạn những mong đợi của mình. Đúng là trước khi bàn sâu đến nếp văn hóa lâu đời này, chúng ta hãy lướt qua 9 nét đặc thù của văn hóa đó mà BBC, một người ngoài, đã lưu ý chúng ta. Đây là 9 câu hỏi khá chọn lọc và sâu sắc.
1.Nước Mỹ khác biệt thế nào với những nước khác trên thế giới? Người Mỹ có súng nhiều vô kể. Người người, nhà nhà! Khoảng 40% người Mỹ nói rằng họ có súng hay sống trong một gia đình có súng. Tỷ lệ giết người hay ngộ sát bằng súng đạn ở Mỹ cao nhất trong số những nước đã phát triển. Có hơn 11.000 người chết vì súng đạn trong năm 2016. So với tổng số án mạng, ở Mỹ đến 64% vụ là do súng đạn, Canada 30.5%, Anh 4.5% và Úc 13%. Án mạng bao gồm sát nhân và ngộ sát. Trong con số này không bao gồm những vụ bắn chết can phạm.
2. Ai có súng nhiều nhất trên thế giới? Tính theo số súng so với dân số, tỷ lệ này ở nước Mỹ là gần 90%, Thụy Sĩ và Phần Lan là những nước châu Âu có tỷ lệ súng/dân số cao nhất (khoảng 45%); hai nơi này đều có luật nghĩa vụ quân dịch bắt buộc đối với thanh niên trên 18 tuổi. Cyprus (35%), Áo (30%) và Yemen (55%) đều là những nước có chế độ quân dịch. Canada không có nghĩa vụ này, tỷ lệ 32%.
3. Tử thương vì súng đạn ở Mỹ do đâu? Đã có hơn 90 vụ bắn vào đám đông (mass shoot-ings) kể từ năm 1982. Cho đến năm 2012, bắn vào đám đông được định nghĩa là có ít nhất bốn người chết trong một vụ nổ súng bừa bãi. Sau năm 2013, con số này bao gồm cả những vụ bắn giết có ba người chết. Những vụ bắn giết này không bao gồm giết người liên quan đến tội ác như cướp có vũ trang hay bạo lực băng đảng. Con số người chết trong các vụ bắn vào đám đông mỗi năm chỉ thể hiện một tỷ lệ bách phân nhỏ trong con số tổng hợp. Trong tống số 33.594 người chết năm 2014, có 21.386 là do tự tử, 11.008 là án mạng, trong đó chỉ có 14 người chết trong các vụ bắn vào đám đông. Con số tự sát bằng súng gần gấp đôi con số chết vì giết người bằng súng trong năm 2015, và tỷ lệ này đã gia tăng mạnh trong những năm gần đây (cho thấy người ta dùng súng để tự tử nhiều hơn để giết người khác). Theo một khảo sát vào năm 2016 được phổ biến trong American Journal of Public Health, tự tử bằng súng đạn cũng chiếm gần một nửa mọi trường hợp tự tử ở nước Mỹ.
4. Sát nhân già hay trẻ chừng nào? Tuổi trung bính của những kẻ sát nhân trong 91 vụ án trong hồ sơ các vụ bắn vào đám đông là 34. Paddock là một trong ba hung phạm tuổi trên 60. Hai người kia là William D. Baker, 66, giết năm người ở Illinois vào năm 2001, và Kurt Myers, 64, giết năm người ở New York vào năm 2013. Kẻ sát nhân trẻ nhất là Andrew Douglas Golden, 11, phục kích thầy giáo và học trò tại Westside Middle School ỡ Arkansas năm 1998. Cậu ta hợp tác với bạn hoc Mitchell Scott Johnson, 13 tu2ổi, thành tích: 5 chết, 10 bị thương.
5. Các vụ tấn công ở Mỹ ngày càng chết chóc nhiều hơn. Vụ tấn công ở Las Vegas đương nhiên trầm trọng nhất trong lịch sử. Cả ba vụ có số thương vong lớn nhất đều xảy ra trong mười năm qua. (một vụ ở Orlando, Florida năm 2016, có 49 người thiệt mạng; một vụ năm 2007 ở Virginia Tech, Virginia, 32). Cũng cần kể thêm vụ ở trường tiểu học Sandy Hook năm 2012, 27 người chết, trong đó đến 21 nạn nhân là trẻ em 6-7 tuổi).
6. Loại súng nào sát thương nhất? Loại súng tấn công liên thanh tự động hay bán tự động có mức tàn sát cao nhất, như trong vụ Orlando và Sandy Hook. Cảnh sát nói hàng chục cây súng như thế đã được tìm thấy nơi phạm trường trong vụ nổ súng ở Las Vegas. Một số tiểu bang đã cấm lưu hành súng tấn công, súng này đã bị cấm hoàn toàn trong cả mười năm mới được Tồng thống George W. Bush cho phục hồi năm 2004. Tuy nhiên, phần lớn vụ sát nhân là do súng tay, theo số liệu của FBI.
7. Giá của súng ở Mỹ đắt hay rẻ. Theo người ngoài nhận xét, giá súng ở Mỹ rẻ không ngờ được. Súng tấn công (như loại M-16 hay AR15 của Mỹ hay AK47 của Tiệp Khắc) tiểu liên tự động như loại tìm thấy trong phòng của Paddock giá khoảng $1.500. Súng ngắn mà người ta tìm thấy trong khách sạn của Paddock: $200, có thể mua dễ dàng từ các tiệm bán súng. Nếu tổng cộng 23 cây súng tìm ra tại khách sạn cùng 19 cây tại nhà, Paddock có thề đã chi hơn $70.000 cho súng và đạn dược.
8. Ai ủng hộ việc kiểm soát súng? Dân Mỹ đã thay đổi ý kiến vể việc cấm súng ngắn (pis-tols) trong vòng 60 năm qua. Nay, theo thăm dò của Gallup,một “đa số đáng kể” chống việc cấm súng ngắn. Đến hơn 70% cho rằng không nên cấm đoán, chỉ khoảng 22% đồng tình, và 1-3% không có ý kiến. Một số biện pháp kiểm soát được người dân thuộc cả hai đảng ủng hộ, chẳng hạn như hạn chế bán súng cho người có vấn đề tâm thần hay đang bị “theo dõi”. Nhưng người Dân Chủ và Cộng Hòa phân hóa nhiều hơn trước những đề nghị cải cách khác, ví dụ như có nên cho những công dân bình thường thêm quyền mang súng được che dấu trong người.
9. Ai chống kiểm soát súng? Hiệp hội Súng Quốc gia đã vận động chống tất cả mọi hình thức kiểm soát súng ở nước Mỹ, lý luận rằng có thêm súng thì đất nước an toàn hơn. Hiệp hội này nằm trong số những nhóm vận động lập pháp mạnh nhất ở Mỹ, có một ngân sách đáng kể để “chi phối” những nhà lập pháp vể chính sách súng. Một trong năm người có súng ở Mỹ nói họ là thành viên của NRA – và hiệp hội này có sự ủng hộ đặc biệt mở rộng từ những người có súng theo đảng Cộng Hòa. Vê mặt vận động, NRA chính thức chi một năm 3 triệu cho Quốc Hội để gây ảnh hưởng chính sách súng. Nhưng NRA đã chi đến hàng chục triệu cho các cuộc tranh cử của nhũng ứng cử viên chống lại sự kiểm soát súng.
       Trước khi chúng ta tìm kết luận tạm thời về việc này, hãy xem một báo cáo về kho súng của Stephen Paddock:
       “Stephen Paddock, người đàn ông 64 tuổi, đã giết 59 người và làm bị thương hơn 800 người khác, đã mua 33 khẩu súng trong 12 tháng qua. Nhưng vì đây là súng dài, không phải súng cầm tay, nên không qui định cấm đoán, kiểm tra nào. Đạo luật Kiểm soát Súng năm 1968 có  điều khoản yêu cầu người bán súng thông báo cho Cục Rượu, Thuốc lá và Vũ khí (ATF) về việc mua nhiều súng ngắn trong một thời gian ngắn (ví dụ: 33 trong 12 tháng). Ở bốn tiểu bang có biên giới Mexico, việc mua nhiều súng dài sẽ phải thông báo cho ATF, nhưng ngoài California, Arizo-na, New Mexico và Texas, những nơi khác không có quy trình thông báo này.
“David Chipman, cựu nhân viên của ATF, hiện đang làm cố vấn chính sách cấp cao cho tổ chức “Người Mỹ Tìm kiếm Giải pháp Hữu trach”, cho biết sự khác biệt đó là do văn hoá súng dài khi luật này được thông qua vào năm 1986. Lúc đó súng dài chủ yếu được sử dụng bởi người ưa săn bắn, trong khi việc mua súng ngắn thường là một dấu hiệu của nạn buôn lậu vũ khí. Chipman nói: “Đó là một cách tuyệt vời để theo dõi nạn buôn bán súng cầm tay, nhưng đã tạo ra khoảng trống nguy hiểm trong luật pháp ... Đây là một điều mà luật súng của chúng ta không theo kịp tiến bộ công nghệ “.
Ngày nay, pháp luật hiện hành đã bất lực, đến mức một người như Paddock có thể mua hàng chục súng tấn công của quân đội trong một khoảng thời gian ngắn mà không bị phát hiện. Chipman nói: “Nếu tôi là kẻ khủng bố ... tôi vào một cửa hàng mua AK-47, không ai phát hiện và hậu quả đương nhiên sẽ là chết chóc khủng khiếp.”
Mặc dù những vụ mua bán đó bị kiểm soát ở bốn tiểu bang biên giới, điều đó cũng khó kéo dài khi những người Cộng Hòa trong Quốc Hội tìm cách tháo gỡ chuyện kiềm soát này. Quy tắc báo cáo có hiệu lực từ năm 2011, và trong tám tháng tiếp theo, ATF đã khởi xướng hơn 120 cuộc điều tra và đề nghị buộc tội hơn 100 bị cáo vì buôn lậu vũ khí. Tuy nhiên, một điều khoản phụ đính của luật đã được Uỷ ban Duyệt chi thông qua vào tháng 7 vừa qua sẽ cấm ATF sử dụng bất kỳ khoản tiền nào để thực thi luật yêu cầu các bang biên giới phải báo cáo việc bán nhiều súng dài. “Không có quỹ nào trong Đạo luật này có thể được sử dụng để yêu cầu một người [được ATF cho phép bán vũ khí] ..phải báo cáo tin tức cho Bộ Tư pháp liên quan đến việc bán nhiều súng ngắn hoặc súng dài cho cùng một người mua”. Ông Chipman càm thấy bất an vỉ đề nghị này.”Tại sao chúng ta không đòi hỏi người mua phải kê hết tất cả súng các loại muốn mua. Đây là vũ khí chiến tranh mà!”
Chúng ta nay đã thấy, luật pháp ngày bất lực, lỗi thời trong khi con người càng nguy hiểm hơn, và đe dọa khủng bố từ bên trong bên ngoài đều gia tăng trầm trọng.
Thi Phương
 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top