• Thế Sự Thăng Trầm, Hoàng Ngọc Nguyên: LÀM SAO NHÌN THẤU TƯƠNG LAI?

• Thế Sự Thăng Trầm, Hoàng Ngọc Nguyên

LÀM SAO NHÌN THẤU TƯƠNG LAI?



Chúng ta nay phải sống bằng cái đầu của ông

Nhân loại thời nay chưa hề biết đến một thời nào trong quá khứ họ đã sống khủng khiếp hơn, kinh hoàng hơn. Thế chiến thứ nhất có lẽ quá xa xôi, chẳng còn bao nhiêu người từng biết đến hay còn nhớ. Ngay cả nạn dịch “cúm Tây Ban Nha” năm 1918 giết chết hàng chục triệu người vẫn xa lắc xa lơ trong ký ức của có lẽ chỉ mấy trăm người thời nay đã sống trong thời đó. Từ lâu, người ta cũng không còn sợ Đệ nhị Thế chiến. Những người Việt lưu vong như chúng ta đã sống qua nhiều kinh nghiệm thảm họa, nhưng nhớ lại, chúng ta hẳn thấy tất cả những biến cố này rồi cũng qua đi, từ Tết Mậu Thân 1968, Mùa hè đỏ lửa 1972, Saigon thất thủ năm 1975... Và những năm dài trong các trại ở Trảng Lớn, Xuân Lộc, Hóc Môn...Nhưng nay với cúm đường phổi coronavirus (hay COVID-19), mấy ai thực sự biết vi khuẩn này chính là kẻ  sát nhân hay chỉ là phương tiện phô trương quyền năng vô biên của đấng tạo hóa trước con người kiêu căng tưởng như là vô song nhưng thực sự bất lực, tuyệt vọng. Làm sao đây để phòng ngừa,chống đỡ, chữa trị... Chúa hay Phật cũng bó tay? Rốt cuộc là tang tóc nhuộm tràn cả thế giới. Cuộc sống xã hội, kinh tế, cá nhân ... tê liệt đến mức bao thành phố hiện đại trông nguy nga, tráng lệ là thế cũng trở thành thành phố chết, đường xá vắng tanh, mọi người cố thủ trong nhà, và người ta không còn dám nhìn mặt nhau, ngay cả cha mẹ, con cái... Người người nằm xuống, lạnh lùng, đơn chiếc trong phòng cấp cứu, trong nhà xác, chết không có đất chôn...

    Người ta từng tưởng rằng đại dịch này đương nhiên sẽ làm cho con người đến gần nhau. Không còn “khoảng cách thế hệ” nữa, vì già thì cần trẻ chăm sóc và làm dịu nỗi cô quạnh, trẻ thì thương già gần đất xa trời, không còn là một gánh nặng xã hội. Thế nhưng mọi khuyến cáo, chỉ dẫn của giới hữu trách là đừng “Ngồi gần ngồi gần nhau”. Social distancing là “name of the game”. Cách ly với xã hội. Con cái thương cha mẹ thì nhớ thăm hỏi, điện thoại thưòng xuyên trong ngày và bào con gọi điên nói “Hello” với ông bà. Cha mẹ muốn bảo vệ cho mình và cho con cháu thì cũng khóa cửa lại, đừng để chúng đến gần, miệng thì nói “Khi nào hết cúm thì gặp lại” mà trong lòng thì buồn bã “Biết đến bao giờ”. Và không chỉ sống riêng rẽ, trẻ và già còn suy nghĩ, lo lắng riêng rẽ. Người già, người trẻ, mỗi người nhìn vể một hướng. Người già đang phải nhận chân một sự thật: tuổi già quá mong manh vì coronavirus, chẳng biết còn giữ được bao lâu nữa. Và ác mộng hàng giờ hàng phút là ra đi chẳng có ai bên cạnh hay chung quanh. Trong khi đó, người trẻ “thực tế” hơn, nhìn tương lai cũng không xa với những lo ngại về công ăn việc làm và cuộc sống. Đại dịch kéo dài thì kinh tế đóng cửa cũng sẽ dài dài. Mất việc làm, mất thu nhập nhưng cuộc sống thường nhật bắt buộc người ta phải chi tiêu tối thiểu... Bao nhiêu của cải dành giụm bấy lâu nay có đủ không? Tưởng như đang sống lại những ngày sau “Giải Phóng” khi giặc vào!

    Bởi vậy, một trong những câu hỏi then chốt đang làm cho cả chính quyền và phần lớn người dân lo lắng, bồn chồn là khi nào kinh tế có thể mở cửa trở lại, mở cửa đến mức độ nào... Đương nhiên, cần phải có tiến bộ khả quan, chắc chắn, an toàn trong cuộc chiến đấu chống coronavirus thì câu trả lời cho câu hỏi trên mới thỏa đáng. Ngược lại nếu khinh xuất, thì đúng là sẽ mất cả chì lẫn chài. Dịch cúm sẽ bộc phát mạnh vì kinh tế mở cửa, và vì thế sẽ đóng cửa kinh tế càng chặt hơn nữa khiến cho người dân càng thêm sống dở, chết dở.

Ngày 10-4, trong họp báo hàng ngày về coronavirus, ông Trump lại thố lộ chuyện đang tính “mở cửa nước Mỹ” trở lại vào đầu tháng năm. Ông nói đó là một trong những quyết định lớn của đời ông, và ông chỉ vào cái đầu của mình để cho người ta tin ông biết dùng nó. “Tôi sẽ phải quyết định, và tôi chi hy vọng đối với Thượng Đế đó là quyết định đúng. Nhưng tôi phải nói, không có gì mơ hồ, đó là quyết định lớn nhất mà tôi từng phải có”. Ông cho biết đã thành lập một ủy ban để nghiên cứu chuyện mở cửa kinh tế, ông gọi là “Open Our Country Council”. Ông Trump ngay từ đầu vẫn rắp tâm mở cửa lại kinh tế cho bằng được. Ông từng nói: Phương thuốc tệ hơn con bệnh. A cure that’s worse than the disease. Cũng trong ngày, người ta cho biết mô hình phỏng định sự lây lan của coronavirus xác định ngày hôm đó là đỉnh cao của đại dịch này (số người chết trong ngày lên cao nhất: 1.984 ngày 10-4, và sau đó sẽ đi xuống). Đó là điều đáng mừng nếu thành sự thật và do đó cần theo dõi, kiểm chứng.

Chuyện kinh tế Mỹ suy thoái ngày càng trầm trọng, nhanh chóng là chuyện đương nhiên, cho dù ông Trump cứ phủ nhận. Ông đã nói chuyện khó tin là ông sẽ nhanh chóng tiêu diệt đại dịch này và kinh tế sẽ bộc phát mạnh mẽ hơn trước nữa! Giới y tế đã cảnh cáo: Đừng mơ tưởng chuyện không có. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã lên tiếng: Hủy bỏ sớm những biện pháp giới hạn (easing restrictions) sẽ có thể làm cho đại dịch tái phát mạnh.

Trước đây khi ông Trump trở giọng, bắt đầu nhìn nhận đại dịch coronavirus ở Mỹ, Nhà Trắng từng đưa ra con số kinh hoàng, nói có thể đến 240.000 người phải chết vì COVID-19. Trưóc đó nữa, giới nghiên cứu cũng có một mô hình đại dịch lan rộng với con số 1-2 triệu người chết nếu chính phủ không hành động đúng mức. Người ta nói ông đưa ra một con số hơn 200.000 mơ hồ để cho người dân bi quan, mất tinh thần và để cho ông áp dụng biện pháp mạnh có tính cách ly (không tụ tập quá mười người...).  Giới chuyên môn sau này đính chính, đưa ra con số thấp hơn thì ông có thể tự tuyên dương thành tích cứu nhân độ thế của mình.

Quả thật đến ngày 9-4, bác sĩ Anthony Fauci, người đứng đầu ngành bệnh dị ứng và gây nhiễm ở Mỹ (National Institute of Allergies and Infectious Diseases),  đưa ra con số 60.000, vì người dân Mỹ đã biết sợ và tự cách ly xã hội. Để đáp lại dư luận chỉ trích ông không hành động kịp thời và đúng mức cho nên nạn dịch này phát tác mạnh ở Mỹ, ông Trump nói đúng là nhờ ông mà hàng chục ngàn sinh mệnh đã được cứu thoát. Nhưng vấn đề là đến chiều ngày 11-4, tổng số người đã chết là 20.400 với hơn 525,000 trường hợp dương tính. Để đạt đến con số 60.000, có lẽ số trường hợp dương tính phải lên gấp ba, gấp bốn lần con số hiện nay, thời gian này có lẽ cũng phải mất 3-4 tháng (?).

Hơn nữa, để cho đại dịch coronavirus được kềm chế ở mức này, giới chuyên gia y tế đã cảnh cáo phải chặt chẽ trong kỷ luật cách ly xã hội và hết sức cẩn trọng trong việc “mở lại đất nước”, hồi phục hoạt động kinh tế trong xã hội. Ông Trump đương nhiên sốt ruột vì chỉ còn sáu tháng nữa là bầu cử, kinh tế phải cấp kỳ hoạt động trở lại. Đó chính là cái bất trắc, thử thách lớn nhất, liều lĩnh nhất mà người Mỹ phải gánh chịu khi đối với ông Trump không có mục tiêu nào lớn hơn là tái đắc cử. Hơn nữa, trong quần chúng đảng Cộng Hòa và một số thống đốc ở những tiểu bang Cộng Hòa cũng muốn chính phủ mở cửa trở lại, ít nhất là một phần. Không ít người nói “Đừng bi kịch hóa đại dịch coronavirus này”.

Vấn đề là phải nhìn khả năng hồi phục kinh tế như thế nào.

Thông tấn CNN ngày 10-4 đưa ra tổng kết nhận định của 45 nhà kinh tế Mỹ, Hoa Kỳ đã ở trong tình trạng suy thoái và sẽ như thế trong cả nửa năm đầu”. Suy thoái theo định nghĩa là mức Tổng sản lượng Quốc gia (GDP) đi xuống liền trong hai quí. Họ tiên đoán một nạn suy thoái ngắn nhưng nghiêm trọng vì đại dịch coronavirus sẽ giới hạn nhiều hoạt động kinh tế, theo thăm dò của Hiệp hội Quốc gia Kinh tế học Kinh doanh. Trong quí đầu, kinh tế giảm 2.4%, và quí hai, giảm đến 26.5%. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ lên đến 12% vào giữa năm (trước đại dịch coronavirus, chỉ có 3.8% - thấp mức kỷ lục), và nước Mỹ có thể mất đến 4.58 triệu công việc trong quí hai. Sự tổn thất công ăn việc làm này sẽ làm cho chi tiêu của người dân sụt giảm, nền kinh tế mất động lực. Con số quen thuộc cần nhớ là chi tiêu của người tiêu thụ chiếm đến 70% Tổng sản lượng Quốc gia. Tuy nhiên, giới kinh tế cũng lạc quan cho rằng kinh tế sẽ hồi phục trong nửa sau của năm, tăng trưởng ở mức 6% vào cuối năm.

Trong thời buổi coronavirus, suy thoái là chuyện đương nhiên. Chẳng cần phải là nhà kinh tế hay “giáo sư” cây nhà lá vườn, ai cũng có thể thấy kinh tế Mỹ đang rất khó khăn vì sự phá hoại, khủng bố của kẻ thù vi khuẩn (VK thời nay cũng như VC thời trước). Nhiều hoạt động kinh tế phải bị đình chỉ, đương nhiên hàng triệu người phải bị thất nghiệp, và tổng sản lượng phải tụt giảm mạnh. Con số xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần lễ đầu của tháng tư là 3.3 triệu, qua tuần thứ nhì là 6.6 triệu. Tính ra con số thất nghiệp hiện đang lên đến 16 triệu. Ước tính trong tháng tư này phải đến 20 triệu! Người ta ước tính tồng sản lượng Mỹ có thê giảm đến 20% trong năm tới.

Con số thực sự người Mỹ bị dương tính là bao nhiêu ngoài con số chính thức hơn nửa triệu (tinh đến chiều 11-4) vì một trong những vấn đề nghiêm trọng, thiếu sót của chính phủ là thiếu phương tiện thử nghiệm (testting kits), số người thực sự được thử nghiệm quá thấp so với dân số (chưa đến 1%). Bởi thế cho nên con số 60.000 cao điểm do bác sĩ Fauci đưa ra cũng rất  cần thời gian trả lời. Con số có “đáng tin” hay không? Và đến bao lâu thì đạt được con số đó (nay vào khoảng trên 20.000). Khi đó thì tổng số trường hợp dương tính được phát hiện thêm là bao nhiêu. Với mức tử vong hiện nay xấp xỉ 2.000 người/ngày, phải chăng 20-22 ngày nữa,  bước qua những ngày đầu của tháng năm, chúng ta có thể tin được cao điểm đã qua đi và chúng ta có thể mong đợi những con số đi xuống đáng mừng.

Hãy xem trên thế giới hiện nay, đâu đâu cũng coronavirus, đâu đâu cũng phải social distancing, đâu đâu cũng chịu suy thoái. Đâu đâu chính phủ cũng phải tung tiền ra cứu trợ dân lao động... Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế, bà Kristalina Georgieva, đã nói kinh tế toàn cầu năm nay sẽ đi xuống mạnh, suy thoái này la khung hoảng kinh tế tệ hại nhất kể từ Đại Khủng Hoảng (Great Depression) những năm 30 thế kỷ trước. Bà cũng nói may ra năm 2021 sẽ có phục hồi phần nào (partial recovery). Vì nhiều hoạt động phải bị đình chỉ để ngăn ngừa cúm lây lan, nhiều công ty phải ngưng hoạt động và cho công nhân nghỉ việc. Ước tính của Liên Hiệp Quốc là sẽ có đến 81% của lực lượng lao động 3.3 tỷ người chịu thất nghiệp toàn phần hay bán phần vì sự bùng nổ của đại dịch này. Những thị trường đang lên và những nước đang phát triển sẽ thấm đòn nặng nhất – theo ước tính của bà Georgieva có đến 170 nước sụt giảm trong lợi tức trên đầu người. Tổ chức Oxfam cũng ước tính sẽ có đến 700 triệu người rơi vào kiếp nghèo, và tổng kết sẽ có đến một nửa tổng dân số 7.8 tỷ của thế giới sẽ chung hoàn cảnh cộng nghiệp khốn khổ này. Khối Liên Âu đã quyết định chi ra 500 tỷ tiền Liên Âu trợ giúp kinh tế cho những nước trong khối chịu thiệt hại kinh tế nặng nhất.   

Quỹ Dự trữ Liên bang cho biết sẽ chi thêm 2.3 tỷ cho doanh nghiệp nhỏ và người tiêu thụ vay bởi vì những hạn chế kinh doanh để ngăn chống coronavirus đã buộc nhiều doanh nghiệp đóng cửa và khiến cho đến 95% người Mỹ phải thúc thủ không làm được gì. Gói cho vay mới này tiếp theo hàng loạt chương trình cho vay của ngân hàng trung ương, cùng với những khoản chi hơn 2.000 tỷ đô la của chính phủ “khích động” (stimulus check) người dân cùng trợ cấp thất nghiệp cho hàng triệu người.

Nay thì chính phủ và người dân đều điên như nhau. Đó là điều nhiều nhà phân tâm học đã báo động. Chẳng ai biết phải nghĩ điều gì trước: nạn đai dịch giết người hay cuộc sống gia đình trước mắt bế tắc. Không có điều gì dễ dàng để nghĩ thoải mái. Mở cửa hoạt động là điều khá liều lĩnh, phiêu lưu, táo bạo, mạo hiểm, cho nên phải cân nhắc mở cái gì, mở ở đâu, mở đến mức độ nào. Đóng cửa dài dài là an toàn nhất, và chính thăm dò trong quần chúng cũng cho thấy người ta lo sợ. Tổng thống Trump hẹn đến 1-5 mới ra tay hành động, và xem chừng trong tháng tư này ông nhất quyết thúc đẩy mở, nhưng thực tế với những con số kinh hoàng hàng ngày từ New York, New Jersey, Michigan, Massachusetts, California... chưa chắc cho phép ông “Me First”, và “Mọi người vì mình”.

Và nay thì giới kinh tế gia muốn nhắc lại câu chuyện về khả năng lãnh đao tài chánh quốc gia hơn người của ông khi ông đã từng phóng tay giảm bất kể và không cần thiết thuế trong mấy năm qua cho giới nhà giàu, doanh nghiệp lớn, khiến nay ngân sách nhà nước cãn kiệt, lạm chi thâm thủng chưa từng có trong lịch sử, như ông thường hay khoe khoang thành tich, vì giảm thu trong cả mấy năm dưới thời ông Trump bất kể những thiếu hụt mà giới lập pháp Cộng Hòa nhắm mắt cho qua.

Đúng là chúng ta đang sống trong một thời chưa từng có, We know nothing about the future, until it comes.

 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top