• Thế Sự Thăng Trầm, Hoàng Ngọc Nguyên: CỬ TRI DA ĐEN ĐANG LÀM LỊCH SỬ

 • Thế Sự Thăng Trầm, Hoàng Ngọc Nguyên

CỬ TRI DA ĐEN ĐANG LÀM LỊCH SỬ


Cựu Phó TT  Hoa Kỳ Joe Biden (Trái) TNS Bernis Sandres (phải)
Chúng ta có thể chắc một điều: Tình hình vào đầu tháng ba khác hẳn những gì chúng ta đang chứng kiến, ghi nhận hiện nay vào giữa tháng ba.
     Vào đầu tháng ba, chúng ta mấy ai nghĩ rằng coronavirus là một tử thần có thật, thế mà nay thì COVID-10 đang hoành hành trên toàn cầu; những nước văn minh, tiến bộ nhất, có hệ thống y tế đại chúng hoàn hảo từ bao đời, xem chừng cũng bất lực. Tính đến nay, ngày 11-3, đã có gần 125,000 trường hợp khắp thế giới, với hơn 4.500 người thiệt mạng, tử suất là 3.6%. Tổ chức Y tế Thế giới WHO ngày 11-3 đã thông báo coronavirus là một đại dịch toàn cầu (pandemic). Ngày 14-3, trên toàn nước Mỹ, 49 tiều bang cùng thủ đô đạ bị nhiễm, số người nhuốm bệnh 2.655, số người thiệt mạng 2.655, Washington 40 người, Cali 5, Florida 2 và New York 2. Tổng thống Trump đang bị phê phán nghiêm khác là hành động vửa trễ nãi vừa không thòa đáng.  Hôm thứ bảy 14-3, người ta buộc ông phải đi thử nghiệm - kết quả chưa được biết.
     Củng mấy ai ngờ suy thoái hiện nay là một nguy cơ có thực, cho dù những con số tháng hai vẫn còn tích cực: tỷ lệ thất nghiệp chỉ vào khoảng 3.5-3.6 trong sáu tháng qua, số người không có công ăn việc làm vào khoảng 5.8 triệu. Vì cái nạn dịch corona này, có những thực tế đương nhiên: người ta không còn có thể đi làm đông đủ, và cũng không dám đi ra ngoài mua sắm gì nhiều, tức số cầu hàng hóa sẽ giảm mạnh, và giao thương giữa các nước hẳn phải đinh trệ lại. Kinh tế thế giới có lẽ chưa từng biết một cuộc khủng hoảng đến mức như thế!  Câu hỏi đặt ra không chỉ là suy thoái ở mức nào, mà người ta rồi phải sống sao đây.
     Cũng vào đầu tháng ba, đảng Dân Chủ Mỷ đang đứng trước hai ngày Super Tuesday I (3-3) và II (10-3) – hai kỳ bầu cử sơ bộ lớn, kỳ I đến 14 tiểu bang, kỳ II sáu tiểu bang. Người quan sát chẳng biết được hai ngày Siêu Thứ Ba này kết quả sẽ diễn tiến thế nào. Trong hai tuần cuối tháng hai, những nhà bình luận của Washington Post, New York Times, CNN, USA Today... đều phải lên tiếng báo động: The Democrats are in trouble! Why Democrats are bound for disaster! đàng Dân Chủ đang tự sát! Nói chung, Người ta cho rằng những ứng cử viên Dân Chủ đã quên kẻ thù chung là Donald Trump, quên lợi ích quốc gia sống còn là phải dựng lên một tổng thống mới, cho nên cứ điên rồ đạp lên nhau, dẫm lên nhau mà chết. Đương nhiên, chỉ có một người vỗ tay. Giới quan sát lo ngại không chỉ ở số ứng cử viên Dân Chủ đông đúc, chen chúc vẫn còn trên đường chạy, mà còn ở sự phân hóa trong hàng ngũ cử tri Dân Chủ. Những cuộc tranh luận trên các đài đúng là chỉ để “vạch áo cho người xem lưng” – nhiều ứng cử viên bị người cùng đảng đánh tan tác. Nguy hiểm hơn là sự chia bè lập nhóm trong cử tri. Những cái hại trông thấy: không có ứng cử viên mạnh vì sự chia phiếu, đồng thời nhiều cử tri sẽ bỏ đảng theo cách không đi bầu  nữa một khi ứng cử viên “ruột” của mình rớt đài, và những cử tri “độc lập” sẽ càng nằm nhà.
     Gần giữa tháng ba, bức tranh chính trị của Mỹ bỗng nhiên giũ bỏ những màu sắc ảm đạm, tăm tối nói trên, cho người ta thấy những hy vọng có thực đang trỗi dậy.
Tất cả bắt đầu từ cuộc bầu sơ bộ ngày 29-2 tại tiểu bang South Carolina. Đây là một tiểu bang đặc biệt, đến hơn một nửa số cử tri là người da đen (Bạn đọc hẳn còn nhớ đến vụ một tên   da trắng 24 tuổi xách súng vào một nhà thờ của người da đen tại Charleston, thủ phù của South Carolina, bắn chết 9 người). Muốn chiến thắng ở nơi này cần sự ủng hộ của người da đen tại đây, và nếu thắng được ở đây có thể tin tưởng rằng cử tri người da đen trên cả nước sẽ bỏ phiếu cho mình.  Vấn đề tất cả ứng cử viên đều da trắng, người da đen ùng hộ ai đây?
Người chiến thắng ở South Carolina là ông Joe Biden, một chiến thắng đã làm thay đổi cuộc diện vòng tranh cử sơ bộ của người Dân Chủ. Trước South Carolina, ông Biden núng thế thấy rõ trước bao nhiêu ứng cử viên đối thủ. Ông thua Bernie Sanders, người Dân Chủ cao niên nhất trong cuộc tranh cử này chủ trương Medicare for All “xã hội chủ nghĩa”; ông thua Pete Buttigieg, ứng cử viên trẻ nhất; ông bị đe dọa nghiêm trọng bởi các bà Amy Klobuchar (Dân Chủ ôn hòa), Elizabeth Warren (cấp tiến)... South Carolina là “tiền đồn” một mất một còn của Biden. Mất South Carolina, ông sẽ mất hết vì người ta không còn tin tưởng ở sức thu hút của ông đối với cử tri Dân Chủ nữa. Trước vòng sơ bộ South Carolina, tương lai của Biden vẫn rất mù mờ, đến mức giới làm báo hỏi ông nếu thua ở đây ông có rút lui chăng, thì ông Biden đã ậm ừ, không trả lời được.
 Cho nên người anh hùng trong mắt đảng Dân Chủ hiện nay là dân biểu da đen Jim Clyburn, thuộc tiểu bang South Carolina. Ông năm nay vừa đúng 80, vào Hạ Viện từ năm 1993 và đã trải qua 14 nhiệm kỳ liên tục. Uy tín của ông rõ ràng nơi chức vụ hiện nay của ông, trưởng khối đa số (majority whip) tại Hạ Viện. Đương nhiên, ông là một lãnh tụ có uy tín với người da đen tại Mỹ - không chỉ ở South Carolina mà thôi. Và đối với cử tri da đen tại South Carolina, đương nhiên ông nói gì thì người ta vui vẻ tin theo. Ông đã can thiệp kịp thời vào cuộc vận động tranh cử sơ bộ. Ngày 26-2, ông lên diễn đàn tranh cử ở South Carolina, chính thức ùng hộ  Biden.
Với cử tọa có hàng ngàn người da đen ở dưới, Hai ông Biden và Clyburn đứng bên nhau, và ông Clyburn đã nói rõ mục tiêu hàng đầu chớ quên của người Dân Chủ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 là đánh bại Donald Trump để tăng sức mạnh thể chế dân chủ và tái thiết nước Mỹ. Cho nên, cử tri Dân Chủ nên nhớ rằng họ đi bầu không phải để ủng hộ người của mình mà đi bầu là lựa chọn ứng cử viên nào có khả năng đánh bại ông Trump nhiều nhất. Tức ứng cử viên nào có khả năng thu hút phiếu nhất không chỉ của người Dân Chủ mà cả người độc lập và những người Cộng Hòa “bên lề”. Ông Biden có thể không có “thành tích” sáng chói đối với quần chúng da đen trong hơn 40 năm qua. Nhưng ông cũng là một người ủng hộ phong trào tranh đấu cho dân quyền (civil rights). Nếu so với những ứng cử viên khác như hai bà thượng nghị sĩ hay thị trưởng trẻ tuổi Buttigieg hay ông tỷ phú New York hay ông ứng cử viên “xã hội chủ nghĩa dân chủ”, thì ông Biden trội hơn hẳn về mặt này. Cho nên không cần cựu Tổng thống da đen Barack Obama ra mặt ủng hộ, Biden cũng được cử tri da đen nô nức đi bầu, bỏ phiếu cho ông.
Nhưng vấn đề mà người da đen ủng hộ ông Biden cần được hiểu theo hướng “cấp tiến” hơn: người da đen hiểu rõ họ phải đánh bại ông Trump và do dó họ phải lựa chọn một ứng cử viên thích hợp nhất cho mục tiêu đó, một ứng cử viên mà khả năng tạo ra sự thỏa hiệp của cử tri lớn hơn sự chống đối của họ. Buttigeg chẳng hạn, ai bỏ phiếu cho ông chúng ta hẳn cũng biết, nhưng ai nhất định không bỏ phiếu cho ông, chúng ta cũng biết. Vấn đề là ai cũng biết không có cơ may nào Buttigieg đắc cử, bởi vì ông chưa nắm được tất cả phiếu của Dân Chủ, làm sao mà nhìn đến phiếu của người độc lập hay Cộng Hòa. Rồi cũng tệ hại giống như Geoge MacGovern năm 1972 mà thôi!
Tương tự, Bà Klobuchar có thê có phiếu của cử tri ôn hòa và phái nữ, nhưng cử tri không tin ở một nữ ứng cử viên hay cử tri da đen hẳn không ủng hộ bà. Bà Warren cũng thế. Vả lại, là người cũng có khảo hướng “chủ nghĩa xã hội”, chắc chắn người Mỹ không ưa ông Sanders càng không bỏ phiếu cho bà... Bởi thế mà ông Biden, với quan điểm ôn hòa, đương nhiên không là sự lựa chọn của những người theo ông Sanders hay bà Warren, nhưng là giài đáp thỏa hiệp đối với cử tri Dân Chủ mà còn cả cử tri độc lập và cử tri Cộng Hòa có chủ trương “Never Trump”.
Kết quả sơ bộ South Carolina: ông Biden thắng với 48% phiếu cử tri, ông Sanders 20%. Thắng lợi này không chỉ đối với cử tri mà còn với những ứng cử viên đối nghịch với ông. Chính sự ủng hộ nồng nhiệt, hầu như 100%,  của cử tri da đen ở tiểu bang này đã mở mắt cho nhiều người trong đám ứng cử viên này. Chẳng những họ hiểu ra rằng cuộc chơi đã hết, mình không thể có cơ hội đi xa hơn, mà còn hiểu rằng chỉ có ông Biden mới có khả năng tạo chiến thắng cho đảng Dân Chủ. Trong ba ngày 29-2, 1-3 và 2-3, các ứng cử viên Tom Steyer, Buttigieg và Klobuchar thông báo quyết định rút lui. Chiều ngày 2-3, tức ngày trước sơ bộ Super Tuesday I, ba ứng cử viên này cùng với dân biểu Keto O’Rourke của Texas công bố quyết định ủng hộ ông Biden.
Bỗng nhiên tất cả thay đổi đẹp như giấc mơ đối với ông Biden. Tại Super Tuesday I ngày 3-3, ông thắng được ở 10 tiểu bang (Alabama, Arkansas, Maine, Masachusertts, Minnesota, North Carolina, Oklahoma, Tennessee, Texas và Virginia – chính tiểu bang của bà Warren. Ông Sanders thắng ở California, Colorado, Utah và Vermont (quê nhà).
Đến ngày 4-3, ông Bloombetrg rút lui và tuyên bố ủng hộ ông Biden. Ngày 5-3, bà Warren cũng loan báo quyết định ngưng tranh cử - nhưng đã im lặng trước câu hỏi nay bà ủng  hộ ai. Đó chính là một sự thiếu bản lĩnh của bà. Trong khi đó, ngày 6-3, ông John Delaney tuyên bố ủng hộ ông Biden. Ngày 8-3, bà Thượng nghị sĩ Kamala Harris (da đen) của California, từng đụng dộ với ông Biden hồi đầu mùa tranh cử, cũng chính thức thúc giục cử tri California ủng hộ ông Biden. Và ngày 9-3, ông Thượng nghị sĩ da đen Cory Booker cũng ùng hộ ông Biden. Chưa bao giờ quần chúng da đen từ trên xuống dưới có một sự đồng tình ngoạn mục như thế.
Ngày thứ ba 10-3 là Super Tuesday II. Ông Biden đang trên đà chiến thắng, giành được năm tiểu bang từng được xem là của Sanders: Idaho, Michigan, Mississippi, Missouri và Washington. Sanders thắng ở North Dakota.
Đối với giới quan sát, cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân Chủ chẳng phải chờ đến cuối tháng sáu mà nay đã sớm ngã ngũ từ giữa thang ba. Năm 2016, ông Sanders mãi đến phút chót mới chịu thua bà Clinton, và điều này khiến cho bà đến nay vẫn căm hận. Sự thực là trong vòng sơ bộ năm 2016, bà Clinton không đủ sức thuyết phục với cử tri Dân Chủ (trong đó, có nhiều người có khuynh hướng “Never Hillary” – đó là lý do khiến bà thua Donald Trump ở một số nơi mà lẽ ra bà phải thắng). Bà cũng không được sự ủng hộ của các ứng cử viên Dân Chủ khác. Đó là những bài học mà bà Clinton vẫn chưa thấm – cho đến nay.
Ông Sanders có rút lui ngay bây giờ hay để cuối cùng mới chịu đầu hàng. Đó là vấn đề nhận thức và tư cách của ông. Ông cần hiểu rằng khối cử tri trẻ mà ông vẫn tự hào không đủ cho ông thắng Biden trong đảng Dân Chủ và càng không đủ cho ông thắng trong một bầu cử có cả khối cử tri Cộng Hòa bảo thủ. Ông cũng cần thể hiện tư cách của một người có tư cách – nhất là người đã gần 80 như ông.
Ông Biden đã được sự ủng hộ của các ứng cử viên Dân Chủ, từ đó được sự ủng hộ cũa cử tri cũa những ứng cử viên này. Nhưng trước hết, chính khối cử tri da đen South Carolina đã mở đường cho sự đoàn kết này, và do đó lại nổi lên hình ảnh của ông Clyburn – nay đã 80.
Ông Biden có thể chọn một nữ ứng cử viên phó tổng thống da đen để tăng cường sự đoàn kết trong đảng. Nhưng người ta đang hỏi ông Biden 78 tuổi có thể làm được gì cho nước Mỹ trong bốn năm tới. Câu trả lời có thể là ông phải tìm cách tạo sự đoàn kết lưỡng đảng– nếu ông thăng được ông Trump trong năm nay. Đó là thử thách lớn nhất mà ông phải suy nghĩ ráo riết khi chứng kiến sự tan nát của chính trị quốc gia trong bốn năm qua.


 
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top